Tương tác trong giờ học Tiếng Anh không chuyên tại trường đại học Sài Gòn

Yêu cầu đổi mới toàn diện việc dạy và học

ngoại ngữ ở các cấp học, đặc biệt ở bậc Đại

học nhằm tiến tới mục tiêu sinh viên tốt nghiệp

có khả năng sử dụng ngoại ngữ độc lập, tự tin

trong giao tiếp, làm việc trong môi trường hội

nhập, đa văn hóa đang ngày càng trở nên cấp

bách, nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành giáo dục cần

phải có sự thay đổi, đó là sự dịch chuyển từ

phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung

tâm sang phương pháp dạy học lấy người học

làm trung tâm. Trong số nhiều phương pháp

dạy học tích cực ra đời nhằm khai thác tính

chủ động, và tiềm năng của người học, phải kể

đến phương pháp dạy học tương tác – một

phương pháp dựa vào tác động qua lại của các

yếu tố tham gia vào quá trình dạy học để tạo

nên tính tương tác đa chiều giữa chủ thể và

khách thể của hoạt động dạy học

pdf8 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương tác trong giờ học Tiếng Anh không chuyên tại trường đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TNU Journal of Science and Technology 225(10): 31 - 38 
 Email: jst@tnu.edu.vn 31 
TƢƠNG TÁC TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN 
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
 Nguyễn Thị Huệ1, Hà Thúy Ngọc1, Nguyễn Xuân Tiến2* 
 1Đại học Sài Gòn, 2Đại học Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Sài Gòn nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động tương 
tác bằng tiếng Anh giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên trong các giờ học 
tiếng Anh không chuyên, tìm hiểu những lợi ích về học tập sinh viên có thể nhận được từ các hoạt 
động tương tác và những yếu tố ảnh hưởng đến tương tác trong giờ học tiếng Anh. Nghiên cứu 
được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát 493 sinh viên và 14 giảng viên, kết hợp quan sát hoạt 
động tương tác trong các giờ học tiếng Anh không chuyên (tiếng Anh I, II, III) trong năm học 
2019-2020. Kết quả khảo sát cho thấy việc dạy học môn tiếng Anh tại trường Đại học Sài Gòn áp 
dụng theo hướng dạy học tích cực, nhận thức khác nhau của sinh viên về lợi ích tương tác bằng 
tiếng Anh với giảng viên, với bạn học trong giờ học tiếng Anh, và những yếu tố khuyến khích hay 
hạn chế sự tham gia tương tác của sinh viên. Trên cơ sở kết quả có được, nhóm nghiên cứu đưa ra 
một số khuyến nghị liên quan đến việc dạy học tiếng Anh không chuyên hiện nay tại cơ sở đào tạo. 
Từ khóa: Tương tác; dạy học tương tác; năng lực giao tiếp; câu hỏi; đàm phán. 
Ngày nhận bài: 09/7/2020; Ngày hoàn thiện: 05/8/2020; Ngày đăng: 04/9/2020 
INTERACTION IN EFL CLASSROOM AT SAIGON UNIVERSITY 
Nguyen Thi Hue
1
, Ha Thuy Ngoc
1
, Nguyen Xuan Tien
2* 
 1Saigon University, 2Thai Nguyen University 
ABSTRACT 
The study was conducted at Saigon University to find out the current situation of interaction in 
English between lecturers and students, between students and students in non-professional English 
classes, to learn the benefits in terms of learning that students can gain from interactive activities and 
the factors that influence interaction during English lessons. The study was conducted based on 
survey data of 493 students and 14 lecturers, combining observation of interactive activities in non-
professional English classes (English I, II, III) in the academic year 2019-2020. The survey results 
show positive English teaching at Saigon University, different perceptions of students about the 
benefits of interacting in English with lecturers and their peers and factors that encourage or limit 
student interaction. Based on the results obtained, the research team makes some recommendations 
regarding the current teaching of non-professional English at the training institution. 
Keywords: Interaction; interactive teaching; communicative competence; question; negotiation. 
Received: 09/7/2020; Revised: 05/8/2020; Published: 04/9/2020 
* Corresponding author. Email: tiennx@tnu.edu.vn
Nguyễn Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 31 - 38 
 Email: jst@tnu.edu.vn 32 
1. Đặt vấn 
Yêu cầu đổi mới toàn diện việc dạy và học 
ngoại ngữ ở các cấp học, đặc biệt ở bậc Đại 
học nhằm tiến tới mục tiêu sinh viên tốt nghiệp 
có khả năng sử dụng ngoại ngữ độc lập, tự tin 
trong giao tiếp, làm việc trong môi trường hội 
nhập, đa văn hóa đang ngày càng trở nên cấp 
bách, nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. 
Để đạt được mục tiêu trên, ngành giáo dục cần 
phải có sự thay đổi, đó là sự dịch chuyển từ 
phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung 
tâm sang phương pháp dạy học lấy người học 
làm trung tâm. Trong số nhiều phương pháp 
dạy học tích cực ra đời nhằm khai thác tính 
chủ động, và tiềm năng của người học, phải kể 
đến phương pháp dạy học tương tác – một 
phương pháp dựa vào tác động qua lại của các 
yếu tố tham gia vào quá trình dạy học để tạo 
nên tính tương tác đa chiều giữa chủ thể và 
khách thể của hoạt động dạy học. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng 
tương tác trong lớp học tiếng Anh không 
chuyên tại trường Đại học Sài Gòn, vai trò 
của tương tác trong việc phát triển năng lực 
tiếng Anh của sinh viên và các yếu tố tác 
động tương tác giữa giảng viên- sinh viên, 
tương tác giữa sinh viên-sinh viên trong các 
giờ học tiếng Anh và trên cơ sở đó đề xuất 
một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng 
dạy môn học này. 
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động tương 
tác bằng lời nói giữa giảng viên - sinh viên, 
giữa sinh viên - sinh viên trong giờ học tiếng 
Anh không chuyên tại trường Đại học Sài 
Gòn. Khách thể tham gia nghiên cứu khảo sát 
gồm 14 giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy 
tiếng Anh bậc đại học (trung bình là 14,4 
năm) và 493 sinh viên không chuyên có trình 
độ tiếng Anh từ sơ cấp đến trung cấp. 
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Nhóm tập trung tìm hiểu các nghiên cứu 
thuộc lĩnh vực của đề tài, phạm vi trong nước 
và ngoài nước, tìm hiểu các khái niệm về 
năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ, tương tác 
và tương tác trong lớp học, các yếu tố tác 
động tương tác trong lớp học qua đó tổng 
hợp các lý thuyết về dạy học ngoại ngữ theo 
hướng giao tiếp, dạy học tương tác. 
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
4.2.1. Phương pháp điều tra 
Khảo sát thực tế hai bảng câu hỏi dành cho 
sinh viên, giảng viên gồm các câu hỏi đóng 
lựa chọn cho phép người trả lời chọn một 
phương án cho sẵn và câu hỏi đóng tùy chọn 
cho phép chọn nhiều phương án cho sẵn. 
Bảng khảo sát được gửi cho sinh viên, giảng 
viên thông qua đường dẫn trên Internet để thu 
thập dữ liệu. 
Bảng hỏi khảo sát sinh viên tập trung tìm hiểu 
nhận thức, thái độ của sinh viên về tương tác, 
vai trò của tương tác đối với sự phát triển kiến 
thức từ vựng, ngữ pháp, phát âm, kỹ năng 
nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh, và các 
yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến 
sự tích cực tương tác của sinh viên trong giờ 
học tiếng Anh. 
Bảng câu hỏi khảo sát giảng viên tập trung tìm 
hiểu mức độ giảng viên sử dụng tiếng Anh 
trong lớp, tổ chức, điều khiển và quản lý các 
hoạt động tương tác trong giờ dạy. 
4.2.2. Phương pháp quan sát 
Dự giờ các tiết học tiếng Anh không chuyên - 
tiếng Anh I, tiếng Anh II, tiếng Anh III trong 
học kỳ 1 năm học 2019-2020. Quan sát kiểu 
tương tác, kiểu câu hỏi, các hoạt động nhóm, 
mức độ sử dụng tiếng Anh trong tương tác 
của giảng viên và sinh viên. 
5. Tổng quan nghiên cứu 
5.1. Dạy học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận 
giao tiếp 
5.1.1. Năng lực giao tiếp 
Hymes [1] nhắc đến khái niệm năng lực giao 
tiếp là khả năng chuyển tải, hiểu được những 
thông điệp giữa các cá nhân trong những tình 
huống nhất định. Savignon [2] mô tả năng lực 
giao tiếp là khả năng của người học ngôn ngữ 
tương tác lời nói với người khác để diễn đạt 
suy nghĩ và năng lực này hoàn toàn khác với 
năng lực thực hiện các bài kiểm tra về kiến 
thức ngữ pháp. Theo Cane và Swain (1980), 
năng lực giao tiếp gồm năng lực ngôn ngữ, 
năng lực ngôn ngữ xã hội, năng lực phát 
ngôn, năng lực chiến lược [3]. 
Nguyễn Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 31 - 38 
 Email: jst@tnu.edu.vn 33 
5.1.2. Dạy học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận 
giao tiếp 
Brown, H. D. [1] đề cập đến 4 đặc điểm của 
dạy học hướng giao tiếp là người học đạt 
được khả năng thành thạo về ngôn ngữ, các 
hoạt động ngôn ngữ được thiết kế khuyến 
khích người học tham gia sử dụng ngôn ngữ 
giao tiếp một cách chính xác, phù hợp với 
hoàn cảnh, tập trung phát triển khả năng sử 
dụng ngôn ngữ lưu loát, người học tiếp nhận 
ngôn ngữ và sử dụng được ngôn ngữ trong 
những tình huống không chuẩn bị trước. 
Allwright [4] cho rằng không thể hy vọng 
người học có thể sử dụng những gì học trong 
lớp ra bên ngoài lớp học nếu họ chưa bao giờ 
có nhiều cơ hội thực hành những tình huống 
tương tự như 'cuộc sống thực'. Do vậy, việc 
cho phép người học tham gia các hoạt động 
thực hành được thiết kế mô phỏng giao tiếp 
có thật (ví dụ: từ chối lời mời đến bữa tối) là 
cách để thu hẹp khoảng cách giữa bài tập 
trong lớp học và giao tiếp thực sự. 
Richards & Rodgers [5], Meng và Wang [6] 
cho rằng ngoại ngữ vừa phải là nội dung 
giảng dạy vừa phải là phương tiện dùng để 
giảng dạy thông qua các hoạt động tương tác 
trực tiếp trong lớp học và các hoạt động ngôn 
ngữ trong lớp học phải được thiết kế hướng 
đến giao tiếp thật sự và có ý nghĩa. 
5.1.3. Thuyết ngữ nhập (Input Hypothesis) 
Stephen Krashen [5] và Jack C. Richards & 
Willy A. Renandya (2001) [6] cho rằng ngữ 
nhập (input) có vai trò quan trọng đối với quá 
trình người học thụ đắc ngôn ngữ. Theo đó, 
nếu xem khả năng ngôn ngữ hiện tại của người 
học là (i), thì độ khó và phức tạp của ngữ nhập 
chỉ nên ở mức (i+1), nghĩa là không thể quá 
khó so với với trình độ của người học và người 
học vẫn hoàn toàn có thể hiểu được nhờ vào 
nền tảng về ngôn ngữ và sự hỗ trợ từ kiến thức 
khác như hiện tượng cận ngôn, sự hiểu biết về 
hoàn cảnh, hiểu biết về thế giới. Krashen [5] 
cho rằng ngữ nhập càng nhiều thụ đắc ngôn 
ngữ càng nhiều và ngược lại ngữ nhập hạn chế 
việc thụ đắc ngôn ngữ diễn ra càng giảm. 
5.1.4. Thuyết tương tác (Interaction Hypothesis) 
Lý thuyết tương tác (Interaction Hypothesis) 
của Michael Long (1985,1996) đề cập đến 
những kỹ thuật điều chỉnh trong tương tác 
giúp cho các bên giao tiếp khắc phục được 
những khó khăn để duy trì tương tác dẫn đến 
kết quả là ngữ nhập trở nên dễ hiểu [1]. 
Meng and Wang [6] nhấn mạnh tương tác giúp 
người học tiếp cận ngữ nhập nhiều hơn bằng 
cách nghe nhiều, từ đó gia tăng vốn ngôn ngữ 
của người học. Cũng bằng cách tương tác, 
người học sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn, dám 
thử những từ ngữ mới, cấu trúc mới để giao 
tiếp được với bạn tương tác. Như vậy, ngoài 
ngữ nhập là điều kiện cần cho việc thụ đắc 
ngôn ngữ, tương tác tạo thuận lợi cho người 
học tiếp thu ngôn ngữ mới một cách tự nhiên. 
5.2. Dạy học tương tác (interactive teaching) 
Hoàng Thanh Hương [7] cho rằng “Tính ưu 
việt của phương pháp dạy học tương tác trong 
giảng dạy ngoại ngữ nằm ở chỗ: nó đã làm 
tăng tính tự chủ và độc lập của người học 
trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ và phát triển 
môi trường học ngoại ngữ một cách tự giác. 
Đồng thời phương pháp này cũng tạo cơ hội 
cho người học có thể tiếp thu và thực hành 
ngôn ngữ một cách trực tiếp.” 
5.2.1. Tương tác trong lớp học 
Tương tác là hoạt động tương hỗ đòi hỏi ít 
nhất hai đối tượng tham gia tương tác với 
nhau và có hai hoạt động cùng diễn ra một 
cách tự nhiên [8]. Tương tác không diễn ra 
một phía mà phải có sự tác động qua lại giữa 
hai đối tượng trao đổi thông tin để đạt được 
mục đích giao tiếp. Theo Wagner [9] tương 
tác chủ yếu trong lớp học ngoại ngữ là tương 
tác lời nói và đối tượng tham gia tương tác là 
giáo viên và người học. 
Tương tác giữa giáo viên và người học có thể 
diễn ra theo nhiều cách như tương tác giữa 
giáo viên với cả lớp, giữa giáo viên với từng 
cá nhân người học, hoặc giữa giáo viên với 
một nhóm người học. Giáo viên vừa là người 
tổ chức hoạt động, người điều khiển hoạt 
động, người đánh giá hoạt động, người tham 
gia tương tác vừa là người cung cấp tài 
nguyên ngôn ngữ cho người học [6]. 
Hall [10] đề cập đến kiểu tương tác IRE 
(Initialing-Response-Evaluation) giữa giáo 
viên và người học, theo đó giáo viên khởi đầu 
tương tác bằng cách đặt câu hỏi cho người 
học (Initiating), tiếp đó người học trả lời câu 
hỏi của giáo viên (Response) và sau cùng là 
Nguyễn Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 31 - 38 
 Email: jst@tnu.edu.vn 34 
giáo viên đánh giá phần trả lời của người học 
đúng hay sai (Evaluation). Kiểu tương tác 
IRE diễn ra rất thường xuyên ở nhiều cấp lớp 
học từ tiểu học cho đế cấp đại học, đặc biệt ở 
các lớp có người học trình độ thấp. 
Tuy nhiên, tương tác IRE không khuyến 
khích người học sử dụng ngôn ngữ nhiều 
[10]. Người học tương tác theo kiểu IRE ít có 
khả năng nhớ và hiểu nội dung bài so với 
những người học tham gia vào các kiểu tương 
tác phức tạp hơn. Lin [10] nghiên cứu về tương 
tác tại các lớp học tiếng Anh ở Hong Kong 
nhận thấy ngoài việc hạn chế cơ hội thực hành, 
tương tác IRE không tạo được sự thích thú của 
sinh viên đối với việc học tiếng Anh. 
Tương tác IRE có thể điều chỉnh thành kiểu 
tương tác IRF (Initializing-Response-Follow 
up). Giai đoạn thứ ba trong tương tác IRE 
được thay bằng những câu hỏi tiếp theo 
(follow-up question) để khuyến người học 
tương tác lâu hơn và gia tăng cơ hội sử dụng 
ngôn ngữ. Sullivan [10] nghiên cứu về việc 
học tiếng Anh tại Việt Nam cho biết trong các 
lớp học tiếng Anh giáo viên thường xuyên sử 
dụng những câu hỏi tiếp nối câu trả lời của 
người học và điều này khuyến khích người 
học sử dụng tiếng Anh nhiều hơn. 
Kỹ năng đặt câu hỏi của giáo viên giữ vai trò 
quan trọng trong tương tác, vừa mang lại 
không khí học tập vui vẻ vừa khuyến khích 
người học tham gia. Hai loại câu hỏi thường 
xuyên được giáo viên sử dụng trong lớp học 
là câu hỏi hiển thị (display question) và câu 
hỏi tham khảo (referential question). Theo 
Nematullah Shomoossi [11] câu hỏi hiển thị 
là dạng câu hỏi mà giáo viên biết trước câu 
trả lời và được giáo viên sử dụng để kiểm tra 
kiến thức, mức độ hiểu bài của người học. 
Tuy nhiên câu hỏi hiển thị không khuyến 
khích người học giao tiếp nhiều. Ngược lại, 
câu hỏi tham khảo là loại câu hỏi mà giáo 
viên không biết trước câu trả lời sẽ là gì, 
người trả lời lựa chọn, quyết định thông tin 
cần chia sẻ, giải thích. Các câu hỏi tham khảo 
sẽ không chỉ khơi dậy sự thích thú được chia 
sẻ mà còn giúp phát triển khả năng sử dụng 
ngôn ngữ của người học. 
Theo Long [12] tương tác người học – người 
học mang lại nhiều lợi ích học tập, đặc biệt ở 
những lớp có sĩ số đông. Lê Phạm Hoài Hương 
[13] đã nêu “Khi học viên tương tác với nhau, 
họ có thể phát triển kỹ năng, chiến lược học 
tập và giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu. 
Trong các hoạt động giải quyết vấn đề, những 
học viên ít khả năng hơn làm việc với những 
người có khả năng hơn, sự dìu dắt, chỉ dẫn 
thông qua việc sử dụng ngôn ngữ sẽ giúp 
người ít có khả năng hơn sử dụng được tiềm 
năng của mình”. Tương tác người học - người 
học diễn ra theo nhiều cách khác nhau như 
tương tác đôi hoặc tương tác nhóm lớn hơn. 
5.2.2. Vai trò của tương tác đối với việc phát 
triển năng lực giao tiếp của người học và các 
yếu tố ảnh hưởng đến tương tác trong lớp học 
Mark Payne [14] khẳng định tương tác của 
người học có vai trò rất quan trọng. Nếu muốn 
người học thụ đắc một ngôn ngữ mới họ cần 
được tiếp cận thường xuyên ngôn ngữ nhập 
phù hợp với năng lực ngôn ngữ của họ bằng 
cách nghe, đọc và đồng thời cần có nhiều cơ 
hội sử dụng ngôn ngữ đó trong lớp học, tương 
tác với giáo viên và những người khác. 
Yu [15] khẳng định đàm phán giữ vai trò 
quan trọng trong tương tác ở lớp học. Đàm 
phán được hiểu là các bên tham gia tương tác 
dùng ngôn ngữ để trao đổi, thương lượng, giải 
thích nhằm mục đích hiểu được người kia nói. 
Khi người học đàm phán nhiều thì càng có cơ 
hội sử dụng ngôn ngữ. 
Tương tác trong lớp học ngoại ngữ chịu ảnh 
hưởng của nhiều yếu tố. Smith và Berdine 
[16] đề cập tới 3 nhóm yếu tố tác ảnh hưởng 
đến sự tham gia của người học trong lớp tiếng 
Anh gồm: điều kiện học tập (kích thước lớp 
học, thời gian lớp học diễn ra, nhiệt độ phòng 
học, thời gian buổi học, kiểu hoạt động), yếu 
tố liên quan đến người dạy (tâm trạng người 
dạy, tính cách), yếu tố liên quan đến người 
học (tâm trạng lo lắng, sợ hãi). Nghiên cứu 
của Maftoon và Ziafar [17] kết luận một số 
yếu tố ảnh hưởng tương tác của sinh viên 
Nhật Bản trong lớp học tiếng Anh là nhận 
thức của sinh viên về vai trò của tiếng Anh 
trong xã hội Nhật Bản, tâm trạng lo lắng, yếu 
tố văn hóa, động cơ học tập và kiểu học của 
sinh viên. 
6. Kết quả 
Kết quả khảo sát 493 sinh viên cho thấy phần 
lớn sinh viên hưởng ứng học theo hướng 
tương tác. 5% cho biết trong lớp rất tích cực 
Nguyễn Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 31 - 38 
 Email: jst@tnu.edu.vn 35 
tương tác với giảng viên, với bạn học. Hơn 
nửa số sinh viên tham gia khảo sát cho biết 
tham gia tương tác trong giờ học ở mức khá 
tích cực, 56,7% trả lời khá thường xuyên 
tham gia tương tác với giảng viên và 61% khá 
tích cực tương tác với bạn trong giờ học tiếng 
Anh. Kết quả cho thấy sinh viên đang thích 
nghi với phương pháp dạy học tích cực hiện 
đang được áp dụng ở các lớp tiếng Anh không 
chuyên trong phạm vi trường- dạy tiếng Anh 
hướng đến sinh viên giao tiếp được bằng 
tiếng Anh. Bắt đầu từ năm học 2005-2006 
nhà trường thực hiện đổi mới việc dạy và học 
tiếng Anh không chuyên trong phạm vi toàn 
trường. Công tác sàng lọc, phân loại trình độ 
tiếng Anh của sinh viên được thực hiện thông 
qua các kỳ thi khảo sát tiếng Anh, qua đó 
những sinh viên chưa đạt mức điểm theo yêu 
cầu của nhà trường (50/100 điểm) sẽ không 
được đăng ký học phần Tiếng Anh I. Về việc 
giảng dạy, giảng viên trong tổ bộ môn tiếng 
Anh không chuyên đã tích cực thay đổi 
phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp. 
Kể từ đó, hoạt động dạy và học trong các lớp 
tiếng Anh không chuyên không chỉ tập trung 
vào cung cấp kiến thức ngữ pháp, từ vựng và 
học chủ yếu bằng cách lắng nghe, ghi chép, 
làm bài tập có sẵn trong sách; sinh viên bắt 
buộc phải tham gia các hoạt động ngôn ngữ 
hướng đến phát triển các kỹ năng sử dụng 
tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, một bộ phận không 
nhỏ vẫn chưa kịp thay đổi, thích nghi hoàn 
toàn với cách dạy học tích cực. Trên 32% 
sinh viên trả lời không tích cực tham gia 
tương tác với giảng viên, với bạn học và 
khoảng 1% sinh viên cho biết tìm cách né 
tránh tương tác với giảng viên, với bạn học 
trong giờ học tiếng Anh. 
Kết quả khảo sát cho thấy sự thay đổi tích cực 
của giảng viên trong giảng dạy môn tiếng 
Anh. Giảng viên sử dụng tiếng Anh nhiều hơn 
tiếng Việt làm phương tiện giảng dạy, trao đổi 
với sinh viên. 12/14 giảng viên được khảo sát 
cho biết sử dụng tiếng Anh trong lớp ở mức 
độ 50% - 90% và sinh viên có thái độ tích cực 
đối với việc nghe giảng bằng tiếng Anh (theo 
kết quả khảo sát sinh viên, giảng viên sử dụng 
tiếng Anh ở mức độ từ 50%-70% so với tiếng 
Việt là hợp lý vì trình độ sinh viên trong các 
lớp chủ yếu ở cấp độ đầu trung cấp (pre-
intermediate). Ngoài ra, sinh viên khẳng định 
những lợi ích học tập từ việc nghe giảng bằng 
tiếng Anh. 84,7% sinh viên cho biết giảng 
viên tương tác với sinh viên bằng tiếng Anh 
mang lại cơ hội cho sinh viên rèn luyện nghe 
và nói; 67,1% cho biết có thể tự điều chỉnh 
phát âm theo phát âm của giảng viên; 51,5% 
học thêm từ vựng mới, cấu trúc câu mới khi 
nghe giảng viên nói; 35,7% có thể phát hiện 
ra những lỗi sai về từ vựng ngữ pháp để từ đó 
tự điều chỉnh và tự sửa lỗi sai của mình và 
29,2% sinh viên trả lời mình cảm thấy thích 
thú, được khích lệ học tập môn học này khi 
giảng viên sử dụng tiếng Anh giảng bài, trao 
đổi với sinh viên. 
Ngoài ra, giảng viên đã tích cực thiết kế các 
bài dạy theo hướng tương tác, khuyến khích 
sinh viên sử dụng tiếng Anh thông qua hoạt 
động hỏi đáp giữa giảng viên với sinh viên, 
các hoạt động tương tác giữa sinh viên với 
sinh viên. Qua khảo sát sinh viên phần lớn 
(65,1%) cho rằng hoạt động khuyến khích 
sinh viên tương tác là trả lời câu hỏi của giảng 
viên, 42,1% chọn hoạt động thảo luận một 
chủ đề do giảng viên đưa ra, 32,6% chọn hoạt 
động giải quyết một vấn đề do giảng viên 
giao nhiệm vụ, 23,7% chọn hoạt động đóng 
vai tình huống, 25,7% chọn hoạt động thảo 
luận một chủ đề cho sinh viên tự chọn và 
10,3% chọn hoạt động thực hiện phỏng vấn. 
Theo đa số sinh viên được khảo sát, các hoạt 
động tương tác giữa sinh viên với sinh viên 
mang lại những lợi ích học tập. 92,3% sinh viên 
trả lời tương tác giúp sinh viên tăng khả năng 
nghe hiểu; 81,5% cho biết tương tác giúp họ 
luyện tập khả năng nói và 79,1% chọn tương

File đính kèm:

  • pdftuong_tac_trong_gio_hoc_tieng_anh_khong_chuyen_tai_truong_da.pdf
Tài liệu liên quan