Từ ngữ vay mượn gốc Anh – Mỹ trong ngành kinh tế

Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Nó được hiểu là hiện tượng

mượn những từ ngữ từ ngôn ngữ này (ngôn ngữ cho vay) sang sử dụng ở ngôn ngữ khác (ngôn ngữ

đi vay) và trở thành một trong những bộ phận của hệ thống ngôn ngữ đi vay nhờ quá trình đồng

hóa. Hiện tượng vay mượn cũng là hệ quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa thông qua sự

lan tỏa, khuếch tán của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ. Tiếng Việt của chúng ta cũng không

tách khỏi quy luật ngôn ngữ chung này. Các từ vay mượn chính là nguồn bổ sung quan trọng cho

vốn từ tiếng Việt cả về số lượng lẫn chất lượng.

Trong hệ thống từ vựng hiện nay, bộ phận từ ngữ thuộc các nhóm ngành kinh tế đang phát

triển rất mạnh. Nhiều từ ngữ mới ra đời “gia nhập” vào hệ thống theo những con đường khác nhau.

Điều này phần nào phản ánh sự phát triển toàn diện của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa

và hiện đại hóa đặc biệt là sự thay đổi và phát triển về bộ mặt kinh tế nước nhà. Những từ ngữ

thuộc các nhóm ngành kinh tế mới nổi trong giai đoạn gần đây như tài chính ngân hàng, du lịch,

giải trí. . . phần lớn là những từ ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Theo thống kê của chúng tôi

trong hơn 1000 từ ngữ ngành kinh tế thu thập được, có hơn 600 từ ngữ kinh tế vay mượn từ các

ngôn ngữ có tiếp xúc. Bên cạnh nguồn từ mượn gốc Hán, nguồn từ mượn từ các ngôn ngữ châu Âu

cũng chiếm khoảng 30 % trong tổng số các từ ngữ được sử dụng trong kinh tế. Sự vay mượn này

bắt nguồn từ quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa do tác động của sự mở cửa, hội nhập, xu thế toàn

cầu hóa mà tiếng Anh đóng vai trò là công cụ chủ yếu.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ ngữ vay mượn gốc Anh – Mỹ trong ngành kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00037
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 78-84
This paper is available online at 
TỪ NGỮ VAYMƯỢN GỐC ANH – MỸ TRONG NGÀNH KINH TẾ
Lê Thị Thùy Vinh
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Cùng với các phương thức tạo từ khác, để tạo nên những từ ngữ ngành kinh tế,
việc vay mượn từ vựng được tận dụng ở mức độ cao. Bài báo hướng tới làm rõ từ ngữ vay
mượn gốc Anh – Mỹ trong ngành kinh tế vói những xu hướng vay mượn cụ thể. Từ đó
hướng tới sự chuẩn hóa ngôn ngữ trong vay mượn ở cộng đồng người sử dụng.
Từ khóa: Từ vay mượn, xu hướng vay mượn, gốc Anh – Mỹ, ngành kinh tế.
1. Mở đầu
Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Nó được hiểu là hiện tượng
mượn những từ ngữ từ ngôn ngữ này (ngôn ngữ cho vay) sang sử dụng ở ngôn ngữ khác (ngôn ngữ
đi vay) và trở thành một trong những bộ phận của hệ thống ngôn ngữ đi vay nhờ quá trình đồng
hóa. Hiện tượng vay mượn cũng là hệ quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa thông qua sự
lan tỏa, khuếch tán của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ. Tiếng Việt của chúng ta cũng không
tách khỏi quy luật ngôn ngữ chung này. Các từ vay mượn chính là nguồn bổ sung quan trọng cho
vốn từ tiếng Việt cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong hệ thống từ vựng hiện nay, bộ phận từ ngữ thuộc các nhóm ngành kinh tế đang phát
triển rất mạnh. Nhiều từ ngữ mới ra đời “gia nhập” vào hệ thống theo những con đường khác nhau.
Điều này phần nào phản ánh sự phát triển toàn diện của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đặc biệt là sự thay đổi và phát triển về bộ mặt kinh tế nước nhà. Những từ ngữ
thuộc các nhóm ngành kinh tế mới nổi trong giai đoạn gần đây như tài chính ngân hàng, du lịch,
giải trí. . . phần lớn là những từ ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Theo thống kê của chúng tôi
trong hơn 1000 từ ngữ ngành kinh tế thu thập được, có hơn 600 từ ngữ kinh tế vay mượn từ các
ngôn ngữ có tiếp xúc. Bên cạnh nguồn từ mượn gốc Hán, nguồn từ mượn từ các ngôn ngữ châu Âu
cũng chiếm khoảng 30 % trong tổng số các từ ngữ được sử dụng trong kinh tế. Sự vay mượn này
bắt nguồn từ quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa do tác động của sự mở cửa, hội nhập, xu thế toàn
cầu hóa mà tiếng Anh đóng vai trò là công cụ chủ yếu.
Về vấn đề này, Nguyễn Văn Khang trong Từ ngoại lai tiếng Việt cũng như một loạt bài trong
“Dự án điều tra cơ bản các ngôn ngữ ở Việt Nam, nhánh điều tra tiếng Việt giai đoạn 2001 – 2004,
phần: Từ ngữ mới xuất hiện trên các báo” đã đưa ra một loạt từ ngữ về kinh tế thị trường để chứng
minh sự xuất hiện của từ tiếng Anh trong tiếng Việt đồng thời có nhận xét đáng lưu ý “vay mượn
từ các ngôn ngữ khác để làm phong phú thêm ngôn ngữ của mình là một xu hướng phát triển tất
Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 20/5/2015
Liên hệ: Lê Thị Thùy Vinh, e-mail: thuyvinh0610@gmail.com
78
Từ ngữ vay mượn gốc Anh – Mỹ trong ngành kinh tế
yếu hợp với thời đại” [5;24]. Tác giả Nguyễn Đức Tồn trong Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ tiếng
Việt phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam [4] cũng đã từng đề cập đến vấn đề này.
Bài báo tập trung phân tích hệ thống những từ ngữ vay mượn gốc Anh – Mỹ đang được sử
dụng trong lĩnh vực này thông qua việc làm rõ những xu hướng vay mượn để hướng tới việc lựa
chọn, thống nhất, chuẩn hóa hệ thống từ ngữ về kinh tế trong cộng đồng người sử dụng.
2. Nội dung nghiên cứu
Xem xét các từ ngữ vay mượn tiếng Anh ngành kinh tế trên báo chí, các phương tiện thông
tin đại chúng và thực tế cuộc sống, chúng tôi thấy sự vay mượn từ vựng diễn ra theo các xu hướng
sau đây:
2.1. Xu hướng mượn nguyên dạng của nguyên ngữ
Ở xu hướng này, người ta sử dụng nguyên cách viết chính tả của ngôn ngữ đi vay, chủ yếu là
tiếng Anh. Đây là xu hướng chung của các từ vay mượn tiếng Anh trong các lĩnh vực. Nhưng nếu
như ở các lĩnh vực khác của đời sống như giải trí, công nghệ điện tử, thời trang, ẩm thực, quan hệ
giao tiếp, tình cảm. . . đây là xu hướng chính bao gồm lượng từ ngữ lớn thì trong lĩnh vực kinh tế,
lượng từ ngữ ở xu hướng này khá ít. Có thể nói đến những từ marketing, dollar, container, pick –
up, repo (chứng khoán), online, quota, blue chip, penny, index, (số) trace, stoploss, trading (giao
dịch), intraday (giao dịch trong ngày), low, cat (đòn kéo neo (sử dụng trong hàng hải)), coupon,
banking, sale off , account , sticker , telex (tin). . . Số lượng không nhiều những từ ngữ kinh tế vay
mượn nguyên dạng tiếng Anh là bởi những từ ngữ này mang những khái niệm mới chuyên sâu về
kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng mới xuất hiện trong khoảng năm năm gần đây
cho nên chưa phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người sử dụng. Nhờ những phương tiện thông tin
đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. . . hiện nay người ta mới đang dần “thích ứng” với
những khái niệm này, có lẽ phải khoảng mươi năm nữa những thuật ngữ “gốc” mới đi sâu và tác
động trực tiếp đến giao tiếp của người Việt (tất nhiên ở chỗ này chúng tôi không xét những trường
hợp người nói, người viết cố tình sử dụng nguyên dạng từ ngữ vay mượn nhằm một mục đích nào
đó). Việc mượn nguyên dạng của nguyên ngữ xuất hiện nhiều nhất trong những nhãn hiệu dịch vụ,
nhãn hiệu hàng hóa nhằm mục đích quảng cáo về loại hình dịch vụ và sản phẩm. Thí dụ Internet
Banking, SMS banking, Phone Banking, thẻ E – Partner, thẻ Fast Access, dịch vụ Smartlink. . . Có
thể coi đây là những tên riêng của nhãn hiệu trong thương mại vì thế việc sử dụng chính tả nguyên
gốc là cần thiết.
Như vậy theo nguyên tắc việc giữ nguyên cách viết tiếng Anh hướng đến “quốc tế hóa từ
vựng” là một xu hướng nhằm chính xác hóa thuật ngữ. Nó phù hợp khi những từ ngữ này là những
từ ngữ chuyên ngành được dùng trong các văn bản chuyên môn. Thế nhưng với những thuật ngữ
kinh tế đặc biệt là các ngành kinh tế mới nổi ở Việt Nam như tài chính ngân hàng, chứng khoán,
kinh doanh, kinh tế đối ngoại. . . thì sự chính xác hóa của thuật ngữ lại chịu sự chi phối của khả
năng tiếp thu thông tin của đại đa số người sử dụng. Nói cách khác giữa phương thức để nguyên
dạng của nguyên ngữ với phương thức sao phỏng (phương thức xây dựng từ ngữ dựa trên “nội lực”
của tiếng Việt) vẫn có những trường hợp song song tồn tại hoặc sử dụng trong thế cạnh tranh như
marketing – tiếp thị, intraday – giao dịch trong ngày, trading – giao dịch, account – tài khoản,
apply – yêu cầu chính thức. . . Cho nên theo chúng tôi, nếu chúng ta sử dụng những từ ngữ ngành
kinh tế theo xu hướng nguyên dạng này thì phải làm một cách thận trọng và có định hướng.
79
Lê Thị Thùy Vinh
2.2. Xu hướng mượn bằng con đường phiên chuyển
Đây là xu hướng vay mượn từ vựng bằng cách phỏng theo âm đọc của từ ngữ cho vay (tiếng
Anh) để ghi lại từ ngữ đó bằng cách đọc, cách viết của ngôn ngữ đi vay (tiếng Việt). Nếu coi xu
hướng này là một dạng Việt hóa từ ngữ vay mượn thì đây là sự Việt hóa ở mức độ thấp. Nhóm từ
ngữ kinh tế vay mượn thuộc loại này rất ít như ma-két-tinh (marketing), đôla (dollar), công-te-nơ
(container), cáp (cable), xanh-đi-ca (syndicate), xoáp (swap), ác-bít (arbitrage), băng co (bancor),
các ten (cartel), cooc xê (corset), côn zôn (consols), ốp xơn (option), cu-pôn (coupon). . . Số lượng
không nhiều những từ ngữ ở dạng này theo chúng tôi bắt nguồn từ bản chất của xu hướng. Đây
là xu hướng tiếp nhận tối đa để có thể phản ánh đầy đủ nhất mặt âm thanh trong ngôn ngữ gốc
trên cơ sở âm tiết hóa theo quy tắc của tiếng Việt. Như thế về cơ bản ở phương diện âm thanh đã
có sự “gần gụi” với ngôn ngữ gốc, việc âm tiết hóa để “thông dụng” trong cách nói và cách viết
đối với người Việt không có ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt phải thấy rằng, cộng đồng người sử dụng
ngôn ngữ hiện nay mà hẹp hơn là cộng đồng người làm kinh tế ngày càng có sự tiếp cận với những
thuật ngữ, những khái niệm gốc. Cho nên điều này cũng một phần lí giải xu hướng phiên âm từ
ngữ kinh tế cũng luôn có sự xung đột với xu hướng để nguyên dạng nguyên ngữ. Theo chúng tôi,
đối với những từ ngữ quen thuộc với người sử dụng cả trên cách đọc và cách viết thì nên hướng
tới cách viết nguyên dạng (marketing, dollar, container, coupon, option. . . ) còn những từ ngữ chỉ
quen thuộc trên cách đọc thì vẫn nên sử dụng xu hướng phiên chuyển (xanh-đi-ca, cáp, côn zôn,
băng co, ác bít. . . ). Dần dần cùng với thời gian, khi khả năng tiếp thu thông tin của người sử dụng
ngôn ngữ nâng cao, chúng ta có thể hướng tới sử dụng hoàn toàn cách viết nguyên dạng.
2.3. Xu hướng sao phỏng từ ngữ tiếng Anh – Mỹ
Những từ ngữ vay mượn ngành kinh tế phần lớn tập trung ở xu hướng này. So với xu hướng
thứ hai đã nêu, đây là xu hướng có sự Việt hóa cao độ cả ở cách đọc lẫn cách viết. Bản chất của
hiện tượng sao phỏng là vay mượn nội dung khái niệm của thuật ngữ gốc sau đó chuyển dịch cách
diễn đạt thuật ngữ gốc bằng từ ngữ và cấu trúc của thuật ngữ mượn. Truyền thống ngôn ngữ học
thường gọi cách vay mượn này là can-ke ngữ nghĩa (calque) hay dịch nghĩa (loan translation). Có
thể hình dung qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Sơ đồ sao phỏng từ ngữ vay mượn
Xu hướng sao phỏng từ ngữ có thể phân chia theo hai cấp độ
Ở cấp độ thứ nhất, người ta sử dụng những từ ngữ và những quan hệ sẵn có của ngôn ngữ đi
vay (tiếng Việt) trên cơ sở dịch lại gần như từng chữ nghĩa của từ vay mượn (tiếng Anh – Mỹ). Có
80
Từ ngữ vay mượn gốc Anh – Mỹ trong ngành kinh tế
thể coi đây là một dạng “trực dịch” từ vay mượn. Nó chỉ được áp dụng khi khái niệm được chuyển
tải trong thuật ngữ gốc và từ ngữ Việt có sự đối ứng rõ rệt. Cho nên loại này chiếm số lượng khá
ít như cash flow (dòng tiền, luồng tiền, ngân lưu), black market (chợ đen), blue book (sách xanh),
ceiling price (giá trần), bank loan (khoản vay ngân hàng), fixed investment (đầu tư cố định), hard
currency (đồng tiền mạnh, ngoại tệ mạnh). . .
Cấp độ thứ hai về cơ bản cũng giống như cấp độ thứ nhất, chỉ có điều ở đây người ta không
dịch từng chữ mà chỉ sao phỏng cấu tạo từ, từ đó lựa chọn những từ ngữ thích hợp của ngôn ngữ
đi vay và tạo nên từ mới. Như vậy cái không đổi trong từ ngữ mới là “phương thức định danh khái
niệm”, “cách gọi tên sự vật” còn cái thay đổi là chất liệu của ngôn ngữ mượn. Theo Nguyễn Ngọc
Trâm do đặc điểm về loại hình của tiếng Việt nên ở tiếng Việt chỉ có cách sao phỏng dạng này. Nó
hoàn toàn không có sự sao phỏng cấu trúc một cách chặt chẽ với các từ mượn tương ứng, cũng có
nghĩa là không có cách sao phỏng ở cấp độ thứ nhất như phân tích ở trên. Theo chúng tôi, sự phân
tích của tác giả là hợp lí bởi phần lớn các từ ngữ vay mượn đều thuộc loại này, tuy nhiên sự phủ
định hoàn toàn về phương thức “trực dịch” thì chưa đúng với mọi trường hợp. Dưới đây là một số
thí dụ thuộc dạng sao phỏng này.
Từ gốc (G): deflation và từ mượn (M): giảm phát đều phản ánh khái niệm “hoạt động giảm
lạm phát về mức giá” nhưng rõ ràng thuật ngữ M đã phỏng lại bằng chất liệu của ngôn ngữ mượn
trên cơ sở về tính hệ thống của từ (đối lập “giảm phát” với “lạm phát”).
G: bill of exchance nghĩa là “tờ giấy hoán chuyển nợ” (bill: hóa đơn thanh toán, exchance:
chuyển đổi). Đây là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác,
yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy tờ phiếu hoặc đến một ngày nhất định trong tương lai phải
trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc trả cho người cầm phiếu. Sao phỏng sang
tiếng Việt qua từ Hán Việt ta có từ hối phiếu (nằm trong hệ thống với “hối lộ”, “hối suất”. . . )
G: Dumping có nghĩa là bán hạ giá hàng hóa so với chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
hoặc giành thêm thị phần. Vẫn giữ khái niệm này, chuyển đổi sang tiếng Việt ta có thuật ngữ M:
bán phá giá. Trong tiếng Việt cũng có thêm cụm từ “bán hạ giá” về cơ bản cũng đáp ứng khái niệm
trên nhưng “bán hạ giá” và “bán phá giá” có sự khác biệt về tính chấp hành hay không chấp hành
quy luật kinh tế chung. Nếu như “bán hạ giá” là hệ quả của quy luật kinh tế nhằm đảm bảo nguồn
vốn của người kinh doanh thì “bán phá giá” là sự bất chấp quy luật kinh tế, bất chấp sự thỏa thuận
của những đối tác kinh tế để giành phần lợi cho mình.
Ngoài ra còn hàng loạt thí dụ khác nữa như whole sale (bán buôn), retailing (bán lẻ), bid
(đấu thầu), bond (trái phiếu), credit transfer (chuyển khoản). . . Như vậy dễ thấy thuật ngữ mượn
luôn luôn cố gắng tìm những yếu tố cấu tạo chứa đựng những thành tố nghĩa chung với những
thành tố trong khái niệm của thuật ngữ gốc. Tùy theo mức độ chung của thành tố nghĩa mà ta có
thể nhận thấy sự rõ ràng hay không rõ ràng giữa thuật ngữ gốc và thuật ngữ mượn. Nói khác đi mối
liên hệ về nghĩa ở đây là “đậm” hay “nhạt”.
Ngoài sự sao phỏng nghĩa của từ hoặc ngữ, nhiều trường hợp từ ngữ ngành kinh tế có sự
sao phỏng theo nghĩa chuyển. Thí dụ: thuật ngữ G: Idle balances (Idle: không hoạt động, không
được sử dụng; balances (trong tài chính): tổng số tiền còn nợ sau mấy lần thanh toán) được sao
phỏng thành thuật ngữ M: tiền nhàn rỗi tức tiền rút ra khỏi lưu thông và được giữ dưới dạng tích
trữ của cải. Ở đây từ balances được dịch là “tiền” dựa trên cái được đề cập trong khái niệm gốc
(một nét nghĩa) chứ không phải là nội dung khái niệm và từ Idle được dịch là “nhàn rỗi” là dựa
trên nghĩa chuyển của từ “nhàn rỗi”. Cũng vậy G: sunk costs tức là khoản chi phí đã mất thì không
lấy lại được, được sao phỏng và chuyển dịch thành chi phí chìm và những trường hợp khác như G:
81
Lê Thị Thùy Vinh
balance of trade – M: cán cân thương mại; G: clean float – M: thả nổi tự do; G: tax shield – M;
lá chắn thuế. . .
Trong xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa. . . có tính toàn cầu hiện nay,
những từ ngữ ngành kinh tế vay mượn theo xu hướng sao phỏng ngày càng tăng lên về số lượng và
chất lượng. Đó là một nhu cầu tất yếu. Bởi thuật ngữ sao phỏng trong tiếng Việt vừa giữ nguyên
nội dung khái niệm, vị trí và tính hệ thống của nó trong lớp thuật ngữ chuyên ngành quốc tế lại
vừa dễ hiểu, dễ nắm bắt và dễ sử dụng do có vỏ âm thanh là các yếu tố thuần Việt. Thế nhưng có
một vấn đề đặt ra là cái vay mượn là nội dung ngữ nghĩa còn toàn bộ hình thức như ngữ âm, chữ
viết là ngôn ngữ đi vay cho nên có hiện tượng một thuật ngữ gốc nhưng tương ứng với nhiều thuật
ngữ mượn. Một số thuật ngữ mượn cùng phản ánh nội dung khái niệm của thuật ngữ gốc hiện nay
vẫn đang được sử dụng trong thế cạnh tranh.
Bảng 1. Hệ thống thuật ngữ mượn sử dụng trong thế cạnh tranh
Thuật ngữ gốc Thuật ngữ mượn
Aggregate demand Cầu gộp, tổng cầu
Aggregate income Thu nhập gộp, tổng thu nhập
Balance of trade Cán cân thương mại, cán cân buôn bán
Bad debt Nợ khó đòi, nợ xấu
Cash limit Hạn mức chi tiêu, hạn mức tiền mặt
Cash flow Dòng tiền, luồng tiền, ngân lưu
Capitalization Tư bản hóa, vốn hóa
Coupon Phiếu lãi, lãi chứng khoán, lãi suất trái phiếu
Ceiling and floors Mức trần/ mức sàn, mức đỉnh/ mức đáy
Deflation Giảm phát, lạm phát âm
Government debt Nợ công cộng, nợ chính phủ
Foreign exchange market Thị trường hối đoái, thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ
Real price Giá thực tế, giá cố định
Market segmentation Phân đoạn thị trường, phân khúc thị trường
Tax rate Mức thuế, thuế suất
Trade Buôn bán, trao đổi, thương mại, mậu dịch
Transfer Chuyển giao, chuyển nhượng, chuyển ngân, điều động, sang tên, chuyểnvận, sự dời chuyển
Turnround Quay vòng, chu chuyển, thời gian chuyển cảng, thời gian bốc dỡ hàng
Tunkey contract Hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng mở khóa bao thầu toàn bộ
Wage differential Chênh lệch tiền lương, thang lương
Như thế, có thể thấy rằng, trong việc cấu tạo từ ngữ kinh tế mượn bằng dạng thức sao phỏng
luôn có nhiều trường hợp sử dụng chưa thống nhất cần được chuẩn hóa. Trên cơ sở các tiêu chuẩn
của thuật ngữ khoa học nói chung, tiêu chuẩn của từ ngữ ngành kinh tế Việt Nam nói riêng, Nguyễn
Đức Tồn cho rằng có thể vận dụng lí thuyết điển mẫu để chọn lọc thuật ngữ với các thuật ngữ, từ
ngữ có hiện tượng đồng nghĩa hoặc có biến thể song song tồn tại [4;85]. Có hai nguyên tắc trong
việc lựa chọn thuật ngữ mượn. Thứ nhất, thuật ngữ mượn phải chuyển tải được nội dung khái niệm
của thuật ngữ gốc và sự sao phỏng trên phương diện cấu tạo từ phải chặt chẽ, có tính dân tộc cao
và dễ dùng. Thứ hai, cần ưu tiên lựa chọn những thuật ngữ mượn chứa các yếu tố cấu tạo có tính
tiềm năng tức là từ yếu tố cấu tạo này người ta có thể tiếp tục tạo nên những thuật ngữ mới. Hiện
nay người sử dụng cũng đang phần nào ứng dụng những nguyên tắc này. Điều này có thể minh
chứng qua tần số xuất hiện của các thuật ngữ mượn kinh tế cùng phản ánh thuật ngữ gốc trên báo
82
Từ ngữ vay mượn gốc Anh – Mỹ trong ngành kinh tế
chí và các phương tiện thông tin đại chúng.
Trở lại thí dụ chúng tôi đã dẫn, cùng phản ánh nội dung khái niệm trong thuật ngữ G: cash
flow (để chỉ số tiền mà một công ti nhận được hoặc phải chi ra trong một khoảng thời gian xác
định hoặc trong một dự án nhất định), người ta thường sử dụng song song hai thuật ngữ M: dòng
tiền và luồng tiền, tuy nhiên “dòng tiền” có tần số xuất hiện cao hơn. Từ yếu tố cấu tạo “dòng”
này, người ta tiếp tục tạo nên những từ ngữ mới phản ánh những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm
mới như dòng xe, dòng vốn, dòng sản phẩm, dòng đầu tư, dòng điện thoại, dòng thuế, dòng máy
tính, dòng thẻ. . . Cũng vậy, aggregate income được xem là tổng các khoản thu nhập của tất cả các
tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Thuật ngữ gốc này được dịch là thu nhập gộp hoặc tổng thu
nhập. Hai từ mượn thông qua con đường sao phỏng đều thể hiện được nội dung của thuật ngữ gốc,
tuy nhiên theo chúng tôi dịch là “tổng thu nhập” thì tốt hơn so với “thu nhập gộp”. Bởi lẽ xét về
phương tiện cấu tạo từ hai yếu tố Hán Việt trong tổ hợp “tổng thu nhập” có mối quan hệ chặt chẽ
hơn là hai yếu tố Hán Việt và Việt trong “thu nhập gộp” và xét về mối quan hệ giữa hai yếu tố, dễ
thấy mô hình thành tố chính + thành tố phụ trong “tổng thu nhập” là phù hợp với ngữ pháp của
tiếng nước ta. Bên cạnh đó, đặt trong hệ hình chung tổng + X thì nhiều tổ hợp theo mô hình này
xuất hiện như tổng sản lượng, tổng chi tiêu, tổng cầu, tổng cung. . . Có thể thấy rõ việc lựa chọn
thuật ngữ trong bảng sau:
Bảng 2. Lựa chọn thuật ngữ mượn sử dụng trong thế cạnh tranh
Thuật ngữ gốc Thuật ngữ mượn Từ chuẩn
Aggregate demand Cầu gộp, tổng cầu Tổng cầu
Aggregate income Thu nhập gộp, tổng thu nhập Tổng thu nhập
Balance of trade Cán cân thương mại, cán cân buôn bán Cán cân thương mại
Bad debt Nợ khó đòi, nợ xấu Nợ xấu
Cash limit Hạn mức chi tiêu, hạn mức tiền mặt Hạn mức chi tiêu
Cash flow Dòng tiền, luồng tiền, ngân lưu Dòng tiền
Capitalization Tư bản hóa, vốn hóa Vốn hóa
Coupon Phiếu lãi, lãi chứng khoán, lãi suất trái phiếu Lãi suất trái phiếu
Ceiling and floors Mức trần/ mức sàn, mức đỉnh/ mức đáy Mức trần/ mức sàn
Deflation Giảm phát, lạm phát âm Giảm phát
Government debt Nợ công cộng, nợ chính phủ Nợ công
Foreign exchange market Thị trường hối đoái, thị trường ngoại hối, thịtrường ngoại tệ Thị trường ngoại tệ
Real price Giá thực tế, giá cố định Giá thực tế
Market segmentation Phân đoạn thị trường, phân khúc thị trường Phân đoạn thị trường
Tax rate Mức thuế, thuế suất Mức thuế
Trade Buôn bán, trao đổi, thương mại, mậu dịch Thương mại
Transfer Chuyển giao, chuyển nhượng, chuyển ngân,điều động, sang tên, chuyển vận, sự dời chuyển Chuyển nhượng
Turnround Quay vòng, chu chuyển, thời gian chuyển cảng,thời gian bốc dỡ hàng Chu chuyển
Tunkey contract Hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng mởkhóa bao thầu toàn bộ Hợp đồng trao tay
Wage differential Chênh lệch tiền lương, thang lương Lương chênh lệch
83
Lê Thị Thùy Vinh
3. Kết luận
Sự vay mượn từ ngữ từ ngôn ngữ Anh – Mỹ đã tạo ra một lớp từ ngữ mới về kinh tế cho
hệ thống từ vựng tiếng Việt. Lớp từ ngữ này có thể đã có tính chất cố định (thuật ngữ) cũng có
thể mới chỉ là những biến thể khác nhau ở những người sử dụng. Những biến thể này có trở thành
thuật ngữ hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình lựa chọn của cộng đồng xã hội. Dẫu vậy xét
ở trạng thái hiện nay, những từ ngữ mượn này không chỉ làm thay đổi số lượng từ vựng ngôn ngữ
mà còn góp phần là

File đính kèm:

  • pdftu_ngu_vay_muon_goc_anh_my_trong_nganh_kinh_te.pdf