Trọng âm – cần biết để ôn thi TOEIC phần Nghe hiểu hiệu quả

Cách phát âm trong tiếng Anh rất khác so với cách phát âm trong tiếng Việt. Nếu

như ta phát âm khá đều trong tiếng Việt thì đối với tiếng Anh, người nói lại nhấn

mạnh vào một số âm, và bớt lực ở các âm khác. Người bản xứ khi giao tiếp thường

chỉ để ý đến những âm mạnh để xác định nội dung mà ít để ý đến các âm yếu. Điều

này gây cho người ôn thi TOEIC rất nhiều khó khăn khi tập nghe. Để nghe tốt thì

điều đầu tiên là bạn nên biết về trọng âm trong ngôn ngữ này

pdf5 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trọng âm – cần biết để ôn thi TOEIC phần Nghe hiểu hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trọng âm – cần biết để ôn thi TOEIC 
phần Nghe hiểu hiệu quả 
 Cách phát âm trong tiếng Anh rất khác so với cách phát âm trong tiếng Việt. Nếu 
như ta phát âm khá đều trong tiếng Việt thì đối với tiếng Anh, người nói lại nhấn 
mạnh vào một số âm, và bớt lực ở các âm khác. Người bản xứ khi giao tiếp thường 
chỉ để ý đến những âm mạnh để xác định nội dung mà ít để ý đến các âm yếu. Điều 
này gây cho người ôn thi TOEIC rất nhiều khó khăn khi tập nghe. Để nghe tốt thì 
điều đầu tiên là bạn nên biết về trọng âm trong ngôn ngữ này. 
Trong tiếng Anh có 2 loại trọng âm: 
1/ Trọng âm từ (là âm tiết được nhấn mạnh trong 1 từ) 
a/ Từ 1 âm tiết là từ mà trong phiên âm chỉ có 1 âm tiết mà thôi. Ví dụ: school, 
play, sport, love, sky, Trọng âm rơi vào chính âm đó. 
b/ Từ 2 âm tiết (Two-syllable words): 
- Động từ và tính từ : 
+ Âm tiết thứ 2 mà có nguyên âm dài (o:, a:, u:,..) hay nguyên âm đôi (ai, ei,) 
hoặc nó tận cùng bằng hơn một phụ âm thì trọng âm nằm ở âm tiết thứ 2. (Ví dụ: 
reSEARCH – tận cùng nhiều hơn 1 phụ âm, creATE – nguyên âm đôi, resTRICT – 
tận cùng nhiều hơn 1 phụ âm) 
+ Nếu không thì trọng âm nằm ở âm tiết thứ 1. (Ví dụ: ENtry – không có phụ âm 
cuối và nguyên âm cuối là nguyên âm ngắn) 
Lưu ý, trong tiếng Anh có rất nhiều từ bất quy tắc, không tuân theo các quy tắc trên 
như HOnest, PERfect, 
- Danh từ: 
+ Âm tiết thứ 2 có nguyên âm ngắn thì trọng âm nằm ở âm tiết đầu. (Ví dụ: 
HOney, TEnnis, TAble) 
+ Nếu không thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. (Ví dụ: deSIGn, racCOON,) 
- Từ 2 âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là một tiền tố (prefix) thì nhấn mạnh vào âm 
tiết thứ hai. (Ví dụ: beHIND, unWISE, prePARE,) 
c/ Từ có 3 âm tiết trở lên 
- Hầu hết đều nhấn trọng âm vào âm tiết thứ 3 tính từ phải sang trái. (Ví dụ: 
eCOnomy, INdustry, INtelligent, SPEcialise, geOgraphy) 
- Từ có tận cùng là -ee hoặc -eer thì nhấn trọng âm vào âm tiết cuối cùng. (Ví dụ: 
engiNEER, volunTEER, employEE, absenEE) 
- Từ có tận cung bằng -ion, -ic(s), trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 từ phải sang, ngay 
trước nó. (Ví dụ: reVIsion, teleVIsion, proFESsion, proMOtion, soLUtion, 
meCHAnics, ecoNOmics, eLAStic,) 
- Từ có tận cùng bằng -cy, -ty, -phy, -gy, -al, trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính 
từ phải sang trái. (Ví dụ: buREAUcracy, seCUrity, reliaBIlity, biOlogy, 
phoTOgraphy, poLItical, CRItical, ecoNOmical) 
d/ Trọng âm thay đổi khi thay đổi từ loại, hoặc nghĩa 
- Một số trường hợp có danh từ và động từ viết giống hệt nhau, chỉ có thể phân biệt 
bằng cách xác định vị trí trọng âm khác nhau. (Ví dụ: REcord (n) và reCORD (v), 
COMment (n) và comMENT (v), PERfect (adj) và preFECT(v)) 
- Thay đổi trọng âm, nghĩa khác nhau: ENtrance: lối vào, enTRANCE: làm say mê 
e/ Từ ghép (gồm 2 phần) 
- Từ ghép có trọng âm rơi vào phần thứ nhất khi nó là danh từ. (Ví dụ: 
BLACKbird, GREENhouse, GIRLfriend,) 
- Từ ghép có trọng âm rơi vào phần sau nếu nó là tính từ hoặc động từ. (Ví dụ: old-
FAshioned, well-DONE, one-EYEd, homeSICK, overLOOK, foreCAST) 
Trên đây là một số quy tắc chung về vị trí trọng âm trong từ, ngoài ra còn một số 
quy tắc khác nữa và cả những từ bất quy tắc. Dưới đây sẽ là những quy tắc về 
trọng âm trong câu. Đây đều là phần rất quan trọng khi ôn tập hoặc thi TOEIC. 
2/ Trọng âm của câu (là âm tiết được nhấn mạnh trong câu) 
Tương tự như từ, trong một câu, có từ người ta dùng lực mạnh, có từ đọc rất nhỏ, 
lực yếu. Họ sẽ đọc mạnh, trọng âm vào những từ quan trọng trong câu và phát âm 
nhẹ hơn ở các từ còn lại. Thế nên, bạn chỉ cần nghe được những từ được nhấn 
mạnh là có thể hiểu được nghĩa của câu rồi. 

File đính kèm:

  • pdftrong_am_4034.pdf
Tài liệu liên quan