Tổng hợp bí quyết Write English

Học viết là cả một quá trình kết nối toàn bộ kỹ năng của người học. Từ những kỹ

năng học tập như đọc, ghi chép, viết, tổ chức, kiểm tra cho đến kỹ năng thiên về tư

duy như phân tích, tổng hợp, thảo luận Nếu người học chỉ đơn giản học những

công cụ như từ vựng và ngữ pháp, họ không thể viết tốt được.

pdf11 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp bí quyết Write English, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp bí quyết Write English 
 Học viết là cả một quá trình kết nối toàn bộ kỹ năng của người học. Từ những kỹ 
năng học tập như đọc, ghi chép, viết, tổ chức, kiểm tra cho đến kỹ năng thiên về tư 
duy như phân tích, tổng hợp, thảo luận Nếu người học chỉ đơn giản học những 
công cụ như từ vựng và ngữ pháp, họ không thể viết tốt được. 
Viết là một trong những kỹ năng ngôn ngữ tương đối khó với người học tiếng Anh. 
Tuy nhiên, việc luyện viết sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn áp dụng một số mẹo 
nhỏ sau: 
Nói ra, sau đó viết lại 
• Bắt đầu bằng việc nói ra suy nghĩ trong đầu của bạn 
• Lắng nghe ý tưởng của bạn 
• Bây giờ sẽ dễ dàng hơn để viết ra 
Sử dụng những từ ngữ phổ biến 
Dùng những từ mà hầu hết mọi người đều biết và hiểu nghĩa. 
Ví dụ: 
• Từ lạ: It was a blistering day. 
• Từ quen thuộc: It was a hot day. 
Dùng câu ngắn 
Viết ngắn, đơn giản và đi thẳng vào vấn đề 
Ví dụ: 
• Dài: My advice to you is always to remember to take an umbrella; you never 
know when it might rain. 
• Ngắn: Don't forget to take an umbrella. 
Dùng câu rõ ràng 
Nếu bạn có nhiều ý muốn diễn đạt thì hãy chia thành những câu ngắn. Chia ý thành 
những câu văn ngắn giúp cho câu văn rõ nghĩa hơn và người đọc sẽ cảm thấy dể 
hiểu hơn. 
Ví dụ: 
• Không rõ: The school year has just started and I am so excited, my teacher is 
really nice, I bought all my books, and I even made some great new friends. 
• Rõ: I am so excited about school this year. I like my teacher. I bought all my 
books. The kids in my class are nice, I have made new friends. 
Đọc lại bài viết 
Hãy đọc lại bài viết của mình, và trả lời những câu hỏi sau đây. Nếu tất cả câu trả 
lời đều là "Yes" thì nghĩa là bài viết của bạn đã đạt yêu cầu rồi đấy! 
• Bài viết đã rõ ràng chưa? 
• Tất cả các ý cần diễn đạt đã diễn đạt được chưa? 
• Bạn có cảm thấy hài lòng với những gì mình đang đọc không? (hãy nhớ là bạn đã 
viết nó đấy nhé!) 
• Đừng ngại xóa đi và làm lại. 
Sử dụng ít từ ngữ 
• Sau khi đã hoàn thành, hãy xóa khoảng 20% số từ không cần thiết hoặc không 
quan trọng trong bài. 
• Chìa khóa: "less is more!" 
Vứt bỏ đi những thứ không cần thiết! 
Đúng vậy! Hãy vứt bỏ, xóa những thứ không cần thiết đi. 
Bên cạnh đó, phần lớn khi được hỏi: “Trong 4 kĩ năng học tiếng Anh thì kĩ năng 
nào các bạn cảm thấy khó nhất?”, học viên ngay lập tức trả lời là kĩ năng Viết 
(writing) và kĩ năng Nghe (listening). Tại sao vậy? Có 3 lí do tôi thấy có thể trả lời 
cho câu hỏi: Tại sao Viết luôn bị coi là kĩ năng khó nhất? 
Thứ nhất: 
để có một bài viết tốt, học viên cần phải có ngữ pháp tốt. Học viên phải tích lũy 
lượng ngữ pháp lớn và rất khác biệt so với tiếng Việt. Bên cạnh những chủ điểm 
ngữ pháp lớn như: thời động từ, mệnh đề quan hệ, bị động hay so sánh, v.v. thì 
những cấu trúc ngữ pháp nhỏ lẻ (câu nhấn mạnh, nội động từ, ngoại động từ, v.v) 
luôn là một vấn đề đau đầu đối với học viên. 
Lỗi ngữ pháp sẽ rất dễ bị giám khảo nhận ra vì chúng hiển hiện rõ ràng trên bài 
viết. (không giống như kĩ năng Nói, đôi lúc ngữ pháp bị dùng sai cũng không bị 
giám khảo chú ý nhiều và không đánh mất nhiều điểm của học viên.) 
Thứ hai: 
học viên thường dành rất ít thời gian nhất cho kĩ năng Viết. Theo một số nghiên 
cứu, phần lớn học viên học tiếng Anh tại nước của mình không phải viết nhiều, 
trong khi đó đối với những học viên học tiếng Anh ở nước bản ngữ thì phần lớn 
thời gian của họ là dành cho luyện tập kĩ năng nghe. 
Như vậy là cho dù học ngoại ngữ ở đâu thì học viên cũng không dành nhiều thời 
gian cho Viết. Theo tính toán, học viên dành nhiều thời gian nhất cho kĩ năng 
nghe, nói, tiếp đó là đọc và cuối cùng mới là Viết. Nếu không được luyện tập nhiều 
thì rõ ràng Viết sẽ luôn được học viên coi là kĩ năng khó nhất. 
Thứ ba: 
học viên học ngoại ngữ thường có thói quen dịch những gì mình muốn viết từ tiếng 
Việt sang tiếng Anh và luôn lo lắng liệu những gì mình viết có đúng hay không. 
Đây cũng chính là hai nhân tố khiến tốc độ viết của học bị chậm lại và khiến họ 
cảm thấy chán nản vì đôi lúc họ không thể dịch ý mình muốn viết từ tiếng Việt 
sang tiếng Anh. 
Giáo viên trực tiếp của học viên sẽ là người thường xuyên giúp đỡ họ sửa lỗi. Tuy 
nhiên giáo viên sẽ không thể có đủ thời gian để sửa hết tất cả lỗi cho học viên, như 
vậy họ sẽ có thể lặp lại lỗi đó ở những bài viết sau. Điều này dần dần sẽ trở thành 
thói quen xấu khi học viên viết bài. 
Mặc khác: có nhiều người tự tin là mình có từ vựng, có ngữ pháp tốt nên có thể 
viết tốt. Nhưng sự thật là khi họ viết văn người bản ngữ đọc cũng phải lắc đầu vì 
không hiểu ý họ viết gì. Tại sao lại như vậy? Lý do cơ bản nhất là tại vì người học 
tiếng anh đã quá quan tâm đến tiếng Anh bên ngoài (được thể hiện qua ngữ pháp, 
câu và từ vựng) mà lại thiếu quan tâm đến bản chất bên trong (cách người Anh viết 
văn, cách mở bài, lý luận, kết bài). 
 Học viết là cả một quá trình kết nối toàn bộ kỹ năng của người học. Từ những kỹ 
năng học tập như đọc, ghi chép, viết, tổ chức, kiểm tra cho đến kỹ năng thiên về tư 
duy như phân tích, tổng hợp, thảo luận Nếu người học chỉ đơn giản học những 
công cụ như từ vựng và ngữ pháp, họ không thể viết tốt được. Tuy nhiên, tôi không 
hề phủ nhận rằng một người viết tốt tiếng Anh thì sẽ tốt ở cả hai mảng này. Tôi chỉ 
nhấn mạnh sự tập trung quá đà vào đó mà quên đi nhiều khía cạnh quan trọng khác 
của việc học viết. 
Chính vì vậy, để thành công trong việc học viết tiếng anh, người học không có sự 
lựa chọn nào khác đó là phải chăm chỉ, sáng tạo và kiên nhẫn trong cả quá trình 
học viết. Theo tôi, người học cần phải hiểu rõ từ đơn vị nhỏ nhất của tiếng anh đó 
là mệnh đề, rồi đến câu, đến đoạn văn, rồi bài văn. 
Họ cần phải thực sự hiểu những yếu tố này một cách hệ thống hoá chứ không phải 
góp nhặt mỗi ngày một ít (mỗi ngày một cấu trúc hay từ một bài IELTS được 9. 
hay tương tự như vậy). Việc copy mà không hiểu rõ tại sao người ta lại dùng cấu 
trúc đó là cực kỳ nguy hiểm. Nó làm cho người đọc là giáo sư hay viết master dễ 
dàng nhận ra sự gượng ép trong đó và đánh giá thấp người viết. 
Một sai lầm nữa đó là người học khi mới bắt đầu viết đã tự ép mình vào một cái 
khung nhất định về thời gian và cấu trúc. Khi họ bị hạn chế, họ sẽ thường viết sai 
và những lỗi sai này khi tiếp diễn nhiều lần mà không sớm được chỉ bảo sẽ ăn sâu 
vào máu và rất khó sửa sau này. Tôi lại phải nhấn mạnh lần nữa, học viết là cả một 
quá trình đòi hỏi sự bên bỉ và kiên trì. Nóng vội thường không dẫn đến kết quả gì 
tốt đẹp. 
Nhiều người khi đi học viết thường dùng từ như writing tips nhưng thực tế cho 
thấy chẳng có tips nào cả. Nếu tips là học thuộc vài mẫu câu và bài nào cũng ép 
vào đó thì học viết lại đơn giản quá. Khi học viết người ta cần phải chú trọng vào 
việc học bản chất (ví dụ của từng loại essay nhất định) thay vì mấy từ hay cụm từ 
“đắt giá“ mà người ta vẫn thường quảng cáo. 
Hãy học tốt các kỹ năng căn bản nhấttrước khi muốn vươn đến những thứ cao xa 
hơn. Khi mà bạn còn chưa biết nối các câu văn trong một đoạn văn lại với nhau thì 
mấy từ đắt giá đó cũng chẳng làm cho bài văn của bạn trở nên sáng sủa hơn trong 
mắt người đọc. 
Cuối cùng, học viết tiếng anh là không dễ dàng, nhưng không có nghĩa là vô cùng 
khó khăn như người ta vẫn phàn nàn. Hãy tìm cho mình một người bạn đường tin 
cậy trên con đường học viết tiếng anh của bạn. 
Họ có thể là một người bạn học, người đồng nghiệp, bạn quen qua mạng, giáo 
viên bất kỳ một ai nhưng người đó phải có khả năng giúp bạn hệ thống hoá và 
trau dồi tiếng anh cũng như kỹ năng viết tiếng anh một cách thực sự. 
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé ! ^^ 

File đính kèm:

  • pdfdoc48_5843.pdf
Tài liệu liên quan