TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào?

TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào?

Bởi vì các trường Đại học muốn chắc chắn rằng bạn có kỹ năng ngôn ngữ

tiếng Anh cần thiết để học tập và nghiên cứu tại trường của họ, nên gần như

tất cả các tổ chức giáo dục Đại học đều yêu cầu sinh viên phải có một chứng

chỉ tiếng Anh. Và TOEFL, IELTS là hai bài kiểm tra để đánh giá trình độ

tiếng Anh được tiêu chuẩn hoá và sử dụng thông dụng nhất.

pdf3 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào? 
TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào? 
Bởi vì các trường Đại học muốn chắc chắn rằng bạn có kỹ năng ngôn ngữ 
tiếng Anh cần thiết để học tập và nghiên cứu tại trường của họ, nên gần như 
tất cả các tổ chức giáo dục Đại học đều yêu cầu sinh viên phải có một chứng 
chỉ tiếng Anh. Và TOEFL, IELTS là hai bài kiểm tra để đánh giá trình độ 
tiếng Anh được tiêu chuẩn hoá và sử dụng thông dụng nhất. Một trong 
những câu hỏi thường xuyên mà tôi (Walton Burns) thường được nghe đó là: 
“Giữa hai dạng thức TOEFL và IELTS, tôi nên chọn cái nào?” Theo ý kiến 
của tôi, câu trả lời còn phụ thuộc vào dạng thức nào mà bạn sẽ làm tốt hơn 
so với cái còn lại, cũng như là kế hoạch mà bạn dự định sử dụng chứng chỉ 
đó trong tương lai. Bài viết này sẽ là đưa ra hướng giải quyết cho bạn để 
chọn ra dạng thức kiểm tra phù hợp với bạn nhất 
Cấu trúc dạng thức TOEFL 
Bắt đầu từ đầu năm 2008, dạng thức kiểm tra của TOEFL hầu như chỉ được 
đưa ra dưới dạng iBT (Internet Based Testing). Dạng thức này bao gồm 4 
phần: 
Reading 
 Phần Reading yêu cầu bạn đọc từ 4 tới 6 đoạn văn học thuật với trình 
độ Đại học và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về những thông tin đưa ra 
trong đoạn văn. Câu hỏi sẽ kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản của bạn, nắm 
bắt ý tưởng chính, các chi tiết quan trọng, từ vựng, suy luận, các biện pháp 
tu từ và văn phong của đoạn văn 
Listening 
 Phần Listening bao gồm từ 2-3 cuộc hội thoại và 4-6 bài giảng học 
thuật của giảng viên. Các tình huống đưa ra trong bài nghe sẽ liên quan đến 
cuộc sống tại các trường Đại học, ví dụ như một cuộc hội thoại giữa một 
sinh viên và người quản lý thư viện về việc tìm tài liệu nghiên cứu hoặc một 
bài giảng trong lớp học lịch sử. Các câu hỏi sẽ được đưa ra dưới dạng trắc 
nghiệm và sẽ hỏi về các chi tiết quan trọng, suy luận, giọng điệu và từ vựng. 
Các cuộc hội thoại và bài giảng rất tự nhiên và bao gồm tiếng Anh không 
trịnh trọng trong đời sống, có thể bị gián đoạn bởi tiếng ồn như “uh” hoặc 
“uhm” 
Speaking 
 Phần Speaking của bạn sẽ được ghi âm lại. Bạn sẽ nói vào micro và 
giám khảo sẽ lắng nghe câu trả lời của bạn vào một ngày sau đó và chấm 
điểm khả năng Speaking của bạn. Hai câu hỏi đầu sẽ hỏi về những chủ đề 
quen thuộc trong đời sống và sau đó yêu cầu bạn cho ý kiến của bạn và/ 
hoặc mô tả một cái gì đó quen thuộc với bạn, ví dụ như quê của bạn hoặc 
giáo viên yêu thích của bạn. Hai câu hỏi sau sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin 
từ một văn bản và một cuộc trò chuyện, và có thể hỏi ý kiến đánh giá của 
bạn về vấn đề đưa ra. Hai câu hỏi cuối sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ 
cuộc hội thoại ngắn. Một lần nữa, các chủ đề của các cuộc hội thoại luôn 
luôn liên quan đến chủ đề trường Đại học 
Writing 
 Cuối cùng, trong phần Writing sẽ có 2 bài tiểu luận ngắn. Một bài sẽ 
yêu cầu bạn viết ý kiến cá nhân của bạn về một chủ đề rộng, ví dụ như “Đối 
với bạn, sống ở vùng quê với thành thị thì vùng nào là tốt hơn?” Bài luận 
còn lại sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ đoạn văn và bài giảng (Thông 
thường thì ý kiến đoạn văn và bài giảng sẽ không đồng ý với nhau) và do đó 
bạn sẽ phải cần so sánh và đưa ra sự tương phản, hoặc tổng hợp lại những 
thông tin mâu thuẫn với nhau 

File đính kèm:

  • pdftoefl_va_ielts_2706.pdf
Tài liệu liên quan