Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” (好) trong Tiếng Hán

“Hảo” () là một trong những từ thường dùng nhất trong tiếng Hán hiện đại, nó không những có

nhiều chức năng cú pháp mà còn là một từ đa nghĩa. Trước đây, nhiều người cho rằng, “hảo” () có

nghĩa gốc là “tốt” (), “đẹp” (), sau này từ nghĩa gốc được phát triển thêm nhiều nghĩa mở rộng

và những nghĩa này mang nội hàm văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Bài viết từ góc độ ngôn

ngữ học xã hội tiến hành phân tích kết cấu và ý nghĩa của chữ “hảo”để tìm ra hàm ý văn hóa của nó,

từ đó chỉ ra nét đẹp của chế độ mẫu hệ và vai trò của người phụ nữ ẩn trong chữ “hảo ()”.

Từ khóa: “Hảo” (), hàm ý văn hóa, kết cấu, nghĩa gốc, ý nghĩa

pdf10 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” (好) trong Tiếng Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tồn tại “nguy cơ” đe dọa hòa bình và an ninh 
quốc tế, cho dù cớ đó các xác thực hay không. Điều 
này đồng nghĩa với luật pháp được sửa đổi sẽ thúc 
đẩy chủ nghĩa đơn phương trong quan hệ quốc tế. 
Và như vậy, tiến trình phát triển của luật pháp quốc tế 
về sử dụng vũ lực sẽ bị đảo ngược so với mong muốn 
chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Nguyên tắc 
lẽ phải thuộc về kẻ mạnh lại một lần nữa không chịu 
sự ràng buộc bởi bất cứ cản trở pháp lý nào, sẽ quay 
lại khống chế đời sống quốc tế. Do vậy, sẽ rất khó để 
thuyết phục các nước nhỏ với thực lực quân sự hạn 
chế chấp nhận phương án này.
Phương án lựa chọn thứ ba có thể được cân nhắc là 
kết hợp sử dụng những hạt nhân hợp lý của cả hai 
phương án thứ nhất và thứ hai. Theo đó, cộng đồng 
quốc tế sẽ tiếp tục thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả 
hoạt động của cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật 
là Hội đồng Bảo an nhằm răn đe, trừng phạt nghiêm 
khắc những hành vi lạm dụng quyền tự vệ để chà 
đạp lên pháp luật quốc tế, đồng thời, tích cực hợp 
tác và nhân nhượng nhau để đàm phán hoàn thiện 
pháp luật theo hướng mở rộng hơn nữa các trường 
81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
QUAN HỆ QUỐC TẾ v
hợp được phép sử dụng vũ lực để tự vệ so với luật 
thực định hiện nay. Tuy nhiên, việc mở rộng các 
trường hợp được phép sử dụng vũ lực để tự vệ không 
đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế sẽ thừa nhận 
hoàn toàn tính hợp pháp của học thuyết chiến tranh 
phòng ngừa và đánh đòn phủ đầu. Hành vi tự vệ 
chính đáng phòng ngừa sẽ chỉ được chấp nhận trong 
một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định 
một cách chặt chẽ nhằm hạn chế việc lạm dụng vũ 
lực trong quan hệ quốc tế. Vấn đề là, do ưu tiên lợi ích 
khác nhau, nên những quốc gia thành viên của Liên 
hợp quốc không dễ dàng thống nhất được với nhau 
những trường hợp đặc biệt ấy sẽ là những trường 
hợp nào. Do đó, trong thời gian trước mắt, đây cũng 
chưa phải là hướng lựa chọn sẽ được hiện thực hóa 
trong đời sống quốc tế.
Khi tất cả những phương án khắc phục tình trạng 
bất cập của hoạt động sử dụng vũ lực để tự vệ trong 
quan hệ quốc tế đều chưa được triển khai thực hiện, 
thì hiện nay, cộng đồng quốc tế vẫn đang phải sống 
trong tình trạng pháp luật thực định đang tồn tại đã 
không theo kịp được sự phát triển của đời sống an 
ninh quốc tế, nên hiệu lực điều chỉnh không cao. Các 
thể chế bảo vệ pháp luật, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, 
còn bị các thành viên chi phối, nên không thể hoàn 
thành được chức năng được giao phó là bảo vệ sự tôn 
nghiêm của pháp luật thực định. Quyền sử dụng vũ 
lực để tự vệ vốn là quyền hợp pháp được pháp luật 
thừa nhận vẫn đang bị giải thích và áp dụng khác 
nhau. Các quốc gia có thực lực mạnh, có khả năng 
chi phối Hội đồng Bảo an vẫn có thể tự do hành động 
bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Trong 
khi đó, nếu tiến hành hành vi sử dụng vũ lực để tự vệ 
có tính chất tương tự, thì các thành viên còn lại của 
cộng đồng quốc tế khó có thể tránh được khả năng 
bị trừng phạt từ chính Hội đồng Bảo an. Bởi lẽ, quy 
chế pháp lý về quyền sử dụng vũ lực để tự vệ hiện 
nay tuy được áp dụng giống nhau đối với tất cả các 
quốc gia trên thế giới, nhưng khi áp dụng cùng một 
quy chế đó để trừng phạt những quốc gia khác nhau 
có những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế tương tự 
nhau, lại có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý khác 
nhau. Hậu quả pháp lý khác nhau ấy tùy thuộc vào 
mức độ ảnh hưởng quốc tế và khả năng chi phối cơ 
quan bảo vệ pháp luật là Hội đồng Bảo an của chính 
quốc gia tiến hành hành vi tự vệ đó. 
3. KẾT LUẬN
Với tư cách là công cụ pháp luật điều chỉnh quan hệ 
giữa các quốc gia trong lĩnh vực chính trị và an ninh 
quốc tế, quy định hiện hành của Hiến chương Liên 
hợp quốc về sử dụng vũ lực để tự vệ đã tỏ ra lạc hậu 
hơn so với sự phát triển của đời sống quốc tế. Thêm 
vào đó, cơ chế bảo vệ pháp luật về tự vệ dựa vào hoạt 
động của Hội đồng Bảo an cũng tỏ ra không mấy 
hiệu quả mỗi khi đương sự trong vụ việc là một trong 
những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an 
hoặc đồng minh được họ bảo vệ. Do đó, hành vi lạm 
dụng quyền tự vệ chà đạp lên chủ quyền của quốc gia 
khác vẫn thường xảy ra trong quan hệ quốc tế nhưng 
không phải lúc nào cũng phải chịu trách nhiệm pháp 
lý. Chính vì vậy, hiện nay, các quốc gia khác nhau 
trong cộng đồng quốc tế khi rơi vào tình huống phải 
cân nhắc việc sử dụng vũ lực để tự vệ thường sẽ dựa 
trên cơ sở cân nhắc vị thế quốc tế, lợi ích quốc gia 
của mình... để quyết định lựa chọn hành vi chứ không 
hoàn toàn dựa vào quy định của Hiến chương Liên 
hợp quốc. Điều này đương nhiên gây ra những tác 
động tiêu cực đến trật tự pháp lý cũng như hòa bình 
và an ninh quốc tế mà Liên hợp quốc và các thành 
viên phải bảo vệ. Thực tiễn đó đòi hỏi sự đoàn kết, 
nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên 
Liên hợp quốc nhằm sửa đổi các quy định về quyền 
tự vệ trong Hiến chương cũng như cơ chế đảm bảo 
thực hiện những quy định ấy sao cho phù hợp hơn 
với những biến đổi về an ninh cũng như tương quan 
lực lượng giữa các quốc gia trong đời sống quốc tế 
hiện nay.
Chú thích:
1. Năm 1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông 
qua Nghị quyết 3314 để định nghĩa xâm lược vũ trang 
[6]. Theo Nghị quyết này, xâm lược vũ trang được hiểu 
là một trong sáu hành vi sau: sử dụng lực lượng vũ 
trang của quốc gia (hoặc một nhóm quốc gia) tấn 
công vào lãnh thổ quốc gia khác; không kích hoặc sử 
dụng bất kỳ loại vũ khí nào chống lại lãnh thổ quốc 
gia khác; tạo điều kiện, cho phép quốc gia khác sử 
dụng lãnh thổ của mình để xâm lược nước khác; tấn 
công bằng lực lượng vũ trang của quốc gia này vào 
lực lượng vũ trang của quốc gia khác; đưa các nhóm 
vũ trang, các băng đảng phiến loạn có vũ trang hoặc 
lính đánh thuê vào lãnh thổ nước khác với mục đích 
chống lại quốc gia này; đóng quân trên lãnh thổ nước 
khác theo một thỏa thuận hợp pháp nhưng đã vi 
phạm điều kiện hay thời hạn đóng quân.
2. Điều 25 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Các 
thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp nhận và thực 
hiện những nghị quyết của Hội đồng Bảo an theo 
đúng Hiến chương này”.
82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
3. Trong phán quyết của vụ Các hoạt động quân sự tại 
Nicaragoa và chống lại Nicaragoa ngày 27/6/1986, 
Tòa án quốc tế đã kết luận rằng, do không có yêu cầu 
của những nạn nhân của cuộc tấn công vũ trang nên 
các hành động trợ quân sự và bán quân sự do Mỹ tiến 
hành ở Nicaragoa không cấu thành hành vi tự vệ tập 
thể, mà là hành vi vi phạm nguyên tắc Cấm sử dụng và 
đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ với Nicaragoa. 
4. Căng thẳng giữa Israel và các nước láng giềng Ả 
rập gia tăng vào tháng 5/1967 khi Tổng thống Ai Cập 
Gamal Abdel Nasser thi hành một loạt các bước đi làm 
tăng thêm sự lo ngại ở Tel Aviv về một cuộc tấn công 
có thể xảy ra như yêu cầu các Lực lượng khẩn cấp của 
Liên hợp quốc làm nhiệm vụ tạo vùng đệm giữa Ai 
Cập và Israel rời khỏi Sinai; phong tỏa Eo biển Tiran - 
tuyến hàng hải quan trọng của Israel ra biển Đỏ và Ấn 
Độ Dương; tuyên bố rằng mục tiêu của bất kỳ cuộc 
chiến tranh tương lai nào với Israel cũng là để hủy diệt 
quốc gia Do Thái này... Cho rằng cuộc chiến dường 
như chắc chắn sẽ diễn ra và khả năng tồn tại bị đe 
dọa nếu Ai Cập tấn công trước, người Do Thái đã phát 
động một cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 5/6/1967.
5. Israel nhìn nhận, với loại lò phản ứng Irag đã có, 
nhiên liệu đã mua có thể được sử dụng sản xuất vũ 
khí hạt nhân, và việc Baghdad chấm dứt các cuộc 
thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc 
tế là những bằng chứng gián tiếp rằng Irag đang phát 
triển năng lực hạt nhân quân sự. Do thái độ thù địch 
của các nhà lãnh đạo Iraq đối với Israel cũng như việc 
các khu tập trung dân cư và kho vũ khí hạt nhân của 
Israel dễ bị tổn thương trước đòn tấn công đầu tiên, 
các nhà lãnh đạo Israel cho rằng không thể ngăn cản 
được Saddam Husein nếu các lò phản ứng của Iraq 
hoạt động. Cuộc tấn công năm 1981 diễn ra vì có khả 
năng vào một thời điểm nào đó trong tương lai Iraq 
có thể là một mối nguy hạt nhân với Israel./.
Tài liệu tham khảo: 
1. Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh (2001), Luật Quốc tế - Lý 
luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Quý Độ (2007), Vấn đề cải tổ Liên hợp quốc 
trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, NXB Khoa học xã 
hội, Hà Nội.
3. Danh Đức (2003), Tại sao Tổng thư ký Liên hợp 
quốc lại “rầu rĩ” đến thế, Việt Báo online, thứ bảy ngày 
27/9/2003 .
4. Nguyễn Trường Giang (2008), Những phát triển của 
Luật pháp quốc tế trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội.
5. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Quốc tế, 
NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 
6. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1974), Nghị quyết 3314 
về định nghĩa xâm lược.
7. Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Luật Quốc tế, Hà Nội.
8. Hiến chương Liên hợp quốc.
THE USE OF FORCE IN SELF-DEFENSE 
UNDER THE CHARTER OF THE UNITED 
NATIONS - LEGAL REGULATION AND 
PRACTICAL APPLICATION
NGUYEN THI HOAI HUONG
Abstract: The UN Charter has universally been 
seen as a basic international legal document 
to regulate nation-to-nation relations and deal 
with international security issues. In fact, it has 
made a significant contribution to successfully 
preventing another world war, and maintaining 
international peace and security at large. Yet 
Article 51 of the UN Charter, which recognizes 
UN member nations’ right of self-defense, has 
led to abuse of force in a number of practical 
cases. More dangerousl y, some countries 
have made use of it crafting their defense 
strategies of preventive blow. This requires 
the international community to revise Article 
51 of the UN Charter so as to minimize the risk 
of state-to-state conflict and an extensive war, 
and to firmly guarantee peace and security for 
every UN member and the world as a whole. 
Keywords: international security, peace, right 
of self-defense, the use of force.

File đính kèm:

  • pdf42_0845_2137227.pdf
Tài liệu liên quan