Tìm hiểu hoạt động tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường đại học Quy Nhơn

Trong môi trường đại học, ngoài giờ học trên lớp, hoạt động tự học đóng một vai trò đặc

biệt quan trọng bởi nó không những giúp cho người học nắm vững và củng cố kiến thức đã học

mà còn phát triển được tư duy sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, hình thành thói quen tự nghiên

cứu tạo cơ sở cho việc học tập suốt đời.

Hơn nữa, từ 15/08/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao

đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT). Bản chất của việc

đào tạo theo tín chỉ là đào tạo tích cực, lấy người học làm trung tâm, cho phép sinh viên chủ động

quyết định khả năng và thời gian tham gia các tín chỉ. Trong đó, tự học - một trong những yêu cầu

bắt buộc của đào tạo tín chỉ - đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của

sinh viên các trường đại học, cao đẳng, là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên.

pdf11 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu hoạt động tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường đại học Quy Nhơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15
 Tập 12, Số 6, 2018Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 6, 2018, Tr. 15-25
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CÁC MÔN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG 
CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC*, BÙI THỊ ĐÀO
Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn
TÓM TẮT
Bài báo tìm hiểu nhận thức của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Quy Nhơn về 
tính tự chủ trong học tập và thực trạng tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng từ đó đề xuất một số giải 
pháp nhằm nâng cao năng lực tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng cho sinh viên chuyên ngữ. Kết quả 
khảo sát cho thấy đa số sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc tự học để nâng cao năng lực ngôn 
ngữ và mong muốn được phát triển năng lực tự chủ trong học tập. Tuy nhiên, phần lớn dường như vẫn chưa 
sẵn sàng cho việc tự chịu trách nhiệm với các hoạt động học tập của mình.
Từ khóa: Tự chủ, tự học, kỹ năng thực hành tiếng, sinh viên chuyên ngữ.
ABSTRACT
An Investigation into Learner Autonomy of the English Majors
at Quy Nhon University in the Learning of the Language Skills
This article is an investigation into learners’ perceptions of learner autonomy and the reality of 
learner autonomy in language learning skills of the pedagogical English majors at Quy Nhon University 
from which some suggestions on enhancing the learner autonomy in developing language learning skills 
are given. The results of the survey revea l that the students are aware of the important role of learner 
autonomy in their academic success, and wish to be instructed to become autonomous learners. However, 
most of them are not ready for taking charge of their own learning.
Keywords: Learner autonomy, language skills, English majors.
1. Mở đầu
Trong môi trường đại học, ngoài giờ học trên lớp, hoạt động tự học đóng một vai trò đặc 
biệt quan trọng bởi nó không những giúp cho người học nắm vững và củng cố kiến thức đã học 
mà còn phát triển được tư duy sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, hình thành thói quen tự nghiên 
cứu tạo cơ sở cho việc học tập suốt đời.
Hơn nữa, từ 15/08/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao 
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT). Bản chất của việc 
đào tạo theo tín chỉ là đào tạo tích cực, lấy người học làm trung tâm, cho phép sinh viên chủ động 
quyết định khả năng và thời gian tham gia các tín chỉ. Trong đó, tự học - một trong những yêu cầu 
bắt buộc của đào tạo tín chỉ - đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của 
sinh viên các trường đại học, cao đẳng, là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Vì 
vậy, việc tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách 
*Email: ngocdhqn@gmail.com
Ngày nhận bài: 31/8/2018; Ngày nhận đăng: 20/10/2018
16
nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thế nhưng, trên thực 
tế, nhiều sinh viên vẫn chưa quen với việc học tập theo tín chỉ, vẫn còn mang nặng cách học thụ 
động và chưa chủ động với hoạt động tự học hoặc không biết cách tự học.
Với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp giúp sinh viên đạt hiệu quả trong việc tự học các 
môn kỹ năng thực hành tiếng Anh, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của người học về 
tính tự chủ trong học tập và thực trạng của việc tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng của sinh 
viên ngành sư phạm tiếng Anh K.38 Trường Đại học Quy Nhơn. 
2. Tổng quan về tính tự chủ trong học tập
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 
Học tập tự chủ (autonomous learning hay autonomy), là một trong những khái niệm có tầm 
ảnh hưởng trong lịch sử giáo dục thế giới. Xuất hiện ở các nước phương Tây vào những năm 60 
của thế kỷ 20, đến đầu những năm 70 học tập tự chủ nhanh chóng trở thành đề tài hấp dẫn với 
những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, mở ra những vấn đề nghiên cứu trong dạy học 
ngôn ngữ.
Yves Châlon, người sáng lập ra CRAPEL (Centre de Recherches et d’Applications en 
Langues) tại Trường ĐH Nancy của Pháp được coi là cha đẻ của vấn đề tự chủ trong học ngoại 
ngữ. Năm 1972, Châlon qua đời và để lại quyền điều hành CRAPEL cho Henri Holec, người tiếp 
tục nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1979, Holec đã cho ra đời quyển “Autonomy and Foreign 
Language Learning” và sau đó quyển “Autonomy and Self-Directed Learning: present fi elds of 
application” năm 1988. (Theo Egel. 2009)
Sau Holec, các nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm đến lĩnh vực này. Có thể kể tên một 
số các nhà nghiên cứu như Leslie Dickinson với “Self-Instruction in Language Learning” (CUP, 
1989); David Little (ed.) với “Self-access Systems for Language Learning” (1989); Arthur 
Brookes and Peter Grundy với “Individualisation and Autonomy in Language learning” (1988); 
David Gardner and Lindsay MiUer với “Topics in Self-access”.
Ở nước ta, theo tìm hiểu của chúng tôi, những công trình tiêu biểu có liên quan đến tính 
tự chủ trong học tập của người học có thể kể đến là: “Luận bàn và kinh nghiệm về tự học” của 
GS. TSKH Nguyễn Cảnh Toàn (1995), một tấm gương sáng về tự học ở nước ta với quan điểm 
“Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn luyện để biến đổi nhân cách của mình”; hay các bài báo 
“Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh” đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 2 năm 1998 
của tác giả Nguyễn Nghĩa Dán và “Bàn về chuyện tự học” trên Kiến thức ngày nay số 396 năm 
2001 của Cao Xuân Hạo.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu của các giảng viên ở các trường ĐH, cao đẳng, 
các học viên cao học, hoặc sinh viên như “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả tự học cho 
sinh viên trong mô hình đào tạo tín chỉ” của tác giả Ngô Giang An Trường ĐH Nông Lâm Thái 
Nguyên (2012); “Vấn đề tự học của sinh viên khoa Kinh tế và vai trò của giảng viên” của Nguyễn 
Văn Ngọc, khoa Kinh tế, ĐH Ngoại Thương; hay luận văn tiến sĩ về tự chủ trong học ngoại ngữ 
của Nguyễn Thanh Nga “Learner autonomy in language learning, teachers’ beliefs”(Queensland 
University 2014).
Nguyễn Thị Phương Ngọc, Bùi Thị Đào
17
 Tập 12, Số 6, 2018
Việc tự học của sinh viên cũng là vấn đề được quan tâm của giảng viên ĐH Quy Nhơn nói 
chung và khoa Ngoại ngữ nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu 
khảo sát đánh giá thực tế nào của giảng viên về nhận thức cũng như hoạt động tự học của sinh 
viên chuyên ngữ tại trường. 
2.2. Định nghĩa về tự học
“Tự học” hay “Tự chủ trong học tập” (learner autonomy) là một thuật ngữ gây nhiều tranh 
luận, và đôi khi các nhà giáo dục học và ngôn ngữ học không thể thống nhất hoàn toàn với nhau 
về khái niệm này. Theo Little (1991) do bản chất phức tạp của nó, không dễ để định nghĩa tính tự 
chủ học tập bằng một khái niệm đơn thuần (single expression). Có lẽ định nghĩa của Holec (1981; 3) 
là định nghĩa được sử dụng nhiều nhất. Theo ông, tự chủ trong học tập là “sự tự do và khả năng 
sắp xếp việc học, tự chịu tránh nhiệm về các quyết định liên quan đến việc học của bản thân”.
Little (1991; 4) bổ sung định nghĩa của Holec với “khả năng suy xét độc lập (detachment), tự 
biện (critical refl ection), tự quyết định (decision - making), và hành động độc lập (independent 
action)”. Dickinson (1987; 11) và Benson & Voller (1997; 29) có cùng quan điểm với Little. 
Dickinson định nghĩa việc tự chủ trong học tập là “tình huống mà ở đó người học hoàn toàn tự 
chịu trách nhiệm với các quyết định có liên quan đến việc học và việc thực hiện các quyết định 
đã đề ra. Còn theo Benson, “tự học là khả năng tự kiểm soát quá trình học tập của bản thân”. 
Littlewood (Benson & Voller. 1997; 79) cũng cho rằng tính tự chủ trong học tập là “khả năng và 
sự tự nguyện (ability and willingness) của người học trong việc đưa ra những sự lựa chọn mang 
tính độc lập”.
Tóm lại, tính tự chủ trong học tập có thể được hiểu là tự do và khả năng sắp xếp việc học, 
tự chịu tránh nhiệm về các quyết định liên quan đến việc học của bản thân. Khả năng này bao gồm 
việc tự sắp xếp việc học, lựa chọn nội dung và phương pháp học tập, và tự chịu trách nhiệm với 
kết quả học tập của mình.
2.3. Tinh thần trách nhiệm và tính tự chủ trong học tập
Tinh thần trách nhiệm trong học tập có liên quan mật thiết đến tính tự chủ trong học tập của 
sinh viên. Hai khái niệm này đều đòi hỏi sự học tập tích cực của sinh viên. Người học có trách 
nhiệm không nhất thiết phải luôn luôn hoàn thành bài tập được giao và làm theo hướng dẫn của 
giáo viên. Theo Scharle and Szabo (2005; 3), người học có trách nhiệm luôn ý thức được tầm quan 
trọng của sự tự nỗ lực trong học tập đối với sự tiến bộ của bản thân. Vậy nên việc không thể hoàn 
thành bài tập được giao được họ xem là việc mất đi cơ hội để tự mở rộng kiến thức, là sự bất lợi 
hơn là lo lắng sẽ bị giáo viên khiển trách. Người học có trách nhiệm sẽ luôn luôn biết tận dụng 
mọi cơ hội để tiến bộ và vì vậy sẽ luôn tự giác tham gia vào tất cả các hoạt động trên lớp cũng như 
hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
Còn như đề cập ở trên, tự chủ trong học tập được hiểu là sự tự do và khả năng sắp xếp việc 
học, giúp người học tự đưa ra quyết định liên quan đến việc học. Tuy nhiên, trong thực tế hai khái 
niệm này rất khó phân biệt rạch ròi. Lấy ba tình huống sau làm ví dụ: 
- Người học yêu cầu giáo viên giải thích một nội dung nào đó trong bài học.
- Người học tự tra một từ mà giáo viên đã dùng trên lớp nhưng không giải thích nghĩa.
- Khi bài học trên lớp đề cập một vấn đề mà người học không giỏi hoặc không hiểu rõ, họ 
chú ý đặc biệt đến nó và tự nghiên cứu thêm ở nhà.
18
Rõ ràng ở những tình huống trên, người học rất có trách nhiệm với việc học và họ luôn tự 
ý thức được rằng họ phải nỗ lực để học tốt hơn. Người học cũng đã rất tự chủ trong việc học, thể 
hiện ở chỗ là họ tự học không phụ thuộc vào giáo viên, không đợi chờ giáo viên giao nhiệm vụ. 
Như vậy có thể nói là, để củng cố và xây dựng phương pháp tự học cho sinh viên, giảng viên phải 
giúp sinh viên ý thức được trách nhiệm đối với việc học tập và đồng thời khuyến khích họ tích 
cực tham gia vào việc quyết định việc học của bản thân.
3. Tìm hiểu hoạt động tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng Anh của sinh viên ngành 
Sư phạm tiếng Anh tại ĐH Quy Nhơn 
3.1. Thực trạng về trách nhiệm của giáo viên và sinh viên trong hoạt động học tập
Khi được hỏi về việc ai đang là người chịu trách nhiệm trong các hoạt động giảng dạy 
và học tập hiện nay, giáo viên hay sinh viên, với các mức độ lựa chọn: (1) hoàn toàn chịu trách 
nhiệm, (2) chủ yếu chịu trách nhiệm, (3) chịu trách nhiệm vừa phải, (4) hầu như không chịu trách 
nhiệm và (5) không chịu trách nhiệm hoàn toàn. Đa số các lựa chọn rơi vào hai mức độ 1, 2 hoặc 
4, 5. Biểu đồ 1 dưới đây miêu tả hai mức độ 1 và 2 theo kết quả thu được bảng điều tra 120 sinh 
viên ngành Sư phạm tiếng Anh K. 38.
Biểu đồ 1. Thực trạng về trách nhiệm của giáo viên và sinh viên trong hoạt động học tập
Kết quả trên cho thấy đa số sinh viên cho rằng các hoạt động học tập bao gồm việc chọn 
giáo trình, nội dung học, mục tiêu bài học, giao bài tập về nhà, sửa bài và đánh giá kết quả học tập 
đều do giáo viên chịu trách nhiệm hoàn toàn hoặc chủ yếu. Đặc biệt sinh viên hoàn toàn không 
tham gia vào việc quyết định hoạt động học tập, thời gian cho các hoạt động, chọn giáo trình học, 
xác định mục tiêu bài học, đánh giá kết quả học tập, và chọn bài tập về nhà. Đối với việc tạo hứng 
thú trong giờ học, đa số sinh viên (75%) cho rằng giáo viên đóng vai trò chính, 83% sinh viên cho 
rằng họ hầu như không chịu trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm tìm ra cách học phù hợp cho 
bản thân; tuy nhiên 42% tin rằng, sinh viên cũng góp phần chính làm cho buổi học thú vị hơn. 
Kết quả trên cũng cho thấy 66% và 69% sinh viên nhận thấy họ được trao quyền tự chủ trong việc 
Nguyễn Thị Phương Ngọc, Bùi Thị Đào
19
 Tập 12, Số 6, 2018
sửa bài và tìm tài liệu học thêm. 79% cho rằng họ phải tự chịu trách nhiệm tìm ra điểm mạnh và 
yếu của mình.
Tóm lại, kết quả điều tra trên phần nào cho thấy mặc dù sinh viên không thể tự do lựa chọn 
giáo trình, nội dung, và hoạt động học tập yêu thích, chưa thể tham gia vào việc đánh giá kết quả 
học tập của mình nhưng họ lại được khuyến khích tham gia vào quá trình giải thích bài học, sửa 
bài tập, tìm tài liệu học tập phù hợp và tìm ra mặt mạnh và yếu của bản thân. Tuy nhiên, thực tế 
cho thấy sinh viên vẫn chưa chủ động trong việc tìm ra cách học hiệu quả, một yếu tố quan trọng 
trong quá trình tự học.
3.2. Nhận thức của sinh viên về việc tự chủ trong học tập
3.2.1. Nhận thức của sinh viên đối với việc tự học
Khi được hỏi liệu việc tự học có đôi khi tốt hơn học trên lớp cùng giáo viên không, 54% 
sinh viên đánh giá cao vai trò của việc tự học, 38% vẫn cần nghe giáo viên giảng bài, 8% không 
chắc về hiệu quả của việc tự học. Điều đó cho thấy, sinh viên mặc dù có ý thức về tầm quan trọng 
của việc tự học nhưng vẫn chưa hoàn toàn tự tin vào khả năng tự học tập của mình.
Biểu đồ 2. Nhận thức của sinh viên đối với việc tự học
3.2.2. Quan điểm của người học về vai trò và trách nhiệm của người dạy và người học 
Hai biểu đồ 3 và 4 trang bên cho thấy sinh viên đánh giá cao vai trò quan trọng của giáo 
viên trong việc quyết định kết quả học tập của mình. Cụ thể, một mặt 100% sinh viên đồng ý phải 
tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, mặt khác gần như tất cả sinh viên (86%) cho 
rằng giáo viên cũng phải chịu trách nhiệm cho việc này. Điều này cho thấy sinh viên vẫn còn chưa 
quen với việc học tập độc lập. Họ vẫn còn cần sự chỉ dẫn, giám sát chặt chẽ từ giáo viên. Rõ ràng 
hơn, 81% sinh viên được hỏi ủng hộ việc giáo viên nên đóng vai trò người giảng dạy và sinh viên 
luôn theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó, việc giáo viên cần thường xuyên kiểm tra bài 
tập và thông báo tiến độ học tập của sinh viên cũng được nhiều sinh viên (63% và 100%) yêu cầu. 
Kết quả chứng minh sinh viên chưa thật sự có ý thức tự giác trong học tập, họ vẫn cần người đôn 
đốc trong học tập hoặc có thể họ chưa tin tưởng vào khả năng tự học của bản thân. Lý do này có 
vẻ hợp lý vì đến 90% sinh viên thích được thầy cô giáo sửa bài và chỉ lỗi sai và đa số chưa quen 
với việc tự kiểm tra đánh giá.
Ở một khía cạnh khác, sinh viên vẫn ý thức được trách nhiệm tự đánh giá và đánh giá lẫn 
nhau trong quá trình học tập. Bên cạnh đó họ cho thấy mong muốn được phát triển khả năng học 
20
tập độc lập: 89% ủng hộ quan điểm giáo viên nên dạy cho sinh viên cách học hơn là cung cấp nội 
dung; 88% mong muốn giáo viên khuyến khích học tập sáng tạo và tư duy phản biện của sinh 
viên; 85% chủ động tìm tài liệu học thêm. Ngoài ra, việc sinh viên quan tâm đến những lỗi họ mắc 
phải khi nói hoặc viết tiếng Anh cho thấy họ có ý thức trong việc tự hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ. 
Biểu đồ 3. Quan điểm của người học về vai trò và trách nhiệm của giáo viên
Biểu đồ 4. Quan điểm của sinh viên về vai trò và trách nhiệm của người học
3.3. Mức độ tự tin của người học trong việc tự đưa ra các lựa chọn cho việc học
Theo kết quả khảo sát, nhiều sinh viên còn nghi ngờ khả năng tự đưa ra quyết định liên 
quan đến việc học tập độc lập. Điển hình, phần đông sinh viên trả lời chỉ “hơi tự tin” hoặc “không 
tự tin” với một số lựa chọn như tự sửa lỗi (57% và 20%), thiết lập mục tiêu học tập (46% và 15%), 
quyết định thời gian thực hiện các hoạt động học tập (40% và 31%), chọn tài liệu học tập bổ trợ 
(45% và 25%), tự đánh giá quá trình học tập (34% và 31%), và trợ giúp bạn trong học tập (41% 
và 18%). Trong đó, sinh viên không tự tin nhất với việc tự sửa lỗi, tự đánh giá quá trình học tập 
và chọn tài liệu tham khảo phù hợp.
Mặt khác, hơn 70% sinh viên cho rằng họ có thể tự tin chọn nội dung học tập cần thiết. 61% 
khẳng định tự tin vào khả năng làm việc nhóm, trong đó có 32% khẳng định rất tự tin.
Nguyễn Thị Phương Ngọc, Bùi Thị Đào
21
 Tập 12, Số 6, 2018
Biểu đồ 5. Mức độ tự tin của người học trong việc đưa ra lựa chọn cho việc học
3.4. Hoạt động tự học các môn thực hành tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ ĐH 
Quy Nhơn
3.4.1. Sinh viên tự đánh giá về năng lực các môn kỹ năng thực hành tiếng
Theo kết quả điều tra (biểu đồ 6), môn có nhiều sinh viên cảm thấy tự tin nhất là môn Đọc 
hiểu, với 36% sinh viên. Kế tiếp là môn Nói với 30% sinh viên.
Đa số sinh viên (40%) cảm thấy không tự tin với khả năng Viết và Nghe tiếng Anh. Biểu 
đồ 6 cũng cho thấy so với môn Nghe hiểu, đến 30% sinh viên cho là hầu như không tự tin vào 
kỹ năng Viết.
Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với việc hơn 70 lượt sinh viên chọn môn Viết là môn học 
cần sự giúp đỡ nhiều nhất từ giáo viên và cho là không tự tin và chưa đủ trình độ để học môn viết 
độc lập. Có thể tóm tắt lý do các sinh viên này đưa ra như sau:
- Có nhiều dạng bài viết và không biết phát triển ý như thế nào cho phù hợp.
- Không thể tự đánh giá bài viết và tìm ra lỗi sai nhất là về mặt cấu trúc và từ vựng.
- Thiếu ý tưởng và không biết cách chọn từ vựng và cấu trúc.
- Không biết như thế nào là một bài viết đạt yêu cầu.
Trong đó phần nhiều sinh viên cho là họ không biết cách phát triển ý, chọn từ vựng và nhất 
là tự sửa lỗi sai. 
Tuy nhiên, trái với dự đoán sau môn Viết, môn Đọc được 54 lượt sinh viên cho là cần sự 
giúp đỡ của giáo viên. Sinh viên cho rằng họ không đủ thời gian để hoàn thành bài đọc, không biết 
cách tìm thông tin trả lời câu hỏi ở các bài đọc dài, khó và không biết tìm nguồn tài liệu phù hợp 
để học thêm. Môn Nói cũng được 42 lượt cho là cần sự trợ giúp từ giáo viên vì họ không biết cách 
sắp xếp ý tưởng, nói như thế nào cho thuyết phục, không tự tin với cách phát âm và trên hết họ 
cần sự tương tác trong giao tiếp. Môn Nghe được nhiều sinh viên cho là khó, nhưng chỉ có 32 lượt 
người tham gia điều tra cho là họ không thể tự luyện môn này. Phần đông cần giáo viên giới thiệu 
tài liệu học thêm và hướng dẫn kỹ năng nghe. Đáng chú ý, hơn 20 trong số 100 sinh viên được hỏi 
cho là họ không thể học mà không có sự trợ giúp từ giáo viên ở cả tất cả 4 kỹ năng (Biểu đồ 7).
22
Biểu đồ 6. Sinh viên tự đánh giá về năng lực các môn kỹ năng thực hành tiếng
Biểu đồ 7. Môn học sinh viên chưa tự tin tự học
3.4.2. Các hoạt động tự học
Kết quả điều tra các hoạt động tự học phổ biến của sinh viên cho kết quả như sau:
Biểu đồ 8. Các hoạt động tự học
Nguyễn Thị Phương Ngọc, Bùi Thị Đào
23
 Tập 12, Số 6, 2018
Biểu đồ trên cho thấy hoạt động tự học thường xuyên của sinh viên gắn liền với nhiệm vụ 
được giao. Gần như tất cả sinh viên đều sử dụng sách giáo khoa thường xuyên và làm bài tập về 
nhà đầy đủ. Sinh viên cũng ý thức được việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp tuy nhiên chỉ có 39% 
cho là thường xuyên, 43% sinh viên xác nhận họ hiếm khi hoặc không bao giờ chuẩn bị bài trước 
buổi học. Lý do được nhiều sinh viên đưa ra là họ không được giao nhiệm vụ cụ thể, có quá nhiều 
bài tập phải hoàn thành; một số ít cho rằng điều này không cần thiết. Trái lại, người học lại có vẻ 
mặn mà hơn với việc làm bài tập từ những nguồn tài liệu có sẵn với 23% trả lời thường xuyên và 
68% thỉnh thoảng.
Đối tượng điều tra cũng cho thấy họ có trách nhiệm với việc tự giác ôn tập. Tuy vậy, chỉ có 
33% cho là thường xuyên, 37% hiếm khi hoặc không bao giờ tự giác xem lại bài. Tương tự, gần 
90% hiếm khi hoặc không bao giờ thực hiện việc tự kiểm tra tiến độ học tập của mình. Kết quả 
này phản ánh việc thiếu ý thức trách nhiệm đối với việc học của sinh viên. Đa số còn mang nặng 
tư tưởng học đối phó, chỉ học khi có kiểm tra và hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả đánh giá của 
thầy cô giáo, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tự kiểm tra hoặc chưa biết cách tự kiểm 
tra quá trình học tập để có những điều chỉnh kịp thời để tiến bộ.
Nhiều sinh viên cho thấy chưa sẵn sàng đối với hoạt động tự học các kỹ năng riêng biệt từ 
những nguồn tài liệu thực tế (authentic materials) chẳng hạn đọc báo hoặc nghe thời sự. Thật vậy, 
63% trong số sinh viên được hỏi hiếm khi hoặc chưa bao giờ đọc báo, tạp chí bằng tiếng Anh hoặc 
nói chuyện

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_hoat_dong_tu_hoc_cac_mon_ky_nang_thuc_hanh_tieng_cu.pdf
Tài liệu liên quan