Tiếng Anh kiểu Mĩ và kiểu Anh

Loạt bài tiếng Anh đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Có người đề nghị tôi

nên tập trung vào kĩ năng viết bài báo khoa học hơn là tiếng Anh vì các “đại gia”

tiếng Anh trong nước đã xuất bản hàng trăm sách về chuyện này.

pdf5 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng Anh kiểu Mĩ và kiểu Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Anh kiểu Mĩ và kiểu Anh 
 Loạt bài tiếng Anh đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Có người đề nghị tôi 
nên tập trung vào kĩ năng viết bài báo khoa học hơn là tiếng Anh vì các “đại gia” 
tiếng Anh trong nước đã xuất bản hàng trăm sách về chuyện này. 
Tuy nhiên, như tôi nói ngay từ đầu, đây là không phải là loạt bài mang tính 
giáo khoa, mà chỉ là những mẹo, kinh nghiệm cá nhân để chia sẻ với các bạn 
thôi. Tôi không có ý cạnh tranh với các thầy giáo tiếng Anh. Có bạn đọc đặt 
câu hỏi, xin cố vấn. Trong số thư gửi đến, có 2 thư mà tôi nghĩ có thể đem ra 
đây bàn thảo. Hai thư này liên quan đến những khác biệt giữa tiếng Anh kiểu 
Mĩ và tiếng Anh kiểu  người Anh. 
1. Dấu phẩy và and 
Thư thứ nhất hỏi tôi về cách sử dụng dấu phẩy (,). Bạn đọc hỏi tôi rằng anh viết 
“They studied history, mathematics and chemistry” thay vì “They studied history, 
mathematics, and chemistry”, như vậy câu nào chuẩn hơn. Tôi trả lời ngay rằng cả 
2 câu đều chuẩn. Người Mĩ hay dùng dấu phẩy trước and, còn người Anh thì bỏ 
dấu phẩy. 
Cá nhân tôi thấy tiếng Anh kiểu Mĩ thực tế hơn, đơn giản hơn, mà lại nhẹ nhàng 
hơn tiếng Anh kiểu Hoàng hậu (Queen’s English). Do đó, tôi quen với cách viết 
của Mĩ, và điều này đã gây bực bội cho vài đồng nghiệp ở Úc vì Úc theo Anh. 
Bạn đọc đó cũng hỏi có nên viết History, Mathematics, Chemistry (thay vì history, 
mathematics, chemistry). Tôi nghĩ mấy danh từ là danh từ chung, nên không có lí 
do gì viết hoa mẫu tự đầu cả. Thật vậy, nhiều tập san khoa học bây giờ đòi hỏi tác 
giả không nên viết hoa; họ không chịu “Study Design and Methods” mà bắt buộc 
phải viết “Study design and methods”. 
2. Story và storey 
Một bạn đọc khác hỏi tôi rằng: “Báo Saigon Times Weekly (bản tiếng Anh) số ra 
ngày 12/9/09, ở trang 35 có dòng chữ quảng cáo: 
 37 Story Luxury Condominiums 
Tôi nghĩ chắc họ muốn nói storey (tầng) chứ không phải story. Thầy có ý kiến gì 
không?” 
Tôi không nghĩ họ lầm. Thật vậy, Saigon Times viết đúng – đúng theo tiếng Anh 
kiểu Mĩ. Trong tiếng Anh kiểu Mĩ, người ta có thể viết story để vừa chỉ tầng vừa 
chỉ câu chuyện, tùy theo văn cảnh. Còn tiếng Anh kiểu Anh thì phân biệt rành rọt 
giữa storey và story. 
Ở đây, tôi chỉ muốn bàn thêm 2 điểm: 
Thứ nhất là chuyện số nhiều và số ít. Trong tiếng Anh, những danh từ gốc Latin 
như datum (dữ liệu), condominium (căn hộ), addendum (phụ chú), v.v có số 
nhiều là data, condominia, addenda, v.v Nhưng người Mĩ thì bất cần qui tắc của 
tiếng Anh của người Anh, nên họ viết số nhiều là condominiums. 
Số nhiều của storey hay story là stories. Do đó, nếu muốn nói 37 tầng thì viết đúng 
là 37 stories. Nhưng nếu viết 37-story (chú ý không có số nhiều) thì chữ này thành 
mệnh đề tính từ, và phải kèm theo sau một danh từ, chẳng hạn như “37-story 
building” có nghĩa là building có 37 tầng. 
Quay trở lại câu quảng cáo “37 Story Luxury Condominiums”, tôi nghĩ đáng lẽ 
phải có dấu gạch nối thì chuẩn hơn: 37-Story Luxury Condominiums. 

File đính kèm:

  • pdfdoc34_7267.pdf
Tài liệu liên quan