Tiếng Anh cho học sinh yếu kém

THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG(Present simple and tobe)

Đây là một trong những thì được dùng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Khi học xong thì này, bạn sẽ có thêm kiến thức ngữ pháp để đặt câu. Để đặt được càng nhiều câu, bạn càng phải biết nhiều động từ. Bạn chỉ cần nhớ động từ ở dạng nguyên mẫu của nó. Khi chủ ngữ thay đổi, động từ sẽ phải thay đổi cho phù hợp và thay đổi như thế nào, bài này sẽ chỉ cho bạn các quy tắc cần biết. Động từ thường loại trừ động từ TO BE và động từ khiếm khuyết.Một lần nữa, khi học thì nào ta luôn xem xét công thức của nó ở 3 thể: khẳngđịnh, phủ định và nghi vấn.

* Công thức thể khẳng định:

 Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ

-Lưu ý:

+ Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ.

+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.

+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ.

 

doc40 trang | Chia sẻ: Thanhnguyen | Ngày: 07/11/2022 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiếng Anh cho học sinh yếu kém, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG(Present simple and tobe)
Đây là một trong những thì được dùng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Khi học xong thì này, bạn sẽ có thêm kiến thức ngữ pháp để đặt câu. Để đặt được càng nhiều câu, bạn càng phải biết nhiều động từ. Bạn chỉ cần nhớ động từ ở dạng nguyên mẫu của nó. Khi chủ ngữ thay đổi, động từ sẽ phải thay đổi cho phù hợp và thay đổi như thế nào, bài này sẽ chỉ cho bạn các quy tắc cần biết. Động từ thường loại trừ động từ TO BE và động từ khiếm khuyết.Một lần nữa, khi học thì nào ta luôn xem xét công thức của nó ở 3 thể: khẳngđịnh, phủ định và nghi vấn.
* Công thức thể khẳng định:
      Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ 
-Lưu ý:
+ Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ.  
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ.
+ Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như sau:
+ ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ:
WATCH -->HE WATCHES...
GO --> SHE GOES...
DO --> HE DOES...
MISS -- SHE MISSES...
WASH --> HE WASHES...
MIX --> SHE MIXES...
DOZE --> HE DOZES...
+ KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY --> IT FLIES... 
+ TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÒN LẠI, TA THÊM S.
- Thí dụ:
+ I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem.
+ YOU  ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ.
+ THEY SING KARAOKE EVERY SUNDAY. = Họ hát karaoke mỗi chủ nhật.
+ SHE LOVES DURIANS = Cô ấy mê món sầu riêng.
+ HE AND I SING VERY WELL. = Anh ta và tôi hát rất hay.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG. = Con chó đó sủa tối ngày. 
+ SHE CRIES WHEN SHE MISSES HER HOMETOWN. = Cô ấy khóc khi nhớ nhà. 
- Ngoại lệ:
HAVE --> HAS
I HAVE...
YOU HAVE..
SHE HAS... 
* Công thức thể phủ định:
  Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 
- Lưu ý:
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số nhiều, ta dùng DO.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES
+ DO NOT viết tắt là DON'T
+ DOES NOT viết tắt là DOESN'T 
+ Thông thường, khi nói, ta dùng dạng viết tắt, dạng đầy đủ để dành khi muốn nhấn mạnh. 
- Thí dụ:
+ I DON'T LIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
+ YOU DON'T UNDERSTAND THE MATTER = Bạn không hiểu vấn ề ở đây.
+ SHE DOESN'T RESPECT OLD PEOPLE JUST PEOPLE THEY ARE OLD = Cô ta không kính trọng người lớn tuổi chỉ vì họ lớn tuổi. 
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG BECAUSE IT DOESN'T WANT TO BE CHAINED. = Con chó đó sủa suốt ngày bởi vì nó không muốn bị xích lại.
* Công thức thể nghi vấn:
  DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ? 
- Lưu ý:
+ Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số nhiều nào.
+ Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít nào.
- Thí dụ:
+ DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không?
+ DOES SHE LIKE ME? Cô ấy có thích tôi không?
+ DO THEY KNOW THEY DISTURB OTHER PEOPLE WHEN THEY SING KARAOKE TOO LOUD? = Khi họ hát karaoke quá lớn, họ có biết rằng họ làm phiền người khác không? 
* Khi nào dùng thì hiện tại đơn:
- Khi cần diễn tả một hành động chung chung,  thường lặp đi lặp lại trong hiện tại.
- Khi nói về một dữ kiện khoa học hoặc một chân lý luôn luôn đúng (mặt trời mọc ở hướng Đông)
- Khi đưa ra chỉ dẫn (Đến ngã tư, quẹo trái). 
- Khi nói về một sự việc diễn ra theo thời khóa biểu nhất định
- Khi nói về một thói quen trong hiện tại 
- VD:
+ The sun rises in the east and sets in the west. = Mặt trời mọc ở hướngĐông và lặn ở hướng Tây.
+ You walk down this street and turn left at the second crossroads. = Bạn đi đường này và rẽ trái ở ngã tư thứ hai.
+ The bus leaves at 8 o'clock. = Xe buýt khởi hành lúc 8 giờ
+ I always go to bed before 12. = Tôi luôn đi ngủ trước 12 giờ. 
* Những trạng từ thường dùng trong thì hiện tại đơn: 
NEVER = không bao giờ
SOMETIMES = thỉnh thoảng 
OFTEN = thường
USUALLY = thường (mức độ thường cao hơn OFTEN) 
ALWAYS = luôn luôn
Sưu tầm và biên soạn bởi Nguyễn Lê Ngọc Vũ
EVERY DAY = mỗi ngày (có thể thay DAY bằng MONTH (tháng), WEEK (tuần), YEAR (năm)...)
* 3 Loại câu hỏi với thì hiện tại đơn của động từ thường:
- Câu hỏi YES - NO:
+ Cấu trúc : giống như thể nghi vấn trên đây.
+ Cách trả lời:
Nếu trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DO hoặc DOES (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)
Nếu trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DO NOT hoặc DOES NOT  (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)
 + Thí dụ:
DO YOU UNDERSTAND WHAT I SAID? = Bạn có hiểu điều tôi vừa nói không?
Trả lời YES: ---> YES, I DO.
Trả lời NO: ---> NO, I DON'T. 
- Câu hỏi OR:
+ Cấu trúc:
  DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 + Bổ ngữ 3 (nếu có)?  
+ Cách trả lời:
Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3 (tùy theo người trả lời) 
Lưu ý:
Động từ phù hợp là phải được chia tương ứng theo chủ ngữ, phần trên đây có giải thíc.
Ta có thể rút ngắn câu trả lời bằng cách bỏ chủ ngữ và động từ, chỉ trả lời với bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3...
+ Thí dụ:
Hỏi: DO YOU LIKE COFFE OR TEA? = Bạn thích cà phê hay trà?
Trả lời: I LIKE COFFEE. (nếu thích cà phê) --------> Cách trả lời gọn hơn: COFFEE.
Trả lời: I LIKE COFFEE  (nếu thích trà) ---------------> Cách trả lời gọn hơn: TEA.
- Câu hỏi WH:
+ Cấu trúc:
  Từ WH + DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ? 
+ Cách trả lời: theo nội dung câu hỏi, công thức giống như công thức thể khẳng định ở trên.  
+ Thí dụ:
Hỏi: WHY DO YOU DISLIKE HIM? = Tại sao bạn ghét anh ta?
 Trả lời: BECAUSE HE IS ARROGANT. =Tại vì anh ta kiêu căng.
THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN(Present continuous)
Thì hiện tại tiếp diễn dùng diễn tả hành động đang diễn ra trong hiện tại. Ngoài ra nó còn được dùng để diễn tả những hành động mang tính tạm thời. Thì này là thì một trong những thì cơ bản. 
* Công thức thể khẳng định:
  Chủ ngữ + TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) 
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE) -nếu cần, bạn xem lại bài "Động từ TO BE".
Sưu tầm và biên soạn bởi Nguyễn Lê Ngọc Vũ
+ Động từ nguyên mẫu khi không nói gì khác được hiểu là động từ nguyên mẫu không có TO. 
+ Khi thêm ING ngay đằng sau động từ nguyên mẫu, cần nhớ vài quy tắc sau:
Nếu động từ tận cùng bằng 1 chữ cái E, bỏ E đi rồi mới thêm ING ( RIDE --> RIDING)
Nếu động từ tận cùng bằng 2 chữ cái E, thêm ING bình thường, không bỏ E ( SEE --> SEEING)
Nếu động từ tận cùng bằng IE, đổi IE thành Y rồi mới thêm ING (DIE --> DYING)
Nếu động từ đơn âm tận cùng bằng 1 và chỉ 1 trong 5 nguyên âm (A, E, I, O, U) với một và chỉ một phụ âm, ta viết phụ âm đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ING. ( STOP --> STOPPING, WRAP --> WRAPPING, SHOP  --> SHOPPING...)
Các động từ ngoài các quy tắc trên ta thêm ING bình thường.
- Thí dụ:
+ I AM TYPING A LESSON = Tôi đang đánh máy 1 bài học
+ YOU ARE READING THIS ARTICLE = Bạn đang đọc bài này.
+ HE IS SLEEPING = Anh ta đang ngủ
+ SHE IS SWIMMING = Cô ấy đang bơi.
+ THE DOG IS BARKING = Con chó đang sủa
* Công thức thể phủ định:
  Chủ ngữ + TO BE + NOT + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) 
- Lưu ý:
+ TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ. (AM hay IS hay ARE)
+ AM NOT không viết tắt nhưng có thể viết tắt I M = I'M
+ IS NOT viết tắt = ISN'T
+ ARE NOT viết tắt = AREN'T
- Thí dụ:
+ I'M NOT JOKING, I AM SERIOUS = Tôi không phải đang đùa đâu, tôi nói nghiêm chỉnh đấy!
+ SHE IS NOT DRINKING WATER, SHE IS DRINKING VODKA. = Cô ta không phải đang uống nước, cô ta đang uống rượu vodka.
* Công thức thể nghi vấn:
  TO BE + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) ? 
- Lưu ý:
+ TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE)
- Thí dụ:
+ ARE YOU KIDDING? = Mầy đang đùa hả?
+ IS SHE CRYING? Có phải cô ấy đang khóc 
* Khi nào thì dùng thì hiện tại tiếp diễn:
- Khi diễn ta hành động đang xảy ra trong hiện tại ngay khi nói.
+ I AM TRYING TO EXPLAIN BASIC GRAMMAR TO YOU = Tôi đang cố giải thích ngữ pháp cơ bản cho bạn.
- Khi diễn tả hành động đang xảy ra trong hiện tại, nhưng không nhất thiết là trong lúc đang nói. Nói cách khác, tình huống này mô tả một hành động hiện trong quá trình thực hiện trong hiện tại:
+ I AM WORKING ON A WEBSITE = Tôi đang làm 1 website  (Khi tôi nói câu này, tôi có thể đang uống cà phê với bạn, nhưng tôi đang trong quá trình thực hiện hành động làm website)  
Sưu tầm và biên soạn bởi Nguyễn Lê Ngọc Vũ
- Khi diễn ta hành động mà bình thường không xảy ra, hiện giờ chỉ xảy ra tạm thời thôi, vì một lý do nào đó.
+ I AM NOT WORKING TODAY BECAUSE I HAVE A BAD FEVER .= Hôm nay tôi không làm việc vì tôi bị sốt cao (Bình thường tôi làm việc, tạm thời hôm nay không làm việc vì bị sốt)
- Khi diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai rất gần, đã có kế hoạch sẵn, phải nêu rõ trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
+  I AM SEEING MY DENTIST TOMORROW = Ngày mai tôi đi gặp nha sĩ của tôi. (đã có hẹn sẵn với nha sĩ)
+ ARE YOU DOING ANYTHING TONIGHT? = Tối nay em có làm gì không? (hỏi xem người ta có lên kế hoạch gì cho tối nay hay chưa) 
* Câu hỏi WH với thì hiện tại tiếp diễn:
- Công thức câu hỏi: thêm từ WH trước công thức thể nghi vấn của thì hiện tại tiếp diễn. 
- Thí dụ:
+ WHAT ARE YOU DOING ? Anh đang làm gì vậy? 
+ WHEN ARE YOU COMING HOME ? Khi nào anh về nhà?
* Cần biết thêm:
- Vì tính chất của thì hiện tại tiếp diễn là diễn tả hành động đang xảy ra nên ta thường dùng các trạng từ sau với thì này:
NOW = bây giờ
RIGHT NOW = ngay bây giờ
AT THE MOMENT = hiện thời
FOR THE TIME BEING = trong thời điểm hiện tại
- Một số động từ với bản chất ngữ nghĩa của chúng không thể dùng với thì tiếp diễn được, như:
KNOW = biết  
BELIEVE = tin 
UNDERSTAND = hiểu
HATE = ghét
LOVE = yêu
LIKE = thích
SOUND = nghe có vẻ
NEED = cần (tiếng Việt có thể nói "Tôi đang cần" nhưng tiếng Anh không thể dùng thì hiện tại tiếp diễn với động từ này, nếu muốn nói "Tôi đang cần..." bạn phải nói "I AM IN NEED OF..." hoặc chỉ là " I NEED...")
APPEAR = trông có vẻ
SEEM = có vẻ
OWN = sở hữu (tiếng Việt có thể nói " Tôi đang có..." nhưng tiếng Anh không dùng tiếp diễn với OWN mà chỉ cần nói " I OWN..." = Tôi sở hữu..
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH(Present perfect ) 
Nhu cầu diễn đạt của chúng ta rất lớn và nếu chỉ với những bài học trước, chúng ta sẽ không thể diễn đạt một số ý như: nói ai đó vừa mới làm gì, kể lại trải nghiệm của ta, thông báo ta đã bắt đầu làm và vẫn còn đang làm một việc gì đó,vv...Nhưng không sao, học xong bài này, bạn sẽ đặt được những câu như vậy.  
* Công thức thể khẳng định: 
  Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + Động từ ở dạng quá khứ phân từ. 
Sưu tầm và biên soạn bởi Nguyễn Lê Ngọc Vũ
- Giải thích:
+ Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng HAVE
+ Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS
+ Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.
WANTED  --> WANTED
NEEDED  --> NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE  --> DATED, LIVE  --> LIVED...) 
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY  --> TRIED, CRY  --> CRIED...)
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP  --> STOPPED, TAP  -->TAPPED, COMMIT  --> COMMITTED...)
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.
+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ - ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
DO --> DID
GO  --> GONE
SPEAK  --> SPOKEN
WRITE  --> WRITTEN 
Cuối bài này, ta sẽ có danh sách các động từ bất quy tắc.
- Thí dụ:
+ I HAVE  FINISHED DINNER. = Tôi mới ăn tối xong.
+ SHE HAS JUST COME BACK. = Cô ấy vừa mới quay lại. 
* Công thức thể phủ định:
  Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + NOT + Động từ ở dạng quá khứ phân từ. 
- Cách viết tắt:
+ HAVE NOT viết tắt = HAVEN'T
+ HAS NOT viết tắt = HASN'T 
- Lưu ý:
+ Nếu ta thay NOT trong công thức trên bằng NEVER, ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn (từ CHƯA thành CHƯA BAO GIỜ)  
- Thí dụ:
YOU HAVEN'T ANSWERED MY QUESTION. = Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.
HE HASN'T BEEN HERE BEFORE. = Trước giờ anh ta chưa đến đây. 
* Công thức thể nghi vấn:
  HAVE hoặc HAS + Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ phân từ ? 
Sưu tầm và biên soạn bởi Nguyễn Lê Ngọc Vũ
- Thí dụ:
+ HAVE YOU EVER FELT LONELY IN A CROWD? = Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn trong đám đông?
+ HAS SHE REPLIED TO YOUR EMAIL? = Cô ấy trả lời email bạn chưa? 
* Khi nào ta dùng thì hiện tại hoàn thành:
- Nói về sự trải nghiệm đã trải qua rồi hay chưa.
+ HAVE YOU EVER EATEN SUSHI? = Trước giờ bạn ăn món sushi chưa?
+ I HAVE NEVER BEEN TO SINGAPORE. = Tôi chưa bao giờ đi Singapore.
- Diễn tả một hành động đã bắt đầu trong qua khứ và vẫn còn tiếp tục đến hiện tại
+ I HAVE BEEN A TEACHER FOR FIVE YEARS. = Tôi đã làm giáo viên được 5 năm (đã bắt đầu làm giáo viên và vẫn còn làm giáo viên)
+ SHE HASN'T COME HERE FOR A LONG TIME - Lâu rồi cô ấy chưa đến đây. (đã bắt đầu ngưng đến đây và vẫn chưa đến đây)
- Diễn tả một hành động đã xảy ra trong hiện tại và có để lại kết quả hay hậu quả trong hiện tại.
+ I HAVE HAD DINNER = Tôi đã ăn tối xong (giờ tôi còn no).
+ HE HAS LOST HIS WALLET = Anh ấy đã bị mất bóp tiền (giờ anh ấy không có bóp tiền)
- Chú ý phân biệt 2 câu sau:
+ HE HAS GONE TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta không có ở đây đâu, anh ta đi Singapore chưa về).
+ HE HAS BEEN TO SINGAPORE  = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta đã được dịp đi Singapre trước đây, hiện tại anh ta không nhất thiết phải đang ở Singapre) 
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN(Present perfect continuous)
A It has been raining. Xem ví dụ sau:
Is it raining? 
No, but the ground is wet. 
It has been raining.
Trời mới vừa mưa xong.
Have/has been -ing là thì present perfect continuous.
I/we/they/you have (=I’ve etc.) been doing
I/we/they/you have (=I’ve etc.) been waiting
I/we/they/you have (=I’ve etc.) been playing
etc.
he/she/it has (=he’s ect.) been doing 
he/she/it has (=he’s ect.) been waiting
he/she/it has (=he’s ect.) been playing etc.
Ta dùng thì present perfect continuous khi nói về những hành động đã kết thúc gần đây hay mới vừa kết thúc và kết quả của nó có sự liên hệ hay ảnh hưởng tới hiện tại:
You’re out to breath. Have you been running? (you are out of breath now)
Bạn trông mệt đứt hơi. Bạn vừa mới chạy phải không? (hiện giờ anh ấy như đứt hơi).
Paul is very tired. He’s been working very hard. (he’s tired now)
Paul rất mệt. Anh ấy vừa mới làm việc rất căng. (bây giờ anh ấy đang mệt).
Why are your clothes so dirty? What have you been doing?
Sao quần áo bạn bẩn thế. Bạn vừa mới làm gì vậy?
Sưu tầm và biên soạn bởi Nguyễn Lê Ngọc Vũ
I’ve been talking to Carol about the problem and she thinks that 
Mình vừa mới đề cập đến vấn đề của Carol và cô ấy nghĩ là 
B It has been raining for two hours. Xét ví dụ sau:
It is raining now. It began raining two hours ago and it is still raining.
Trời đang mưa. Trời đã mưa được hai giờ rồi và bây giờ còn đang mưa.
How long has it been raining?
It has been raining for two hours.
Trời đã mưa được hai tiếng đồng hồ.
Chúng ta dùng thì present perfect contiuous cho những trường hợp này, đặc biệt là dùng với how long, for  và since Hành động là vẫn đang xảy ra (như ví dụ trên) hay vừa mới chấm dứt.
How long have you been learning English? (you’re still learning English)
Bạn đã học tiếng Anh được bao lâu rồi? (bạn vẫn đang còn học tiếng Anh)
Tim is watching television. He has been watching television for two hours.
Tim đang xem TV. Anh ấy đã xem TV được hai giờ rồi.
Where have you been? I have been looking for you for the last half hour.
Anh đã ở đâu vậy? Tôi đã tìm anh nửa tiếng đồng hồ rồi.
George hasn’t been feeling well recently.
George vừa mới cảm thấy khỏe gần đây.
Chúng ta có thể dùng thì present perfect continuous để chỉ những hành động lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian:
Debbie is a very good player tennis. She’s been playing since she was eight.
Debbie là một vận động viên quần vợt rất giỏi. Cô ấy đã chơi quần vợt từ khi lên tám.
Every morning they meet in the same cafô. They’ve been going there for years.
Mỗi sáng họ lại gặp nhau ở cùng một quán cà phê. Họ đã đến quán đó nhiều năm rồi.
C So sánh I am doing (xem UNIT 1) và I have been doing
Don’t disturb me now. I am working .
Đừng quấy rầy tôi bây giờ. Tôi đang làm việc.
I’ve been working hard, so now I’m going to have a rest.
Tôi đã làm việc nhiều rồi nên bây giờ tôi sẽ đi nghỉ.
We need an umbrella. It’s raining.
Chúng tôi cần một cây dù. Trời đang mưa.
The ground is wet. It’s been raining.
Mặt đất còn ướt. Trời đã mưa.
Hurry up ! We’re waiting.
We’ve been waiting for an hour.
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN(Past simple)
Thì này lại là một thì rất cơ bản và rất dễ hiểu. Trong bài này, ta sẽ học thì quá khứ đơn với động từ TO BE và thì quá khứ đơn với động từ thường.
 QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI TO BE
* Công thức thể khẳng định:
  Chủ ngữ + WAS hoặc WERE + Bổ ngữ nếu có.
* Lưu ý:
+ Nếu chủ ngữ là I, HE, SHE. IT hoặc là ngôi thứ 3 số ít nói chung, ta dùng WAS.
- I WAS DISAPPOINTED TO KNOW MY SCORE.
	Sưu tầm và biên soạn bởi Nguyễn Lê Ngọc Vũ
- SHE WAS HAPPY TO SEE ME. 
+ Nếu chủ ngữ là YOU, WE, THEY hoặc là số nhiều nói chung, ta dùng WERE. 
* Công thức thể phủ định: thêm NOT sau WAS hoặc WERE
* Lưu ý:
+ WAS NOT viết tắt = WASN'T
+ WERE NOT viết tắt = WEREN'T 
+ Công thức thể nghi vấn: đem WAS hoặc WERE ra trước chủ ngữ
- WERE YOU DRUNK LAST NIGHT? = Tối qua anh đã say rượu phải không? 
QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
* Công thức thể khẳng định:
  Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ + Bổ ngữ (nếu có). 
- Giải thích:
+ Xét theo đa số, dạng quá khứ của một động từ được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.
WANTED  --> WANTED
NEEDED  --> NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE  --> DATED, LIVE  --> LIVED...) 
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY  --> TRIED, CRY  --> CRIED...)
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP  --> STOPPED, TAP  -->TAPPED, COMMIT  --> COMMITTED...)
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.
+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ của một động từ nằm ở cột thứ 2 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
DO -->DID
GO  -->WENT
SPEAK  --> SPOKE
WRITE  --> WROTE 
Cuối bài này, ta sẽ có danh sách các động từ bất quy tắc.
- Thí dụ:
+ I SAW PETER LAST WEEK. = Tuần trước tôi có nhìn thấy Peter.
+ SHE LEFT WITHOUT SAYING A WORD. = Cô ấy bỏ đi không nói một lời nào.
* Công thức thể phủ định:
  Chủ ngữ + DID + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)
- Lưu ý: 
+ Chủ ngữ có thể là bất kỳ chủ ngữ nào

File đính kèm:

  • doctieng_anh_cho_hoc_sinh_yeu_kem.doc
Tài liệu liên quan