Tiến tới xác lập đường hướng dạy - Học Tiếng Nga với nội dung dựa trên năng lực giao thoa Văn hóa trong xu thế đối ngoại văn hóa giữa các dân tộc

Trong xu thế đối thoại văn hoá giữa các dân tộc ngày nay, cách tiếp cận ngôn ngữ từ góc độ văn

hoá làm cho bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ học trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Giá trị văn hóa

như là nội dung ý nghĩa “ẩn” làm cơ sở cho sự hoạt động của ngôn ngữ và những khác biệt về văn

hóa trong hệ thống giá trị có ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ. Yếu tố văn hóa

trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ cần phải bao hàm nội dung giá trị

văn hóa. Càng có nhiều khác biệt giao thoa văn hoá và ngôn ngữ loại hình bao nhiêu thì sinh viên

lại càng phải đương đầu với nhiều khó khăn bấy nhiêu. Như vậy, đối với người sử dụng ngoại ngữ,

bất kỳ một cuộc hội thoại với người bản ngữ của một ngôn ngữ đích nào đều là hình thức đương

đầu về giao thoa văn hoá. Bài viết tập trung trình bày giao thoa văn hoá và những tác động của

giao thoa văn hoá đối với dạy-học tiếng Nga trong xu thế đối thoại văn hoá giữa các dân tộc.

pdf6 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiến tới xác lập đường hướng dạy - Học Tiếng Nga với nội dung dựa trên năng lực giao thoa Văn hóa trong xu thế đối ngoại văn hóa giữa các dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cũng là tình huống gặp 
gỡ, tiếp xúc, giao tiếp, giao thoa văn hoá với đầy đủ 
các đặc trưng của giao tiếp, giao thoa văn hoá thực sự, 
ở đó người học là “cái tôi” tiếp xúc với “đối tượng khác” 
là ngôn ngữ, văn hoá, văn học Nga và giảng viên 
tiếng Nga đóng vai trò trung gian, trợ thủ và tổ chức. 
Sinh viên tiếng Nga cũng cần có tâm thế chủ động, 
có thái độ đúng mức đối với văn hoá dân tộc Nga.
Tiếp nhận văn hoá và bản sắc văn hoá Nga: Trước 
ngôn ngữ Nga và văn hoá Nga, mỗi con người được 
các học giả văn hoá xem là “người lai văn hoá” và bản 
sắc văn hoá của mỗi cá nhân được hình thành qua 
quá trình trải nghiệm, tiếp xúc và tương tác. Nhưng 
tiếp nhận đến mức nào là hợp lý, đâu là giới hạn cuối 
cùng chấp nhận được của những ảnh hưởng từ văn 
hoá Nga? Sinh viên tiếng Nga hiện nay còn được học 
thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Hàn, 
tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp. Vậy làm sao để 
tránh căn bệnh quá ưa chuộng phương Tây về văn 
hoá mà đã từng cảnh báo? Có không ít người sau một 
thời gian học các ngoại ngữ trong ứng xử đã tỏ ra “tây 
hơn cả tây”, “bảo hoàng hơn cả vua”. Bản lĩnh của mỗi 
con người là ở chỗ trong xu thế đối thoại văn hoá 
giữa các dân tộc dù tiếp xúc với nhiều nền văn hoá 
khác, nhiều người thuộc các dân tộc khác, dù ít nhiều 
có ảnh hưởng trong nhận thức, hiểu biết và ứng xử, 
nhưng vẫn còn chủ động giữ được bản sắc văn hoá 
riêng. Trong giao tiếp với người nước ngoài, điều cần 
tinh tế tránh va vấp hơn cả là những điều cấm kỵ trong 
ứng xử hay hội thoại: hỏi tuổi phụ nữ, hỏi mức lương 
hay thu nhập cá nhân, hỏi về tình trạng gia đình.
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Chúng tôi nhận thấy rằng, giảng viên tiếng Nga cần 
giúp sinh viên tránh càng nhiều càng tốt việc mắc 
phải hiện tượng tiêu cực gây nên bởi giao thoa văn 
hóa giao tiếp ngôn ngữ trong khi giao tiếp bằng 
tiếng Nga. Việc tránh những lỗi này sẽ giúp quá trình 
giao tiếp diễn ra suôn sẻ hơn và tạo thuận lợi cho hai 
đối tác dễ dàng hiểu nhau hơn vì giữa sinh viên và 
người đối thoại đã tìm được một khối kiến thức văn 
hóa chung định sẵn tối thiểu được huy động và được 
tham chiếu để thực hiện tốt quá trình tái hiện, tức là 
quá trình tiếp nhận, xử lý và tổng hợp thông tin cần 
trao đổi. 
Tuy kiến thức văn hóa Nga giúp cho sinh viên tiếng 
Nga hiểu biết thêm về nền văn hóa Nga, song các giá 
trị văn hóa Nga có vai trò quyết định trong việc định 
hình ngôn ngữ giao tiếp. Để có thể giảng dạy và giao 
tiếp giao thoa văn hóa Việt-Nga một cách thành công, 
chúng cần phải được đưa vào nội dung dạy tiếng 
Nga, và ngoài phần kiến thức văn hóa-văn minh Nga 
ra, người giao tiếp cần phái nắm được hệ thống giá 
trị của ngôn ngữ Nga. Và điều hiển nhiên là cần phải 
có thêm nhiều công trình nghiên cứu khả năng đưa 
yếu tố văn hóa giá trị này vào tài liệu giảng dạy cũng 
như làm thế nào có thể áp dụng được giá trị văn hóa 
Nga trong việc giảng dạy tiếng Nga và giao tiếp liên 
ngôn ngữ.
Từ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Nga mà tác giả đã có, 
một số biện pháp có thể được đưa ra như sau:
Ngay từ giờ học tiếng Nga đầu tiên sinh viên cần 
được làm quen với văn hoá Nga trong giao tiếp ứng 
xử cũng như trong ăn, mặc, xưng hôvà thể hiện 
điều này qua giao tiếp bằng tiếng Nga để tránh sốc 
về văn hoá khi các các em có điều kiện tiếp xúc, sống 
với người Nga. Giảng viên cần kiên trì trong việc rèn 
luyện sinh viên những mẫu câu, lối nói ứng xử theo 
nghi thức lời nói của người Nga, tạo ra ngữ cảnh sống 
động, đa dạng, phù hợp để người học tham gia hội 
thoại với nhau.
 Ngoài năng lực ngôn ngữ, giảng viên còn cần phải 
có kiến thức sâu rộng, toàn diện về văn hoá, đất nước 
học của hai dân tộc Việt-Nga. Và giảng viên là người 
hơn ai hết biết được những hiện tượng giao thoa văn 
hoá nào đã trở thành trở ngại cho chính mình và sinh 
viên trong dạy-học tiếng Nga để tìm cách khắc phục. 
Trong môi trường phi bản ngữ, dạy-học tiếng Nga đòi 
hỏi giảng viên tích cực áp dụng phương pháp nghe-
nhìn thường xuyên. Những thước phim về đất nước, 
con người, thiên nhiên Nga, văn hóa nghệ thuật Nga 
cũng như làn điệu dân ca Nga, những bản nhạc Nga 
bất hủsẽ là con đường ngắn nhất, tự nhiên nhất và 
sinh động nhất đưa sinh viên đến với văn hoá Nga.
Để sinh viên tiếng Nga hiểu và nắm vững cách diễn 
đạt và diễn nghĩa trong giao tiếp giống như cách 
người Nga và sẽ thực hành trong thực tế công việc 
sau ngày, chúng ta cần phải thiết kế chương trình 
thực hành tiếng sao cho trong đó sinh viên tiếng 
Nga được tiếp xúc và làm quen nhiều thể loại văn 
bản khác nhau trong giao tiếp thường ngày, cũng 
như trong giao tiếp nghề nghiệp. Bằng cách tiếp 
cận như thế, sinh viên tiếng Nga sẽ tự tin khi giao 
tiếp các tình huống khác nhau và làm chủ được hoạt 
động giao tiếp của mình. Với phương pháp giảng 
dạy giao tiếp này, sinh viên có nhiều cơ hội xây dựng 
và rèn luyện phát triển hai kỹ năng không thể thiếu 
trong giao tiếp: kỹ năng ngôn ngữ xã hội và kỹ năng 
ngữ dụng.
4. KẾT LUẬN
Trong xu thế giao lưu và đối thoại văn hoá giữa các 
dân tộc quá trình giao tiếp dựa trên nền tảng giao 
văn hoá sẽ là thành công nếu những người tham gia 
vào quá trình này tìm được những nét tương đồng, 
biết chấp nhận những khác biệt và biết vượt qua 
những đối kháng giữa hai hoặc nhiều nền văn hoá. 
Trong quá trình đó, khi “những giá trị trùng khớp” – 
tức sự giao văn hoá được xác định, kỹ năng giao tiếp 
càng được củng cố và càng tạo điều kiện cho sự tăng 
cường các giá trị chung của kỹ năng giao văn hoá. Ta 
không thể nói tới sự thành công trong dạy học ngoại 
ngữ nếu không ý thức đầy đủ những khác biệt giao 
thoa văn hoá và không đạt tới một mức độ nhất định 
trong quá trình văn hoá hoá. Trong quá trình dạy-học 
tiếng Nga theo đường hướng giao tiếp, qua từng giai 
đoạn, các yếu tố ngôn ngữ Nga, nhìn chung ngày 
càng ít nổi trội và các yếu tố văn hoá Nga ngày càng 
được và cần được quan tâm hơn. Do vậy, nâng cao 
nhận thức của sinh viên về những khác biệt giữa văn 
hoá Việt và văn hoá Nga trong hoạt động giao tiếp là 
thực sự cần thiết. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là các 
yếu tố văn hoá và ngôn ngữ hoàn toàn không đối lập 
nhau mà có quan hệ tương tác. Song, trong quá trình 
dạy-học tiếng Nga, liều lượng của các yếu tố đó thay 
đổi theo hướng ưu tiên ngôn ngữ Nga sang ưu tiên 
văn hoá Nga. Sự quan tâm trước tiên của người giảng 
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
viên tiếng Nga là tạo điều kiện cho cuộc hành trình 
dọc theo quá trình tiệm tiến văn hoá này và sinh viên 
tiếng Nga nên tự quyết định cái đích cuối cùng cho 
mình. Những người làm công tác giảng dạy tiếng Nga 
không nên tự hạn chế mình trong khuôn khổ hạn hẹp 
của các cấu trúc ngôn ngữ Nga và khẳng định rằng, ta 
đang phát triển các kỹ năng giao tiếp. Sản phẩm tốt 
của chúng ta cần là những người không chỉ biết đặt 
các câu đúng ngữ pháp tiếng Nga, mà còn phải biết 
nói những câu đó với ai, ở đâu và thế nào trong môi 
trường nội văn hoá hay giao thoa văn hoá Nga -Việt./.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Chiến (2000), Ngôn ngữ học và ngôn 
ngữ giao văn hoá, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia 
“Thành tố văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ”, Trường 
ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội.
2. Trương Hoàng Lê (2009), Giao thoa văn hoá trong 
giao tiếp ngôn ngữ, Thông báo Khoa học, Trường ĐH 
Ngoại ngữ – ĐH Huế.
3. Nguyễn Hoà (2000), Giá trị văn hoá và giao tiếp ngôn 
ngữ, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Thành tố văn 
hoá trong dạy và học ngoại ngữ”, Trường ĐH Ngoại 
ngữ – ĐHQG Hà Nội.
4. Phạm Thị Anh Nga (2009), Tính liên văn hoá trong 
dạy và học ngoại ngữ, Thông báo Khoa học, Trường 
ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế.
5. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, 
NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Lân Trung (2000), Các yếu tố văn hoá và văn 
minh trong giảng dạy ngoại ngữ, Kỷ yếu hội thảo khoa 
học quốc gia “Thành tố văn hoá trong dạy và học ngoại 
ngữ”, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội.
7. Балыхина Т. М., Игнательва О. П. (2010), 
Лингводидактическая теория ощибки и пути 
преодоления ощибок в речи иностранных 
учащихся. “РУДН”, М.
8. Доценко М. Ю., Ильина Н. О. (2015), Речевые 
ситуации на занятиях по русскому языку на 
начальном этапе обучения иностранных 
студентов, Русский язык во Вьетнаме, Российский 
центр науки и культуры в г. Ханой, 5/2015, с 5-11.
9. Косянова О. М. (2015), Вьетнамцы в Оренбужье: 
проблемы языковой, социальной и культурной 
адаптации, Русский язык во Вьетнамме, 
Российский центр науки и культуры в г. Ханой, 
5/2015, с 58-63.
10. Масалкова Э. В. (2014), Учебно – ситуативные 
роли в обучении устно – речевому иноязычному 
общению, Теория и практика современной науки, 
М., c. 199.
TOWARDS THE ESTABLISHMENT OF 
RUSSIAN TEACHING APPROACHES BASED 
ON CROSS-CULTURAL COMPETENCE IN 
THE TREND OF CULTURAL DIALOGUE 
BETWEEN THE NATIONS
DUONG QUOC CUONG
Abstract: In the trend of cultural dialogue 
between the nations today, the linguistic 
approaches from cultural perspective make 
linguistic studies more diverse than ever 
before. Cultural values as the contents of 
‘hidden’ meaning form the basis for linguistic 
activity and linguistic difference in the system 
of value has had an influence on the process 
of linguistic communication. Cultural factors in 
the process of linguistic communication and 
language teaching must include the contents 
of cultural values. The more difference 
between culture and typo of languages there 
is, the more problems the students must face. 
Therefore, for foreign language speakers, any 
dialogue with native speakers of the target 
language confront with the forms across 
cultures. The article focuses cross-cultural 
presentation and its effects on Rusian teaching 
and learning in the trend of dialogue between 
the nations.
Keywords: teaching and learning, ethnic, 
expression, communication, interference, 
language, culture.

File đính kèm:

  • pdf33_3746_2137218.pdf
Tài liệu liên quan