Thực trạng việc học Tiếng Anh giao tiếp du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học trường đại học Sài Gòn

Tiếng Anh giao tiếp du lịch đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Việt Nam học

(Văn hóa – Du lịch) trường đại học Sài Gòn. Mặc dù có nhận thức được về tầm quan trọng của học phần

Tiếng Anh giao tiếp du lịch, nhưng số sinh viên xây dựng chiến lược học tập, phương pháp học tập chưa

nhiều. Điều đó làm cho khả năng nói Tiếng Anh của sinh viên vẫn còn hạn chế. Bài viết khảo sát thực

trạng việc học Tiếng Anh giao tiếp du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn,

từ đó, đề xuất một số biện pháp để cải thiện việc học của sinh viên đối với học phần này.

pdf12 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng việc học Tiếng Anh giao tiếp du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học trường đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL 
 ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY 
 Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019) 
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 
94 
THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP DU LỊCH CỦA 
SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
The current situation of learning English for tourism of Vietnamese studies 
students at Saigon University 
ThS. Nguyễn Thành Phương(1), ThS. Nguyễn Thị Minh Thư(2), Nguyễn Thị Hải Hồng(3) 
(1),(2),(3)Trường Đại học Sài Gòn 
TÓM TẮT 
Tiếng Anh giao tiếp du lịch đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Việt Nam học 
(Văn hóa – Du lịch) trường đại học Sài Gòn. Mặc dù có nhận thức được về tầm quan trọng của học phần 
Tiếng Anh giao tiếp du lịch, nhưng số sinh viên xây dựng chiến lược học tập, phương pháp học tập chưa 
nhiều. Điều đó làm cho khả năng nói Tiếng Anh của sinh viên vẫn còn hạn chế. Bài viết khảo sát thực 
trạng việc học Tiếng Anh giao tiếp du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn, 
từ đó, đề xuất một số biện pháp để cải thiện việc học của sinh viên đối với học phần này. 
Từ khóa: việc học, Tiếng Anh giao tiếp du lịch, sinh viên ngành Việt Nam học 
ABSTRACT 
English for Tourism plays an important role in the educational program of Vietnamese Studies (Culture 
– Tourism) at Saigon University. Although students are properly aware of the importance of the English 
for Tourism module, the number of students who have developed learning strategies and learning 
methods for this module is not high. That has led to students' limited English speaking ability. The 
paper will examine the current situation of learning English for Tourism of students who study 
Vietnamese Studies at Saigon University, thereforce, it raises some solutions to improve the 
effectiveness of students' learning in this module. 
Keywords: learning, English for Tourism, Vietnamese Studies students 
1. Đặt vấn đề 
Du lịch được khẳng định là một ngành 
kinh tế quan trọng, không thể thiếu và là 
động lực thúc đẩy phát triển các ngành 
kinh tế khác của quốc gia. Trong những 
năm gần đây, Việt Nam ngày càng chú 
trọng phát triển du lịch, không chỉ đầu tư 
vào cơ sở vật chất, kỹ thuật mà còn nâng 
cao chất lượng dịch vụ du lịch. Minh 
chứng cụ thể là lượt du khách quốc tế đến 
Việt Nam ngày càng đông, điều đó đã góp 
phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Để 
tiềm lực này ngày càng phát triển, những 
người hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải 
có trình độ ngoại ngữ nhất định, đặc biệt là 
Tiếng Anh bởi sự phổ biến của ngôn ngữ 
này trên thế giới. Từ đó đặt ra cho các 
trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên về 
du lịch sẽ phải bổ sung hoặc tăng thời 
lượng giảng dạy các học phần Tiếng Anh 
Email: phuongnguyen.sgu@gmail.com 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
95 
vào chương trình đào tạo của nhà trường, 
đặc biệt là Tiếng Anh giao tiếp du lịch 
(TAGTDL). Trong xu hướng phát triển 
chung đó, Trường Đại học Sài Gòn đã đưa 
Tiếng Anh giao tiếp du lịch vào giảng dạy 
trong chương trình đào tạo 03 học phần 
Tiếng Anh giao tiếp du lịch 1, 2 và 3 với 
tổng cộng 09 tín chỉ (135 tiết), bên cạnh 7 
tín chỉ các học phần Tiếng Anh thuộc khối 
kiến thức giáo dục đại cương. Trên thực tế, 
phần lớn sinh viên ngành Việt Nam học 
(VNH) trường Đại học Sài Gòn có kết quả 
học tập Tiếng Anh giao tiếp du lịch chưa 
cao. Để tìm hiểu những nguyên nhân tác 
động đến kết quả học tập Tiếng Anh giao 
tiếp du lịch của sinh viên ngành Việt Nam 
học Trường Đại học Sài Gòn, nhóm nghiên 
cứu tiến hành khảo sát thực trạng việc học 
Tiếng Anh giao tiếp du lịch của sinh viên. 
Qua đó, nhóm sẽ đề xuất một số biện pháp 
góp phần cải thiện việc học Tiếng Anh 
giao tiếp du lịch của sinh viên ngành Việt 
Nam học trường Đại học Sài Gòn. 
2. Cơ sở lý luận về việc giảng dạy 
Tiếng Anh giao tiếp du lịch cho ngành 
Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn 
2.1. Mục tiêu đào tạo Tiếng Anh giao 
tiếp du lịch trường Đại học Sài Gòn 
Ngành Việt Nam học Trường Đại học 
Sài Gòn đào tạo cử nhân Việt Nam học 
chuyên ngành Văn hóa – Du lịch cung ứng 
nguồn nhân lực trong lĩnh vực nhà hàng, 
khách sạn, hướng dẫn viên du lịch và làm 
việc chủ yếu trong môi trường giao tiếp 
bằng ngôn ngữ nói. Mặt khác, trong tất cả 
bốn kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và 
viết, nói là kỹ năng quan trọng nhất vì nó 
rất cần thiết cho giao tiếp hiệu quả 
(Richards và Rodgers, 2001). Vì thế, học 
phần Tiếng Anh giao tiếp du lịch tại 
Trường Đại học Sài Gòn tập trung phát 
triển kỹ năng nói cho người học với các 
thuật ngữ chuyên ngành du lịch. Người học 
sẽ được tiếp cận với môi trường giao tiếp 
bằng tiếng Anh tại khách sạn, nhà hàng và 
trong các hoạt động du lịch. 
2.2. Đặc điểm của kỹ năng nói 
Trong quá trình học ngôn ngữ, sự lưu 
loát và chính xác khi nói là những yếu tố 
quan trọng của giao tiếp. Do đó, các hoạt 
động của người học cần được thiết kế dựa 
trên mối tương quan giữa sự lưu loát và độ 
chính xác (Mazouzi, 2013). Để phát triển 
năng lực giao tiếp cần tạo môi trường thực 
hành cho người học. Biểu hiện của sự lưu 
loát đó chính là khả năng trả lời mạch lạc 
bằng cách kết nối các từ, cụm từ, phát âm 
rõ ràng và sử dụng trọng âm, ngữ điệu 
trong quá trình nói (Hedge, 2000). Người 
học cần chú ý đến tính chính xác của ngôn 
ngữ trong khi nói như tập trung vào cấu 
trúc ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm 
(Mazouzi, 2013). Nếu đạt được những yếu 
tố đề cập ở trên, kỹ năng nói Tiếng Anh 
của người học sẽ trở nên thuần thục và việc 
học nói Tiếng Anh của người học sẽ trở 
nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao. 
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc 
học Tiếng Anh giao tiếp du lịch 
Học ngoại ngữ là quá trình phức tạp và 
lâu dài. Học ngoại ngữ không chỉ dừng lại 
ở mức biết từ vựng, ngữ pháp mà con phải 
biết đến bối cảnh văn hóa của nó. Học 
ngoại ngữ là cuộc đấu tranh vượt qua rào 
cản của tiếng mẹ đẻ sang một ngôn ngữ 
mới, văn hóa mới, cách cảm nhận và hành 
động mới (Brown, 2007). Vì thế, học ngoại 
ngữ chịu sự tác động của nhiều yếu tố, đặc 
biệt kỹ năng nói của người học chịu sự chi 
phối của các yếu tố sau: 
Từ vựng là yếu tố quan trọng nhất trong 
việc học hoặc tiếp nhận một ngôn ngữ mới. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 
96 
Từ là các khối thô sơ của ngôn ngữ, đơn vị 
cấu thành các cấu trúc lớn hơn như câu, 
đoạn văn và văn bản (Read, 2000). Vì vậy, 
số lượng từ càng nhiều và thuần thục trong 
việc sử dụng từ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến 
hiệu suất nói của người học. 
Theo Evans & Green (2007), ngữ 
pháp, cách phát âm là những yếu tố ảnh 
hưởng đến việc học kỹ năng nói của người 
học. Thompson (1996) đã chỉ ra rằng 
những người học ngoại ngữ sẽ khám phá 
chức năng cốt lõi của ngữ pháp trong ngữ 
cảnh giao tiếp. 
Hiệu suất nói của người học cũng chịu 
ảnh hưởng của kỹ năng lắng nghe. Doff 
(1998) cho rằng người học không thể cải 
thiện khả năng nói trừ khi họ phát triển khả 
năng nghe. Để có một cuộc đối thoại thành 
công, người học cần hiểu những gì họ và 
đối phương trao đổi. 
Kỹ năng nói phụ thuộc vào sự hiểu 
biết của người học về chuyên đề. Bachman 
và Palmer (1996) khẳng định rằng chủ đề 
kiến thức có tác động lớn đến hiệu suất nói 
của người học. 
Động cơ học tập ngoại ngữ là chìa 
khóa của sự thành công trong việc dạy và 
học ngoại ngữ (Gardner, 1985). Động cơ 
học tập ngoại ngữ là một yếu tố phức hợp 
bao gồm nhiều yếu tố: động cơ học tập bao 
gồm thái độ và mục đích của người học 
ngoại ngữ, tình cảm của người học với 
ngôn ngữ, sự tự tin về bản thân, mong 
muốn thành công ở ngoại ngữ, chương 
trình giảng dạy, tài liệu giáo trình, phương 
pháp giảng dạy, sự tương tác trong nhóm 
của người học (Dornyei, 2001). 
3. Thực trạng việc học Tiếng Anh 
giao tiếp du lịch của sinh viên ngành 
Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn 
3.1. Câu hỏi nghiên cứu 
- Mức độ nhận thức về vai trò và tầm 
quan trọng của TAGTDL đối với ngành 
Việt Nam học? 
- Sinh viên dành bao nhiêu thời gian 
cho việc học TAGTDL kể cả trên lớp và 
ngoài lớp? 
- Mức độ ảnh hưởng đến việc học 
TAGTDL của sinh viên ngành Việt Nam học? 
3.2. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng việc 
học Tiếng Anh giao tiếp du lịch của sinh 
viên ngành Việt Nam học Trường Đại học 
Sài Gòn. Thông qua đó, đề tài chỉ ra những 
yếu tố tác động đến việc học của sinh viên và 
giải pháp để cải thiện việc học Tiếng Anh 
giao tiếp du lịch cho sinh viên ngành Việt 
Nam học Trường đại học Sài Gòn. 
Đề tài khảo sát sinh viên đang học 
Tiếng Anh giao tiếp du lịch bao gồm khóa 
15 và khóa 16 ngành Việt Nam học trường 
Đại học Sài Gòn. 
3.3. Kết quả nghiên cứu 
3.3.1. Mức độ nhận thức của sinh viên 
ngành VNH về tầm quan trọng và vai trò 
của tự học đối với việc học TAGTDL 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
97 
Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của SV về học phần TAGTDL 
Hầu hết 186 sinh viên được khảo sát 
cho rằng học phần TAGTDL quan trọng 
đối với ngành Việt Nam học, trong đó: gần 
83% số sinh viên được khảo sát cho rằng 
học phần này rất quan trọng. Qua đó cho 
thấy, hầu hết sinh viên ý thức được rằng 
học phần TAGTDL đóng vai trò hết sức 
quan trọng đối với nghề nghiệp trong 
tương lai. Minh chứng cụ thể là trong 186 
sinh viên, có 116 sinh viên cho rằng học 
TAGTDL sẽ giúp cho họ dễ dàng tìm kiếm 
việc làm sau khi tốt nghiệp. Một số ít sinh 
viên cho rằng, học phần này sẽ giúp họ 
nâng cao các kỹ năng ngoại ngữ để thi lấy 
chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, là cơ sở để thi 
lấy thẻ hướng dẫn viên quốc tế. 
Hơn thế nữa, 100% sinh viên được 
khảo sát cho rằng tự học là quan trọng đối 
với việc học TAGTDL. Qua đó cho thấy, 
sinh viên ngành Việt Nam học đã có nhận 
thức đúng về vai trò của tự học đối với việc 
học TAGTDL. Trong 186 sinh viên tham 
gia khảo sát, có 88 sinh viên tự học 
TAGTDL theo hình thức học một mình, 69 
sinh viên học theo nhóm và có 29 sinh viên 
chọn học theo hình thức khác cụ thể là kết 
hợp cả hai hình thức. 
Tất cả sinh viên cả hai khóa dù cho 
rằng học phần này quan trọng nhưng mức 
độ nhận thức giữa hai khóa cũng khác 
nhau. Sinh viên khóa 15 có mức độ nhận 
thức về vai trò của học phần này cao hơn 
sinh viên khóa 16, cụ thể: có 87% sinh viên 
khóa 15 cho rằng học phần này rất quan 
trọng, chỉ 4,3% cho rằng học phần này 
quan trọng đối với ngành học; 78% sinh 
viên khóa 16 nhận thức được rằng học 
phần này rất quan trọng, tỉ lệ này thấp hơn 
so với sinh viên khóa 15 khoảng 10%. 
3.3.2. Thời gian học và thực hành 
TAGTDL của sinh viên ngành Việt Nam học 
Mỗi học phần TAGTDL có 3 tín chỉ 
tương đương 45 tiết lý thuyết, thời khóa 
biểu dành cho học phần này phụ thuộc vào 
sự sắp xếp của đơn vị quản lý đào tạo, 
trung bình sinh viên phải tích lũy 03 tiết/ 
tuần trên lớp. Với thời lượng 03 tiết, giảng 
viên sẽ cung cấp ngữ cảnh, cấu trúc, từ 
vựng và một số ngữ pháp cơ bản, vì vậy, 
thời lượng còn lại dành cho thực hành nói 
không nhiều. 
Điều cần thiết để khả năng nói của sinh 
viên trở nên thuần thực đòi hỏi sinh viên 
phải tự học, tự luyện tập. Trong 186 sinh 
viên được khảo sát đều học TAGTDL kể cả 
trên lớp và tự học, tuy nhiên, việc phân bổ 
thời gian học không đồng đều: phần lớn 
sinh viên chỉ tự học 01 ngày trong tuần 
chiếm hơn 45% và chỉ khoảng 6% sinh viên 
học TAGTDL như thói quen hằng ngày. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 
98 
Biểu đồ 2: Số ngày sinh viên học TAGTDL trong tuần 
Hơn thế nữa, thời lượng dành cho việc học TAGTDL trung bình một ngày cũng không 
đồng đều. Điều này được thể hiện qua biểu đồ bên dưới (Biểu đồ 3). 
Biểu đồ 3: Thời gian học TAGTDL trung bình một ngày 
Phần lớn sinh viên dành trung bình dưới 
30 phút cho việc học TAGTDL chiếm tỉ lệ trên 
50% và số sinh viên học trên 2 giờ vẫn còn hạn 
chế, chỉ hơn 3%. Qua đó cho thấy, sinh viên 
ngành Việt Nam học dành thời gian trung bình 
mỗi ngày cho việc học TAGTDL là chưa cao. 
Trong số sinh viên được khảo sát, việc 
phân bổ thời gian tự học còn hạn chế bởi 
nhiều nguyên nhân. Hầu hết sinh viên ít 
dành thời gian cho việc tự học là do đi làm 
thêm (162 lượt chọn), sử dụng cho 
facebook (45 lượt chọn), chơi game (12 
lượt chọn) và một số yếu tố gây “lãng phí” 
thời gian khác. 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
99 
Biểu đồ 4: Mục đích sử dụng thời gian trong việc tự học TAGTDL 
Trong thời gian tự học, sinh viên ngành 
Việt Nam học vẫn tập trung vào học thuộc 
và ghi nhớ từ vựng với 110 lượt chọn, thực 
hành nói chỉ chiếm 56 lượt chọn, và sinh 
viên chưa chú trọng đến việc học phát âm 
đúng chuẩn IPA nên số lượt chọn không 
cao, chỉ có 32 lượt chọn. 
Về chiến lược từ vựng, sinh viên chủ 
yếu tập trung vào học nghĩa của từ mà ít 
chú trọng đến thể loại của từ hoặc phát 
âm của từ. Cụ thể: 118 lượt chọn nghĩa 
của từ vựng, 48 lượt chọn thể loại từ vựng 
và 51 lượt chọn học phát âm của từ. Một 
số ít sinh viên cho rằng từ vựng có mối 
liên hệ với nhau tạo thành một cụm từ 
thường dùng. 
Biểu đồ 5: Mức độ thường xuyên thực hành nói TAGTDL của sinh viên 
Mức độ thường xuyên thực hành nói 
TAGTDL của sinh viên chưa cao: khoảng 
64% sinh viên khảo sát cho rằng ít thường 
xuyên, 7,0% sinh viên cho rằng không 
thường xuyên và chỉ hơn 3% sinh viên cho 
rằng rất thường xuyên. 
Về ứng dụng công nghệ, sinh viên đã 
chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin 
vào việc học, cụ thể: 36% sinh viên khảo 
sát đã ứng dụng các ứng dụng hoặc trang 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 
100 
web để học từ vựng, sinh viên sử dụng 
các ứng dụng hoặc trang web cho việc 
học ngữ pháp chiếm khoảng 34%, chỉ 
20% sinh viên chọn sử dụng các ứng dụng 
hoặc trang web cho việc học phát âm. 
10% sinh viên còn lại học theo nhiều hình 
thức khác như: xem các video dạy tiếng 
Anh, nghe nhạc tiếng Anh, xem phim có 
phụ đề v.v 
3.3.3. Khả năng giao tiếp Tiếng Anh 
của sinh viên ngành Việt Nam học trong 
các tình huống hoạt động du lịch 
Cũng như phân tích ở trên, số sinh 
viên đầu tư thời gian cho việc học 
TAGTDL không nhiều nên khả năng nói 
Tiếng Anh bị ảnh hưởng rất lớn. Trong số 
186 sinh viên được khảo sát, có đến 55% 
cho rằng khả năng nói của mình ở mức 
trung bình, 13% cho rằng khả năng nói của 
mình là rất kém, chỉ 5% cho rằng khả năng 
nói của mình ở mức khá. Cụ thể được biểu 
diễn qua Biểu đồ 6. 
Biểu đồ 6: Khả năng nói Tiếng Anh giao tiếp du lịch của sinh viên 
Biểu đồ cho thấy 56% sinh viên được 
khảo sát có thể giao tiếp với du khách quốc 
tế bằng những bài hội thoại đơn giản, 
không đòi hỏi chuyên môn quá cao, 13% 
sinh viên có thể giao tiếp trong mọi tình 
huống và số còn lại chỉ giao tiếp được 
những câu ngắn hoặc chỉ một hai từ cơ 
bản. Điều này bị ảnh hưởng rất lớn do thời 
lượng sinh viên đầu tư vào việc học và xây 
dựng chiến lược học tập chưa nhiều. 
Theo kết quả khảo sát, hơn 60% sinh 
viên cho rằng chú ý đến đặc điểm độ chính 
xác của ngôn ngữ, 24% sinh viên chú ý đến 
độ lưu loát và chỉ 14% sinh viên chú ý đến cả 
2 đặc điểm trên. Qua đó nhận thấy, sinh viên 
quá chú trọng đến độ chính xác của ngôn ngữ 
như ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ  nên 
chất lượng của giao tiếp bị ảnh hưởng, giảm 
tính tự nhiên của quá trình giao tiếp, và thông 
thường tạo ra tâm lý sợ sai, sợ mắc lỗi trong 
giao tiếp. 
Về chiến lược nói, khoảng 45% sinh 
viên tìm cách né tránh khi thiếu từ vựng 
trong khi nói, 17% sinh viên tìm những từ 
gần nghĩa diễn giải để người đối thoại có 
thể hiểu thông điệp muốn truyền tải, 30% 
sinh viên tìm cách mô tả cấu tạo, thành 
phần,  của từ và chỉ 8% có khả năng 
dùng cách nói khác để diễn giải để ngưới 
đối thoại hiểu thông điệp của mình. Nhìn 
chung, phần lớn sinh viên vẫn muốn nói 
lên điều suy nghĩ trong đầu tuy nhiên vì 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
101 
thiếu vốn từ nên ngại nói, từ đó nảy sinh 
tâm lí sợ sai làm ảnh hưởng đến khả năng 
nói TAGTDL của sinh viên. 
Khả năng nói sẽ tiến triển khi sinh 
viên có thời gian thực hành đủ. Để xem xét 
tính tương quan giữa mức độ thường xuyên 
thực hành TAGTDL với khả năng nói của 
Sinh viên, nhóm tiến hành kiểm nghiệm 
Chi-Square và kết quả kiểm nghiệm như 
Bảng 1. 
Bảng 1: Mối tương quan giữa Mức độ thường xuyên thực hành và khả năng nói của SV 
Chỉ 1 2 từ 
cơ bản
Chỉ những 
câu ngắn
Bài hội 
thoại đơn 
giản
Giao tiếp 
mọi tình 
huống
Không thường xuyên 4 0 3 0 7
Hiếm khi 20 17 82 0 119
Thường xuyên 2 5 13 11 31
Khá thường xuyên 1 5 9 8 23
Rất thường xuyên 0 0 1 5 6
Total 28 26 103 29 186
Mức độ thường xuyên thực 
hành TAGTDL
Khả năng nói của SV
Total
Kết quả kiểm nghiệm với Cor = 0,77 và 
Sig < 0,001 (có mức ý nghĩa ở 1%) cho 
thấy, mức độ thường xuyên thực hành có 
mối tương quan khá chặt chẽ với khả năng 
nói của sinh viên. Cụ thể: sinh viên thường 
xuyên luyện tập, khả năng nói đạt ở mức 
các bài hội thoại đơn giản hoặc giao tiếp 
mọi tình huống. Vậy nếu sinh viên có 
thường xuyên luyện tập thì khả năng nói 
của sinh viên cũng được cải thiện và nâng 
cao. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 
102 
3.3.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc học TAGTDL của sinh viên ngành Việt 
Nam học 
Biểu đồ 7: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 
Biểu đồ 7 cho thấy mức độ ảnh hưởng 
của các yếu tố đến việc học TAGTDL của 
sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại 
học Sài Gòn. Nếu tính theo mức độ ảnh 
hưởng từ Không ảnh hưởng = 1 và Rất ảnh 
hưởng = 5, nhìn chung các yếu tố được đề 
cập đều có mức ảnh hưởng trên trung bình 
(3.0 trở lên). Cụ thể: yếu tố ảnh hưởng 
nhiều nhất là số lượng từ vựng có điểm 
trung bình là 4,1; thời gian học trên lớp và 
phương pháp giảng dạy của giảng viên có 
điểm trung bình là 4,0; yếu tố thấp nhất là 
sĩ số lớp học và đầu vào của sinh viên với 
điểm số trung bình 3,0. 
4. Một số đề xuất nhằm cải thiện 
việc học Tiếng Anh giao tiếp du lịch của 
sinh viên ngành Việt Nam học Trường 
Đại học Sài Gòn 
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm 
quan trọng của học phần TAGTDL cho 
sinh viên ngành Việt Nam học 
Việc nâng cao nhận thức của sinh viên 
về học phần TAGTDL là rất cần thiết, vì 
điều đó không chỉ giúp cho họ có động lực 
học tập học phần này tốt hơn, mà còn giúp 
cho họ nhận biết vai trò và tầm quan trọng 
của nó đối với nghề nghiệp trong tương lai. 
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, 
cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền 
về vai trò và tầm quan trọng của học phần 
này trong những buổi tọa đàm, tư vấn, các 
hoạt động ngoại khóa đặc biệt là cần 
nhấn mạnh vai trò của học phần này trong 
các buổi tiếp xúc với ban lãnh đạo khoa, 
talk show về câu chuyện nghề nghiệp trong 
tương lai hay giao lưu giữa cựu sinh viên 
và sinh viên đang theo học tại trường. Từ 
đó, giảng viên phụ trách hỗ trợ sinh viên 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
103 
xây dựng kế hoạch học tập học phần này 
phù hợp với khả năng của từng sinh viên. 
Thứ hai, xây dựng đội ngũ giảng viên 
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và 
phương pháp dạy học tích cực 
Đội ngũ giảng viên giảng dạy 
TAGTDL có trình độ chuyên môn, kinh 
nghiệm và phương pháp giảng dạy học tích 
cực là điều cấp bách hiện nay. Để hoàn 
thành mục tiêu này, nhà trường cần tổ chức 
các lớp tập huấn nghiệp vụ giảng dạy 
Tiếng Anh kết hợp nghiệp vụ du lịch ở 
trong và ngoài nước cho đội ngũ giảng 
viên. Điều này không chỉ giúp giảng viên 
cập nhật kiến thức mà còn ứng dụng kiến 
thức vào trong thực tiễn du lịch, tăng hứng 
thú học tập cho sinh viên. Bên cạnh đó, nhà 
trường cũng cần có cơ chế đặc thù cho 
giảng viên bản xứ tham gia giảng dạy các 
học phần tiếng Anh nói chung và 
TAGTDL nói riêng. Hơn thế nữa, phương 
pháp giảng dạy Tiếng Anh cũng cần phải 
cải tiến trong thời gian tới, đặc biệ

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_viec_hoc_tieng_anh_giao_tiep_du_lich_cua_sinh_vie.pdf
Tài liệu liên quan