Thực trạng khả năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học y dược Thái nguyên nguyên nhân và một số giải pháp
Mục tiêu: phân tích và đánh giá kết quả của kì thi Tiếng Anh đầu vào dành cho sinh
viên năm thứ nhất tại trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên năm học 2015-2016. Dựa
trên kết quả thu được của kì thi, chúng ta nhận thấy rằng trình độ ngoại ngữ của các
em khi mới vào học là rất thấp, chỉ có khoảng 10% các em đạt trình độ A2; các kỹ
năng ngôn ngữ của sinh viên cũng không đồng đều. Kỹ năng Nghe hiểu là kỹ năng
yếu nhất; Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên năm thứ nhất gặp các vấn đề liên
quan đến Từ vựng, Ngữ âm, và tốc độ băng nghe trong việc nghe hiểu trên lớp. Ngoài
ra, khảo sát cũng phát hiện vấn đề liên quan đến việc luyện tập kỹ năng Nghe hiểu
của người học ngoài giờ trên lớp
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN NGUYÊN NHÂN VÀ M T SỐ GIẢI PHÁP Triệu Thành Nam, Nguyễn Thị Khánh Ly Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: phân tích và đánh giá kết quả của kì thi Tiếng Anh đầu vào dành cho sinh viên năm thứ nhất tại trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên năm học 2015-2016. Dựa trên kết quả thu được của kì thi, chúng ta nhận thấy rằng trình độ ngoại ngữ của các em khi mới vào học là rất thấp, chỉ có khoảng 10% các em đạt trình độ A2; các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên cũng không đồng đều. Kỹ năng Nghe hiểu là kỹ năng yếu nhất; Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên năm thứ nhất gặp các vấn đề liên quan đến Từ vựng, Ngữ âm, và tốc độ băng nghe trong việc nghe hiểu trên lớp. Ngoài ra, khảo sát cũng phát hiện vấn đề liên quan đến việc luyện tập kỹ năng Nghe hiểu của người học ngoài giờ trên lớp. Từ h a: kì thi tiếng Anh đầu vào, kỹ năng nghe hiểu, Đại Học Y Dược Thái Nguyên 1. Đặt vấn đề Năm 2012 ĐHTN đã xây dựng Đề án “Dạy và học tiếng nh trong Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 trình Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT). “Đây là một trong các giải pháp đáp ứng yêu cầu khách quan và cấp bách về nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của cán bộ, viên chức, sinh viên và học viên của Đại học, là cơ sở thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tiến tới thực hiện mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT đến năm 2015 đạt 100% giảng viên lý thuyết có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; đến năm 2020 cả nước có 20.000 tiến sĩ.” [1] Một trong những quy định cụ thể nhất đối với sinh viên ra trường đó là quy định về chuẩn đầu ra theo từng giai đoạn: 2012-2016 và 2016-2020. Theo đó trong giai đoạn đầu tiên, sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra là A2 theo Khung tham chiếu Châu Âu; ở giai đoạn sau 2016-2020, chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ là B1, đối với sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng là A2. Như vậy là trong vòng 2 năm tới, sinh viên tốt nghiệp hệ đại học tại trường ĐH Y Dược sẽ phải đạt chuẩn đầu ra là B1. Nhằm đánh giá chính xác khách quan về khả năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ nhất tại trường ĐH Y Dược Thái Nguyên, chúng tôi thực hiên đề tài “Thực trạng khả năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Thái Nguyên – Nguyên nhân và một số giải pháp.” 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và đối tƣợng của đề tài Phương pháp nghiên cứu mô tả được sử dụng để đánh giá thực trạng kĩ năng nghe hiểu của sinh viên dựa trên kết quả của kì thi tiếng Anh đầu vào. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra với sự tham gia của 279 sinh viên K48 đang học năm thứ nhất. 3. Thực tr ng trình độ tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất Nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học Y dược Thái Nguyên tổ chức kì thi tiếng Anh đầu vào. Kết quả của kì thi đầu vào còn là cơ Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 sở để nhà trường tiến hành phân lớp học Ngoại ngữ cho sinh viên ở những kì học tiếp theo. Bài thi được sử dụng là bài thi KET – trình độ được đánh giá là A2. Kì thi đánh giá cả bốn kỹ năng: đọc, viết, nghe và Nói, được phân thực hiện trong hai đợt thi. Sau khi sinh viên làm xong bài thi Đọc-viêt và Nghe hiểu và có kết quả, những sinh viên đạt từ 55 điểm tổng cả hai bai thi đọc-viết và Nghe hiểu sẽ tham gia đợt thi Nói tiếp theo. Bảng 1: Kết quả i thi Đọc-viết và Nghe hiểu Tổng số sinh viên Đạt < 55 điểm Đạt ≥ 55 điểm 979 911 68 100% 93% 7% Bảng 2: Kết quả thi Nói Tổng số sinh viên Đạt ≥ 55 điểm đợt thi 1 Đạt ≥70 điểm của kì thi 979 68 39 100% 7% 4% Kết quả của đợt thi 1, có 68 sinh viên chiếm 7% đạt từ 55 điểm tổng hai bài thi Đọc- viết và Nghe. Trong số 68 sinh viên thi đợt thi 2 - bài thi kỹ năng Nói, chỉ có 39 sinh viên (chiếm 4%) đạt trình độ A2. 4. Thực tr ng khả năng Nghe hiểu của sinh viên Ngoài kết quả chung như trên, khi đi sâu vào đánh giá kết quả các bài thi của sinh viên, dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch trong khả năng đọc viết và khả năng nghe hiểu của các em là hết sức rõ ràng. Kết quả bài thi Nghe được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3: Kết quả kĩ năng Ngh hiểu Tổng số SV Đạt từ 1-5 25 (từ 1-2 10 điểm) Đạt từ 6-10 25 (từ > 2-4 10 điểm) Đạt trên 10 25 (>4 10 điểm) 979 422 460 97 100% 43.1% 47% 9.9% Số sinh viên làm được từ trên 10 câu trong tổng số 25 câu của bài thi Nghe chỉ chiếm có 9.9 %. Số sinh viên đạt điểm từ 1 đến 10 25 chiếm 90.1% số sinh viên tham gia thi. Trong đó 422 em (43.1%) chỉ làm được từ 1 đến 5 câu trong bài Nghe. Điều này có thể thấy, kỹ năng nghe của các em rất yếu. Đây là kết quả không gây nhiều bất ngờ; sinh viên Việt Nam nói chung thường yếu các kĩ năng Nghe, Nói, khi so sánh với khối kiến thức Ngữ Pháp và Từ Vựng các em được trang bị . Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 5. Kết quả điều tra khảo sát Bảng 4: Các v n đề thƣ ng gặp khi nghe hiểu Kết quả cho thấy các vấn đề các em sinh viên năm thứ nhất gặp phải khi Nghe hiểu tiếng Anh thường gặp nhất là vốn từ vựng Nghe hiểu chưa đủ : 97,8% các em được điều tra gặp phải vấn đề này. Cùng với vốn từ vựng chưa đáp ứng đủ hầu hết các em (93,5%) còn gặp phải vấn đề liên quan đến tốc độ nói (quá nhanh). Những sinh viên được khảo sát còn cho thấy có khó khăn rất lớn trong Nghe hiểu liên quan đến Phát âm chuẩn (85%) và các kỹ thuật phát âm trong khi nói (78.8%). Bảng 5: Th i gian luyện Nghe ngoài gi trên lớp Không bao giờ 52/279 18.6% Dưới một tiếng một tuần 116/279 41.5% Từ 1 đến 3 tiếng một tuần 93/279 33,3% Trên 3 tiếng một tuần 17/279 6,1% Kêt quả cho thấy quỹ thời gian luyện tập kỹ năng nghe ngoài giờ của các sinh viên được khảo sát là chưa lớn. Đặc biệt, có đến 18,6% các sinh viên được không bao giờ nghe tiếng Anh ngoài giờ học trên lớp. Đây có lẽ sẽ là vấn đề lớn trong việc nâng cao khả năng nghe hiểu của sinh viên trong các k học tiếp theo. 6. Giải pháp đề xuất 1. Thay đổi cách tiếp cận môn học đối với những sinh viên năm thứ nhất. Giải pháp này có nghĩa là cần phải hướng dẫn các em về cách thức học/rèn luyện kỹ năng Nghe 1 Tôi không nhận ra một số từ trong bài nghe do tôi phát âm không đúng. 238/279 85% 2 Tôi không hiểu bài nghe vì người bản xứ nói nối âm, nuốt âm. 220/279 78,8% 3 Tôi không hiểu bài nghe vì người bản xứ nói quá nhanh. 261/279 93,5% 4 Tôi không hiểu bài nghe vì vốn từ vựng tôi quá ít. 273/279 97,8% 5 Tôi thiếu tập trung nên tôi không hiểu bài nghe. 75/279 26,8% Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 hiểu có hiệu quả. Những sinh viên năm thứ nhất cần nắm được cách học Nghe hiểu và tầm quan trọng của việc rèn luyện Nghe ngoài giờ học. 2. Chú trọng đánh giá các kỹ năng trong việc học Ngoại ngữ của sinh viên. Bốn kỹ năng của việc sử dụng một Ngoại ngữ cần được đánh giá một cách đồng đều. Điều này sẽ có tác dụng làm thay đổi cách học Ngoại ngữ của các em. Như vậy là nếu kỹ năng Nghe hiểu được đánh giá trong các bài kiểm tra và thi, việc rèn luyện kỹ năng này sẽ được người học luyện tập chuẩn bị có kế hoạch và sự tập trung cao hơn. 3. Chú trọng phát triển nguồn tài liệu phong phú đa dạng phù hợp với trình độ ở nhiều mức khác nhau của sinh viên. Nguồn tài liệu này có thể được sử dụng để sinh viên rèn luyện ngoài giờ học trên lớp. 4. Giáo viên cần chú ý nắm bắt được những vấn đề, những khó khăn trong việc Nghe hiểu của sinh viên để từ đó hướng dẫn giải đáp cho người học phát triển kỹ năng Nghe hiểu.Vai trò đặc biệt quan trọng của người dạy ở đây đó là làm người hướng dẫn chiến lược và phương pháp học cho sinh viên. 5. Đề xuất phát triển mạnh những mô hình câu lạc bộ tiếng Anh trong nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào học tiếng Anh và là nơi sinh viên năm thứ nhất có thể học hỏi trao đổi về phương pháp học tiếng nói chung và kỹ năng Nghe hiểu nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Anderson, A. & Lynch, (1998) Listening, OUP. 2. Bảng điểm kết quả kì thi Tiếng Anh đầu vào năm học 2015-2016 trường ĐH Y Dược. 3. Đề án: „Chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và sinh của Đại Học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020.‟ (2013). 4. Nunan, (1991), Language Teaching Methodology, Prentice Hall International (UK) Ltd. 5. Steil, L. et al, (1983), Effective Listening, Mc. Graw Hill, Inc. 6. Underwood, (1989), Teaching Listening, Longman. THE REALITY OF FIST YEAR STUDENTS’ ENGLISH LISTENING ABILITY IN THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY Triệu Thành Nam, Nguyễn Thị Khánh Ly Thai Nguyên University of Medicine and Pharmacy. SUMMARY The research analyses and assesses the results of the entrance English examination for the first year students of Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy in the first term of 2015-2016. Basing on the results, we found that students‟ English ability was of low level; only 10% achieved A2. Listening skill is the most difficult for the first year students. The research found that freshman students have certain difficulties relating to their vocabulary, pronununciation and the speaking speed of the recordings. Furthermore, through the survey, the problems of students‟ listening practice time was found out. K ywor s: entrance English examination, listening comprehension, Thai Nguyên University of Medicine and Pharmacy. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016
File đính kèm:
- thuc_trang_kha_nang_nghe_hieu_cua_sinh_vien_nam_thu_nhat_tru.pdf