Thành ngữ "Vui như Tết" được nói bằng tiếng anh như thế nào?

Người Việt ta có câu: “Vui như tết”, “vui như hội” vậy trong thành ngữ tiếng Anh,

người ta ví vui như gì? Hãy cùng tìm hiểu để thấy được sự khác biệt trong văn hóa ảnh

hưởng thế nào đến ngôn ngữ nhé!

As happy as a clam

Đây là một trong những thành ngữ mà người Mỹ dùng để diễn tả niềm vui.

Tại sao lại ví niềm vui với con trai? Đơn giản là vì khi miệng con trai mở,

trông giống như nụ cười. Bản đầy đủ của thành ngữ này là: 'as happy as a

clam at high water'. Khi nước thủy triều lên là lúc trai cảm thấy vui sướng và

hạnh phúc nhất vì không ai có thể săn bắn chúng, chúng được tự do. Thành

ngữ này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào cuối những năm 1840 trong cuốn từ

điển Mỹ học do tác giả John Russell Bartlett's chủ biên năm 1484:

pdf3 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành ngữ "Vui như Tết" được nói bằng tiếng anh như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành ngữ "Vui như Tết" được nói bằng 
tiếng anh như thế nào? 
Người Việt ta có câu: “Vui như tết”, “vui như hội” vậy trong thành ngữ tiếng Anh, 
người ta ví vui như gì? Hãy cùng tìm hiểu để thấy được sự khác biệt trong văn hóa ảnh 
hưởng thế nào đến ngôn ngữ nhé! 
As happy as a clam 
Đây là một trong những thành ngữ mà người Mỹ dùng để diễn tả niềm vui. 
Tại sao lại ví niềm vui với con trai? Đơn giản là vì khi miệng con trai mở, 
trông giống như nụ cười. Bản đầy đủ của thành ngữ này là: 'as happy as a 
clam at high water'. Khi nước thủy triều lên là lúc trai cảm thấy vui sướng và 
hạnh phúc nhất vì không ai có thể săn bắn chúng, chúng được tự do. Thành 
ngữ này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào cuối những năm 1840 trong cuốn từ 
điển Mỹ học do tác giả John Russell Bartlett's chủ biên năm 1484: 
· "As happy as a clam at high water" is a very common expression to 
describe the joy and 
(“As happy as a clam at high water”: là cách diễn đạt phổ biến để miêu tả 
niềm vui, niềm hạnh phúc.) 
As happy as sandboy 
Khác với người Mỹ, người Anh lại ví niềm vui với “sandboy”. Chắc hẳn các 
bạn đang tưởng tượng đến hình ảnh “sandboy” thật thanh bình và hạnh phúc: 
các cậu bé nô đùa trên bãi biển, xây lâu đài cát. tiếng cười rộn rã. Nhưng đây 
không phải là nguồn gốc của thành ngữ này. Trên thực tế thì “sandboy” lại là 
các thương gia. Vào giữa thế kỉ 18 và 19, các “sandboys” này chuyên buôn 
cát cho các công trình xây dựng như nhà cửa, rạp hát hay các tòa nhà công 
cộng khác. Việc vận chuyển cát là một công việc cực kì vất vả. Nhưng niềm 
hạnh phúc của các sandboy lại không nằm trong công việc mà lại nằm trong 
thành quả của nó. Mỗi chuyến giao hàng thành công, họ lại tổ chức tiệc 
tùng, họ hát hò, nhảy múa say sưa thâu đêm suốt sáng. 
Bản trích dẫn đầu tiên của câu thành ngữ này được tìm thấy trong cuốn 
sách “Real Life in London” của Pierce Egan xuất bản năm 1821: 
· "...appeared to be as happy as a sand-boy, who had unexpectedly met with 
good luck in disposing of his hampers full of the above household 
commodity.” ( Xuất hiện với hình ảnh đầy vui vẻ, cậu ta là người luôn gặp 
may trong việc sắp xếp các hòm nặng cồng kềnh với các loại hàng hóa đồ 
dùng gia đình đầy ắp bên trong) 
As happy as Larry 
Mỗi lần vui sướng tột đỉnh thì không người Australia nào lại không thốt lên 
câu: “As happy as Larry”. Nhưng Larry là ai? 
Larry Foley (1847 - 1917) là một võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp, anh chưa 
từng bị thua trong bất kì một trận đấu nào. Larry giải nghệ vào năm 32 tuổi 
và vào trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp của mình, anh đã thu về được 
1000 bảng Anh, quả là một số tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Người Úc 
luôn ước mình hạnh phúc như Larry để lúc nào cũng được chiến thắng và 
giàu có. Người đầu tiên sử dụng hình ảnh của Larry để ví von với niềm hạnh 
phúc là nhà văn người New Zealand, ông viết: 
· "We would be as happy as Larry every time if it were not for the rats" ( 
Nếu không phải là điều xấu thì chúng ta nên lúc nào cũng vui như tết.) 
Các bạn thấy đấy, ở mỗi nước hình ảnh ví von của niềm vui lại là khác nhau. 
Vì thế, học tiếng Anh không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ngôn ngữ mà 
còn tìm hiểu cả văn hóa của nước đó nữa 

File đính kèm:

  • pdfthanh_ngu_948.pdf
Tài liệu liên quan