Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy Tiếng Anh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng

trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài

nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và

người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”,

hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận

cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch

TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến

pdf8 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75Số 31 (Tháng 3 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TEFL TOURISM - HÌNH THỨC DU LỊCH 
KẾT HỢP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
 NGUYỄN THÀNH NAM*
Tóm tắt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng 
trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài 
nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và 
người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”, 
hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận 
cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch 
TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến. 
Từ khóa: Tefl tourism, du lịch, giảng dạy tiếng Anh
Abstract
In the context of globalization and international economic integration, English has become 
an important foreign language all over the world. In many countries, teaching English as a foreign 
language has become a resource that can be produced, controlled, distributed and brought great value 
from both the learner and the teacher. Basically, TEFL tourism is a combination of the two concepts of 
“travelling” and “teaching English”, this type was created to meet the needs of English teachers around 
the world. The article discusses how to understand TEFL tourism, basic features, some key contents and 
the development of TEFL tourism globally as well as the tendency to choose Vietnam as a destination.
Keywords: TEFL tourism, tourism, teaching English
1. TEFL tourism - quan niệm và đặc trưng
1.1. Quan niệm về TEFL tourism
Nghiên cứu mang tính học thuật về tính liên 
kết của TEFL với du lịch hiện nay còn nhiều hạn 
chế mặc dù tầm quan trọng của ngành giảng 
dạy tiếng Anh trên toàn thế giới và du lịch đều 
là những ngành dịch vụ lớn nhất toàn cầu. 
TEFL (Teaching English as a Foreign Language) 
được hiểu là giảng dạy tiếng Anh như một 
ngoại ngữ. Thực chất TEFL là một chứng chỉ 
quốc tế có những đặc tính linh hoạt trong việc 
giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài hay ở một 
đất nước nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh. Bên 
cạnh TEFL, có một số thuật ngữ khác thường 
được các giảng viên, giáo viên dạy tiếng Anh 
quan tâm hoặc theo học để lấy chứng chỉ là 
ELT, TESOL và TESL. Ở Anh, chứng chỉ chính 
được sử dụng là ELT (English Language Teaching) 
có nghĩa là giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh, vì 
nó được các hiệp hội học thuật như Đại học 
Cambridge và các nhà xuất bản của các tạp 
chí trong lĩnh vực này ưa thích. TEFL, TESOL 
và TESL có xu hướng liên kết với những người 
cần học tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày 
và giáo viên thường làm việc với những người 
nhập cư đã chuyển đến các quốc gia nói tiếng 
Anh. TESOL (Teaching English to Speakers of 
Other Languages) có nghĩa là giảng dạy tiếng 
Anh cho người nói ngôn ngữ khác. Chứng chỉ 
này tập trung vào việc giảng dạy các kỹ năng 
cần thiết để dạy tiếng Anh tại một nước khác, * TS., Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Số 31 (Tháng 3 - 2020)76
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
nơi mà học sinh không phải là người bản ngữ 
sử dụng tiếng Anh như Trung Quốc, Nhật Bản, 
hay Việt Nam. TESL (Teaching English as a Second 
Language) lại mang nghĩa giảng dạy tiếng 
Anh như một ngôn ngữ thứ hai, phục vụ cho 
những giáo viên, giảng viên dạy tiếng Anh cho 
người bản ngữ nói tiếng nước ngoài, những 
người đang sống ở những quốc gia nói tiếng 
mẹ đẻ là tiếng Anh như dạy những học sinh 
tạm thời, người lao động hoặc người nhập cư 
sang các nước như Anh, Mỹ, Úc và Canada [8]. 
Tuy nhiên, đối với những người chọn đi du lịch 
nước ngoài kết hợp giảng dạy, chứng chỉ đào 
tạo phổ biến nhất là TEFL do phạm vi sử dụng 
rộng và tính linh hoạt. Đó cũng chính là lý do 
xuất hiện thuật ngữ TEFL tourism.
 Du lịch, với bản chất là một ngành kinh 
tế dịch vụ, ngày càng phát triển trong xã hội 
hiện đại. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), du 
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến 
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên 
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm 
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải 
trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc 
kết hợp với mục đích hợp pháp khác [10]. Ngày 
nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, 
giao thông, đời sống kinh tế - xã hội, nhu 
cầu du lịch của con người ngày càng lớn. Tùy 
theo điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân, con 
người có thể lựa chọn nhiều hình thức du lịch 
khác nhau, nhưng theo xu hướng chung, con 
người luôn nghĩ đến việc dành một phần thu 
nhập hàng năm của mình cho du lịch. Trong 
số những nhu cầu của con người, nhu cầu về 
du lịch chưa bao giờ được thỏa mãn và càng 
đi du lịch cuộc sống của con người càng được 
nâng cao.
TEFL tourism (du lịch TEFL) hiểu đơn giản 
nhất chính là từ ghép giữa du lịch và hoạt 
động giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài. TEFL 
tourism không phải là một thuật ngữ khó chiết 
tự về nghĩa, nhưng để hiểu về nó phải vượt 
qua những hạn chế chủ quan của các cá nhân 
đặt ra bởi chính hoạt động giảng dạy tiếng 
Anh rộng lớn trên toàn cầu và sự khác biệt 
trong tiếp cận thuật ngữ từ các quốc gia trên 
thế giới, do có sự không tương đồng về văn 
hóa và ngôn ngữ. Nhưng nhìn chung, thuật 
ngữ TEFL tourism bao gồm tất cả các hành vi 
dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoài 
liên quan đến yếu tố du lịch, cơ hội của TEFL 
cũng được thúc đẩy bởi một số tổ chức liên 
quan đến hoạt động kinh doanh du lịch1. 
1.2. Đặc trưng của TEFL tourism
TEFL tourism - hình thức du lịch ra đời trong 
bối cảnh toàn cầu hóa về ngôn ngữ
Ngày nay, nhu cầu toàn cầu về sử dụng 
tiếng Anh đang tiếp tục phát triển trên toàn 
thế giới khi ngôn ngữ Anh đã trở thành một 
phần không thể thiếu trong kinh doanh, giáo 
dục, chính trị, du lịch, y tế... Các chính phủ 
đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của 
tiếng Anh đối với các nền kinh tế và xã hội. 
Điều này khác với quan điểm trước đây, khi 
các cá nhân thường chỉ nhìn nhận tiếng Anh 
là một công cụ giúp họ đáp ứng nguyện vọng 
cá nhân. Do vậy, ngôn ngữ Anh đã trở thành 
một trong những vấn đề trung tâm của cải 
cách giáo dục ở nhiều quốc gia để đáp ứng sự 
phát triển về kinh tế, khoa học và công nghệ. 
Việc cải thiện giảng dạy tiếng Anh trong một 
quốc gia không chỉ có ý nghĩa về kinh doanh, 
giáo dục và ngoại giao mà còn cho phép người 
dân thưởng thức văn hóa và giải trí toàn cầu. 
Chính bởi vậy, ở nhiều quốc gia trên thế giới 
đã xuất hiện nhu cầu cao về “nghề giáo viên 
dạy tiếng Anh”. Tính đến năm 2014, số người 
học tiếng Anh trên toàn thế giới khoảng 1,5 
tỷ và ước tính con số này sẽ tăng lên hơn 2 tỷ 
vào năm 2020 [5, tr.12]. Trong năm 2015, liên 
minh châu Âu (EU) có đến 172,5 triệu người 
mong muốn được tiếp cận tiếng Anh [12]. Việc 
thiếu giảng viên tiếng Anh có trình độ cao là 
một trong những thách thức lớn nhất đối với 
các quốc gia, do đó nhiều nước đang chuộng 
xu hướng sử dụng những người nói tiếng Anh 
bản địa trở thành lực lượng giảng dạy. Ước tính 
có 250.000 người nói tiếng Anh bản ngữ làm 
giáo viên tiếng Anh tại hơn 40.000 trường học 
và viện ngôn ngữ trên toàn thế giới. Hiệp hội 
quốc tế TESOL (2014) tuyên bố rằng nhu cầu 
tuyển dụng toàn cầu hơn 100.000 giáo viên 
TEFL hàng năm [5, tr.12]. Tài liệu tham khảo để 
nâng cao trình độ nói tiếng Anh quốc gia có xu 
hướng được tích hợp và được thảo luận thường 
xuyên trong những chương trình phát triển. 
77Số 31 (Tháng 3 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Từ những năm đầu thế kỷ XXI, một nhóm 
nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã lập luận về mối 
quan hệ giữa TEFL và du lịch với bản chất 
chính là mối liên hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ, 
du lịch và phát triển [5, tr.13]. Sau đó, nhiều tổ 
chức đã tìm cách thúc đẩy các cơ hội liên kết 
hai khía cạnh của du lịch và TEFL, tuy nhiên, 
thời điểm đó thuật ngữ TEFL tourism vẫn chưa 
được chính thức công nhận. Các vấn đề liên 
quan đến nhận thức của các cá nhân và cộng 
đồng đã được nhiều quốc gia tranh luận như: 
Vai trò và lợi ích của tiếng Anh; chính sách 
ngôn ngữ và giới thiệu thay đổi hiệu quả trong 
các hệ thống giáo dục; vai trò của tiếng Anh 
địa phương và vấn đề sử dụng bên cạnh tiếng 
Anh chuẩn toàn cầu; sự bình đẳng trong việc 
tiếp cận với tiếng Anh; sự đóng góp của tiếng 
Anh cho sự phát triển của quốc gia và quốc tế... 
Tuy không thể xác định được thời điểm ra đời 
chính xác của thuật ngữ TEFL tourism nhưng 
hình thức du lịch này vẫn được khẳng định là 
chỉ ra đời và phát triển trong bối cảnh tiếng Anh 
trở thành ngôn ngữ được sử dụng toàn cầu và 
nhu cầu nhân lực giảng dạy tiếng Anh như một 
ngoại ngữ ở các quốc gia trên thế giới. 
TEFL tourism - một dạng thức du lịch chuyên 
biệt gắn với sự phát triển du lịch hiện đại
TEFL tourism là một trong nhiều dạng thức 
du lịch chuyên biệt dành cho khách du lịch 
trên thế giới. Xu hướng lựa chọn các loại hình 
du lịch của khách đã thay đổi đáng kể trong 
những năm gần đây do sự thay đổi sở thích và 
nhu cầu của người tiêu dùng. Đối trọng với sản 
phẩm du lịch đại chúng không có sự phân biệt 
các đối tượng khách, du lịch chuyên biệt được 
thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc 
thị trường riêng lẻ. Phổ du lịch được tạo thành 
từ các khu vực thị trường lớn chuyển sang các 
nhóm chuyên sâu với những nhu cầu đặc biệt. 
Theo Reddy (1980), du lịch quan tâm đặc biệt 
đối với một nhóm đối tượng khách có nhu cầu 
riêng là tiền thân của du lịch chuyên biệt [2]. 
Xu hướng này đã phát triển liên tục cho đến 
ngày nay, điều này không có nghĩa là ngành 
công nghiệp du lịch đại chúng đã suy giảm, mà 
đơn giản là người tiêu dùng có xu hướng thích 
những trải nghiệm phù hợp hơn với nhu cầu và 
mong muốn cá nhân của họ. Mang những đặc 
trưng riêng của các loại hình du lịch chuyên 
biệt như du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch 
từ thiện, du lịch thể thao, du lịch ẩm thực, du 
lịch chữa bệnh, du lịch TEFL không thể phát 
triển theo quy mô đại chúng, do đó những loại 
hình du lịch này luôn được các tổ chức khai 
thác bằng cách tìm kiếm số lượng khách nhỏ 
hơn với sức chi tiêu cao hơn của khách du lịch. 
Theo Sharpley và Tefler, nội dung của những 
loại hình này đã tạo ra một thị trường tiêu 
dùng phức tạp và phân khúc hơn [3]. Khách 
du lịch ngày càng tìm kiếm nhiều hơn những 
trải nghiệm có giá trị lớn hơn những tour du 
lịch trọn gói truyền thống. Khách du lịch hiện 
đại cũng đã quen thuộc với công nghệ thông 
tin hiện đại và họ luôn có phản ứng, tương tác 
với phương tiện truyền thông xã hội. Trên thực 
tế, khách du lịch thậm chí không cần rời khỏi 
nhà của họ ở để trải nghiệm thực tế bởi các trải 
nghiệm du lịch truyền thống quen thuộc đã 
luôn được đưa đến cá nhân thông qua truyền 
hình, web, facebook, các đánh giá trực tuyến, 
hoặc từ những người có ảnh hưởng. Người 
tiêu dùng du lịch thông minh có đầy đủ thông 
tin du lịch truy cập qua internet. Tất cả những 
điều này đã dẫn đến sự phát triển của các hình 
thức du lịch chuyên biệt, trong đó có du lịch 
TEFL. 
TEFL tourism - hình thức du lịch mang tính 
thương mại
Về mặt hình thức, du lịch TEFL có hoạt động 
chính là giảng dạy tiếng Anh ở các cộng đồng 
có nhu cầu học tiếng Anh tại các quốc gia và 
vùng lãnh thổ trên thế giới, do đó, du lịch TEFL 
có thể nằm dưới sự bảo trợ của du lịch tình 
nguyện, được tiến hành bởi các tình nguyện 
viên. Và trong quá trình lưu trú ở các quốc gia 
để giảng dạy tiếng Anh, họ có thể thực hiện 
các chuyến đi du lịch của riêng mình. Tuy 
nhiên, trên thế giới, du lịch TEFL hiện nay đã 
thực sự trở thành một hình thức du lịch riêng, 
do được tổ chức bởi các tổ chức mang lợi ích 
thương mại. Về bản chất, toàn bộ TEFL được 
thiết kế và định hình để phù hợp với logic 
thương mại. TEFL như một loại hàng hóa trong 
bối cảnh du lịch đã cho phép nó trở thành một 
đầu ra của sản xuất. Nhiều tổ chức và cá nhân 
Số 31 (Tháng 3 - 2020)78
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đã tận dụng nhu cầu về ngôn ngữ tiếng Anh 
bằng cách thành lập các doanh nghiệp mới, 
nhượng quyền thương mại, hoặc các công ty 
con - chính là trung tâm giới thiệu giáo viên 
đi giảng dạy tiếng Anh ở các quốc gia khác để 
bán trên thị trường tương ứng. Các tour du lịch 
TEFL được thiết kế và chào bán cho các giáo 
viên tiếng Anh - các khách du lịch trên các 
trang mạng xã hội. TEFL Heaven là một tổ chức 
thường xuyên cung cấp các chương trình TEFL, 
đã thiết kế chương trình “Costa Rica: bãi biển 
Manuel Antonio”. Những điểm nổi bật được 
quảng cáo trong chương trình này là: 4 tuần 
đào tạo TEFL - đủ điều kiện để một giáo viên 
có thể dạy tiếng Anh ở bất cứ đâu trên thế giới, 
được trả tiền bảo đảm công việc, kết hợp với 
những người cùng chí hướng, hỗ trợ chỗ ở và 
đón tại sân bay, học nhảy salsa miễn phí, thời 
gian dự án là 6 tháng với giá tour £1.315 [5, 
tr.19]. Các điểm đến kết hợp giữa giảng dạy 
tiếng Anh và du lịch tương tự như chương 
trình trên cũng đã được thiết kế ở Thái Lan, 
Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Hungary, 
Peru
2. Một số nội dung của hình thức du lịch 
TEFL
2.1. Khách du lịch TEFL
Một khách du lịch TEFL có thể được hiểu 
là một người khách đi ra ngoài nơi cư trú 
thông thường của họ để dạy tiếng Anh như 
một ngôn ngữ nước ngoài, nhưng đặc biệt 
hơn các loại hình khác là có sự thay đổi vai trò 
khác nhau giữa khách du lịch và nhà giáo dục 
tại nhiều điểm khác nhau trong chuyến đi của 
họ. Theo các quan niệm phổ biến về khách 
du lịch, để đủ điều kiện là khách du lịch, con 
người phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên và 
ở một nơi bên ngoài một môi trường dân cư 
thông thường không quá một năm liên tiếp 
với các mục đích nghỉ ngơi, giải trí hoặc các 
mục đích khác. Tuy nhiên, TEFL tourism cũng 
như nhiều loại hình du lịch khác có thể không 
áp đặt được khung thời gian. Đầu tiên là sự di 
chuyển của giáo viên TEFL từ nơi cư trú của họ 
ở quê nhà, đến nơi cư trú tạm thời ở vị trí TEFL 
của họ. Sự khác biệt ở đây là không phải tất cả 
khách du lịch TEFL sẽ thực hiện các chuyến đi 
trong thời gian dưới một năm. 
Về đặc điểm độ tuổi, khách du lịch TEFL có 
xu hướng tương đối trẻ, phần lớn ở độ tuổi 
từ 22 đến 30 [5, tr.127]. Đây có thể là do yêu 
cầu của việc giảng dạy tiếng Anh, sau khi tốt 
nghiệp đại học (22 tuổi), các ứng viên mới có 
thể tham gia tuyển chọn vào vị trí TEFL để có 
được kinh nghiệm làm việc và nâng cao trình 
độ chuyên môn. Độ tuổi trung bình này cao 
hơn so với độ tuổi trung bình để tham gia du 
lịch tình nguyện, với những người tham gia có 
xu hướng trong độ tuổi từ 18 đến 22 (thường 
là thanh niên hoặc sinh viên các trường đại 
học, cao đẳng đi tình nguyện, thiện nguyện 
thực tế ở các cộng đồng, kết hợp đi du lịch để 
có thêm kinh nghiệm). 
Khách du lịch TEFL chủ yếu đến từ 5 quốc 
gia nói tiếng Anh: Anh, Mỹ, Nam Phi, Ireland và 
Úc [5, tr.127]. Điều này có tương quan với các 
quốc tịch được chấp nhận, được chỉ định trên 
nhiều trang web của cơ quan tuyển dụng TEFL. 
Người Mỹ thường đến Mexico và Costa Rica vì 
gần với đất nước của họ; Fiji và Indonesia thu 
hút nhiều người Úc; Ấn Độ có nhiều giáo viên 
đến từ Anh có thể do những bối cảnh về lịch 
sử; trong khi Ireland lại là quốc gia thu hút cộng 
đồng người từ khắp thế giới phương Tây. 
Thời gian lưu trú của khách du lịch TEFL 
thường từ một tuần đến một năm, thậm chí có 
thể kéo dài đến hai năm. Hầu hết khách du lịch 
TEFL có xu hướng giảng dạy và lưu trú ở các 
thành phố lớn, đô thị trung tâm. Mặc dù họ có 
những cơ hội trong các địa điểm du lịch như 
khu nghỉ mát, bãi biển nhưng những điều này 
không dễ dàng xảy ra. Sự khác biệt chủ yếu 
giữa khách du lịch TEFL và du lịch tình nguyện 
là phần lớn khách du lịch TEFL được trả tiền 
cho dịch vụ của họ. Mức lương chính thức ở 
Thái Lan cho một khách du lịch TEFL giảng 
dạy ở quốc gia này trung bình khoảng £700 
[5, tr.129]. Nhiều khách du lịch TEFL cũng được 
hưởng các chi phí bao gồm chỗ ở miễn phí 
hoặc trợ cấp nhà ở, thực phẩm, bồi hoàn du 
lịch, thị thực, giấy phép làm việc và bảo hiểm. 
Mức lương khác nhau giữa các điểm đến TEFL 
tùy thuộc vào chi phí sinh hoạt tại địa phương. 
Khách du lịch TEFL có thể không trả phí ban 
79Số 31 (Tháng 3 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đầu chính thức, thay vào đó, các đơn vị tổ chức 
loại hình du lịch này lấy một tỷ lệ phần trăm 
tiền lương của họ mỗi tháng. 
Động lực của khách du lịch TEFL khi tham 
gia hình thức du lịch này rất đặc biệt, liên quan 
đến các khía cạnh bao gồm cả công việc và 
giải trí. Trong bối cảnh phát triển của nhân 
lực giảng dạy tiếng Anh toàn cầu, họ tham gia 
những chương trình du lịch TEFL để giảng dạy 
tại các cộng đồng địa phương ở các quốc gia 
khác nhau với động lực hoàn toàn có thể xuất 
phát từ tiền lương hoặc từ nhu cầu nâng cao 
năng lực/kỹ năng giảng dạy tiếng Anh, hay là 
để có một chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh hợp 
thức hóa trên phạm vi toàn cầu. Tham gia hình 
thức này là cơ hội cải thiện các kỹ năng giảng 
dạy thông qua thời gian dạy thử nghiệm trước 
khi có khả năng bắt đầu một sự nghiệp giảng 
dạy ở nước họ hoặc ở nơi khác. Nhưng với một 
số khách du lịch tham gia hình thức này, việc 
dạy TEFL lại là thứ yếu đối với trải nghiệm du 
lịch, thiên nhiên, văn hóa tại các quốc gia họ 
lựa chọn là điểm đến. 
2.2. Các hoạt động chính trong du lịch 
TEFL
Thay vì chỉ đi du lịch thông thường, du lịch 
TEFL cung cấp cho khách du lịch nhiều hoạt 
động du lịch đa dạng như dạy tiếng Anh theo 
yêu cầu của chứng chỉ TEFL, khám phá một 
nền văn hóa mới của quốc gia bản địa, trải 
nghiệm văn hóa với gia đình chủ nhà cũng như 
của cộng đồng địa phương, tham gia vào các 
hoạt động du lịch gắn với môi trường tự nhiên 
hoặc gặp gỡ những người cùng chí hướng tình 
nguyện ở nước ngoài.
Dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, người 
dân nước bản địa
Tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng 
Anh ở một quốc gia khác là cốt lõi của TEFL. 
Trong kinh nghiệm TEFL, có hai sự khác biệt rõ 
ràng giữa các kiểu học của giáo viên TEFL, đó 
là đào tạo chính quy (các khóa TEFL đào tạo 
giáo viên tập trung) và không chính thức (học 
thông qua du lịch hoặc hòa nhập văn hóa). 
Hoạt động giáo dục luôn có hai mặt: Một mặt, 
là tri thức giáo dục giáo viên cung cấp cho học 
sinh; nhưng mặt khác, là sự phát triển kỹ năng, 
tri thức về văn hóa địa phương và các kiến 
thức chung về cuộc sống mà khách du lịch 
TEFL nhận được thông qua du lịch. Một phần 
trong sản phẩm của chương trình du lịch TEFL 
chính là chứng chỉ TEFL mà khách du lịch có 
cơ hội nhận được khi dạy tiếng Anh như một 
ngôn ngữ nước ngoài cả khía cạnh lý thuyết và 
thực tế. Do đó, có thể thấy rằng du lịch TEFL 
thể hiện một số mối quan hệ chặt chẽ giữa du 
lịch và giáo dục. 
Hoạt động đầu tiên của loại hình du lịch 
này chính là giảng dạy tiếng Anh cho cộng 
đồng dân cư nước bản địa. Trung bình, khách 
du lịch TEFF đến Thái Lan dạy 16 giờ đến 20 giờ 
mỗi tuần trong một loạt các loại tổ chức giáo 
dục được phân loại, bao gồm 3 dạng trường: 
Trường chính phủ tài trợ (64,2%), trường được 
tư nhân tài trợ (45%) và các tổ chức ngôn 
ngữ (22,3%) [5, tr.129]. Việc học tiếng Anh 
thành công đem lại nhiều lợi ích cho cư dân 
địa phương, thậm chí là một cách thoát nghèo 
cho nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là 
trẻ em. Khi cộng đồng địa phương học được 
những điều cơ bản từ những giáo viên bản 
ngữ, họ sẽ biết những cách giao tiếp đơn giản 
để tiếp tục quá trình học ngoại ngữ sau này. 
Mặt khác, khi giảng dạy cho cộng đồng địa 
phương, giáo viên nước ngoài sẽ tích lũy được 
một số kỹ năng giảng dạy, kỹ năng nói trước 
công chúng, kỹ năng giao tiếp, sự kiên nhẫn 
và khả năng linh hoạt trong việc xử lý các tình 
huống thông qua việc dạy. 
Trải nghiệm văn hóa
Với sự tương tác văn hóa giữa khách du lịch 
TEFL và địa phương nơi họ đang làm việc, du 
lịch văn hóa chiếm m

File đính kèm:

  • pdftefl_tourism_hinh_thuc_du_lich_ket_hop_giang_day_tieng_anh.pdf
Tài liệu liên quan