Tăng cường khả năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ bằng phương pháp nghe mở rộng
Trong quá trình học tiếng Anh, người học luôn gặp phải những khó khăn liên quan đến bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, kỹ năng này có tính quyết định, đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thụ đắc ngôn ngữ, giúp nâng cao khả năng phát âm, cải thiện vốn từ vựng và giúp sinh viên thành công
trong giao tiếp. Vì thế, làm thế nào để nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên, giúp họ nghe hiểu có hiệu
quả và dễ dàng hơn là nhiệm vụ thách thức đối với giáo viên.
Những bài tập nghe là một trong các bài tập sinh viên cảm thấy khó khăn và dễ bị mất động lực khi
nghe, đặc biệt là những bài nghe khó gắn với những chủ đề khó. Thêm vào đó, các hoạt động nghe trên lớp
thường bám sát vào sách giáo khoa và tệp nghe đĩa đính kèm, chủ yếu chỉ ở dạng tiếng (audio) nên đôi khi
gây nhàm chán cho người học. Các chủ đề trong sách thường khô khan, hoặc quá học thuật, hoặc đã không
còn cập nhật với tình hình thực tế hiện tại. Một hạn chế khác là, do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, sĩ
số sinh viên một lớp trên bậc đại học vẫn còn cao. Trong nghiên cứu này tại Đại học Ngoại thương Cơ sở
II, TP. Hồ Chí Minh, sĩ số của lớp tiếng Anh trung bình là 40 sinh viên, chương trình ba buổi tiếng Anh
một tuần. Dù đã có cải thiện về chương trình học, cơ sở vật chất (máy chiếu và chất lượng loa đài tốt), số
buổi học ngoại ngữ tăng, thời gian 9 tiết một tuần là không đủ để các em có thể nhanh chóng cải thiện khả
năng tiếng Anh nói chung và khả năng nghe hiểu nói riêng.
Trong thực tế, sinh viên sẽ học hiệu quả và thích thú hơn với bài học khi họ được học trong bầu
không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được giao tiếp trong bối cảnh thực của thế giới hay
được tự mình tạo ra những sản phẩm riêng. Việc sử dụng các hoạt động nghe đa dạng đặc biệt mang tính
giao tiếp trong giảng dạy kỹ năng nghe là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ
học tập cho sinh viên và khích lệ sinh viên trong khi luyện nghe.
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG NGHE HIỂU TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHE MỞ RỘNG Vũ Ngọc Mai* Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh Nhận bài: 11/02/2020; Hoàn thành phản biện: 20/03/2020; Duyệt đăng: 28/04/2020 Tóm tắt: Nghe hiểu được xem là kỹ năng khó nhất trong bốn kỹ năng ngôn ngữ đối với phần lớn sinh viên không chuyên tại các trường đại học và cao đẳng hiện nay. Tuy nhiên, do thời gian học trên lớp là không đủ cộng với việc số lượng sinh viên một lớp khá đông, kỹ năng này vẫn chưa được cải thiện hiệu quả. Cùng với việc sử dụng Internet trong dạy và học ngoại ngữ đang rất phổ biến, tác giả áp dụng phương pháp nghe mở rộng cho sinh viên năm nhất không chuyên ngữ tại Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng cho sinh viên xem các video clips ngoài giờ lên lớp để cải thiện kỹ năng nghe là rất hiệu quả, sinh viên cảm thấy rất hứng thú trong khi học kỹ năng nghe. Từ khoá: Nghe mở rộng, kỹ năng nghe, sinh viên không chuyên 1. Mở đầu Trong quá trình học tiếng Anh, người học luôn gặp phải những khó khăn liên quan đến bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết... Tuy nhiên, kỹ năng này có tính quyết định, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ, giúp nâng cao khả năng phát âm, cải thiện vốn từ vựng và giúp sinh viên thành công trong giao tiếp. Vì thế, làm thế nào để nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên, giúp họ nghe hiểu có hiệu quả và dễ dàng hơn là nhiệm vụ thách thức đối với giáo viên. Những bài tập nghe là một trong các bài tập sinh viên cảm thấy khó khăn và dễ bị mất động lực khi nghe, đặc biệt là những bài nghe khó gắn với những chủ đề khó. Thêm vào đó, các hoạt động nghe trên lớp thường bám sát vào sách giáo khoa và tệp nghe đĩa đính kèm, chủ yếu chỉ ở dạng tiếng (audio) nên đôi khi gây nhàm chán cho người học. Các chủ đề trong sách thường khô khan, hoặc quá học thuật, hoặc đã không còn cập nhật với tình hình thực tế hiện tại. Một hạn chế khác là, do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, sĩ số sinh viên một lớp trên bậc đại học vẫn còn cao. Trong nghiên cứu này tại Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, sĩ số của lớp tiếng Anh trung bình là 40 sinh viên, chương trình ba buổi tiếng Anh một tuần. Dù đã có cải thiện về chương trình học, cơ sở vật chất (máy chiếu và chất lượng loa đài tốt), số buổi học ngoại ngữ tăng, thời gian 9 tiết một tuần là không đủ để các em có thể nhanh chóng cải thiện khả năng tiếng Anh nói chung và khả năng nghe hiểu nói riêng. Trong thực tế, sinh viên sẽ học hiệu quả và thích thú hơn với bài học khi họ được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được giao tiếp trong bối cảnh thực của thế giới hay được tự mình tạo ra những sản phẩm riêng. Việc sử dụng các hoạt động nghe đa dạng đặc biệt mang tính giao tiếp trong giảng dạy kỹ năng nghe là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho sinh viên và khích lệ sinh viên trong khi luyện nghe. Những hoạt động nghe khác nhau được áp dụng cho các sinh viên ở những trình độ khác nhau giúp cho giảng viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành không chỉ được truyền thụ một cách dễ hiểu với người học mà còn được người học * Email: vungocmai.cs2@ftu.edu.vn vận dụng. Có những hoạt động nghe không chỉ được sử dụng để phát triển kỹ năng nghe mà còn có thể giúp cho việc củng cố, phát triển các kỹ năng còn lại cho sinh viên bao gồm kỹ năng nói, đọc và viết. Bên cạnh đó, còn có những hoạt động phát triển vốn từ vựng và cải thiện cả cách phát âm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các nguồn tư liệu trên Internet cực kỳ phong phú, tạo cho sinh viên có cơ hội để phát triển cả bốn kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc và viết. Ngoài ra, sinh viên có thể tương tác trên Internet với cả người nói tiếng Anh bản ngữ và không phải bản ngữ ở khắp thế giới để giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là phát triển kỹ năng nghe mở rộng của mình. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến lợi ích của việc nghe mở rộng, giới thiệu một số nguồn tư liệu trên Internet hữu ích đối với việc phát triển kỹ năng nghe mở rộng. Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy các ưu điểm nổi trội của phương pháp nghe mở rộng trong việc cải thiện kỹ năng nghe, nâng cao kỹ năng phát âm, mở rộng vốn từ vựng trong ngữ cảnh và các hiện tượng ngữ pháp. Theo Duzer (1997), phương pháp này còn rèn cho sinh viên tính tự giác, tự chủ trong khi học. Từ đó, tạo cho họ động lực để duy trì việc học trong thời gian dài, khiến họ thành công trong tất cả các khía cạnh của ngôn ngữ. Về phía người học, khi sinh viên nghe mở rộng, họ hứng thú và nghe tích cực hơn vì họ được tự lựa chọn những bài nghe với chủ để yêu thích và phù hợp với trình độ của họ. Hơn nữa, giáo viên có thể tổ chức nghe mở rộng cả ở trên lớp và ở nhà nhằm nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên. Thông qua nghe mở rộng, sinh viên sẽ trở nên có ý thức, trách nhiệm với việc tự học và chủ động đưa ra quyết định riêng cho việc học tập của mình. Tác giả sẽ tập trung vào tìm hiểu thái độ và các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của người học khi thực hiện phương pháp nghe mở rộng tại nhà, có sự hướng dẫn của thầy cô. Tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1. Tác động của việc nghe mở rộng đến khả năng nghe của sinh viên thế nào? 2. Thái độ của sinh viên ra sao đối với việc học tích hợp nghe mở rộng? Tác giả hi vọng kết quả ghiên cứu này sẽ hữu ích cho giáo viên, cũng như các em sinh viên trong việc tìm ra một phương pháp hiệu quả cho việc học nghe và tham khảo những phương pháp nghe hiệu quả mà sinh viên khác đã áp dụng thành công. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Hoạt động nghe hiểu Nghe hiểu là kỹ năng ngôn ngữ chủ động trong đó người học đóng vai trò tích cực của người tham dự thông tin được nghe, xử lý thông tin, hiểu được nội dung để cuối cùng phản hồi lại thông tin đó (Steil, Barker & Wakson, 1983). Chỉ khi nào người nghe có thể phản hồi được thì tiến trình nghe mới hoàn tất, quá trình giao tiếp mới đạt kết quả như mong muốn. Hoạt động nghe hiểu đóng vai trò quan trọng trong cả cuộc sống hàng ngày cũng như trong công tác dạy và học ngôn ngữ. Wolvin và Coakley (1988) khẳng định bất kể trong hay ngoài lớp học, hoạt động nghe hiểu chiếm nhiều thời gian giao tiếp hàng ngày hơn bất cứ loại hình giao tiếp lời nói nào khác. Harmer (2003) cho rằng khi học một ngôn ngữ nào đó, người học cần phải tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữ đó và một trong những cách tốt nhất là thông qua nghe hiểu. Nghe hiểu không chỉ đơn thuần đòi hỏi việc nghe và thu nhận âm thanh mà từ những âm thanh nghe được, người nghe tìm ra ý nghĩa của thông điệp nghe và liên hệ những gì họ nghe được với kiến thức họ đang có. Theo nhà nghiên cứu Ucán (2010), nghe hiểu giúp người học mở rộng vốn từ vựng, phát triển trình độ sử dụng ngôn ngữ thành thạo, nâng cao khả năng phát âm và phát triển kỹ năng nói một cách tổng thể, bởi nghe hiểu là con đường chủ đạo qua đó người học có sự tiếp xúc đầu tiên với ngôn ngữ và nền văn hóa của ngôn ngữ đó. Tóm lại, nghe hiểu được coi là một kỹ năng quan trọng dẫn tới sự thành công trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lĩnh vực học thuật, đặc biệt có ảnh hưởng tích cực đến việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với sinh viên không chuyên, do thời gian tiếp xúc với tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh được trình bày bởi người bản xứ trong môi trường chân thực là hạn chế, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong kỹ năng này. 2.2. Phương pháp nghe mở rộng (extensive listening) 2.2.1. Định nghĩa Nghe mở rộng là phương pháp cho phép sinh viên nghe những gì mà họ yêu thích. Renandya và Farrell (2011) cho rằng, nghe mở rộng bao gồm các hoạt động nghe mà cho phép sinh viên có thể tiếp nhận ngữ liệu đầu vào dễ hiểu và thú vị. Một yếu tố quan trọng trong luyện nghe mở rộng là các tài liệu nghe hiểu hay ngữ liệu đầu vào phải có ý nghĩa mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Đây là phương pháp đòi hỏi sinh viên phải nghe số lượng lớn các bài nghe khác nhau và có thể hiểu được nội dung một cách dễ dàng ở trình độ nghe hiểu cao. Đặc biệt, khi nghe mở rộng, sinh viên không bị chi phối bởi các câu hỏi hay bài tập cho trước liên quan đến nội dung bài nghe. Họ không phải nghe để tìm hiểu những thông tin chi tiết hay tìm ra các từ và cụm từ xuất hiện trong bài nghe. Sinh viên có thể chọn bất cứ nguồn tài liệu hay bài nghe nào phù hợp với trình độ tiếng Anh, dễ hiểu và phải rất thú vị với họ. Chẳng hạn: họ có thể chọn nghe chương trình yêu thích trên đài BBC hay xem bộ phim tiếng Anh yêu thích trên youtube. 2.2.2. Lợi ích của kỹ năng nghe mở rộng Khi sinh viên nghe mở rộng, họ hứng thú và nghe tích cực hơn vì họ được tự lựa chọn những bài nghe với chủ để yêu thích và phù hợp với trình độ của họ. Hơn nữa, giáo viên có thể tổ chức nghe mở rộng cả ở trên lớp và ở nhà nhằm nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên. Thông qua nghe mở rộng, sinh viên sẽ trở nên có ý thức, trách nhiệm với việc tự học và chủ động đưa ra quyết định riêng cho việc học tập của mình. Quan trọng hơn, Waring (2008) cho rằng, nghe mở rộng là phương pháp cải thiện khả năng nghe lưu loát cho người học. Ông nói rằng nếu người học hiểu được hầu hết nội dung bài nghe thì họ sẽ tăng tốc độ nhận biết từ, hiểu được các cấu trúc, hiện tượng ngữ pháp hay các cụm từ “collocations” (đó là các cụm từ gồm hai hay nhiều từ thường hay đi cùng với nhau theo một trật tự nhất định) trong bài. Nói chung, lúc này não của họ sẽ làm việc rất hiệu quả vì họ vừa nghe hiểu để nắm bắt được nội dung vừa nhận biết được các hiện tượng ngữ pháp và cấu trúc. Ngoài ra, kỹ năng nghe này không chỉ tạo cho sinh viên tính tự chủ trong quá trình học ngoại ngữ mà còn rèn cho họ có sự tập trung cao độ để có thể nghe hiểu được nội dung họ đang nghe. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hướng sự chú ý của sinh viên vào cách phát âm chuẩn và các mô hình ngữ điệu, cách nhấn trọng âm từ và trọng âm câu khi nói giúp họ cải thiện kỹ năng phát âm của mình. Các nhà ngôn ngữ học như Brown, Waring, và Donkaewbua (2008) khẳng định lợi ích của việc nghe truyện là giúp người học học từ vựng mới một cách tự nhiên, vì thế họ sẽ học được nhiều từ mới một lúc và sẽ ghi nhớ chúng rất lâu. Tóm lại, nghe mở rộng không chỉ cải thiện kỹ năng nghe, nâng cao kỹ năng phát âm, mở rộng vốn từ vựng trong ngữ cảnh và các hiện tượng ngữ pháp, mà còn rèn cho sinh viên tính tự giác, tự chủ trong khi học. Từ đó, tạo cho họ động lực để duy trì việc học trong thời gian dài, khiến họ thành công trong tất cả các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ. 2.2.3. Lợi ích của Internet trong việc nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên Tiện ích mà Internet mang lại cho sinh viên là rất lớn. Nó giúp cho họ có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thông tin một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất trong quá trình học tập và mang lại kết quả cao. Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó có sẵn mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực, trợ giúp tích cực cho sinh viên nếu biết cách chọn lựa và tiếp nhận thông tin. Nó còn là nhân tố thúc đẩy trao đổi thông tin học tập và kiến thức xã hội. Đối với việc học tiếng Anh, Internet là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả trong việc cải thiện mọi khía cạnh của tiếng Anh như nghe, nói, đọc, viết, phát âm. Các nguồn tài nguyên trên mạng sử dụng để rèn kỹ năng nghe hiểu bao gồm các bài viết kèm theo cả phần âm thanh và hình ảnh giúp sinh viên nghe hứng thú hơn và hiệu quả hơn các tài nguyên chỉ có âm thanh hoặc hình ảnh. Các nguồn tài liệu này cực kì phong phú, đa dạng. Vì thế, sinh viên có thể lựa chọn được những bài nghe thú vị, phù hợp với trình độ và sở thích của họ tạo cho họ động cơ luyện nghe hàng ngày để cải thiện kỹ năng nghe hiểu cũng như nâng cao các kỹ năng khác. Ngoài ra, những thông tin họ nghe lại luôn cập nhật và chân thực, tức là do người bản xứ nói tiếng Anh đưa lên phục vụ cho người bản ngữ với nhau. Vì thế, tiếng Anh mà họ nghe và đọc được là tiếng Anh thông dụng và chuẩn mực. Khi tiếp xúc với tiếng Anh chuẩn thì họ sẽ bắt chước và có thể phát âm giống người bản ngữ. Theo Coniam (2011), lợi ích của thiết bị đa phương tiện là cung cấp cho người học bài nghe với nội dung, bối cảnh gắn với thực tế hơn, các đặc điểm diễn ngôn, cận ngôn ngữ (như biểu hiện trên khuôn mặt, các cử động đầu hay mắt, và các cử chỉ mà có thể tăng thêm sự ủng hộ và nhấn mạnh hoặc mang thêm các sắc thái ý nghĩa nào đó đối với điều mà người ta đang nói) và các khía cạnh về văn hóa giúp cho việc nghe hiểu của sinh viên dễ dàng hơn. Chang và Millett (2014) cho rằng việc sử dụng các nguồn tài liệu trên mạng rất hữu hiệu trong việc cải thiện nghe hiểu cho người học bởi vì nghe các bài nghe với âm thanh kỹ thuật số hay xem các clip trên mạng sẽ tạo cho họ cơ hội kiểm soát quá trình nghe hiểu của mình thông qua việc sử dụng chế độ xem lặp lại nhiều lần, hoặc xem có phụ đề, bản dịch và chế độ quay trở lại. Ngữ liệu đầu vào kèm âm thanh và hình ảnh sẽ giúp người nghe hình dung ra ý của người đang nói, đồng thời có thể dự đoán những gì mà người đó sắp nói. Điều này giúp cho người học có thể nâng cao được kỹ năng nghe hiểu của mình. Tóm lại, việc giảng dạy nghe hiểu thông qua các nguồn tài nguyên trên mạng góp phần nâng cao khả năng nghe hiểu cho sinh viên cả trên lớp cũng như ngoài lớp học. Giáo viên có thể giới thiệu và hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm CALL, nhóm thảo luận trực tuyến (discussion board), các công cụ thảo luận trực tuyến như text chat hay các website học tiếng Anh online tạo cơ hội cho họ tăng cường ngữ liệu đầu vào đầu ra dễ hiểu. 2.2.4. Triển khai lớp học tích hợp phương pháp nghe mở rộng Kéo dài trong suốt 10 tuần, kỹ năng nghe mở rộng được tích hợp vào trong chương trình, thực hiện song song cùng với bài học trên lớp cùng sách giáo khoa. Kỹ năng nghe mở rộng được giới thiệu và thực hiện trên lớp bởi giáo viên, sau đó sinh viên được khuyến khích nghe ở nhà với các chủ đề và nội dung yêu thích. Để đảm bảo mức độ luyện tập và tính hiệu quả của kỹ năng, sinh viên được yêu cầu viết báo cáo ngắn gọn và nộp lại cho giáo viên. Để phương pháp nghe mở rộng đạt được hiệu quả cần có, giáo viên cần giám sát chặt chẽ và chú ý các đặc điểm khác biệt của phương pháp này như sau: 2.2.4.1. Lựa chọn tài liệu Trong nghe mở rộng, hứng thú trong học tập là một đặc điểm vô cùng quan trọng. Sinh viên cần phải yêu thích, hoặc quan tâm tới chủ đề bài nghe, mới tạo được hứng thú và động lực để nghe. Chính vì vậy, các tài liệu nghe bên ngoài sách giáo khoa phải đa dạng với nội dung phong phú để tạo sự thích thú cho sinh viên. Các tài liệu nghe nên gồm nhiều cấp độ từ dễ đến khó tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc với ngôn ngữ tự nhiên, phong phú và sinh động. Ngoài ra, trong việc lựa chọn tài liệu, giáo viên chỉ đóng vai trò gợi ý, chứ không ép buộc. Giáo viên có thể khơi gợi hứng thú với sinh viên bằng việc đặt câu hỏi hoặc đưa ra tình huống, sinh viên mới là chủ thể quyết định trong việc học. 2.2.4.2. Giám sát hoạt động nghe hiểu Mặc dù phương pháp nghe mở rộng mang tính cá nhân, và được thực hiện ngoài giờ học, giáo viên có thể tăng cường tính hiệu quả qua các hoạt động khác để giám sát hoạt động nghe hiểu. Renandya và Farrell (2011) gợi ý quy trình tiến hành phương pháp nghe mở rộng gồm các bước như sau: Bước 1: Trước khi nghe, giáo viên khơi gợi sự hứng thú của người học bằng các câu hỏi mở - Các em biết gì về chủ đề qua tiêu đề của bài nói/video? - Các em có biết gì về người nói, người trình bày không? Sinh viên có thể tìm hiểu trên Internet về người/sự vật/sự kiện này. Đối với bước 1, việc cung cấp và thảo luận thông tin về ngữ cảnh bài nói được thực hiện là vô cùng quan trọng. Nếu làm tốt bước này, sinh viên sẽ có hứng thú, tự tin và kiến thức để thực hiện bước tiếp theo. Bước 2: Nghe mở rộng có thể được thực hiện nhiều lần và liên tục. Bozan (2015) nhấn mạnh rằng trọng tâm của kỹ năng này là hiểu ý chính của bài nói, không phải đi sâu vào chi tiết từ vựng, ngữ pháp hay phát âm. Vì vậy, việc phát video liên tục không dừng lại và tập trung nghe đến cuối đoạn là cần thiết đối với lần nghe đầu tiên. Sinh viên có thể nghe hai hoặc ba lần tuỳ vào trình độ, và đối với những lần nghe sau, sinh viên có thể dùng phụ đề để hỗ trợ khả năng hiểu. Bước 2 có thể thực hiện ở trên lớp như một bài giảng mẫu, và sau đó khuyến khích sinh viên tiếp tục thực hiện ở nhà hay bất cứ nơi nào mà họ muốn. Bước 3: Viết báo cáo, phân tích và nêu ý kiến cá nhân. Giáo viên có thể yêu cầu sinh viên báo cáo tiến trình thực hiện bằng cách nộp báo cáo các bài nghe đã thực hiện ở nhà của mình. Trong báo cáo, sinh viên có thể viết ra tóm tắt bài nói với nội dung chính, ý kiến cá nhân (thích hay không thích) và các từ mới, điểm thú vị các em học được (nếu có). Báo cáo này có thể được sử dụng như một minh chứng cho hoạt động học tập và có thể được sử dụng để chấm điểm. Ngoài ra, nếu có thời gian, giáo viên có thể đem chủ đề nghe tại nhà trở thành điểm thảo luận trên lớp. Việc này giúp giáo viên giám sát tiến độ học tập tại nhà của sinh viên, cũng như khiến hoạt động nghe mở rộng này có thêm ý nghĩa và hiệu quả nhằm tạo động lực và hứng thú cho các em. Tóm lại, để hoạt động nghe mở rộng đạt được hiệu quả mong muốn, cần có sự kết hợp giữa việc học ở nhà và hướng dẫn trên lớp, cũng như sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Thêm vào đó, giáo viên cũng cần đặt trọng tâm vào việc tạo hứng thú và động lực tự học cho sinh viên. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp đo tác động kỹ năng nghe 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp nghe mở rộng đối với môn học nghe của sinh viên, thiết kế nghiên cứu của tác giả là thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất. Kết quả sẽ đo được bằng việc so sánh chênh lệch giá trị trung bình của kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động. Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động O1 X O2 Nghiên cứu giả sử rằng có sự chênh lệch giữa bài kiểm tra trước tác động và sau tác động: O2- O1>0=>X (tác động) có ảnh hưởng. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng: 40 sinh viên năm nhất, Khoa Tiếng Anh cơ sở, Bộ môn Tiếng Anh cơ sở. Môn học: General English Nghiên cứu được thực hiện trong suốt một học kì, kéo dài trong 10 tuần. Sau đây là danh sách chủ đề của những video clips được gợi ý để sinh viên tự luyện tập ở nhà và nghe trong mỗi bài học: - TEDEd và TEDX (Science, Technology, Education and Design). - Các chương trình về văn hoá, xã hội, khoa học (National Geographic, BBC, CNN). - Các kênh về thời sự chính trị, kinh tế (Financial Times, Nikkei Asian Review, VOA). - Thời trang - làm đẹp (Michelle phan, Xteeener). - Du lịch (Lonely Planet, Expedia). 3.1.3. Đo tác động kỹ năng nghe Trong một vài tuần học đầu tiên, sinh viên làm bài kiểm tra trên lớp để kiểm chứng trình độ nghe của sinh viên trước khi giảng viên thực hiện chương trình tích hợp nghe mở rộng. Đến tuần cuối cùng, sinh viên làm thêm một bài kiểm tra khác để đánh giá năng lực nghe của sinh viên sau khi hoàn tất chương trình học có kết hợp nghe mở rộng. Đề kiểm tra và việc chấm điểm sẽ do một giảng viên khác đảm nhận để đảm bảo tính khách quan. So sánh kết quả của hai bài kiểm tra, từ đó đưa ra những số liệu, tính toán, và kết luận. 3.2. Phương pháp đo tác động thái độ Để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về việc học nghe có kết hợp phương pháp nghe mở rộng, tác giả dùng Bảng khảo sát (xem Phụ lục). Bảng khảo sát sử dụng thang đo gồm sáu mức độ phản hồi từ Rất không đồng ý đến Rất đồng ý. Bảng khảo sát được phát cho sinh viên vào tuần cuối cùng của môn học. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tính toán và đưa ra kết luận. 4. Kết quả nghiên cứu 4
File đính kèm:
- tang_cuong_kha_nang_nghe_hieu_tieng_anh_cho_sinh_vien_khong.pdf