Sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh - Mục đích và phương pháp

Xu hướng toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực trên toàn

thế giới đã mang lại cho tiếng nước ngoài nói chung và

tiếng Anh nói riêng một vai trò lớn hơn bao giờ hết. Đây

là lí do tại sao trong rất nhiều năm gần đây tiếng Anh đã

trở thành môn học bắt buộc ở hầu hết các cơ sở đào tạo ở

Việt Nam từ cấp tiểu học, trung học đến cao đẳng và đại

học. Để giảng dạy và học tập tốt môn Tiếng Anh, rất nhiều

phương pháp dạy học đã được nghiên cứu và áp dụng,

trong đó phương pháp sử dụng trò chơi đã được thực hành

rộng rãi trong nước và trên thế giới như một giải pháp hữu

dụng nhằm giải tỏa áp lực căng thẳng và nâng cao động

lực học cho người học. Hiện nay, các loại hình trò chơi

dùng trong giảng dạy tiếng Anh rất phong phú và đa dạng

về hình thức, thể lệ, mục đích,. Tuy nhiên, không phải lúc

nào phương pháp này cũng mang lại thành công như mong

muốn. Để áp dụng trò chơi hiệu quả, giáo viên (GV) cần

lưu ý đến nhiều yếu tố như thời điểm áp dụng, sự lựa chọn

trò chơi, quá trình tiến hành phù hợp,. Bên cạnh đó, nhiều

nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng trò chơi trong

giảng dạy tiếng Anh đã được thực hiện nhưng hầu hết các

nghiên cứu chỉ tập trung vào việc áp dụng một số trò chơi

riêng lẻ để giảng dạy một kĩ năng ngôn ngữ nhất định

(nghe, nói, đọc, viết, từ vựng,.).

Nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát về trò chơi và sử

dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh nói chung, bài

viết đề cập khái niệm về trò chơi, những ưu điểm của việc

sử dụng trò chơi trong dạy và học ngôn ngữ, phương

pháp áp dụng trò chơi và một số điểm lưu ý khi áp dụng

phương pháp này

pdf6 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh - Mục đích và phương pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 240-245 
240 
Email: ntthuyen@hluv.edu.vn 
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 
- MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Nguyễn Thị Thúy Huyền - Phạm Thanh Tâm - Nguyễn Thị Liên 
Trường Đại học Hoa Lư 
Ngày nhận bài: 20/02/2019; ngày chỉnh sửa: 18/3/2019; ngày duyệt đăng: 19/5/2019. 
Abstract: This article focuses on the use of games in TEFL (Teaching English as a Foreign 
Language). Firstly, we present the definition of games in TEFL, the purposes of using games in 
teaching and learning as well as its classifications. Then, the article provides an insight into how 
games can be employed in the language classrooms, including when to use games, which games 
to use and the procedure to apply them. The final part of the article looks at some outstanding 
notices which should be carefully considered. 
Keywords: Games, purpose, method, TEFL classrooms. 
1. Mở đầu 
Xu hướng toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực trên toàn 
thế giới đã mang lại cho tiếng nước ngoài nói chung và 
tiếng Anh nói riêng một vai trò lớn hơn bao giờ hết. Đây 
là lí do tại sao trong rất nhiều năm gần đây tiếng Anh đã 
trở thành môn học bắt buộc ở hầu hết các cơ sở đào tạo ở 
Việt Nam từ cấp tiểu học, trung học đến cao đẳng và đại 
học. Để giảng dạy và học tập tốt môn Tiếng Anh, rất nhiều 
phương pháp dạy học đã được nghiên cứu và áp dụng, 
trong đó phương pháp sử dụng trò chơi đã được thực hành 
rộng rãi trong nước và trên thế giới như một giải pháp hữu 
dụng nhằm giải tỏa áp lực căng thẳng và nâng cao động 
lực học cho người học. Hiện nay, các loại hình trò chơi 
dùng trong giảng dạy tiếng Anh rất phong phú và đa dạng 
về hình thức, thể lệ, mục đích,... Tuy nhiên, không phải lúc 
nào phương pháp này cũng mang lại thành công như mong 
muốn. Để áp dụng trò chơi hiệu quả, giáo viên (GV) cần 
lưu ý đến nhiều yếu tố như thời điểm áp dụng, sự lựa chọn 
trò chơi, quá trình tiến hành phù hợp,... Bên cạnh đó, nhiều 
nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng trò chơi trong 
giảng dạy tiếng Anh đã được thực hiện nhưng hầu hết các 
nghiên cứu chỉ tập trung vào việc áp dụng một số trò chơi 
riêng lẻ để giảng dạy một kĩ năng ngôn ngữ nhất định 
(nghe, nói, đọc, viết, từ vựng,...). 
Nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát về trò chơi và sử 
dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh nói chung, bài 
viết đề cập khái niệm về trò chơi, những ưu điểm của việc 
sử dụng trò chơi trong dạy và học ngôn ngữ, phương 
pháp áp dụng trò chơi và một số điểm lưu ý khi áp dụng 
phương pháp này. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái niệm trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh như 
một ngoại ngữ 
Byrne (1980) định nghĩa trò chơi trong giảng dạy 
ngoại ngữ là một hình thức chơi chiểu theo các quy tắc 
và bản chất là chúng rất thú vị và vui vẻ [1]. Đề cập đến 
các đặc tính cụ thể hơn của “trò chơi” trong giảng dạy 
ngoại ngữ, Greenall (1990) nêu rõ: “thuật ngữ “trò 
chơi” được sử dụng bất cứ khi nào có yếu tố cạnh tranh 
giữa các sinh viên hoặc các nhóm trong một hoạt động 
ngôn ngữ” [2; tr 6]. Đồng tình với quan điểm trên, theo 
Rixon (1992), trò chơi bao gồm hai tính năng chính: cạnh 
tranh và hợp tác giữa các người chơi. Cạnh tranh có thể 
là “một người chống lại phần còn lại” hoặc các cá nhân 
cạnh tranh nhau, và hợp tác có thể là “mọi người cùng 
nhau”, “hợp tác trong một nhóm”, “cùng với một nhóm 
chống lại phần còn lại” hoặc “cùng với một cá nhân khác 
chống lại phần còn lại”; trong một trò chơi, có thể là cạnh 
tranh hoặc hợp tác, hoặc cả hai [3]. Bên cạnh đó, ông đưa 
ra sự phân biệt giữa “trò chơi ngôn ngữ” và “trò chơi 
thông thường” - đó là việc sử dụng ngôn ngữ để đạt được 
mục đích. Theo ông, “trò chơi ngôn ngữ” có thể sử dụng 
một số kĩ năng được thực hiện trong “trò chơi thông 
thường” như kĩ năng vật lí, phối hợp tay và mắt như chơi 
tennis, hoặc trí tuệ và chiến thuật như chơi cờ vua, cờ 
tướng. Tuy nhiên, trọng tâm trong “trò chơi ngôn ngữ” 
chính là ngôn ngữ. Bất kể mục đích cụ thể của trò chơi là 
gì, mục tiêu chung của tất cả các trò chơi ngôn ngữ là 
phát triển và cải thiện kĩ năng ngôn ngữ, chẳng hạn như 
chính tả, phát âm, nghe hiểu, đọc hiểu,... 
Tóm lại, trò chơi là một phương pháp được sử dụng 
trong giảng dạy ngoại ngữ; theo đó, các hoạt động chơi 
diễn ra có quy tắc và có tính cạnh tranh, hợp tác với trọng 
tâm là ngôn ngữ. Qua các trò chơi, người học trải nghiệm 
sự vui vẻ và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. 
2.2. Ưu điểm của việc sử dụng trò chơi trong dạy và học 
ngôn ngữ 
Bàn về vai trò của trò chơi trong dạy và học ngôn 
ngữ, Wright, Betteridge và Buckby (1984) đã viết: “Học 
ngôn ngữ là công việc khó khăn. Người học cần nỗ lực ở 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 240-245 
241 
mọi thời điểm trong một thời gian dài. Trò chơi giúp đỡ 
và khuyến khích nhiều người học duy trì sự yêu thích với 
môn học và nâng cao động lực học tập”, đồng thời “trò 
chơi giúp GV tạo ra ngữ cảnh trong đó ngôn ngữ trở nên 
hữu ích và có ý nghĩa” [4; tr 1]. Cùng quan điểm trên, 
Lee (1995) nhấn mạnh, học tập là một hoạt động nghiêm 
túc nhưng nếu một người vui vẻ, cười nói thì không có 
nghĩa là việc học tập đó trở nên thiếu trang trọng. Ông 
cho rằng việc học ngôn ngữ có thể đi đôi với sự tận 
hưởng. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là 
thông qua trò chơi [5]. Richard-Amato (1996) trong cuốn 
sách của mình cũng đã viết, mặc dù trò chơi thường gắn 
liền với niềm vui, chúng ta không nên đánh mất các giá 
trị sư phạm của chúng, đặc biệt là trong việc dạy và học 
ngoại ngữ. Trò chơi có hiệu quả khi chúng tạo động lực, 
giảm căng thẳng cho người học và tạo cơ hội cho người 
học ngôn ngữ giao tiếp thực sự [6; tr 10]. 
Có thể thấy, các tác giả trên đều nhấn mạnh mục đích 
quan trọng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học là GV 
muốn có một bài học tốt hơn, đồng thời học sinh (HS) 
của họ cũng hưởng nhiều lợi ích nhờ phương pháp này. 
Một số lợi ích chung của việc sử dụng trò chơi trong 
giảng dạy và học tập ngoại ngữ được tóm tắt như sau: 
2.2.1. Trò chơi cung cấp môi trường học tập lấy người 
học làm trung tâm 
Trong quá trình diễn ra trò chơi, GV đóng vai trò là 
nguồn cung cấp thông tin - hỗ trợ người học về từ vựng, 
cấu trúc mới hoặc cách diễn đạt, người học là chủ thể của 
hoạt động, được GV trao quyền chủ động trong việc lựa 
chọn và sử dụng ngôn ngữ. Trò chơi không chỉ tăng 
cường tính hợp tác giữa các thành viên trong lớp học mà 
tính cá nhân của mỗi người học cũng được nhấn mạnh. 
Nói cách khác, phương pháp sử dụng trò chơi nằm trong 
trào lưu chung bên cạnh hình thức lớp học do GV điều 
khiển, góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học lấy người 
học làm trung tâm. 
2.2.2. Trò chơi giúp tăng động lực của người học 
Có thể nói, động lực của người học là yếu tố lớn nhất 
ảnh hưởng đến thành công của buổi học và sử dụng trò 
chơi ngôn ngữ là một trong những cách tốt nhất để tạo ra 
một bài học thú vị, giúp duy trì động lực của HS. David 
và Hollowell (1989) đã viết, “bởi vì các trò chơi đòi hỏi 
và thúc đẩy sự tham gia của người học ở mức độ cao, 
chúng mang lại nhiều động lực hơn so với sách giáo khoa 
và các phiếu tài liệu” [7]. Khi học viên được trao cơ hội 
chơi, họ được khuyến khích chọn đối tác của mình. Điều 
này không chỉ tạo ra một bầu không khí làm việc thân 
thiện mà còn thúc đẩy người học giúp đỡ lẫn nhau. Do 
đó, tất cả những người học sẽ cảm thấy hạnh phúc và có 
động lực hơn khi tham gia vào các trò chơi. Thậm chí, 
trò chơi làm tăng thêm sự quan tâm của người học vào 
những điều có thể họ không thấy thú vị. 
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa những cá nhân hoặc 
các đội là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ, kích thích người học 
tham gia chơi. Các hoạt động trong trò chơi khiến tất cả 
HS di chuyển xung quanh, kích hoạt năng lực tinh thần, 
do đó thúc đẩy người học trong việc học tập và có khả 
năng “giữ chân” họ. Vào thời điểm đó, những HS nhút 
nhát cũng tham gia các hoạt động một cách vui vẻ, quên 
đi sự nhút nhát và cảm giác sợ hãi. 
Có thể thấy rõ rằng trò chơi có tác dụng lớn giúp thu 
hút sự chú ý và tham gia của người học, từ đó thúc đẩy 
người học muốn tìm hiểu sâu hơn về bài học. Không chỉ 
thế, trò chơi có thể biến một lớp học nhàm chán thành 
một tập thể đầy tính cạnh tranh. 
2.2.3. Trò chơi thúc đẩy sự tương tác của người học 
Trong hầu hết các trò chơi, người học phải chơi theo 
nhóm, trong đó các thành viên được khuyến khích thay 
phiên nhau, thay vì để một số người thực hiện tất cả các 
cuộc đối thoại và các nhiệm vụ của cả nhóm. Khi chơi 
trò chơi, để cố gắng để giành chiến thắng hoặc để đánh 
bại các đội khác, người học sẵn sàng đặt câu hỏi, giao 
tiếp và thảo luận với các bạn cùng nhóm và suy nghĩ việc 
sử dụng tiếng Anh một cách sáng tạo để đạt được mục 
tiêu. Sự cạnh tranh trong trò chơi tạo cơ hội cho người 
học làm việc cùng nhau và giao tiếp bằng tiếng Anh với 
nhau rất nhiều. 
Ngoài ra, trò chơi theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ giúp 
người học phát triển kĩ năng khi làm việc với người khác 
như kĩ năng không đồng ý một cách lịch sự và kĩ năng 
yêu cầu trợ giúp [8]. 
2.2.4. Trò chơi giúp người học tăng khả năng tiếp thu 
ngôn ngữ 
Theo Avedon và Sutton-Smith (1971), nhờ động lực 
và sự tương tác được tạo ra trong khi chơi, HS có thể tiếp 
thu bài học của mình một cách hiệu quả hơn và thích thú 
hơn [9]. 
Trước hết, phương pháp này tạo ra nhiều cơ hội học 
tập cho người học. Do đặc điểm của trò chơi ngôn ngữ là 
việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình chơi, “người học 
phải làm việc với ngôn ngữ để bạn mình có thể hiểu 
những gì họ đang nói” [10]. Như vậy, cùng lúc với việc 
vui chơi, người học có thể học tập và tiếp thu ngôn ngữ 
mới. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của các trò chơi cũng 
là một yếu tố giúp người học tăng khả năng tiếp thu. 
Chính tính cạnh tranh là yếu tố kích thích và khuyến 
khích người học tham gia vào hoạt động chơi. Theo bản 
năng tự nhiên, họ muốn đánh bại các đội khác vì thế 
người học sẽ nỗ lực sử dụng ngôn ngữ nhiều nhất có thể 
trong các hoạt động để giành chiến thắng. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 240-245 
242 
Ngoài ra, rõ ràng bầu không khí dễ chịu, thoải mái 
được tạo ra qua các trò chơi cũng là một yếu tố quan 
trọng giúp người học nhớ kiến thức nhanh hơn và tốt 
hơn. Richard-Amato (1988) nhấn mạnh: “trò chơi có 
thể làm giảm sự lo lắng, giúp cho người học không bị 
căng thẳng khi sử dụng ngôn ngữ mới, theo đó khả năng 
tiếp thu đầu vào cũng tăng lên” [11; tr 147]. Theo một 
nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền và 
Khuất Thị Thu Nga (2003), HS có xu hướng học tốt hơn 
khi việc học tập được áp dụng trong một môi trường 
thoải mái như chơi trò chơi [12]. Thực tế đã được chứng 
minh rằng, một lớp học sôi nổi và tích cực khi học tập 
thông qua một số trò chơi ngôn ngữ tiếng Anh thú vị có 
thể lĩnh hội 100% lượng kiến thức của bài học và lưu 
giữ lại đến 80%. Điều này được củng cố thêm qua 
nghiên cứu của Dương Ngọc Châu (2008) khi có tới 
90% sinh viên tâm sự rằng họ có thể nhớ những từ mới 
nhanh hơn và tốt hơn nhờ bầu không khí thoải mái được 
tạo ra bằng cách chơi trò chơi [13]. 
Có thể rút ra rằng, ý nghĩa của ngôn ngữ mà người 
học nghe, đọc, nói và viết sẽ được trải nghiệm một cách 
sinh động hơn trong một trò chơi và do đó, người học sẽ 
nhớ rõ hơn về ngôn ngữ mà họ đã học. 
2.2.5. Trò chơi tăng thành tích của người học 
Theo như chúng ta biết, trò chơi có thể liên quan đến 
tất cả các kĩ năng ngôn ngữ cơ bản, tức là nghe, nói, đọc, 
viết, và thông thường nhiều kĩ năng cùng hội tụ vào một 
trò chơi. Theo Zdybiewska (1994), trò chơi là một cách 
hay để thực hành ngôn ngữ vì chúng cung cấp một mô 
hình về những gì người học sẽ sử dụng ngôn ngữ trong 
cuộc sống thực [14; tr 6]. 
Như đã nhấn mạnh ở trên, trò chơi có thể tăng động 
lực của người học, thúc đẩy tương tác của người học và 
cải thiện việc tiếp thu của người học. Kết quả là, trò chơi 
có thể tăng thành tích của người học, có nghĩa là điểm số 
của người học, khả năng giao tiếp, một số kĩ năng, kiến 
thức về từ vựng hoặc các kĩ năng ngôn ngữ khác có thể 
cải thiện. 
Riedel (2008) trong nghiên cứu của mình đã nhận 
định, chúng ta đang dạy một thế hệ người học mới, đòi 
hỏi các chiến lược giảng dạy độc đáo được đưa vào 
thực tế trong lớp học; và khi GV sử dụng các trò chơi 
vào giảng dạy, HS có lợi thế thể hiện bản thân họ - với 
một ước muốn lớn hơn để học hỏi và đạt điểm thi cao 
hơn [15]. 
Tóm lại, trò chơi được chứng minh là một công cụ 
hữu ích nên được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy 
ngôn ngữ. Trò chơi không chỉ cung cấp cho người học 
một lớp học có động lực cao, thư giãn, mà quan trọng 
nhất là môi trường thực hành có ý nghĩa đối với tất cả các 
kĩ năng ngôn ngữ. Do đó, trò chơi có thể thúc đẩy người 
học, thúc đẩy sự tương tác của người học, cải thiện việc 
tiếp nhận của họ và tăng thành tích của họ. 
2.3. Phân loại trò chơi 
Theo Rixon (1992), có hai loại trò chơi ngôn ngữ: trò 
chơi ngôn ngữ và trò chơi giao tiếp [3]. 
Trò chơi ngôn ngữ yêu cầu người chơi đưa ra ngôn 
ngữ chính xác hoặc chứng tỏ rằng họ diễn đạt chính xác 
một phần nhất định của ngôn ngữ như âm thanh, từ vựng 
chính tả hoặc cấu trúc. Độ dài của lời nói được sử dụng 
trong các trò chơi thuộc loại này có giới hạn từ một từ 
đến một hay hai câu. Sự lặp lại chính xác của một chuỗi 
ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong các trò chơi này. Có 
thể nói, các trò chơi này là một hình thức ôn luyện. 
Khác với trò chơi ngôn ngữ, trò chơi giao tiếp chú 
trọng đến hiệu quả giao tiếp. Sự thành công trong các trò 
chơi này được đánh giá qua nội dung lời nói thay vì hình 
thức. Ngôn ngữ mà người chơi sử dụng trong các trò chơi 
này có thể tự do hơn và đa dạng hơn so với ngôn ngữ 
trong các trò chơi kiểm soát mã. Lời nói có thể không 
hoàn hảo, nhưng nếu thông điệp được hiểu đúng thì khi 
đó người chơi đã đạt được mục tiêu của mình. 
Mỗi trò chơi đều có vai trò riêng của mình trong một 
chương trình giảng dạy và chúng không những không 
xung đột về chức năng mà còn hỗ trợ cho nhau. Các trò 
chơi ngôn ngữ giúp người học sử dụng ngôn ngữ chính 
xác, còn các trò chơi giao tiếp nâng cao khả năng sử 
dụng ngôn ngữ của người học lên mức linh hoạt và hiệu 
quả hơn. 
Hadfield (1999) đưa ra hai cách phân loại các trò chơi 
ngôn ngữ. Với cách đầu tiên, các trò chơi ngôn ngữ cũng 
được chia thành hai loại tương tự các trò chơi ngôn ngữ 
và trò chơi giao tiếp của Rixon (1992). Trong đó, ông nêu 
rõ, trò chơi ngôn ngữ tập trung vào độ chính xác, chẳng 
hạn như cung cấp từ trái nghĩa, trong khi trò chơi giao 
tiếp tập trung vào việc trao đổi thông tin và ý tưởng, 
chẳng hạn như hai người xác định sự khác biệt giữa hai 
hình ảnh của họ giống nhau nhưng không giống hệt nhau. 
Việc sử dụng ngôn ngữ chính xác mặc dù vẫn quan trọng 
nhưng là thứ yếu để đạt được mục tiêu giao tiếp [16]. 
Cách thứ hai, Hadfield phân loại các trò chơi ngôn 
ngữ thành nhiều loại khác nhau. Cùng với trò chơi ngôn 
ngữ và trò chơi giao tiếp, một số trò chơi sẽ bao hàm cả 
hai loại như: phân loại, sắp xếp, điền thông tin, đoán chữ, 
tìm kiếm, ghép nối, ghi nhãn, đóng vai [16]. 
Theo như Lee (2000), được trích dẫn trong nghiên 
cứu của hai tác giả Lưu Trọng Tuấn và Nguyễn Thị Minh 
Doan, 2012), trò chơi được chia thành các loại như sau: 
- Trò chơi cấu trúc; - Trò chơi từ vựng; - Trò chơi chính 
tả; - Trò chơi phát âm; - Trò chơi số; - Trò chơi nghe và 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 240-245 
243 
làm; - Trò chơi chơi và viết; - Bắt chước và đóng vai; 
- Trò chơi thảo luận [17]. 
Một cách phân loại trò chơi khác được đề xuất bởi 
McCallum (1980), bao gồm bảy loại: - Trò chơi cấu trúc; 
- Trò chơi từ vựng; - Trò chơi số; - Trò chơi chính tả; 
- Trò chơi đối thoại; - Trò chơi viết; - Trò chơi đóng vai 
và diễn kịch [18]. 
Có thể thấy, điểm chung của các cách phân loại trò 
chơi nêu trên là mỗi loại trò chơi tập trung vào một khía 
cạnh ngôn ngữ hoặc một kĩ năng nhất định tùy theo mục 
đích và nội dung của bài học. Do đó, GV nên cẩn thận 
lựa chọn trò chơi phù hợp nhất cho mỗi bài học để 
người học và GV có thể hưởng lợi nhiều nhất từ các trò 
chơi này. 
2.4. Phương pháp áp dụng trò chơi trong giảng dạy 
ngôn ngữ 
2.4.1. Thời điểm sử dụng trò chơi 
Thông thường, trò chơi ngôn ngữ được sử dụng để 
lấp chỗ trống ở một vài phút đầu hoặc cuối của một bài 
học hoặc chỉ dành cho một số HS nhanh hơn trong khi 
những HS khác chỉ quen với hình thức làm bài tập. 
Không có gì sai trong việc này, nhưng đó là một cái nhìn 
khá hạn hẹp về trò chơi. Theo Lee (1991), một trò chơi 
“không nên được coi là một hoạt động ngoài lề trong 
những khi GV và HS không có việc gì tốt hơn để làm”, 
nó phải là trung tâm của việc giảng dạy ngoại ngữ [19]. 
Wright, Betteridge và Buckby (1984) cũng nhận định 
rằng, “trò chơi là một hoạt động thực hành ngôn ngữ 
đậm nét và ý nghĩa, do đó chúng phải được coi là trọng 
tâm cho tiết dạy của GV. Chúng không nên chỉ được sử 
dụng vào những ngày mưa và cuối học kì” [4]. 
Trò chơi có thể được sử dụng để thực hành tất cả các 
kĩ năng: đọc, viết, nghe và nói; trong tất cả các giai đoạn 
của quá trình dạy và học như: trình bày, lặp lại, tái kết 
hợp và sử dụng ngôn ngữ tự do; và cho nhiều hình thức 
giao tiếp như khuyến khích, phê bình, đồng ý, giải thích. 
Nói chung, trò chơi có thể là một phần tích hợp của 
giáo trình giảng dạy và có thể được sử dụng ở bất kì giai 
đoạn nào của quá trình dạy ngôn ngữ miễn là chúng phù 
hợp và được lựa chọn một cách cẩn thận. 
2.4.2. Lựa chọn trò chơi 
Trò chơi có thể được lấy từ nhiều nguồn nhưng không 
phải tất cả chúng đều áp dụng được vào lớp học. Các trò 
chơi có thể được sử dụng phỏng theo nguyên bản hoặc 
biến tấu thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong 
thời đại công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong 
giảng dạy như ngày nay, các trò chơi được thiết kế rất 
phong phú trên nhiều phần mềm hỗ trợ như: PowerPoint, 
Kahoot, Google Forms, Edmodo,... và được tiến hành 
chơi thông qua các công cụ như máy tính, điện thoại 
thông minh, máy tính bảng. Một số trò chơi khá phổ biến 
như là: Telephone Game, Crossword, Kim’s Game, Hot 
Seat, Meeting People, Jobs and Questions, Hang Man, 
Bingo, Who’s Millionaire?... GV nên lựa chọn khôn 
ngoan về việc trò chơi nào có thể sử dụng cho việc học 
hiệu quả nhất. Để đạt được mục đích đó, quyết định quan 
trọng của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 
Thứ nhất là yếu tố về độ tuổi của người học. Wright, 
Betteridge và Buckly (1984) nói rằng, “thưởng thức trò 
chơi không bị hạn chế theo độ tuổi” [4; tr 2]. Một số 
người, bất kể tuổi tác, có thể ít quan tâm đến trò chơi hơn 
những người khác. Tuy nhiên, kết quả của việc áp dụng 
trò chơi phụ thuộc nhiều vào sự phù hợp và vai trò của 
người chơi. Tuổi của học viên chi phối lựa chọn trò chơi 
cho việc dạy ngôn ngữ vì không phải tất cả các trò chơi 
đều phù hợp với mọi người học bất kể độ tuổi của họ, các 
nhóm tuổi khác nhau yêu cầu chủ đề, tài liệu và phương 
thức trò chơi khác nhau. Ví như sẽ không hợp lí khi cho 
trẻ nhỏ chơi trò Hình ảnh Dominoes - trò chơi yêu cầu 
khả năng liên kết các khái niệm trừu tượng. Hay mỗi độ 
tuổi khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau về hoạt động 
chơi trò chơi. Nhóm tuổi nhỏ thường rất sẵn sàng và thích 
thú chơi trò chơi. Nhưng lứa tuổi thanh thiếu niên có thể 
coi là nhóm khó khăn nhất để sử dụng trò chơi vì họ 
không muốn bị đối xử như trẻ nhỏ. Với lứa tuổi này, tốt 
hơn hết, từ “hoạt động” cũng nên được dùng thay thế từ 
“trò chơi”. Một lí do được đưa ra là lứa tuổi thanh thiếu 
niên có khuynh hướng tự ý thức về bản thân, do đó GV 
nên “cân nhắc sự thu mình của họ” khi chọn trò chơi. 
Trong trường hợp này, các trò chơi theo cặp hoặc theo 
nhóm có thể sẽ hữu ích. Khác với nhóm trẻ em và thanh 
thiếu niên, nhóm người trưởng thành thường thoải mái 
vui vẻ tham gia các trò chơi một c

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_tro_choi_trong_giang_day_tieng_anh_muc_dich_va_phuon.pdf
Tài liệu liên quan