Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường đại học thương mại Hà Nội

Nghiên cứu này tìm hiểu tác dụng của các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh đối với

sinh viên năm thứ nhất, ở trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu cũng nhằm tìm ra các qui trình tổ

chức hoạt động nhóm mà các giáo viên thường áp dụng trong giờ Tiếng Anh và mong muốn của sinh

viên về việc tổ chức hoạt động nhóm, từ đó so sánh cách thức tổ chức của giáo viên với mong muốn

của sinh viên về các hoạt động nhóm. Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu tìm ra những khó

khăn mà giáo viên và sinh viên thường gặp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhóm, và tìm ra một

số giải pháp của giáo viên đối với những khó khăn đó. Dựa vào những kết quả của nghiên cứu, một số

giải pháp đã được đưa ra để tăng cường hiệu quả của các hoạt động nhóm nhằm tăng cường tính tích

cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh.

pdf16 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường đại học thương mại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỂ TĂNG CƯỜNG 
TÍNH TÍCH CỰC VÀ CHỦ ĐỘNG TRONG CÁC GIỜ HỌC 
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH NĂM 
THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 
Trần Thị Thu Hiền* 
Trường Đại học Thương mại Hà Nội 
Nhận bài: 20/08/2018; Hoàn thành phản biện: 25/09/2018; Duyệt đăng: 20/08/2019 
Tóm tắt: Nghiên cứu này tìm hiểu tác dụng của các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh đối với 
sinh viên năm thứ nhất, ở trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu cũng nhằm tìm ra các qui trình tổ 
chức hoạt động nhóm mà các giáo viên thường áp dụng trong giờ Tiếng Anh và mong muốn của sinh 
viên về việc tổ chức hoạt động nhóm, từ đó so sánh cách thức tổ chức của giáo viên với mong muốn 
của sinh viên về các hoạt động nhóm. Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu tìm ra những khó 
khăn mà giáo viên và sinh viên thường gặp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhóm, và tìm ra một 
số giải pháp của giáo viên đối với những khó khăn đó. Dựa vào những kết quả của nghiên cứu, một số 
giải pháp đã được đưa ra để tăng cường hiệu quả của các hoạt động nhóm nhằm tăng cường tính tích 
cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. 
Từ khóa: Làm việc nhóm, tính chủ động, tính tích cực 
1. Mở đầu 
1.1. Đặt vấn đề 
 Trong xu thế nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trở 
thành một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu. Người giảng viên vừa là người hướng dẫn, người định 
hướng, người trọng tài, cố vấn cho sinh viên đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới, 
mở rộng và làm phong phú sâu sắc hơn những tri thức khoa học do mình giảng dạy để không ngừng tiến 
bộ. Quá trình đó không chỉ bó hẹp ở khía cạnh tích luỹ kiến thức, tìm tòi kiến thức mới mà rộng hơn là cả 
về phương pháp giảng dạy. 
 Muốn tạo được một môi trường học tập năng động và hấp dẫn cần có sự phối hợp tích cực giữa thầy 
và trò. Với vai trò là người điều khiển trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo ra mọi tình huống, mọi 
khả năng để hướng dẫn các hoạt động của người học trong giờ học. Người dạy cần vận dụng mọi thao tác 
và phương tiện, cử chỉ điệu bộ để tăng cường thúc đẩy các hoạt động giao tiếp. Nhờ đó, các phương tiện 
dạy học được phát huy. 
 Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương Mại mới được thành lập 11 năm nhưng hầu hết các giáo 
viên đã được đào tạo phương pháp dạy học mới: theo đường hướng giao tiếp. Chúng tôi đều hiểu được tầm 
quan trọng của việc sử dụng thủ thuật học nhóm để làm tăng tính chủ động của sinh viên năm thứ nhất trong 
các giờ học lý thuyết Tiếng Anh. Tuy nhiên, cả giáo viên và sinh viên đều phải đối mặt với không ít những 
khó khăn trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động nhóm trong giờ học. 
 Tình huống trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu về hiệu quả của việc áp dụng thủ thuật 
hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh; các qui trình tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng 
Anh; những khó khăn mà sinh viên và giáo viên thường gặp trong tổ chức và thực hiện các hoạt động nhóm. 
* Email: th.hien77@gmail.com 
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Sử dụng thủ thuật hoạt động theo nhóm để tăng cường tính 
tích cực và chủ động của sinh viên không chuyên ngữ năm thứ nhất trong giờ học Tiếng Anh tại trường Đại 
học Thương Mại”. Hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ nâng cao hiệu quả của việc tổ chức, thực hiện các hoạt 
động nhóm từ đó có thể nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 
 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là tìm hiểu về tác dụng của các hoạt động nhóm trong giờ học 
Tiếng Anh đối với sinh viên năm thứ nhất, ở trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu cũng nhằm tìm ra 
các qui trình tổ chức hoạt động nhóm mà các giáo viên thường áp dụng trong giờ Tiếng Anh và mong muốn 
của sinh viên về việc tổ chức hoạt động nhóm, từ đó so sánh cách thức tổ chức của giáo viên với mong 
muốn của sinh viên về các hoạt động nhóm. Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu tìm ra những khó 
khăn mà giáo viên và sinh viên thường gặp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhóm, để tìm ra một số 
giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó. Dựa vào những kết quả của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu 
cố gắng đưa ra một số giải pháp có thể tăng cường hiệu quả của các hoạt động nhóm nhằm tăng cường tính 
tích cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. 
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 
 Đề tài này nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: 
1. Các hoạt động theo nhóm có tăng cường được tính tích cực chủ động của sinh viên tham gia vào các giờ 
học lý thuyết môn Tiếng Anh không? 
2. Các hoạt động theo nhóm được tổ chức và thực hiện như thế nào trong các giờ học Tiếng Anh? 
3. Việc tổ chức và thực hiện các hoạt động nhóm có khó khăn gì không? 
4. Các giải pháp nào có thể đưa ra nhằm tăng hiệu quả của các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh? 
1.4. Phạm vi nghiên cứu 
 Trong dạy học ngoại ngữ, người giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, 
cũng như có thể tổ chức nhiều loại hình hoạt động nhận thức nhằm khuyến khích và nâng cao sự tích cực, 
chủ động tham gia của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. Trong số các hoạt động dạy học đó, hình 
thức tổ chức lớp theo các nhóm sinh viên ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các trường Đại học, đặc biệt 
là các trường thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Vì vậy, nghiên cứu này muốn tập trung tìm hiểu về 
việc thực thi hoạt động nhóm trong các giờ học lý thuyết môn Tiếng Anh. Bên cạnh đó, do điều kiện thời 
gian, nghiên cứu này chỉ tập trung tìm hiểu số liệu thu được từ một số ít giáo viên (10 giáo viên bộ môn Lý 
thuyết tiếng) và sinh viên trong trường (250 sinh viên tương đương 5 lớp tiếng Anh 1 của các khoa Kế toán, 
Quản trị và Luật. 
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu 
 Đề tài nghiên cứu hy vọng sẽ có giá trị với các giáo viên bộ môn Lý thuyết Tiếng Anh và với sinh 
viên năm thứ nhất. Thứ nhất, nghiên cứu cung cấp thêm cho giáo viên những hiểu biết về cách tiếp cận dạy 
học theo đường hướng giao tiếp nói chung và hoạt động nhóm nói riêng. Thứ hai, từ kết quả của nghiên 
cứu, các giáo viên có thể được cung cấp thêm những kiến thức và những thông tin quan trọng có ích cho 
việc soạn giáo án cho các học kỳ sau. Kết quả là, việc cải thiện và nâng cao hiệu quả của tổ chức hoạt động 
nhóm sẽ có ích cho sinh viên, đó là giúp tăng cường tính tích cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học 
Tiếng Anh. 
2. Cơ sở lý luận 
 Phần 2 bao gồm một số vấn đề lý luận chung về phương pháp dạy học ngoại ngữ theo đường hướng 
giao tiếp và những vấn đề liên quan đến việc tổ chức lớp học theo hình thức hoạt động nhóm. Đồng thời 
phần 2 cũng tìm hiểu về những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực và chủ động của sinh viên trong học 
tập. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức lớp học theo nhóm cũng được đề cập đến trong 
chương này 
2.1. Phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp 
 Việc dạy học theo đường hướng giao tiếp đã xuất hiện từ cuối những năm 1960 và bắt nguồn từ 
những thay đổi trong truyền thống dạy học ở nước Anh. Việc dạy học theo đường hướng giao tiếp (tên tiếng 
Anh là Communicative Language Teaching, viết tắt là CLT) đã đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc đổi 
mới trong việc dạy ngoại ngữ với những nguyên tắc mà hầu hết mọi người đều chấp nhận. Theo Hymes 
(1972), phương pháp này hiện giờ được coi là một xu hướng nhằm mục đích tạo ra hiệu quả cho việc dạy 
ngoại ngữ và phát triển quá trình dạy 4 kĩ năng để liên kết ngoại ngữ với giao tiếp. 
 Ngày nay, ngôn ngữ được coi là một nguồn biến đổi đóng góp vào sự sáng tạo ý nghĩa. Việc dạy 
ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp đã tận dụng những tình huống có thật mà lại cần thiết cho việc liên 
hệ và giao tiếp. Vì thế, tầm quan trọng của CLT là cung cấp cho sinh viên những cơ hội sử dụng ngôn ngữ 
vào những mục đích giao tiếp của họ. Những sinh viên không chỉ học được những nguyên tắc ngữ pháp 
đơn thuần mà còn biết cách sử dụng những nguyên tắc đó một cách có hiệu quả trong giao tiếp. 
2.2. Tính tích cực và chủ động của sinh viên 
 Tính tích cực, chủ động của sinh viên có thể được nhận định theo 3 hình thức giao tiếp: giao tiếp 
giữa sinh viên và giáo viên, sinh viên và sinh viên, cuối cùng là sinh viên và môi trường. 
 Việc giao tiếp giữa sinh viên và giáo viên bao gồm sự quan tâm, sự giao tiếp, sự hợp tác giữa hai đối 
tượng này trên lớp. Những sinh viên có sự giao tiếp tốt với giáo viên trên lớp thường tham gia rất nhiệt tình 
những buổi thảo luận trên lớp, luôn luôn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của giáo viên. Chính vì thế họ sẽ 
trở thành trung tâm của lớp học. 
 Chính vì thế, tính tích cực của sinh viên liên quan đến sự năng động của họ, sự thành công của họ 
trong việc hoàn thành các hoạt động và sự chú ý đến những gì đang xảy ra trong lớp học của chính họ. 
2.3. Tổ chức lớp học theo hình thức nhóm 
 Theo Doff (1988, p. 137), hình thức làm việc theo nhóm là một hình thức trong đó “giáo viên chia 
lớp thành những nhóm nhỏ để làm việc cùng nhau (thường là bốn hoặc năm sinh viên trong một nhóm, tất 
cả các nhóm sẽ làm việc cùng một thời điểm). 
2.3.1. Lợi ích của việc áp dụng hình thức nhóm trong lớp học ngoại ngữ 
Trong các lớp học ngoại ngữ theo truyền thống, giáo viên trong một thời gian dài được coi là nhân 
vật chính. Các bài giảng của giáo viên hầu hết tập trung vào việc thuyết giảng ngữ pháp, hoặc dành thời 
gian cho cả lớp thảo luận nên sinh viên có rất ít thời gian được dùng ngoại ngữ trong lớp học. Với phương 
pháp truyền thống, giáo viên dường như là người duy nhất sử dụng ngoại ngữ trong một môi trường mang 
tính chất nhân tạo còn cả lớp trở thành một người đối thoại. Nhờ có hoạt động nhóm, sinh viên có cơ hội 
để thực hành ngôn ngữ cũng như giao tiếp. Do đó, sinh viên có nhiều cơ hội nói tiếng Anh trong lớp hơn. 
Lợi ích thứ 2 của hình thức nhóm trong lớp học ngoại ngữ là khiến cho người học cảm thấy an tâm 
khi nói trước đám đông. Đối với nhiều sinh viên, đặc biệt là những sinh viên nhút nhát thì việc đứng lên 
nói trước cả lớp và giáo viên là rất khó khăn. Những lúc như thế, đầu óc họ hoàn toàn trống rỗng, thậm chí 
họ không thể nói được một từ nào. Do vậy, làm việc trong một nhóm nhỏ sẽ mang lại cho họ một môi 
trường khích lệ trong đó họ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi bộc lộ mình. 
2.3.2. Việc tổ chức lớp học theo hình thức nhóm 
 Theo Harmer (1999), có 3 bước cần thực hiện khi chia nhóm: 
 Trước khi chia nhóm: Chúng ta cần hướng dẫn sinh viên cụ thể xem họ sẽ làm gì khi làm nhóm. Đôi 
khi cần yêu cầu sinh viên nhắc lại những hướng dẫn của chúng ta hoặc dịch chúng sang tiếng mẹ đẻ để 
kiểm tra xem sinh viên có hiểu họ cần làm gì hay không. 
 Trong quá trình làm nhóm: Trong khi sinh viên làm nhóm, giáo viên nên đứng ở bất kỳ vị trí nào của 
lớp học để theo dõi mọi hoạt động. Do đó, chúng ta có thể có những giúp đỡ kịp thời cho các nhóm. Hoặc 
chúng ta cũng có thể đi xung quanh lớp, xem và nghe xem các nhóm đang bàn bạc gì, trao đổi gì để chúng 
ta có thể tham gia một cách kịp thời. 
 Sau khi chia nhóm: Sau khi hoạt động nhóm kết thúc chúng ta cần lấy kết quả hoạt động của các 
nhóm. 
 Theo Harmer (1999, p.125), khi phân chia lớp theo nhóm, giáo viên thường gặp phải những vấn đề 
sau đây: 
 - Một vài nhóm không thể thực hiện được nhiệm vụ, chính vì thế thay vì việc dùng ngoại ngữ, họ lại 
hay nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ. 
 - Làm việc theo nhóm thường gây ồn ào, chính vì thế giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý 
lớp. 
 - Một số sinh viên không tập trung làm nhóm, họ là những sinh viên thụ động, chính vì thế họ sẽ bàn 
bạc những vấn đề khác bằng tiếng mẹ đẻ thay vì thực hiện các hoạt động mà giáo viên giao. 
 Giáo viên sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề khi tiến hành hoạt động nhóm. Tuy nhiên, giáo viên có 
thể vượt qua những vấn đề này nếu giáo viên tiến hành từng bước trong quá trình phân chia nhóm, cẩn thận 
và tỉ mỉ. Một điều quan trọng nữa là, hoạt động này muốn thành công thì nhiệm vụ giao cho sinh viên phải 
thích hợp. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
 Hai phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong nghiên cứu này, đó là phương pháp nghiên cứu 
định tính (thu thập số liệu từ phỏng vấn và quan sát lớp học) và phương pháp nghiên cứu định lượng (thu 
thập số liệu từ phiếu điều tra). 
Đầu tiên, các phiếu điều tra được phát cho 12 giảng viên và 100 sinh viên năm thứ nhất vào đầu học 
kỳ 2 năm học 2009-2010. Các phiếu điều tra được phát ra và nhận lại sau 3 ngày để những người tham gia 
trả lời có đủ thời gian để suy nghĩ. 
Sau khi số liệu được phân tích, trong giai đoạn hai, 5 giảng viên và 10 sinh viên được mời tham gia 
phỏng vấn với người nghiên cứu ở địa điểm và thời gian phù hợp nhất với nguời tham gia. Nội dung cấc 
cuộc phỏng vấn được ghi âm lại để những nguời phỏng vấn có thể tham gia một cách tự nhiên và có thể 
xem lại các câu trả lời một cách cẩn thận. Trong khi phỏng vấn, người phỏng vấn thay đổi một vài câu hỏi 
và qui trình tuỳ thuộc vào các câu trả lời nhận được. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 7 đến 10 phút. 
 Bên cạnh phiếu điều tra và phỏng vấn, các nhà nghiên cứu còn thực hiện quan sát lớp học nhằm thu 
thập thêm thông tin về các qui trình diễn ra trong các lớp học cũng như những khó khăn mà giảng viên phải 
đối mặt khi thực hiện. Việc quan sát lớp học được thực hiện theo hai bước: Trước giờ học và trong khi học. 
Trước giờ học, người nghiên cứu gặp gỡ giảng viên và tìm hiểu về mục tiêu của bài học. Trong giờ học, 
người nghiên cứu quan sát và ghi chép về những hoạt động cũng như sự tham gia của sinh viên khi làm 
việc theo nhóm, và các buớc thực hiện hoạt động nhóm của giảng viên trong giờ học. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Các phương pháp giảng dạy trong giờ học tiếng Anh 
Biểu đồ 1. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà giáo viên áp dụng 
Bảng 1 cho chúng ta thấy tất cả các giáo viên đều áp dụng phương pháp cho sinh viên làm việc theo 
nhóm nhỏ trong giờ học lý thuyết. Phương pháp hoạt động theo nhóm được áp dụng nhiều hơn bất kỳ 
phương pháp nào khác (83,3%). Điều này cũng cho thấy rằng các giảng viên nhận thấy hoạt động nhóm 
phù hợp và giúp hoạt động dạy và học hiệu quả hơn. Một phương pháp nữa cũng được nhiều giáo viên áp 
dụng, đó là cho sinh viên làm việc theo đôi, phương pháp này được 66,7% giáo viên áp dụng trong giờ học 
lý thuyết các môn học tiếng Anh. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng áp dụng các phương pháp giảng dạy 
khác như sinh viên làm việc cá nhân (41,7%), giáo viên hay sinh viên đặt câu hỏi, sinh viên khác trả lời 
(58,3%). 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90 % Thuyết giảng
Cá nhân
Theo cặp
Nhóm nhỏ
Đặt câu hỏi 
Hoạt động khác
Biểu đồ 
2. Mong muốn của sinh viên về các phương pháp giảng dạy trên lớp 
Biểu đồ 3. Tần suất của các hoạt động nhóm được tổ chức trong lớp học 
Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy các giáo viên thường tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học (76%), và 
các em tham gia các hoạt động này rất tích cực. Trong các hoạt động dạy học, hoạt động sinh viên thích 
nhất là làm việc theo nhóm với 41% số sinh viên thích và 35% sinh viên rất thích. Hình thức làm việc theo 
cặp cũng được nhiều sinh viên thích (39%) hoặc rất thích (20%). Trong khi đó, 51% số sinh viên không 
thích làm việc cá nhân, 22% sinh viên không thích hình thức trả lời câu hỏi của giáo viên hay đặt câu hỏi 
cho sinh viên khác trả lời. 
0
10
20
30
40
50
60
không thích khá thích thích rất thích
%
Cá nhân
Theo cặp
Nhóm nhỏ
Cả lớp
Trả lời câu hỏi
9%
67%
24% Luôn luôn Thường xuyên
Thỉnh thoảng
4.2. Hiệu quả của hoạt động nhóm đối với sinh viên 
Biểu đồ 4. Hiệu quả của hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh 
Rõ ràng rằng, hoạt động nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến việc học của sinh viên. 100% giáo viên đồng 
ý rằng hoạt động nhóm có thể giúp sinh viên luyện tập nói Tiếng Anh nhiều hơn vì có nhiều cơ hội trao đổi ý 
kiến và học hỏi nhiều hơn từ các bạn trong lớp. Tương tự như thế, 83,3% giáo viên cho rằng hoạt động nhóm 
làm giảm thời gian nói của giáo viên trong giờ học, giúp cho giờ học hấp dẫn và thú vị hơn và tăng tính tự 
học và hợp tác của sinh viên, 66,7% cho rằng hoạt động này giúp sinh viên tự tin hơn trong học tập. 100% 
giáo viên đồng ý rằng hoạt động nhóm làm cho giờ học hấp dẫn hơn và sinh viên có nhiều cơ hội trao đổi ý 
kiến với các bạn trong nhóm, do vậy mà giúp tăng cường sự tích cực, chủ động của sinh viên khi học Tiếng 
Anh. 
 Khi so sánh với số liệu thu thập từ phía sinh viên, kết quả cho thấy, mong muốn của giáo viên khi tổ 
chức các hoạt động theo nhóm cũng phù hợp với những gì sinh viên đạt được. Phần lớn sinh viên (79%) 
cho rằng họ cảm thấy tự tin hơn khi làm việc với các bạn trong lớp, lí do có thể bởi họ có thể thảo luận một 
cách tự do với các bạn mà không sợ bị mất mặt. Do đó, sinh viên trở nên tích cực, chủ động hơn trong các 
giờ học Tiếng Anh. Điều này cũng được nhận thấy rõ khi các nhà nghiên cứu thực hiện quan sát lớp học. 
Ngay khi giáo viên (cô B, cô G) phân nhóm và nêu rõ các yêu cầu, nhiệm vụ, trên 50% số sinh viên trong 
lớp làm việc rất hăng hái ngay từ đầu, một số sinh viên ban đầu còn e ngại, nhưng sau một lúc thì tham gia 
tích cực với các bạn trong nhóm. Khi trả lời phỏng vấn, một số sinh viên trả lời như sau: 
“Em được động viên, khuyến khích phát biểu với sự giúp đỡ của các bạn em. Em không còn e ngại, rụt rè chia 
sẻ ý kiến của mình với các bạn”. (N) 
“Làm việc theo cặp hoặc nhóm có thể giúp em nâng cao vốn Tiếng Anh của mình, vì thế em thấy tự tin hơn”. 
(O) 
“Em thực sự ngại trả lời câu hỏi của giáo viên trước lớp, nhưng em thấy tự tin hơn rất nhiều khi chia sẻ ý kiến 
với các bạn trong nhóm”. (A) 
0
20
40
60
80
100
120
Tự tin Học hỏi Trao đổi ý 
kiến
Luyện tập Giờ học 
hấp dẫn
Giảm thời 
gian giáo 
viên nói
Tăng tính 
tự học 
Quan điểm 
khác
%
% Giáo viên
% Sinh viên
 Bên cạnh đó, khi làm việc với nhóm, sinh viên cảm thấy bài học trở nên thú vị hơn và được luyện 
tập nói Tiếng Anh nhiều hơn, trên 80% sinh viên cho rằng họ có nhiều cơ hội trao đổi ý kiến và được luyện 
tập nói Tiếng Anh nhiều hơn khi họ làm việc theo nhóm. Hơn thế nữa, 68% sinh viên nói rằng họ có thể 
học được rất nhiều điều từ các bạn trong nhóm. Sau đây là một số ý kiến của sinh viên: 
“Vốn từ vựng của em tăng lên rất nhiều khi em làm việc với các bạn học Tiếng Anh giỏi hơn em”. (A) 
“Khi làm việc với nhóm, các bạn giúp đỡ em học tốt môn Tiếng Anh rất nhiều, đặc biệt là từ vựng và ngữ 
pháp”. 
4.3. Mong muốn của sinh viên về việc tổ chức hoạt động nhóm 
Biểu đồ 5. 
Mong muốn của sinh viên về việc tổ chức hoạt động nhóm 
Như chúng ta có thể thấy trong Bảng 5, gần 100% sinh viên cho rằng giáo viên nên thực hiện cả 6 
bước cơ bản khi tổ chức hoạt động nhóm: Chọn bài tập cẩn thận, nói rõ mục đích của hoạt động, chỉ dẫn rõ 
ràng, phân nhóm, đi quanh lớp để quản lí sinh viên, hỗ trợ sinh viên nếu cần và feedback. Hơn một nửa số 
sinh viên (60%) thích được giáo viên động viên, khuyến khích và khen ngợi khi họ làm tốt nhiệm vụ của 
mình. Dẫn dắt vào hoạt động một cách thú vị cũng được tương đối nhiều sinh viên lựa chọn (khoảng 64%). 
Nhiều sinh viên (73%) cũng muốn giáo viên không chữa lỗi khi họ đang nói. Khi trả lời phỏng vấn, một số 
sinh viên cho rằng nếu giáo viên chữa ngay những lỗi sinh viên mắc phải khi họ đang nói thì dễ làm cho họ 
cảm thấy ngại nói tiếp, hoặc quên một số ý định nói. Điều đặc biệt là, 95% sinh viên muốn giáo viên cung 
cấp từ vựng và ngữ pháp mà sinh viên cần cho hoạt động ấy. Điều này khác với quan điểm của giáo viên 
vì họ muốn sinh viên tự sắp xếp và hỏi nhau. Như vậy, hầu hết các giáo viên đều không nhận ra vai trò rất 
quan trọng của việc cung cấp ngôn ngữ tương ứng với mỗi hoạt động nhóm. 
Khi quan sát các lớp học, các nhà nghiên cứu cũng thấy thỉnh thoảng sinh viên hỏi giáo viên từ mới 
hoặc cấu trúc dùng để diễn đạt một ý nào đó. Khi trả lời phỏng vấn, sinh viên cũng nói rằng họ muốn giáo 
viên cung cấp vốn từ, vì các em lần đầu được học giáo trình Tiếng Anh

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_hoat_dong_nhom_de_tang_cuong_tinh_tich_cuc_va_chu_do.pdf
Tài liệu liên quan