Sử dụng báo chí trong giảng dạy – tại sao không?
Báo chí có rất nhiều chuyên mục khác nhau cho nên bạn có thể chọn bài ở
bất cứ chuyên mục nào mà bạn cảm thấy phù hợp với học viên của mình.
Tuy nhiên, chuyên mục đơn giản nhất, dễ học nhất và hấp dẫn học viên nhất
có lẽ là mục tin tức. Mục tin tức cũng có rất nhiều tin mà cả bạn và học viên
cùng quan tâm.
Sử dụng báo chí trong giảng dạy – tại sao không? Báo chí có rất nhiều chuyên mục khác nhau cho nên bạn có thể chọn bài ở bất cứ chuyên mục nào mà bạn cảm thấy phù hợp với học viên của mình. Tuy nhiên, chuyên mục đơn giản nhất, dễ học nhất và hấp dẫn học viên nhất có lẽ là mục tin tức. Mục tin tức cũng có rất nhiều tin mà cả bạn và học viên cùng quan tâm. Trong giai đoạn đầu của việc học tiếng Anh, bạn có thể muốn chọn tất cả các đề tài vì tin nào cũng hay, cũng “hot” cả, nhưng tốt nhất là bạn chỉ nên tập trung vào một vài câu chuyện, một vài mấu tin thích hợp nhất cho việc dạy mà thôi; còn những mẩu tin khác, bạn có thể cho học viên của mình tự học ở nhà. Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý để có thể sử dụng báo chí trong giảng dạy hiệu quả hơn: 1. Chủ đề của bài báo là gì? Nếu bạn sử dụng một mẩu tin đơn lẻ thì việc đầu tiên mà bạn phải làm yêu cầu học viên của mình tìm ra nội dung của mẩu tin đó bằng cách trả lời câu hỏi “What happened?” (Chuyện gì đã xảy ra?). Tất cả những thông tin này thường là ở ngay tiêu đề của bài báo. Một vài câu hỏi khác mà học viên phải trả lời tiếp theo đó là: when, where, why, what’s next?... (khi nào, ở đâu, tại sao, chuyện gì xảy ra tiếp theo?). Bạn cần cố gắng động viên khuyến khích học viên để họ tự tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. 2. Chuyện gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta? Khi sử dụng các bài báo để làm tài liệu cho việc dạy tiếng Anh, bạn không chỉ đơn thuần đưa ra các bài báo cho học viên nghiên cứu mà còn có thể cho học viên tự tìm những bài báo, những thông tin mà họ thấy cần thiết cho chính bản thân họ. Như thế sẽ tốt hơn nhiều cho học viên của bạn và bạn cũng không phải mất quá nhiều công sức cho việc chuẩn bị giáo án. Hãy đưa ra câu hỏi: “What’s happening in our world/ nation/ city?” (Chuyện gì đang xảy ra trên thế giới/ trên đất nước/ trong thành phố?) để buộc học viên phải tìm câu trả lời bằng cách đọc báo hàng ngày. - Siêu khuyến mãi tuần này - Lịch khai giảng mới nhất - Hỗ trợ học viên - Phần mềm tiếng Anh miễn phí - Mua thẻ ở đâu? Để biết được những sự kiện gì đang xảy ra trong đời sống hàng ngày ở trong thành phố, trên đất nước mình hay trên thế giới, học viên của bạn sẽ phải đọc nhiều hơn một bài báo, như vậy là họ sẽ đọc thường xuyên hơn và chắc chắn kỹ năng đọc của họ sẽ được cải thiện. Bạn cũng có thể kết hợp dạy kỹ năng viết và kỹ năng nói trong hoạt động này bằng cách yêu cầu học viên trả lời câu hỏi này bằng cách tổng kết các bài báo mình đã đọc trong một essay(bài tiểu luận) hoặc một bài presentation (bài thuyết trình). 3. Theo dõi các câu chuyện xảy ra sau đó Rất nhiều các câu chuyện, tin tức trên báo không chỉ được viết trong một số báo mà còn được tiếp tục trong các số báo sau nữa, có thể trong vài ngày, vài tuần thậm chí trong cả năm, ví dụ như trường hợp bạo loạn ở Albania. Vì vậy, bạnn hãy yêu cầu học viên của mình theo dõi các số báo sau để biết thêm thông tin chi tiết về sự kiện. Thêm vào đó, trong các bài viết về cùng một sự kiện thì sẽ có rất nhiều các từ được lặp lại, học viên sẽ dễ dàng hiểu và ghi nhớ ý nghĩa cũng như cách sử dụng của những từ này hơn là chỉ gặp chúng có một lần trong một mẩu tin nhỏ. Vậy là khi học viên đọc các bài báo sau, họ có thể biết ngay được kết quả của việc họ học từ vựng trong lần trước. Thêm vào đó, những thông tin mà họ biết được trong những lần đọc trước sẽ là kiến thức nền tảng cho những lần đọc sau, giúp họ hiểu câu chuyện nhanh hơn, sâu hơn và điều này giúp họ có hứng thú hơn trong việc đọc. Bạn có thể chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách cập nhật thông tin về một chủ để nào đó, sau đó lên lớp nói cho cả lớp biết. Như vậy, lượng thông tin mà học viên của bạn thu được hàng ngày sẽ rất lớn mà họ lại rất thích thú vì chủ đề tin tức vô cùng phong phú. 4. Những thông tin nào mà chúng ta cần biết thêm? Điều quan trọng là học viên cần nhận thức được những tin tức đó muốn truyền tải những vấn đề gì. Ngôn ngữ chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi, còn phần chìm của nó mới là vấn đề đáng nhắc tới. Đôi khi tác giả chỉ đưa ra sự kiện, các con số mà thôi và việc mà học viên phải làm là tìm ra ý tứ sâu xa mà tác giả muốn nhắc tới. Vậy thì bạn hãy dạy cho học viên của mình cách tư duy phê phán nhé. Hãy giúp học viên biết cách đánh giá thông tin, liệu thông tin đó có chính xác, hữu ích hay các nhà báo đưa thông tin đó lên là nhằm mục đích riêng của họ, nói xấu một ai đó hay cổ động cho một phong trào nào đó chẳng hạn. Thêm vào đó bạn cũng có thể cung cấp thêm cho học viên những thông tin bên lề sự kiện để làm kiến thức nền tảng cho họ qua việc cung cấp các tài liệu tham khảo như các bài viết trên từ điển trực tuyến hoặc CD-ROM. Ngay cả việc đọc các bài báo khác viết về cùng một sự kiện bằng tiếng mẹ đẻ trước khi đọc bằng tiếng Anh cũng là một cách khá hay để cung cấp kiến thức nền cho học viên. Khi đã có kiến thức cơ bản thì việc hiểu các bài báo cũng đơn giản hơn nhiều so với khi không biết gì trước đó. 5. Tìm ra sự liên kết giữa các bài báo Thường thì có vô số các bài báo của nhiều nhà báo khác nhau viết về cùng một sự kiện. Hay ngay trên các trang báo điện tử cũng có những đường link dẫn đến những bài báo viết về cùng một nội dung. Những bài báo đó là một nguồn tài liệu vô cùng hữu ích cho việc dạy viết của bạn. Bạn có thể chỉ cho học viên của bạn thấy sự khác nhau trong văn phong của các nhà văn khi mục đích viết của họ khác nhau. Với cùng một sự việc nhưng một nhà báo viết bài với mục đích phê phán sẽ viết khác với một nhà báo viết bài để ủng hộ và càng khác với nhà báo có ý trung lập. Những cấu trúc và từ vựng mà họ sử dụng rất khác nhau để tạo nên hiệu quả là tác động tới tâm lý người đọc. Bạn hãy chỉ ra cho học viên thấy tất cả sự khác nhau đó và giúp họ học hỏi thêm nhiều về kỹ năng viết để họ có thể chọn loại văn phong phù hợp với mục đích viết của mình. 6. Tiến hành một vài hoạt động khác trên lớp với các bài báo Bạn hãy cho học viên cơ hội để trình bày ý kiến của họ về những thông tin mà họ thu được, ví dụ như hỏi họ xem họ sẽ hành động như thế nào sau khi đọc bài báo. Chẳng hạn liệu họ có lên tiếng ủng hộ phong trào chống gian lận trong thi cử mà bộ giáo dục đang kêu gọi không? Hay cho họ đóng vai một nhân vật nào đó trong bản tin mà họ vừa đọc bẳng cách đưa ra những câu hỏi đại loại như: “Nếu em là Hilary Hilton, em sẽ nói như thế nào để mọi người bầu cho mình làm tổng thống?” rồi cho học viên đóng vai ngay trên lớp, bạn nào giành được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được một phần thưởng nho nhỏ, việc này sẽ khuyến khích học viên tự tin hơn rất nhiều khi phải nói trước đám đông đấy.
File đính kèm:
- su_dung_bao_chi_trong_giang_day_573.pdf