QUY TẮC NHẤN TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH
Trọng âm là chìa khoá kỳ diệu để hiểu được tiếng
Anh. .Những người bản xứ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, đến mức
thậm chí bản thân họ cũng không biết là mình đang dùng chúng. Người học tiếng Anh, trong đó có người VN, nếu không phát âm đúng trọng âm, khi giao tiếp bằng tiếng Anh
với người bản xứ, thường gặp phải 2 vấn đề sau :
1. Rất khó để hiểu người ta đang nói gì, đặc biệt là những ông tây, bà tây nói rất nhanh.
2. Và ngược lại,các ông tây,bà tây đó cũng cảm thấy rất khó để hiểu mình.
QUY TẮC NHẤN TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH Trọng âm là chìa khoá kỳ diệu để hiểu được tiếng Anh. .Những người bản xứ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, đến mức thậm chí bản thân họ cũng không biết là mình đang dùng chúng. Người học tiếng Anh, trong đó có người VN, nếu không phát âm đúng trọng âm, khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ, thường gặp phải 2 vấn đề sau : 1. Rất khó để hiểu người ta đang nói gì, đặc biệt là những ông tây, bà tây nói rất nhanh. 2. Và ngược lại,các ông tây,bà tây đó cũng cảm thấy rất khó để hiểu mình. Quy tắc A.Trọng âm trong từ -Có 2 quy tắc rất đơn giản 1. Một từ chỉ có một trọng âm . Nếu bạn nghe thấy 2 trọng âm, tức là các bạn đã nghe thấy 2 từ.(tuy trong tiếng Anh có trọng âm "thứ cấp" trong những từ dài, nhưng nó nhẹ hơn nhiều so với trọng âm chính, và chỉ được sử dụng trong các từ dài.) 2. Chỉ đánh trọng âm trên nguyên âm. Dưới đây là một số quy tắc, phức tạp hơn , giúp bạn có thể tìm được cách đánh trọng âm trong tiếng Anh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có những ngoại lệ (thế mới gọi là tiếng Anh.). Nó hữu ích hơn nhiều so với việc đánh trọng âm một cách tuỳ hứng tự nhiên đấy. 1 Đánh trọng âm lên âm tiết đầu tiên + Của những danh từ có 2 âm tiết (phần tớ in hoa là phần trọng âm của từ ) PRESent, EXport, CHIna, TAble + Của những tính từ có 2 âm tiết PRESent, SLENder, CLEVer, HAPpy 2.Đánh trọng âm lên âm tiết cuối ,của + động từ có 2 âm tiết to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN 3,Đánh trọng âm vào những âm đứng thứ 2 từ cuối lên của những từ : +kết thúc bằng -ic GRAPHic, geoGRAPHic, geoLOGic +kết thúc bằng -sion hoặc -tion teleVIsion, reveLAtion 4 Đánh trọng âm vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên +từ kết thúc bằng -cy,-ty,-phy,-gy deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy +từ kết thúc bằng -al[/i] CRItical, geoLOGical 5 Từ ghép Với danh từ ghép, trọng âm được đánh dấu vào phần thứ 1 BLACKbird, GREENhouse Với tính từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ 2 bad-TEMpered, old-FASHioned Với động từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ 2 to underSTAND, to overFLOW Quy tắc đánh dấu trọng âm cho danh từ, động từ, tính từ Quy tắc Trước hết, chúng ta chia các từ trong tiếng anh thành hai loại : simple word và complex word. Simple word là những từ không có preffix và suffix. Tức là từ gốc của một nhóm từ đấy. Còn Complex word thì ngược lại , là từ nhánh. I. Simple Word: 1. Two-syllable words: Từ có hai âm tiết: Ở đây sự lựa chọn rất đơn giản hoặc trọng âm sẽ nằm ở âm tiết đầu, hoặc âm tiết cuối. * Trước hết là qui tắc cho ĐỘNG TỪ và TÍNH TỪ : +) Nếu âm tiết thứ 2 có nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hoặc nó tận cùng bằng hơn một phụ âm thì nhấn vào âm tiết thứ 2: Ví dụ: apPLY - có nguyên âm đôi arRIVE- nguyên âm đôi atTRACT- kết thúc nhiều hơn một phụ âm asSIST- kết thúc nhiều hơn một phụ âm + Nếu âm tiết cuối có nguyên âm ngắn và có một hoặc không có phụ âm cuối thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1. Ví dụ: ENter - không có phụ âm cuối và nguyên âm cuối là nguyên âm ngắn (các bạn xem ở phần phiên âm ) ENvy-không có phụ âm cuối và nguyên âm cuối là nguyên âm ngắn Open Equal Lưu ý: rất nhiều động từ và tính từ có hai âm tiết không theo qui tắc (tiếng anh mà, có rất nhiều qui tắc nhưng phần bất qui tắc lại luôn nhiêù hơn). ví dụ như HOnest, PERfect (Các bạn tra trong từ điển, lấy phần phiên âm để biết thêm chi tiết) * Qui tắc cho DANH TỪ: + Nếu âm tiết thứ 2 có nguyên âm ngắn thì nhấn vào âm tiết đầu: MOney PROduct LARlynx + Nếu không thì nhấn vào âm tiết thứ 2: balLOON deSIGN esTATE 2. Three-syllable words: Những từ có 3 âm tiết: Qui tắc đối với ĐỘNG TỪ/ TÍNH TỪ: + Nếu âm tiết cuối là nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc tận cùng bằng hơn một phụ âm thì chúng ta nhấn vào âm tiết cuối: ex: enterTAIN resuRECT + Nếu âm tiết cuối là nguyên âm ngắn thì nhấn vào âm tiết giữa, nếu âm tiết giữa cũng là nguyên âm ngắn thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1. Như vậy đối với từ có 3 âm tiết, chúng ta sẽ chỉ nhấn vào âm tiết nào là nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, xét từ âm tiết cuối lên đầu. Qui tắc đối với DANH TỪ: Chúng ta phải xét từ âm tiết cuối trở về trước + Nếu âm thứ 3 là nguyên âm ngắn thì âm đó KHÔNG đc nhấn + Nếu âm thứ 3 là nguyên âm ngắn và âm thứ 2 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi thì nhấn vào âm tiết thứ 2: Ex: poTAto diSASter + Nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, hoặc kết thúc bằng nhiều hơn một phụ âm thì chúng ta nhấn vào âm tiết thứ 1: Ex:QUANtity
File đính kèm:
- QUY TẮC NHẤN TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH.doc