Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

Hiện nay, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ

quốc tế thông dụng nhất trên thế giới. Tiếng Anh là môn

học bắt buộc trong chương trình giáo dục trung học cơ sở

(THCS); giúp HS hình thành và phát triển năng lực

(PTNL) giao tiếp thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc,

viết. Tổ chức dạy học tiếng Anh THCS nhằm giúp HS

hình thành và PTNL không phải là mới, tuy nhiên quá

trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát

huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho HS phát huy

được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong

học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt

động giáo dục và trải nghiệm vẫn còn những vấn đề cần

bàn đến. Xác định được nội hàm của tổ chức dạy học

tiếng Anh theo tiếp cận năng lực và quản lí hoạt động dạy

học (HĐDH) tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là vấn đề

cần được quan tâm trong đổi mới dạy học giáo dục phổ

thông trong bối cảnh hiện nay

pdf6 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 68-72; 99 
68 
Email: adonis.nguyen135@gmail.com 
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH 
THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Nguyễn Mai Khanh - Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 
Ngày nhận bài: 06/5/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 19/5/2019. 
Abstract: In the article, we present the managing the eaching English at secondary school, 
including 6 main contents: 1) Managing goals, contents, curriculum of teaching English according 
to students’ competency development approach at secondary school; 2) Directing the teaching 
activities of teachers in the direction of developing students’ competencies; 3) Managing students' 
learning activities according to competency approach; 4) Managing and innovating teaching 
methods towards student competency development; 5) Developing conditions to support the 
management of teaching English in the direction of developing student competencies; 6) Managing 
and evaluating students' learning outcomes according to their competencies. 
Keywords: English, competency, teaching activities, management.. 
1. Mở đầu 
Hiện nay, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ 
quốc tế thông dụng nhất trên thế giới. Tiếng Anh là môn 
học bắt buộc trong chương trình giáo dục trung học cơ sở 
(THCS); giúp HS hình thành và phát triển năng lực 
(PTNL) giao tiếp thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, 
viết. Tổ chức dạy học tiếng Anh THCS nhằm giúp HS 
hình thành và PTNL không phải là mới, tuy nhiên quá 
trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát 
huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho HS phát huy 
được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong 
học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt 
động giáo dục và trải nghiệm vẫn còn những vấn đề cần 
bàn đến. Xác định được nội hàm của tổ chức dạy học 
tiếng Anh theo tiếp cận năng lực và quản lí hoạt động dạy 
học (HĐDH) tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là vấn đề 
cần được quan tâm trong đổi mới dạy học giáo dục phổ 
thông trong bối cảnh hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận 
phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở 
Theo Mrowicki, năng lực HS có thể hiểu là kiến thức, 
kĩ năng, thái độ của người học cần đạt được trong quá 
trình dạy học và được sử dụng vào các điều kiện thực tiễn 
trong cuộc sống [1]. 
Một cách hiểu cụ thể hơn về năng lực trong chương 
trình dạy học theo định hướng PTNL là năng lực liên 
quan đến bình diện mục tiêu của dạy học, mục tiêu dạy 
học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành. 
Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ 
bản được liên kết với nhau nhằm hình thành năng lực; 
năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, 
mong muốn... 
Hoạt động dạy tiếng Anh theo tiếp cận PTNL HS là 
hoạt động truyền thụ của giáo viên (GV), thông qua hoạt 
động này, HS lĩnh hội được những tri thức kĩ năng, kĩ 
xảo theo mục tiêu môn học đã được xác định; GV tổ chức 
điều khiển hoạt động nhận thức của HS để tạo cho HS có 
trình độ năng lực và kĩ năng tự tìm kiếm và lĩnh hội kiến 
thức. Thực chất là GV tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, điều 
chỉnh giúp HS tự học, tự nghiên cứu tự điều chỉnh để tự 
hoàn thiện và phát triển bản thân thông qua HĐDH. Như 
vậy, hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có sự 
thống nhất biện chứng giữa người dạy và người học. 
Hoạt động học tiếng Anh theo tiếp cận PTNL là hoạt 
động tự học. HS với tư cách chủ thể của quá trình nhận 
thức tự nghiên cứu, tự lĩnh hội được tri thức kết tinh trong 
nội dung chương trình tiếng Anh THCS để biến thành 
kinh nghiệm của bản thân và phát triển các kĩ năng nghe, 
nói, đọc, viết thích ứng với môi trường (môi trường bên 
trong, môi trường bên ngoài nhà trường) thông qua hoạt 
động dạy. Quá trình nhận thức của HS trong quá trình 
dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức điều khiển của GV với 
những điều kiện sư phạm nhất định. 
Như vậy, HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận PTNL 
tức là định hướng kết quả đầu ra (kết quả đánh giá năng 
lực tiếng Anh của HS thông qua rèn luyện và học tập) 
nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học tiếng 
Anh; thực hiện mục tiêu phát triển bộ môn; chú trọng 
hình thành, PTNL và các kĩ năng nghe nói, đọc, viết. Các 
yếu tố điều kiện của HĐDH theo định hướng PTNL đều 
tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là 
“sản phẩm cuối cùng” của hoạt động dạy học tiếng Anh 
THCS. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc 
điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết 
quả đánh giá năng lực của HS. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 68-72; 99 
69 
HĐDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận PTNL HS 
không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy 
định kết quả đầu ra mong muốn của quá trình dạy học, 
trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa 
chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả 
dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học 
tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Kết quả đầu 
ra, mục tiêu học tập (tức là kết quả học tập mong muốn) 
thường được mô tả thông qua các thuộc tính nhân cách 
chung và các kết quả yêu cầu cụ thể hay thông qua hệ 
thống các năng lực của HS. Kết quả học tập mong muốn 
được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS 
cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong 
chương trình dạy học tiếng Anh THCS. 
2.2. Yêu cầu hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong 
bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay 
Trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT hiện nay, các định 
hướng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về giáo dục phổ thông 
đang đi sâu vào đổi mới HĐDH theo hướng tiếp cận năng 
lực người học. Điều đó đặt ra cho việc tổ chức dạy học 
môn Tiếng Anh THCS những yêu cầu sau: 
- Năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học 
Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây 
dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành 
tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu 
của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện 
để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp thông 
qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không 
quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định 
những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp nghe, nói, 
đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm 
chính gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy 
hoạt động học của HS làm trung tâm trong quá trình dạy 
học; đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học 
tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo 
và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều 
kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. 
Chương trình giúp HS có một công cụ giao tiếp mới, 
hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp bằng 
tiếng Anh thông qua các hình thức nghe, nói, đọc, viết. 
Kết thúc chương trình giáo dục THCS, HS có khả năng 
giao tiếp đạt trình độ Bậc 2 của Khung năng lực ngoại 
ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam tạo nền tảng có thể sử dụng 
tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập 
suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời 
kì hội nhập. 
- Giúp HS hiểu biết khái quát về một số nước nói tiếng 
Anh 
Chương trình giúp HS có hiểu biết khái quát về đất 
nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói 
tiếng Anh; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất 
nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước 
nói tiếng Anh. Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ 
thông môn Tiếng Anh cũng góp phần hình thành và phát 
triển cho HS những phẩm chất và năng lực cần thiết đối 
với người lao động, như: ý thức và trách nhiệm lao động, 
định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng 
lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách 
mạng công nghiệp mới. 
- Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp 
Nội dung dạy học được thiết kế theo kết cấu đa thành 
phần, bao gồm: hệ thống các chủ đề (khái quát), các chủ 
điểm (cụ thể) mang tính gợi ý; các năng lực giao tiếp phù 
hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức 
ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) gợi ý phù hợp với 
việc PTNL giao tiếp ở cấp độ đã được quy định trong 
chuẩn đầu ra. Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, 
tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm. Các yêu 
cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp 
ở bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. Nội dung dạy học 
cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa 
trên yêu cầu của năng lực giao tiếp Bậc 1, 2 và 3 trong 
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 
- GV cần tạo cơ hội tối đa để HS sử dụng tiếng Anh 
Đường hướng chủ đạo trong chương trình môn Tiếng 
Anh là đường hướng giao tiếp. Nhấn mạnh vào việc hình 
thành và PTNL giao tiếp của HS. Các phương pháp giao 
tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy 
người học làm trung tâm trong giáo dục học. GV cần hiểu 
rõ đặc điểm tâm - sinh lí của HS ở cấp THCS, coi HS là 
những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập. 
GV tạo cơ hội cho HS sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ 
cảnh, tình huống có nghĩa, sát với cuộc sống hằng ngày, 
dành thời gian cho HS tham gia vào các hoạt động giao 
tiếp thông qua nghe, nói, đọc và viết. GV sử dụng tiếng 
Anh trong quá trình dạy học trên lớp và tạo cơ hội tối đa 
để HS sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học. 
GV sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù 
hợp với đối tượng HS và điều kiện học tập ở địa phương, 
sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại 
trong quá trình dạy học, hướng dẫn HS sử dụng đồng bộ 
các tài liệu và phương tiện học tập như sách giáo khoa, 
tài liệu tham khảo, học liệu điện tử, thiết bị nghe nhìn, 
công nghệ thông tin và truyền thông... để nâng cao hiệu 
quả dạy học. 
Việc đánh giá hoạt động học của HS phải bám sát 
mục tiêu và nội dung dạy học của chương trình, dựa trên 
yêu cầu cần đạt đối với các kĩ năng giao tiếp ở từng cấp 
lớp. Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá cần bám 
sát mục tiêu dạy học tiếng Anh THCS, chú trọng đến cân 
bằng giữa bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 68-72; 99 
70 
Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo 
hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định 
kì. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông 
qua các HĐDH trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần 
chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp HS và 
GV theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra. 
2.3. Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo 
tiếp cận phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở 
trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông 
Theo phân cấp quản lí, trường THCS trực thuộc 
UBND cấp huyện, Phòng GD-ĐT cấp huyện là cơ quan 
trực tiếp tham mưu. Trong phạm vi bài viết này, chúng 
tôi muốn đề cập đến vai trò của hiệu trưởng nhà trường - 
chủ thể quản lí trong quản lí hoạt động dạy học theo tiếp 
cận phát triển năng lực học sinh THCS. 
2.3.1. Quản lí hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển 
năng lực học sinh 
Quản lí việc dạy học là sự tác động có định hướng, 
có chủ đích của người quản lí đến cách thức làm việc của 
thầy và trò thông qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và 
kiểm tra nhằm đạt được mục đích dạy học đã định. Quản 
lí HĐDH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu vì vấn 
đề này có liên quan đến mọi thành tố của quá trình dạy 
học, đó là mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương 
tiện - hình thức - kết quả, đặc biệt là mối quan hệ thầy - 
trò trong dạy học. 
Quản lí HĐDH tiếng Anh 
THCS theo tiếp cận năng lực 
người học đề cập quản lí các 
yếu tố cơ bản sau: 
- Quản lí GV giữ vai trò 
chủ đạo trong quá trình quản lí 
HĐDH. Thông qua quản lí, 
việc sử dụng các phương pháp, 
phương tiện dạy học thích hợp 
và thông qua chính nhân cách 
của GV, quản lí việc GV chỉ 
đạo và trực tiếp tác động lên 
quá trình cải biến năng lực của 
HS. Quản lí vai trò chủ đạo của 
GV thể hiện ở việc quản lí tổ 
chức điều khiển hoạt động học 
tập, bao gồm: quản lí việc đề ra 
mục đích, yêu cầu nhận thức, 
học tập của HS; quản lí việc 
xây dựng kế hoạch hoạt động 
của GV cùng với dự kiến kế 
hoạch hoạt động của HS. 
- Quản lí HS giữ vai trò 
trung tâm, là đối tượng của quá 
trình quản lí HĐDH. Quản lí hoạt động do HS thực hiện 
bao gồm quản lí hai chức năng thống nhất đó là quản lí 
chức năng lĩnh hội và quản lí chức năng tự điều khiển. 
Trong đó, quản lí tự điều khiển có ý nghĩa quan trọng 
nhằm thực hiện tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo 
trong mọi hoạt động lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, 
kĩ xảo của HS nhằm mục tiêu đáp ứng những yêu cầu của 
xã hội. 
- Quản lí môi trường dạy học ở đây không chỉ là quản 
lí các đòi hỏi của xã hội (mô hình nhân cách) đặt ra cho 
nhà trường, trong đó có quá trình quản lí HĐDH; cũng 
không chỉ quản lí các điều kiện vật chất, tinh thần; các 
yếu tố bên trong, bên ngoài GV và HS ảnh hưởng đến 
hoạt động dạy và học tiếng Anh. Quản lí môi trường dạy 
học tiếng Anh được hiểu là quản lí môi trường hoạt động, 
môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường. Các yếu 
tố này luôn ở trong trạng thái động, tương tác tích cực 
với nhau, trở nên có ý nghĩa hơn đối với HS lẫn GV và 
hoạt động của họ (cơ sở vật chất, thiệt bị dạy học, phương 
tiện dạy học...). 
Như vậy, quản lí HĐDH tiếng Anh THCS theo tiếp 
cận PTNL của HS tức là tiếp cận các chức năng quản lí 
để quản lí hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò 
và các điều kiện tác động đến HĐDH theo tiếp cận PTNL 
HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện 
nay. Quản lí HĐDH tiếng Anh THCS theo tiếp cận 
PTNL cho HS được mô hình hóa như sau: 
Q
u
ả
n
 l
í 
H
Đ
D
H
 t
iế
n
g
 A
n
h
 T
H
C
S
th
eo
 đ
ịn
h
 h
ư
ớ
n
g
 P
T
N
L
 H
S
Quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình 
dạy học tiếng Anh THCS theo tiếp cận 
năng lực 
Quản lí hoạt động học tiếng Anh của HS 
THCS theo tiếp cận năng lực 
Quản lí hoạt động dạy của GV dạy tiếng 
Anh theo tiếp cận năng lực 
Quản lí đảm bảo các điều kiện hỗ trợ 
HĐDH theo định hướng PTNL HS 
K
iểm
 tra
 th
ự
c h
iện
 H
Đ
D
H
th
eo
 đ
ịn
h
 h
ư
ớ
n
g
 P
T
N
L
 H
S
Quản lí đổi mới phương pháp dạy học tiếng 
Anh theo tiếp cận năng lực 
Mô hình quản lí HĐDH tiếng Anh THCS theo tiếp cận PTNL HS 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 68-72; 99 
71 
2.3.2. Các nội dung quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng 
Anh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh trung học 
cơ sở 
2.3.2.1. Quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học 
môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 
Quản lí thực hiện chương trình là hiệu trưởng, phó 
hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo tổ chuyên 
môn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình đủ và 
đúng tiến độ thời gian, không được cắt xén, thêm bớt 
hoặc làm sai lệch nội dung chương trình. Chỉ đạo tổ 
chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh 
trong thực tiễn giảng dạy trong năm học trước và những 
vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương 
pháp dạy học để thống nhất thực hiện trong năm học. 
Thực hiện nghiêm túc triển khai các mặt hoạt động 
theo yêu cầu của Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT, kế hoạch của 
nhà trường. Tuy nhiên, cần chú ý đảm bảo cân đối các 
hoạt động trong năm theo tình hình đặc trưng của nhà 
trường để GV thực hiện hết chương trình dạy học. 
Theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình DH 
thông qua sổ đầu bài, sổ báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên 
môn, qua tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn. Sử 
dụng thời khóa biểu để điều khiển, kiểm soát tiến độ thực 
hiện chương trình của mỗi cá nhân, kịp thời xử lí sự cố 
xảy ra (nếu có). Xử lí sự cố (nếu có) làm ảnh hưởng đến 
việc thực hiện chương trình, đảm bảo chương trình 
không bị cắt xén. 
2.3.2.2. Chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên theo 
tiếp cận phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở 
Để chỉ đạo hoạt động dạy của GV thường được thực 
hiện theo 3 hình thức: 1) Chỉ đạo trực tiếp; 2) Chỉ đạo 
thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn; 3) Phối 
hợp với các tổ chức xã hội. Cả 03 hình thức trên đều tập 
trung quản lí phẩm chất và năng lực GV. 
Quản lí các hoạt động giảng dạy bao gồm các hoạt 
động: - Lập được kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh; - Tổ 
chức và thực hiện các HĐDH trên lớp phát huy được tính 
năng động sáng tạo của HS; - Công tác chủ nhiệm lớp 
(nếu có); - Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp; - Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất 
lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn 
hoá và mang tính giáo dục; - Xây dựng, bảo quản và sử 
dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. 
Hoạt động dạy của GV phải tạo dựng một không khí 
học tập thoải mái, nhẹ nhàng với nhiều hoạt động đa dạng 
để người học nào cũng có cơ hội đạt kết quả. Đồng thời, 
người dạy phải hiểu được nguyện vọng, sở thích cũng 
như những khó khăn của người học và tìm cách giúp họ 
khắc phục những khó khăn đó cũng như giúp họ tìm ra 
những cách học phù hợp với sở trường, sở đoản của họ. 
2.3.2.3. Quản lí hoạt động học của học sinh trung học cơ 
sở theo tiếp cận phát triển năng lực 
Thông qua GV, hiệu trưởng thực hiện sự quản lí hoạt 
động học tập của HS. Hiệu trưởng cần thấy rõ quản lí 
hoạt động học tập của HS phải bao quát được cả không 
gian và thời gian học tập để điều hòa cân đối chung, phù 
hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy và học. 
Không gian hoạt động học tập của HS là từ trong lớp, 
ngoài lớp đến ở nhà. Thời gian hoạt động học của HS bao 
gồm giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và thời gian thực 
hiện các hình thức học tập khác. 
Quản lí hoạt động học của HS cần thực hiện đảm bảo 
các yêu cầu sau: HS có tinh thần, thái độ, động cơ học 
tập đúng đắn; phát huy được tính tích cực chủ động, sáng 
tạo trong học tập của HS; hình thành được nền nếp học 
tập cho HS; nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể HS 
và từng HS. Đối với bộ môn Tiếng Anh, cần tập trung 
quản lí chỉ đạo và giám sát việc tự học của các em; phải 
định hướng cho HS tự tin, cởi mở trong giao tiếp; độc 
lập, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. 
2.3.2.4. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp 
cận phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở 
Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng 
Anh THCS phải đảm bảo: 
- Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động của HS, 
hình thành và PTNL tự học (như sử dụng sách giáo khoa, 
nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, giao tiếp với người 
nước ngoài...) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh 
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. 
- Khi sử dụng bất kì một phương pháp nào cũng phải 
đảm bảo nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ 
nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của GV”; việc sử 
dụng PPDH gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. 
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ 
thể mà có hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, 
học nhóm... 
2.3.2.5. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ quản lí hoạt động 
dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực 
học sinh trung học cơ sở 
- Chỉ đạo tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị 
dạy học 
Cơ sở vật chất - kĩ thuật nhà trường bao gồm 3 yếu 
tố: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. Đối với bộ 
môn Tiếng Anh, thiết bị dạy học là yếu tố cần và đủ để 
triển khai thực hiện đảm bảo HĐDH đó là: giáo cụ trực 
quan; băng hình; đài, tranh.... Mỗi đơn vị trường học cần 
phải có phòng học tiếng để đảm bảo chất lượng dạy học 
của bộ môn. 
- Tổ chức xây dựng môi trường dạy học môn Tiếng 
Anh thân thiện, hiệu quả 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 68-72; 99 
72 
Đối với bộ môn Tiếng Anh, môi trường phát triển 
chất lượng bộ môn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, các 
trường THCS cần phải mở rộng môi trường dạy học tiếng 
Anh không chỉ trong nhà trường mà còn bên ngoài nhà 
trường, hay nói cách khác là “Cộng đồng học tiế

File đính kèm:

  • pdfquan_li_hoat_dong_day_hoc_mon_tieng_anh_theo_tiep_can_phat_t.pdf
Tài liệu liên quan