Prepositions (Giới từ)

Trong tiếng Anh các giới từkhông nhiều lắm nhưng cách sửdụng chúng thì rất phức tạp và hầu

nhưkhông theo một quy luật nào. Các giới từkhông có một nghĩa cố định mà tùy thuộc vào các

chữtrong câu và văn cảnh câu nói mà ta dịch nghĩa sao cho phù hợp.

Xét các ví dụ:

He works in the room (in = trong)

(Anh ta làm việc trong phòng)

The children play in the garden. (in = ngoài)

(Bọn trẻchơi ngoài vườn)

We live in VietNam. (in = ở)

(Chúng ta sống ởViệt Nam)

They swim in the river. (in = dưới)

pdf6 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Prepositions (Giới từ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Prepositions (Giới từ) 
Giới từ trong tiếng Anh gọi là preposition. 
Giới từ là những từ đi với danh từ hay một giả danh từ để chỉ sự liên hệ giữa các danh từ ấy với 
một chữ nào khác trong câu. 
Các giới từ ta đã biết như: on, in, at, out, for, to,… 
Trong tiếng Anh các giới từ không nhiều lắm nhưng cách sử dụng chúng thì rất phức tạp và hầu 
như không theo một quy luật nào. Các giới từ không có một nghĩa cố định mà tùy thuộc vào các 
chữ trong câu và văn cảnh câu nói mà ta dịch nghĩa sao cho phù hợp. 
Xét các ví dụ: 
He works in the room (in = trong) 
(Anh ta làm việc trong phòng) 
The children play in the garden. (in = ngoài) 
(Bọn trẻ chơi ngoài vườn) 
We live in VietNam. (in = ở) 
(Chúng ta sống ở Việt Nam) 
They swim in the river. (in = dưới) 
(Họ bơi dưói sông) 
He lay in the bed. (in = trên) 
(Anh nằm trên giường) 
I get up in the morning. (in = vào) 
(Tôi thức dậy vào buổi sáng) 
He speaks in English. (in = bằng) 
(Anh ta nói bằng tiếng Anh) 
Một điều khó khăn nữa là có một số câu với tiếng Việt ta không cần dùng giới từ nhưng tiếng Anh 
thì lại có giới từ đi theo. Ví dụ: 
He is angry with me. 
(Anh ấy giận tôi) 
Vì vậy để sử dụng giới tự cho đúng ta chỉ có cách tra tự điển rồi học thuộc lòng. 
Nói chung, khi nói đến một người hay vật nào đó người Việt thường lấy chính mình làm trung tâm 
điểm, trái lại người Anh thường lấy người hay vật đó làm trung tâm điểm. 
Ví dụ: 
The 
children play 
in the garden. 
(Bọn trẻ chơi ngoài vườn) 
Người Việt nói ngoài vườn vì đối với người đang nói thì họ đứng ngoài khu vườn. 
Người Anh nói trong (in) vì đối với các đứa trẻ thì chúng ở trong khu vườn chứ không phải ngoài 
khu vườn. 
Quan sát thêm các câu sau đây để nhận ra sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 
The light hangs under the ceiling 
(Cái đèn treo dưới trần nhà) 
The pen falls on the ground. 
(Cây viết rơi xuống đất) 
The boy lay on the ground. 
(Thằng bé nằm trên đất). 
Một số động từ khi theo sau bởi một giới tự lại có nghĩa hoàn toàn khác. Một trường hợp ta đã 
gặp là động từ to look. 
to look :trông, có vẻ 
to look at :nhìn 
to look for :tìm 
to look after :chăm sóc 
Đối với các động từ này chúng ta bắt buộc phải thuộc cách sử dụng chúng với từng giới từ riêng 
biệt. 
Vocabulary 
between, among 
Cả hai giới từ này đều có nghĩa là ở giữa. 
Chúng ta dùng between khi muốn nói ở giữa hai cái. 
Ví dụ: 
The teacher is standing between Tom and Ann. 
(Thầy giáo đang đứng giữa Tom và Ann). 
among :ở giữa, trong số, được dùng khi muốn nói giữa nhiều cái. 
Ví dụ: 
He is standing among the crowd. 
(Anh ta đang đứng giữa đám đông). 
across, through 
Hai giới từ này đều có nghĩa là ngang qua. 
Dùng through khi nói đến đường đi quanh co hơn. 
Ví dụ: 
He walks across the road. 
(Anh ta băng qua đường) 
We walk through the woods. 
(Chúng đi xuyên qua rừng) 
(Đi qua rừng thì quanh co hơn đi qua đường). 
to give 
to give :cho 
to give up :ngưng, thôi 
Ví dụ: 
She gives me a book. 
(Cô ta cho tôi một quyển sách). 
He’s given up smoking. 
(Anh ta đã ngưng hút thuốc). 
with 
with có nghĩa là với, cùng với 
Ví dụ: 
I go to cinema with Mary. 
(Tôi đi xem phim cùng với Mary) 
Khi nói làm một hành động nào đó bằng một bộ phận của thân thể ta cũng dùng with. Ví dụ: 
We watch with our eyes. 
(Chúng ta xem bằng mắt) 
He holds it with his hand. 
(Anh cầm nó bằng tay). 
Lưu ý: khi nói đến một bộ phận của thân thể đừng để thiếu tính từ sở hữu. Ví dụ: 
Chúng ta phải nói: 
We eat with our mouth. 
(Chúng ta ăn bằng miệng của chúng ta) 
Chứ không nói: We eat with the mouth. 
My own (Của riêng tôi) 
Dùng own để chỉ cái gì đó của riêng mình, không chia sẻ và không vay mượn của ai, như: 
my own house (ngôi nhà của riêng tôi) 
his own car (chiếc xe của riêng anh ấy) 
her own room (phòng riêng của cô ấy)… 
Own luôn đi trước danh từ và sau đại tính từ sở hữu. Và do ý nghĩa của nó ta chỉ có thể nói my 
own…, his own…, your own…,… chứ không nói an own… 
Ví dụ: 
Many people in England have their own house. 
(không nói an own house) 
(Nhiều người ở nước Anh có nhà riêng). 
I don’t want to share with anyone. I want my own room. 
(Tôi không muốn chia sẻ với ai hết. Tôi muốn căn phòng của riêng tôi) 
Why do you want to borrow my car? Why can’t you use your own car? 
(Sao anh lại muốn mượn xe tôi? Sao anh không dùng xe của mình?) 
Chúng ta cũng có thể dùng own để nói tự mình làm điều gì đó thay vì người khác làm cho mình. 
Ví dụ: 
Ann always cut her own hair. 
(Ann luôn luôn tự cắt tóc cho mình) 
Do you grow your own vegetables? 
(Tự anh trồng rau lấy à?) 
ON MY OWN, BY MYSELF 
Các thành ngữ on+tính từ sở hữu+own như on my own, on your own, on his own,… và 
by+reflexive pronoun như by myself, by yourself, by himself,… đều có nghĩa là một mình. 
Ví dụ: 
I like to live on my own 
I like to live by myself 
(Tôi muốn sống một mình) 
He’s sitting on his own in a cafe 
He’s sitting in a cafe by himself. 
(Anh ta ngồi một mình trong quán cà phê) 
She went to church on her own. 
She went to church by herself. 
(Cô ta đi nhà thờ một mình) 

File đính kèm:

  • pdfgioi_tu_va_my_own_4341.pdf
Tài liệu liên quan