Phương pháp tự học ngoại ngữ

 Theo đánh giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngôn ngữ, Việt Nam là một trong những nước đặt nặng vai trò của năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nhân lực.

o Trong tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng để bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự.

o Trong đào tạo, đa số các nước việc dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện trong nhà trường phổ thông, thì ở Việt Nam đây vẫn xem là môn học bắt buộc ở bậc đại học. Đó là chưa kể Bộ Giáo dục - Đào tạo còn có những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ của sinh viên; trong đó có những quy định như là điều kiện bắt buộc để được công nhận tốt nghiệp đại học, là một trong những yêu cầu thi tuyển hoặc tốt nghiệp của các chương trình đào tạo sau đại học, là điều kiện bắt buộc để được tham gia chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

 Động cơ học tiếng Anh của học viên ở các trung tâm ngoại ngữ dựa trên kết quả khảo sát của đề tài “Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ khu vực TP.HCM và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo”:

o 45 đơn vị, cơ quan trả lời phiếu thăm dò cho thấy nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc hàng ngày ở các công ty Việt Nam khá cao, từ trung bình đến nhiều, chiếm 69%.

o Thậm chí tiếng Anh còn được xem là cơ sở để xét đề bạt hay tăng lương: đơn vị trong nước là 56%, còn ở các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh là 100%.

o Qua khảo sát phụ huynh, 83% cho con đi học “vì tiếng Anh tạo điều kiện tốt hơn”, 75% “vì tiếng Anh giúp tham khảo tài liệu nước ngoài dễ dàng” và 63% chọn “vì tiếng Anh là môn học và môn thi bắt buộc”.

 Học sinh ở Việt Nam học sinh ngữ 7 năm ở trường phổ thông, nhưng sau đó lại không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, cho dù có đi học thêm ở các trung tâm đi chăng nữa.

 

doc57 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp tự học ngoại ngữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột số sản phẩm hay được quảng cáo, tên của một số lại xe,…
4. Dictionary
Bạn nên dùng cả hai loại từ điển, song ngữ và đơn ngữ. Từ điển giúp bạn hiểu nhanh chóng, dễ dàng và đôi khi sâu sắc ý nghĩa của một từ. Tuy nhiên, như mình đã nói giữa hai văn hóa, hai ngôn ngữ khác nhau, nhiều từ trong ngôn ngữ này thật sự không có tương đương trong ngôn ngữ kia. Khi đó, tùy vào ngữ cảnh mà một từ có “nhiều nghĩa”. Từ điển đơn ngữ cho ta nghĩa chính xác của từ đó, tránh sử dụng sai. Bắt đầu, bạn nên sử dụng từ điển song ngữ (có muốn sử dụng từ điển đơn ngữ cũng khó). Khi trình độ bạn đã khá lên, bạn nên chuyển sang dùng đơn ngữ hoặc song song 2 loại từ điển. Việc dùng từ điển đơn ngữ giúp bạn “gặp” tiếng Anh nhiều hơn, tránh việc “dịch” từ Anh sang Việt hay ngược lại. Khi dùng tiếng Anh, cần suy nghĩ bằng tiếng Anh (trừ các bạn học dịch thuật).
Tuy nhiên, nhớ rằng nghĩa của một từ nằm trong ngữ cảnh mà nó được dùng, không phải trong từ điển. Do đó, việc đọc và nghe nhiều là cực kì quan trọng.
2. Học phát âm
Kĩ năng nói theo mình là kĩ năng khó nhất, ít nhất là đối với sinh viên của ta. Khó khăn thứ nhất là về phần nội dung nói. Do cách học tập trung vào ngữ pháp nên khi nói, thường ta phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh thay vì nghĩ bằng tiếng Anh. Việc dịch này rất là lâu cho việc nói và đôi khi có nhiều thứ đơn giản nhưng ta không biết dịch làm sao cả, vì hai ngôn ngữ là không tương đồng. Khó khăn thứ hai là về phần phát âm. Việc học bỏ quên việc nghe là nguyên nhân chính là cho khả năng phát âm của chúng ta rất kém. 
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc đạt được phát âm như người bản ngữ đối với người lớn học ngoại ngữ là một mục tiêu không thực tế (Critical period hypothesis). Tuy nhiên, chúng ta cần phải có một phát âm tương đối để người nghe có thể hiểu được.
Cách học phát âm (cũng như kĩ năng Nói nói chung) căn bản nhất chính là việc nghe. Theo mình, việc nghe quyết định đến 80% khả năng phát âm. Sauk hi nghe nhiều trình độ phát âm của bạn sẽ cải thiện một cách vô thức. Bạn cần nghe nhiều, nghe những bài đơn giản, chậm và rõ ràng. Lắng nghe một bài nhiều lần với độ tập trung cao, chú ý phát âm của từng từ cũng như âm nhấn và ngữ điệu. Sau đó, lặp lại những gì bạn nghe, cố gắng phát âm giống người bản ngữ. Bạn có thể thâu âm lại những gì mình nói, và tự mình so sánh hoặc hỏi giáo viên của bạn.
Bạn cần tập trung vào âm nhấn (stress) và giai điệu (rhythm). Nghiên cứu của Tracer Derwing (1998, 2003) cho thấy việc học phát âm nhấn mạnh vào âm nhấn và giai điệu cho kết quả tốt hơn việc tập trung vào những âm riêng lẻ.
Một chú ý quan trọng, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, còn tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Nghĩa là, một từ tiếng Việt chỉ có một âm tiết, ví dụ “Việt” được phát âm chỉ có một tiếng duy nhất, chứ không chia ra “Vi-et”. Còn một từ tiếng Anh thường có nhiều âm, ví dụ “Vietnam” có 2 âm tiết là “Viet” và “nam”. “have” và “has” khác nhau vì âm cuối khác nhau. Cho nên, khi phát âm tiếng Anh, bạn nên phát âm tất cả mọi âm có trong từ đó.
Đối với người Viêt, cần phải tập trung một số âm tiếng Anh không có trong tiếng Việt và một số cặp âm trong tiếng Anh mà trong tiếng Việt, 2 âm đó là như nhau.
/s/ and /∫/
Ví dụ: “sort” và “short”
/b/ and /p/ and /f/
Ví dụ: “beach” – “peach” – “fish” 
/t∫/ and /dʒ/
Ví dụ: “church” – “just”
/z/ and /ʒ/and /j/ 
/θ/ and /ð/ 
Ví dụ: “Thursday” – “the”
/eə/ and /e/ and /æ/
Ví dụ: “pair” – “pleasure” – “paradise”
/æ/ and /ɑː/
Ví dụ: “pad” – “path” 
/eɪ/ and /aɪ/
Ví dụ: “day” – “die”
/əʊ/ and /aʊ/
Ví dụ: “no” – “now” 
/n̩/
Ví dụ: “down”
/r/ 
Chương 3: Những vấn đề khác
1. Động lực
Trong việc học tiếng Anh, hay bất cứ một công việc nào khác, thì động lực là nhân tố hàng đầu dẫn đến thành công. Với động lực tốt, người học sẽ siêng năng, và dù có thể vấp phải những sai lầm về phương pháp và thất bại, họ sẽ tìm ra những hướng đi mới và cải thiện kết quả. 
Những phương pháp chúng ta đã thảo luận trong hai chương đầu giúp cho việc học tiếng Anh có hiệu quả hơn, nhanh hơn. Nhưng mình nghĩ lợi ích lớn nhất của chúng chính là ở chổ chúng giúp duy trì và ngay cả tăng cường động lực, sự hưng phấn của người học. Các ưu điểm chính là:
Không tập trung vào việc học ngữ pháp, ghi nhớ từ vựng một cách khô khan.
Học những điều cơ bản, dễ hiểu
Học tiếng Anh thực, thú vị: đọc báo, nghe nhạc, xem phim
Những nguyên tắc mình nói, nếu bạn không tin, hãy cứ làm theo ý mình, chỉ cần bạn giữ được động lực, niềm ham thích học tiếng Anh là được. Đó là điều quan trọng nhất. Dĩ nhiên, nếu sau một thời gian, bạn thấy kết quả bạn đạt được không nhiều, hi vọng bạn tìm được những hướng đi khác dựa trên những điều mình đã phân tích. Đôi khi mình học những thứ thú vị nhưng quá khó, xem những bộ phim hay nhưng cực kì khó về mặt ngôn ngữ, học những từ vựng “trên trời dưới đất”. Chỉ cần mình thấy hứng thú là được. Trong một số lần, sau một thời gian, mình thấy mình không có tiến triển tốt trong việc ghi nhớ từ vựng, và cảm thấy việc ghi nhớ trở nên mệt mỏi, mình lại trở lại học những thứ đơn giản hơn. 
Nhiều người trưởng thành, đặc biệt là người có kiến thức ngữ pháp tốt trong ngôn ngữ mẹ đẻ (của chúng ta là tiếng Việt), thể hiện sự ưa thích với phương pháp dựa trên cấu trúc (structure-based). Người học đã từng có kinh nghiệm học ngoại ngữ bằng phương pháp “grammar translation” có thể cùng thích loại hướng dẫn này. Niềm tin của người học rằng một phương pháp dạy và học nào đó là tốt nhất cho họ có ảnh hưởng lớn đối với sự thỏa mãn và thành công của họ trong việc học ngoại ngữ. Do đó, trước tiên, hãy thử những gì bạn tin tưởng.
Động lực học tiếng Anh có nhiều dạng: để có điểm cao, thi lấy các loại bằng ngoại ngữ, để đi du học, kiếm các công việc tốt, các công việc trong công ty nước ngoài, để có khả năng giao tiếp tốt để làm việc trong các ngành như du lịch, để dạy tiếng Anh, để có thể đọc sách báo tiếng Anh, lướt web, nghe nhạc, xem phim tiếng Anh. Những bạn học tiếng Anh để làm nhiều việc, không chỉ đơn giản để thi lấy bằng hay mục đích hẹp khác, sẽ có động lực, sự hưng phấn cao hơn, học toàn diện hơn và, mình nghĩ, thường sẽ có kết quả cao hơn trong việc học ngoại ngữ. Hãy nghĩ về nhiều lợi ích to lớn khác nhau mà tiếng Anh đem lại, bạn sẽ có động lực cao hơn. 
Một thói quen khiến nhiều bạn dễ nản là mong muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình một cách tức thì. Điều này thường khiến ta cảm thất stress, lo lắng. Việc học tiếng Anh là một quá trình lâu dài. Người bản ngữ học tiếng Anh liên tục trong suốt cuộc đời từ khi một đứa trẻ, đến khi đi học phổ thông, học đại học và ngay cả sau đó nữa. Mỗi giai đoạn, khả năng ngôn ngữ lại tăng lên nhiều. Đối với các bạn sinh viên, đừng nên nghĩ mình sẽ học tiếng Anh chỉ trong 4-5 năm đại học, kiếm bằng TOEIC cao điểm để đi làm. Hãy nghĩ xa hơn thế.
Vậy hãy chú ý những tiến triển cụ thể, dù nhỏ nhoi như việc ghi nhớ một từ mới. Ngay cả những tiến triển khó thấy được như sau mỗi lần nghe hay đọc tiếng Anh chỉ 30 phút. Hãy tin rằng tất cả những điểu nhỏ đó sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếng Anh của bạn. Điều đó sẽ cho bạn động lực và hưng phấn. Mỗi ngày, bạn chỉ cần cải thiện một chút và cố gắng mỗi ngày. 
2. Việc học tiếng Anh chuyên ngành
Phần này, mình sẽ nói về việc học tiếng Anh để phục vụ cho việc học tập các môn chuyên ngành như kĩ thuật, kinh tế,…Sai lầm lớn nhất trong việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành chính hiện nay là việc cố gắng nhồi nhét tiếng Anh chuyên ngành khi trình độ tiếng Anh cơ bản của sinh viên còn chưa vững. Sau khi “cày” để thi, hầu hết sinh viên không tiếp tục và quên những gì mình đã học. Do sai lầm trong việc học tiếng Anh trước đó, trình độ tiếng Anh của hầu hết sinh viên là rất không đủ để có thể hiểu, học và nhớ tiếng Anh chuyên ngành - tiếng Anh ở trình độ cao. Việc dạy và học cũng rất lang mang, chỉ trong vòng khoảng 30-45 tiết mà học tiếng Anh ở nhiều vấn đề khác nhau. Giảng viên thường là các giáo viên ngoại ngữ, rất hạn chế trong các kiến thức về các lĩnh vực chuyên môn khác. Cũng nhiều giảng viên chuyên môn muốn sinh viên mình có trình độ tiếng Anh chuyên ngành tốt nên thường xen kẽ các tài liệu tiếng Anh một cách vô tư vào việc giảng dạy. Việc học các môn đó thường không phải dễ, lại thêm phải học bằng tiếng Anh nên cuối cùng kết quả không cao, đôi khi lại “mất cả chì lẫn chài”.
Trừ một số bạn thuộc các chương trình liên kết quốc tế mà các môn được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, việc học tiếng Anh chuyên ngành là một quá trình mà 95% là bạn phải tự học Các bạn cần có một trình độ tiếng Anh tương đối vững, ít nhất là Upper-Intermedite. Việc học bằng đọc sách là chủ yếu, do các tài liệu nghe rất là khan hiếm và các cơ hội cho bạn giao tiếp (nghe, nói) về các vấn đề chuyên ngành của bạn khi còn ở trên ghế nhà trường trong tình hình nước ta là hầu như mình không thấy. Các bạn học kĩ thuật có thể download các bài giảng từ thư viện mở của đại học MIT (miễn phí) để tập nghe nếu muốn. Nhưng mình nghĩ nếu có một khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản tốt, bạn chỉ cần một thời gian làm quen trước khi có thể giao tiếp về các vấn đề chuyên môn nơi bạn làm việc. 
Bạn nên đọc những cuốn sách chuyên ngành thật sự chứ không phải những bài text lang mang trong các cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành (xem nguyên tắc 6). Nếu trình độ tiếng Anh tốt, bạn có thể kết hợp đọc các sách các môn mà bạn đang học trong chương trình. Điều đó vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa tạo đông lực học vừa buộc bạn phải suy nghĩ sâu hơn do đó học tốt hơn. Nhưng nếu bạn thấy quá khó, nên bắt đầu với các cuốn đại cương, đơn giản. Tin tốt là nhiều kiến thức một số ngành, đặc biệt là các ngành kĩ thuật, là chúng ta học từ các nước phương Tây. Các thuật ngữ và cả cách hành văn, là được chúng ta dịch lại từ các sách của nước ngoài nên đôi khi rất khó hiểu hoặc không hay, dùng nhiều từ hán việt. Thêm vào đó, nhiều sách nước ngoài được viết rất hay, trình bày khoa học, có nhiều minh họa. Do đó, nếu trình độ tiếng Anh của bạn tương đối, nhiều khi việc đọc sách tiếng Anh sẽ không khó hiểu hơn, có khi còn dễ “dzô” hơn, các sách tiếng Việt. 

File đính kèm:

  • docphuong_phap_tu_hoc_ngoai_ngu_7887.doc
Tài liệu liên quan