Phương pháp học tiếng anh đạt hiệu quả tốt

- Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, lấy từ điển ra ghi nghĩa phổbiến của khoảng

10 từmới vào cuốn sổnhỏ.

o Ghi cảcác giới từ đi sau và ví dụ đặt câu nếu có.

o Chỉghi những từmà nghĩa của nó là những từthường gặp trong tiếng

Việt. Vì với những từcó nghĩa là những từrất ít gặp trong tiếng Việt thì

trong tiếng Anh mức độphổbiến của nó cũng thấp. Học những từnày thì

90% là sẽquên.

pdf6 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp học tiếng anh đạt hiệu quả tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp học tiếng anh đạt hiệu quả tốt 
1. Học từ vựng: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi học tiếng Anh. 
- Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, lấy từ điển ra ghi nghĩa phổ biến của khoảng 
10 từ mới vào cuốn sổ nhỏ. 
o Ghi cả các giới từ đi sau và ví dụ đặt câu nếu có. 
 o Chỉ ghi những từ mà nghĩa của nó là những từ thường gặp trong tiếng 
Việt. Vì với những từ có nghĩa là những từ rất ít gặp trong tiếng Việt thì 
trong tiếng Anh mức độ phổ biến của nó cũng thấp. Học những từ này thì 
90% là sẽ quên. 
o Một từ có thể có nhiều nghĩa rất khác nhau, việc nhớ tất cả các nghĩa của 
một từ là khó khăn và không hiệu quả. Với những nghĩa khác đó, ta có thể 
dùng một từ hoàn toàn khác để thay thế. Vì vậy, chỉ ghi lại những nghĩa phổ 
biến của một từ (Thường từ 1 – 2 nghĩa). 
o Cần ghi cả cách phiên âm từ. 
- Khi đã ghi từ xong, lên giường xem qua toàn bộ những từ đã ghi trước khi 
ngủ trong thời gian khoảng 10 phút. 
- Buổi sáng, nhớ để chuông báo thức sớm hơn 10 phút so với bình thường. 
Đừng bước ra khỏi giường vội! Nằm nhớ lại những từ đã xem tối hôm qua 
và đánh giá xem mình còn nhớ được bao nhiêu từ cùng cách dùng của nó. 
- Đem theo cuốn sổ và cuốn sách từ vựng đi làm. Mở ra xem bất cứ khi nào 
có thời gian rảnh và có hứng thú. 
- Tối hôm sau, trước khi bắt đầu ghi thêm 10 từ mới khác, nhẩm lại toàn bộ 
các từ đã học được trong ngày. 
- Vào Chủ nhật mỗi tuần nhẩm lại toàn bộ các từ cũng như cách dùng từ đã 
học trong tuần qua. 
Các lưu ý đối với phương pháp này: 
 * Lấy từ điển Anh - Việt ra rồi mở ngẫu nhiên để tìm từ sẽ mất nhiều 
thời gian. Cách dễ dàng và nhanh chóng nhất là nghĩ xem ở tiếng Việt có từ 
nào hay được sử dụng mà mình chưa biết từ tương đương trong tiếng Anh 
rồi lấy Từ điển Lạc Việt ra tra Việt – Anh, sau đó tra ngược Anh - Việt là có 
ngay từ mình cần. Một từ trong tiếng Việt khi tra Việt – Anh sẽ có thể có 
nhiều từ có nghĩa tương đương trong tiếng Anh. Đừng ghi lại những từ có độ 
dài từ lớn trong tiếng Anh vì đây thường là những từ hiếm hoặc trang trọng, 
dù nghĩa của nó cũng như những từ ngắn hơn. 
 * Sunflower nên được mua định kì. Đọc sunflower hay các tin tức trên 
internet cũng như các loại sách báo khác, không cần biết hết từ trong một 
bài, từ nào không biết cứ lướt qua và đoán trong văn cảnh. Việc liên tục tra 
từ điển khi đọc bài sẽ làm giảm hứng thú của việc đọc. Việc đọc phần lớn là 
để tận hưởng và gặp lại các từ đã biết để nhớ kỹ hơn. Khi gặp từ nào hay 
trong sunflower, cũng nên ghi vào sổ để có thế xem thường xuyên hơn. 
 * 
 Tận dụng mọi cơ hội để có thể sử dụng những từ đã học được. Nếu 
không có điều kiện giao tiếp để sử dụng các từ đã học thì cứ tự đưa ra ví dụ 
trong đầu cho chính mình để có điều kiện dùng từ. Những từ chỉ học mà 
không có điều kiện áp dụng cũng như không tự ra ví dụ cho mình, sau này 
nếu có nhớ thì nó hầu như chỉ giúp mình trong việc đọc hiểu còn khi sử 
dụng thì để giao tiếp thì sẽ gặp khó khăn. 
2. Học nghe: 
 - Đừng sử dụng bất cứ một cuốn băng hay giáo trình luyện nghe nào vì nội 
dung của những thứ này thường rất nhàm chán. Những cuốn sách listening 
strategy hay những thứ tương tự mua về chỉ tổ gây ân hận không đáng có vì 
tiêu tiền không hiệu quả. 
- Thường xuyên nghe nhạc, xem phim nhưng bên cạnh phần thưởng thức 
cần tăng cường sự tập trung vào phần thoại hay lời, tất nhiên thưởng thức 
vẫn là chính. Chú ý: Xem phim không có phụ đề đừng quá tập trung vào 
phần thoại. Vì phim là thứ khó nghe nhất (Nói nhanh, nói tắt, ngôn ngữ 
không chính thống…), nếu cứ tập trung quá vào phần thoại sẽ gây mệt mỏi 
và hoài nghi vào khả năng của bản thân. 
- Nghe BBC World, Discovery Channel, National Geographic Channel. Liên 
tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Thời gian đầu có thể 
không hiểu nhiều, nhưng sau khi đã quen với âm và cách nói thì sẽ thấy dễ 
dàng và hứng thú hơn. Ngoài ra, đây là tiếng Anh hoặc tiếng Mỹ chính 
thống. 
3. Học nói: 
- Đăng kí một khoá học Tiếng Anh Tổng Quát để có điều kiện vừa củng cố 
kiến thức, vừa tăng cường đàm thoại. 
- Khi mình nói, đừng quá chú ý vào văn phạm hay cấu trúc câu. Sự trôi chảy 
là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, hãy chú ý vào những lỗi mà người nói 
chuyện với mình mắc phải (việc này dễ làm hơn là tìm cái sai của mình) để 
tự sửa chữa cho mình. Đừng để những sai sót của mình làm mất tự tin. Cứ 
nói thoải mái. 
- Nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện. Đây là một yếu tố quan trọng 
trong những kì thi nói (phần nói trong thi IELTS nó có yêu cầu điều này, gọi 
là eye contact). Ngoài ra, ở Việt Nam người ta chưa có văn hoá nhìn vào mắt 
nhau khi nói chuyện nên khi mình nhìn vào mắt người khác giống kiểu 
người nước ngoài hay làm sẽ làm cho người ta mất tự tin và phần tự tin đó sẽ 
chuyển qua cho mình từ đó mình sẽ nói thoải mái hơn. 
- Nghe nhiều sẽ giúp nói tốt hơn. 
4. Học viết: 
- Đừng học gì cả vì rất khó viết ra cái gì đó khi mình không có hứng. Tự 
nhiên ép mình viết về một chủ đề nào đó chỉ làm cho mình mất tự tin về khả 
năng viết của bản thân. 
- Thỉnh thoảng viết Blog bằng tiếng Anh, viết tự do, viết thoải mái theo tâm 
trạng của mình. 
- Đọc nhiều sẽ viết tốt hơn. 
5. Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng nhất (Last but not 
least). Học văn phạm: 
- Đừng lấy sách văn phạm ra học kiểu như lúc còn học phổ thông một cách 
thường xuyên vì rất chán. Các cuốn sách văn phạm, như cuốn Oxford guide 
to English grammar chẳng hạn, chỉ nên dùng tới khi cần tra cứu các điểm 
ngữ pháp cũng như khi tất cả các cuốn sách khác đều đã làm mình mất hứng 
thú. 
- Cuốn “ABC Những lỗi văn phạm phổ biến” rất thực dụng để học văn 
phạm. 
- Phần Grammar In Use trong đĩa English Study dùng để học văn phạm cũng 
rất hay. 
- Không cần giỏi văn phạm, biết đủ sử dụng là được vì mình không học 
tiếng để đi dạy lại cho người khác. 
Ghi chú chung: 
 * Học từ vựng cần được tiến hành thường xuyên. Nếu không có vốn từ 
phong phú thì cũng chẳng nghe, nói, đọc hay viết gì được. 
 * Nếu có một trong những điểm nào nêu trên không phù hợp thì đừng 
áp dụng. Hãy học theo cách mình thấy thoải mái nhất. 
[Sưu tầm] 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_hoc_tieng_anh_dat_hieu_qua_tot_4449.pdf
Tài liệu liên quan