Phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo cho học viên học tiếng nga chuyên ngành tại học viện kỹ thuật quân sự thông qua phương pháp dự án

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của tiếng Nga đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo

vệ Tổ quốc, những năm gần đây việc dạy và học ngôn ngữ này tại Học viện Kỹ thuật Quân sự luôn là

một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mục tiêu cuối cùng là trang bị cho học viên kĩ năng

đọc hiểu tài liệu tiếng Nga chuyên ngành. Để nâng cao chất lượng dạy và học, đội ngũ giảng viên cũng

không ngừng học tập, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Một trong những phương

pháp đang được đánh giá là phù hợp và có khả năng phát huy những thế mạnh của học viên học viện

Kỹ thuật Quân sự là phương pháp dự án. Bài viết dưới đây đề cập đến phương pháp dự án như một công

cụ phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự khi học tiếng Nga

chuyên ngành, mô tả các giai đoạn chính, các hoạt động và kết quả ứng dụng thực tế của phương pháp

dự án.

pdf8 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo cho học viên học tiếng nga chuyên ngành tại học viện kỹ thuật quân sự thông qua phương pháp dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ SÁNG TẠO 
CHO HỌC VIÊN HỌC TIẾNG NGA CHUYÊN NGÀNH 
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN 
Trương Thị Dung* 
Học viện Kỹ thuật Quân sự 
Nhận bài: 30/08/2019; Hoàn thành phản biện: 20/09/2019; Duyệt đăng: 25/12/2019 
Tóm tắt: Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của tiếng Nga đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo 
vệ Tổ quốc, những năm gần đây việc dạy và học ngôn ngữ này tại Học viện Kỹ thuật Quân sự luôn là 
một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Mục tiêu cuối cùng là trang bị cho học viên kĩ năng 
đọc hiểu tài liệu tiếng Nga chuyên ngành. Để nâng cao chất lượng dạy và học, đội ngũ giảng viên cũng 
không ngừng học tập, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Một trong những phương 
pháp đang được đánh giá là phù hợp và có khả năng phát huy những thế mạnh của học viên học viện 
Kỹ thuật Quân sự là phương pháp dự án. Bài viết dưới đây đề cập đến phương pháp dự án như một công 
cụ phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự khi học tiếng Nga 
chuyên ngành, mô tả các giai đoạn chính, các hoạt động và kết quả ứng dụng thực tế của phương pháp 
dự án. 
Từ khóa: Tiếng Nga, tiếng Nga chuyên ngành, dạy và học ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy, phương 
pháp dự án 
1. Mở đầu 
Tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (HVKTQS) tiếng Nga được giảng dạy như một môn học bắt buộc 
đối với hầu hết các chuyên ngành đào tạo. Sau khi hoàn thành chương trình tiếng Nga trình độ B1, học viên 
chuyển sang học tiếng Nga chuyên ngành. Căn cứ thời lượng thực tế (45 tiết) dành cho môn học và mục 
tiêu cuối cùng của việc học ngoại ngữ (tiếng Nga) tại HVKTQS, việc trang bị kĩ năng, kĩ xảo đọc hiểu các 
văn bản tiếng Nga chuyên ngành cho học viên được coi là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở 
phân tích các điều kiện dạy-học tiếng Nga tại HVKTQS, chúng tôi cho rằng, phương pháp phù hợp mà có 
thể phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khó khăn trong giảng dạy môn tiếng Nga chuyên ngành 
tại HVKTQS là phương pháp dự án. 
2. Cơ sở lý luận 
Theo các nhà nghiên cứu Koll (1997), Apel và Knoll (2001), Bastian và Gujons (1991), khái niệm 
dự án bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế và được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo như một 
phương pháp hay hình thức dạy học (Lê Khoa, 2015). Về phương pháp dạy học theo dự án đã có nhiều 
quan điểm định nghĩa khác nhau. Nhà lí luận người Mỹ - Kilpatrick nhấn mạnh vào hai đặc điểm của 
phương pháp dự án là định hướng vào sự hứng thú và tính tích cực cao của người học. Frey - nhà sư phạm 
người Đức lại nhấn mạnh tới đặc điểm tạo ra sản phẩm của phương pháp này (Lê Khoa, 2015). Tác giả 
Nguyễn Văn Cường viết: “Dạy học Project hay dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người 
học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức 
hợp không chỉ về mặt lí thuyết mà cả về mặt thực hành thông qua đó tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, 
* Email: tiengngadung@gmail.com 
công bố được” (Nguyễn Văn Cường, 1997). Cùng quan điểm với Nguyễn Văn Cường sau này có Nguyễn 
Thị Diệu Thảo (2009) và Đỗ Hương Trà (2011). Tuy nhiên, Đỗ Hương Trà nhấn mạnh thêm đến vị trí trung 
tâm của người học trong quá trình dạy-học: “Dạy học theo phương pháp dự án đặt học sinh vào vai trò tích 
cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định” và người học thường thực hiện các dự án học tập 
thông qua hình thức làm việc nhóm (Lê Khoa, 2015). Trên cơ sở các quan điểm đó, chúng tôi cho rằng, bản 
chất của phương pháp dạy học theo dự án chính là: người học là trung tâm của quá trình dạy-học; giáo viên 
là người hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích người học thực hiện các dự án học tập; làm việc nhóm là hình 
thức học tập chủ yếu; mục tiêu của các dự án học tập là tạo ra các sản phẩm. 
Cho đến nay việc ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào dạy-học ngoại ngữ đã được nhiều 
nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và đã đạt được những kết quả tích cực nhất định. Điều đó được trình bày 
trong các nghiên cứu của Stoller (2006) tại Đại học Cambridge University Press, Beckett (2002) G. H. tại 
Canada, Ibrahim Farouck (2016) tại Đại học Thương mại Otaru, Nhật Bản, Almeida Mendex (2011) tại Hàn 
Quốc,... tại Việt Nam có Nguyen Thi Van Lam (2011) tại Đại học Vinh, Nguyễn Thị Thanh Thanh (2010) tại 
trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng,... Tuy nhiên, ứng dụng phương pháp dự án vào dạy và học 
ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật trong quân đội hiện còn là vấn đề mới mẻ. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu hành động, bao gồm bốn bước: 
bước 1- xác định vấn đề cần giải quyết; bước 2- đề xuất giải pháp can thiệp; bước 3- đưa giải pháp can 
thiệp vào thực nghiệm; bước 4- đánh giá kết quả thực nghiệm. 
3.1. Xác định vấn đề 
Vấn đề giảng dạy tiếng Nga chuyên ngành tại HVKTQS vẫn còn mang tính truyền thống khi việc 
giảng dạy tập trung vào cung cấp kiến thức hơn là phát triển năng lực tự học. Mặt khác, cải cách phương 
pháp học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nga chuyên ngành của học viên đôi khi bị lãng quên. 
Đặc biệt, quá trình dạy-học còn phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo viên. Đó là lý do mà chúng tôi nhận 
thấy năng lực đọc hiểu tiếng Nga chuyên ngành của học viên chưa đạt được kết quả mong muốn. Để kiểm 
chứng vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò với giáo viên và học viên học tiếng Nga tại 
khoa Ngoại ngữ - HVKTQS. Kết quả thăm dò đã chỉ ra, 90% số học viên được hỏi cho rằng việc đọc hiểu 
các văn bản tiếng Nga chuyên ngành là cần thiết, 85% cảm thấy kết quả học đọc hiểu tiếng Nga chuyên 
ngành phụ thuộc nhiều vào giáo viên và có 93% đưa ra câu trả lời là mong muốn được cải thiện kỹ năng 
đọc hiểu. Kết quả thăm dò với giáo viên giảng dạy cũng cho thấy 100% giáo viên đồng ý với ý kiến rằng 
phương pháp giảng dạy, công nghệ giảng dạy ảnh hưởng đến việc dạy-học ngoại ngữ hiện nay. Tuy nhiên, 
không phải tất cả các giáo viên đều sử dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy đọc hiểu các văn 
bản tiếng Nga chuyên ngành mặc dù họ có hiểu biết về các phương pháp dạy học đó. 
3.2. Đề xuất giải pháp can thiệp 
Phân tích đặc điểm dạy-học tiếng Nga chuyên ngành tại HVKTQS chúng tôi nhận thấy có nhiều điều 
kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp dạy học theo dự án. Thứ nhất, học viên sống, học tập, rèn luyện và 
sinh hoạt theo các chế độ đã quy định nên họ có thời gian biểu trong ngày gần giống nhau. Đây là điều kiện 
thuận lợi để các học viên sắp xếp thời gian làm việc nhóm; thứ hai, học viên sống tập trung trong cùng một 
doanh trại, thông thường các học viên học cùng một lớp được bố trí ở các phòng gần nhau trong doanh trại 
và khoảng bốn học viên ở một phòng. Điều này giúp học viên thuận lợi trong việc gặp gỡ, trao đổi học 
thuật, tiếp nhận thông tin từ giáo viên một cách nhanh chóng, chính xác; thứ ba, trước khi vào học tại 
HVKTQS, các học viên đã trải qua sáu tháng rèn luyện tân binh nên hầu hết học viên đã rèn luyện được 
tính kỷ luật, nghiêm túc, tự giác trong sinh hoạt, học tập, rèn luyện; thứ tư, bên cạnh giáo viên duy trì giờ 
giấc, nền nếp học tập của học viên còn có cán bộ quản lí làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Vì vậy giáo viên 
hoàn toàn không phải lo lắng việc học viên có lên lớp đầy đủ, đúng giờ hay không, có hoàn thành bài tập 
về nhà trước khi đến lớp hay không, v.v.; thứ năm, học viên HVKTQS được miễn phí hoàn toàn học phí, 
được đảm bảo đầy đủ về quân tư trang cho sinh hoạt và học tập. Ngoài ra, hàng tháng mỗi học viên còn 
được nhận một khoản phụ cấp nhất định. Điều này, ít nhiều giúp học viên HVKTQS yên tâm học tập, và 
có thể mua sắm các đồ dùng học tập cần thiết; thứ sáu, tại HVKTQS hiện nay có hai phòng học được trang 
bị máy tính (54 chiếc) cài các phần mềm học tiếng Nga tiên tiến, có kết nối internet dành riêng cho học 
viên học tiếng Nga do giáo viên khoa Ngoại ngữ quản lí. Điều này góp phần hỗ trợ học viên về không gian 
cũng như công cụ học tập; thứ bảy, đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, dễ dàng tiếp cận với các phương pháp 
dạy học mới. Phần lớn trong số họ tốt nghiệp hoặc có trải qua các khóa thực tập nâng cao nghiệp vụ sư 
phạm tại các trường Đại học của Liên bang Nga. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Liệu có sự tiến bộ đối 
với học viên học ngoại ngữ tiếng Nga tại HVKTQS trong việc đọc hiểu các văn bản tiếng Nga chuyên 
ngành nếu giáo viên giảng dạy theo phương pháp dự án hay không? 
3.3. Đưa giải pháp can thiệp vào thực nghiệm 
Để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp dạy học theo dự án đối với dạy đọc hiểu tiếng Nga chuyên 
ngành, năm học 2018-2019 chúng tôi có đề nghị áp dụng phương pháp này vào dạy cho lớp Xe quân sự. 
Tiến trình dạy học được xây dựng dựa trên lí luận về phương pháp dạy học theo dự án đã được các nhà 
khoa học nghiên cứu và trình bày trong các tài liệu khoa học. Theo đó, có khá nhiều quan điểm khác nhau 
về sự phân chia các giai đoạn trong tiến trình thực hiện: như K. Frey xây dựng tiến trình gồm có các bước: 
sáng kiến dự án, thảo luận về sáng kiến, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kết thúc dự án và đi đôi với nó còn 
có phần kiểm tra, trao đổi và điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án; Tác giả Đỗ Hương Trà phân chia 
tiến trình dạy học dự án thành các pha: chuẩn bị, thực hiện và khai thác một cách sư phạm các hoạt động 
học sinh thực hiện trong quá trình tương tác giữa họ và đặc biệt là tương tác với mạng tin học. Trong luận 
án tiến sĩ của mình, tác giả Lê Khoa xây dựng quy trình dạy học theo dự án gồm ba bước: chuẩn bị dự án, 
thực hiện dự án và đánh giá dự án (Lê Khoa, 2015). Khi ứng dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy đọc 
hiểu văn bản tiếng Nga chuyên ngành cho học viên tại HVKTQS chúng tôi tiếp thu các ý kiến của các nhà 
khoa học, tuy nhiên có sửa đổi cho phù hợp với đặc thù môn học và điều kiện học tập. Tiến trình thực hiện 
cụ thể như sau: 
Bước 1: Chuẩn bị dự án 
- Giáo viên gợi ý học viên lựa chọn đề tài cho dự án học tập. Đề tài đó học viên có thể tự do lựa chọn nhưng 
phải đảm bảo phù hợp với nội dung, chương trình môn học. Ví dụ, khi dạy đọc hiểu các văn bản tiếng Nga 
chuyên ngành Xe quân sự, chúng tôi có gợi ý học viên chọn một trong các chủ đề để làm đề tài dự án. Đó 
có thể là: Dự án tìm hiểu về xe bán phà GSP (Гусеничный самоходный паром ГСП), dự án tìm hiểu về 
Xe khắc phục vật cản IMR-2M (Инженерная машина разграждения ИМР-2М), dự án tìm hiểu về Máy 
ủi B12 (Бульдозер Б-12), dự án tìm hiểu Xe vượt sông PTS-2 (Плавающий гусеничный транспортер 
ПТС-2)... 
- Học viên lựa chọn thành viên để lập nhóm, thống nhất lựa chọn đề tài, thảo luận và đưa ra mục tiêu dự 
án, các hướng giải quyết, những công việc cụ thể cần thực hiện, thời gian thực hiện, người thực hiện, 
phương pháp thực hiện, v.v. 
- Giáo viên hướng dẫn học viên lập kế hoạch thực hiện dự án, định hướng mỗi nhóm có thể lựa chọn một 
loại xe quân sự và khai thác các khía cạnh về: lịch sử xuất hiện, vai trò, cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên 
tắc hoạt động, sử dụng trong điều kiện chiến đấu, bảo dưỡng, bảo trì... Giáo viên gợi ý phương thức trình 
bày sản phẩm có thể là: thuyết trình, quay video clip, phỏng vấn, tổ chức gameshow, hoặc làm sản phẩm 
mô hình... tài liệu tham khảo là giáo trình, tài liệu do giáo viên cung cấp và tự khai thác các nguồn khác 
nhau. 
Bước 2: Thực hiện dự án 
- Các nhóm bắt tay vào nghiên cứu, tìm kiếm, thu thập thêm tài liệu, tập trung vào thực hiện nhiệm vụ được 
giao, thường xuyên thảo luận báo cáo tiến độ công việc, đánh giá, chỉnh sửa để đạt được mục tiêu của dự 
án, tạo ra sản phẩm dự án có chất lượng. 
- Giáo viên theo dõi tiến độ làm việc, giải quyết những thắc mắc của các nhóm, khuyến khích các nhóm 
thực hiện dự án nghiêm túc, chất lượng, đúng tiến độ. Ở giai đoạn này giáo viên cần tôn trọng kế hoạch đã 
xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho học viên làm chủ hoạt động học tập của mình. 
Bước 3: Hoàn thành dự án 
- Các nhóm hoàn thiện sản phẩm và báo cáo sản phẩm trước giáo viên và tập thể lớp. Sau phần trình bày 
của mỗi nhóm, các nhóm khác và giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá, cho điểm. 
- Học viên cũng tự đánh giá mình và đánh giá các thành viên khác trong nhóm của mình theo các tiêu chí: 
thái độ làm việc, mức độ đóng góp, chất lượng công việc. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm toàn bộ quá trình thực hiện dự án và sản phẩm của các dự 
án. Tuyên dương các nhóm có thái độ làm việc nghiêm túc, các dự án có sản phẩm chất lượng. Rút kinh 
nghiệm các học viên còn chưa tập trung vào thực hiện nhiệm vụ của dự án. 
Môn học tiếng Nga chuyên ngành tại HVKTQS gồm 45 tiết được giảng dạy trong 15 tuần, mỗi tuần 
một buổi, mỗi buổi ba tiết. 13 tiết đầu (tương đương 5 buổi học) chúng tôi giới thiệu cho học viên về từ 
vựng và ngữ pháp đặc trưng của văn bản tiếng Nga chuyên ngành kĩ thuật quân sự. Học viên sẽ được làm 
quen, củng cố, ghi nhớ, luyện tập các thuật ngữ quân sự và các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, phân tích, dịch 
ra tiếng mẹ đẻ các câu chứa các cấu trúc ngữ pháp đặc trưng thông qua các dạng bài tập khác nhau. Nghĩa 
là học viên được trang bị các kĩ năng ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp) chuẩn bị cho giai đoạn đọc hiểu tiếp 
theo. Sau khi kết thúc 13 tiết đầu tiên, giáo viên giới thiệu cho học viên về phương pháp dự án (2 tiết). 
Trong hai tiết học này, giáo viên và học viên cần thực hiện xong giai đoạn chuẩn bị dự án. Học viên thực 
hiện dự án trong thời gian 8 tuần. Tuần thứ 9 và tuần thứ 10 là thời gian hoàn thành dự án. 
3.4. Kết quả thực nghiệm 
Sau thời gian 8 tuần thực hiện, 100% các nhóm hoàn thành mục tiêu dự án, có sản phẩm trình bày 
trước giáo viên và tập thể lớp. Để đánh giá kết quả thực hiện dự án của học viên, chúng tôi xây dựng các 
tiêu chí đánh giá về hai mặt: đánh giá năng lực đọc hiểu các văn bản tiếng Nga chuyên ngành và đánh giá 
thái độ học tập, mức độ đóng góp thực hiện các dự án. Với môn học tiếng Nga chuyên ngành, việc đánh 
giá năng lực đọc hiểu chính là đánh giá khả năng tự vận dụng kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp) đã 
được trang bị vào giải quyết những khó khăn gặp phải trong khi đọc, khả năng hiểu chính xác nội dung các 
văn bản chuyên ngành, khả năng phân tích, truyền tải thông tin sang tiếng mẹ đẻ... Nội dung đánh giá này 
do các giáo viên phụ trách lớp trực tiếp thực hiện. Việc đánh giá khả năng sáng tạo, thái độ làm việc, mức 
độ đóng góp vào dự án được học viên tự thực hiện và các bạn cùng nhóm đánh giá lẫn nhau. Để có thêm 
cơ sở kết luận hiệu quả của việc dạy đọc hiểu văn bản tiếng Nga chuyên ngành cho học viên tại HVKTQS 
theo phương pháp dự án sau khi hoàn thành môn học, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến người học và giáo viên 
giảng dạy. 
Kết quả cuộc khảo sát thu được như sau: 
- 10/10 học viên được hỏi tỏ ra hứng thú hoặc rất hứng thú với việc thực hiện dự án đọc hiểu các tài liệu 
tiếng Nga chuyên ngành; 
- Việc thực hiện các dự án học tập giúp cải thiện: 
+ Kĩ năng phát hiện và tự giải quyết vấn đề (7/10), 
+ Kĩ năng làm việc nhóm (10/10), 
+ Kĩ năng thu thập, xử lí tài liệu (7/10), 
+ Khả năng tư duy phản biện (7/10), 
+ Khả năng đưa ra nhiều phương án để giải quyết một vấn đề (8/10). 
Tuy nhiên, các học viên cũng đề cập đến những khó khăn khi thực hiện dự án học tập là: việc thực 
hiện các dự án học tập đòi hỏi phải: 
+ Đầu tư nhiều thời gian (7/10), 
+ Có kiến thức liên môn tốt như hiểu biết nhất định về chuyên ngành bằng tiếng mẹ đẻ (10/10), 
+ Sử dụng thành thạo máy vi tính (6/10), 
+ Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, xử lí tài liệu (8/10), 
+ Có kĩ năng làm việc nhóm (10/10), 
+ Tự đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm (10/10). 
Khi được hỏi, giáo viên giảng dạy cho rằng, các dự án học viên thực hiện đã đạt được mục tiêu dạy 
học. Cụ thể là: 
 Về kiến thức: Sau khi thực hiện xong các dự án, học viên học được các kiến thức về các loại xe-máy 
quân sự như: lịch sử xuất hiện, vai trò, cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên tắc hoạt động, sử dụng trong điều 
kiện chiến đấu, bảo dưỡng, bảo trì... 
Về kĩ năng: Học viên biết vận dụng các kiến thức ngôn ngữ, các kiến thức liên môn đã học vào đọc, 
phân tích, tóm tắt, chuyển tải nội dung văn bản tiếng Nga chuyên ngành sang tiếng mẹ đẻ, xây dựng các 
bài báo cáo, trình bày, nêu được các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết được các vấn đề đó... Mặc dù sản 
phẩm đôi chỗ chuyển dịch sang tiếng mẹ đẻ còn gượng gạo, chưa thoát ý, song cũng thể hiện sự cố gắng, 
nỗ lực của các nhóm để đạt được mục tiêu dự án. 
Về thái độ: Học sinh có hứng thú, có trách nhiệm với việc thực hiện dự án học tập, tích cực tìm kiếm, 
xử lí tài liệu, hợp tác, lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của của giáo viên, cũng như đồng đội. 
Tuy nhiên, giáo viên cũng đưa ra các hạn chế khi giảng dạy theo phương pháp dự án đối với kĩ năng 
đọc hiểu văn bản tiếng Nga chuyên ngành là: thay vì cung cấp kiến thức một lần cho tất cả lớp thì giáo viên 
cần nhiều thời gian hơn để hướng dẫn từng nhóm học viên thu thập, xử lí tài liệu, hoàn thành dự án, báo 
cáo, trình bày dự án, đánh giá từng dự án... Liên tục động viên học viên hoàn thành dự án đúng tiến độ, 
đảm bảo chất lượng. 
4. Kết quả nghiên cứu, thảo luận và khuyến nghị 
Như vậy, kết quả thực nghiệm đã phần nào phản ánh được hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp 
dự án vào dạy-học đọc các văn bản tiếng Nga chuyên ngành tại HVKTQS. Kết quả thực nghiệm cho thấy 
phương pháp này phù hợp với các điều kiện dạy và học tại môi trường quân đội cụ thể là HVKTQS, phù 
hợp với đặc điểm tâm lí của học viên. Đây là cơ sở thực tiễn để chúng tôi xây dựng khung phương pháp 
làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên, cũng như công cụ học tập cho học viên học tiếng Nga chuyên ngành 
tại HVKTQS. 
Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga chuyên ngành tại HVKTQS là: 
Về phía giáo viên: Thống nhất việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ 
động, tích cực, tự học, tự nghiên cứu. Mặt khác giáo viên cũng cần quan tâm hơn đến việc hướng dẫn 
phương pháp học ngoại ngữ cho học viên để giảm bớt các khó khăn về tâm lý cũng như ngôn ngữ khi tiếp 
cận với ngôn ngữ mới, phương pháp dạy học mới ở bậc đại học. 
Về phía học viên: Cần hình thành phương pháp tự học ngoại ngữ bằng cách rèn luyện các kỹ năng 
làm việc nhóm, kĩ năng phát hiện và tự giải quyết vấn đề, kĩ năng thu thập, xử lí tài liệu, kĩ năng phản biện, 
bảo vệ ý kiến,... 
5. Kết luận 
Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã đáp ứng những mong đợi và trả lời được câu hỏi nghiên cứu, góp 
phần vào nghiên cứu đa ngành, đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Đóng góp của nghiên cứu theo 
chúng tôi quan trọng nhất là: trên cơ sở ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án, học viên đã có những 
tiến bộ nhất định trong việc đọc hiểu các tài liệu tiếng Nga chuyên ngành, phục vụ các mục tiêu học ngoại 
ngữ lâu dài. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa được hoàn chỉnh do chưa thể đưa vào thử nghiệm đại 
chúng. Đó là lý do chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục hướng nghiên cứu này trong tương lai. 
Tài liệu tham khảo 
Almeida-Mendes, M.P. (2017). Project-based learning in foreign language classes for Korean students. 
Russian Linguistic Bulletin, 3(11),17-19. 
Apel, H.J., & Knoll, M. (2001). Aus Projiekten lernen. Grundlegung und anregungen. Munchen : 
Oldenburg. 
Bastian, J., & Gujons, H. (1991). Das Projektbuch. Theorie - praxisbeispiele - erfahrungen. Hamburg. 
Beckett, G.H. (2002). Teacher and student evaluations of project-based instruction. TESL Canada Journal, 
19(2), 52-66. 
Đỗ Hương Trà (2011). Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB 
Đại học Sư phạm. 
Farouck, I. (2016). A project-based language learning model for improving the willingness to communicate 
of EFL students. Proceedings of IMCIC-ICSIT 2016, 145-150. Retrieved from: 
 /EB193TO.pdf. 
Ibrahim, F. (2016). A project-based language learning model for improving the willingness to communicate 
of EFL student

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_nang_luc_tu_hoc_tu_sang_tao_cho_hoc_vien_hoc_tieng.pdf
Tài liệu liên quan