Phân tích kết quả bài thi nghe tiếng Trung Quốc

Chúng ta đều biết rằng kiểm tra đánh giá là

một trong bốn khâu chính của cả quá trình dạyhọc:

thiết kế chương trình tổng thể, biên soạn

giáo trình, tổ chức dạy-học và kiểm tra đánh giá.

Các bài thi, bài kiểm tra định kỳ trong quá trình

dạy-học ngoại ngữ ở trường học thông thường

đều có chung một mục đích là đánh giá mức độ

tiến bộ trong học tập của người học. Điểm thi

thể hiện thành tích học tập của người học, đồng

thời cũng phản ánh hiệu quả dạy và học sau một

quá trình học tập và rèn luyện nhất định (thường

được tiến hành vào giữa học kỳ hoặc cuối học

kỳ). Ví dụ, điểm thi môn Nghe thể hiện thành

tích học tập và rèn luyện kỹ năng Nghe qua

một khoảng thời gian học tập, đồng thời cũng

phản ánh hiệu quả dạy-học kỹ năng này trên lớp

của thày và trò. Với người học, họ sẽ biết được

năng lực hiện tại của mình, đánh giá được sức

mình so với các bạn, từ đó tự điều chỉnh phương

pháp và mục tiêu học kỹ năng nghe của mình ;

với thày cô, dựa vào điểm số các bài thi, có thể

hiểu được tình hình học kỹ năng nghe thực tế

của người học, kiểm nghiệm tính hiệu quả các

phương pháp dạy-học đã được sử dụng trên lớp,

xác nhận tính phù hợp, độ tương thích của nội

dung dạy-học (kịp thời điều chỉnh khi cần).

Việc thống kê phân tích điểm bài thi có thể giúp

chúng ta hiểu rõ hơn kết quả học tập của người

học, biết được tỷ lệ điểm cao thấp của các bài

thi, phán đoán, xác nhận được mức độ khó, dễ

của các nội dung thi có lợi trong việc xác định

và chỉnh đổi trọng tâm dạy-học trên lớp sao cho

phù hợp với mục tiêu môn học ; bên cạnh đó

cũng sẽ cung cấp các thông tin phản hồi tích cực

cho công tác ra đề thi, đề kiểm tra.

pdf17 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kết quả bài thi nghe tiếng Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÀI THI 
NGHE TIẾNG TRUNG QUỐC
Đinh Thị Hồng Thu*
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận bài ngày 16 tháng 05 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 19 tháng 09 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 03 năm 2020
Tóm tắt: Trong dạy-học nói chung và dạy-học ngoại ngữ nói riêng, bài kiểm tra, bài thi là một trong 
những hình thức quan trọng để đánh giá kết quả học tập của người học trong quá trình học tập. Kết quả thi 
hay điểm thi thể hiện trình độ và năng lực của người học, đồng thời phản ánh hiệu quả dạy và học. Một bài 
thi chất lượng có thể cung cấp những thông tin phản hồi giúp người dạy và người học kịp thời đưa ra những 
điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả dạy-học. Bài viết này tiến hành thống kê, phân tích 
kết quả các bài thi Nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn sơ cấp, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình kết quả học 
tập, hiệu quả dạy-học, và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đề thi. 
Từ khóa: kiểm tra đánh giá, nghe, tiếng Trung Quốc, kết quả học tập
1. Đặt vấn đề1 
Chúng ta đều biết rằng kiểm tra đánh giá là 
một trong bốn khâu chính của cả quá trình dạy-
học: thiết kế chương trình tổng thể, biên soạn 
giáo trình, tổ chức dạy-học và kiểm tra đánh giá. 
Các bài thi, bài kiểm tra định kỳ trong quá trình 
dạy-học ngoại ngữ ở trường học thông thường 
đều có chung một mục đích là đánh giá mức độ 
tiến bộ trong học tập của người học. Điểm thi 
thể hiện thành tích học tập của người học, đồng 
thời cũng phản ánh hiệu quả dạy và học sau một 
quá trình học tập và rèn luyện nhất định (thường 
được tiến hành vào giữa học kỳ hoặc cuối học 
kỳ). Ví dụ, điểm thi môn Nghe thể hiện thành 
tích học tập và rèn luyện kỹ năng Nghe qua 
một khoảng thời gian học tập, đồng thời cũng 
phản ánh hiệu quả dạy-học kỹ năng này trên lớp 
của thày và trò. Với người học, họ sẽ biết được 
năng lực hiện tại của mình, đánh giá được sức 
mình so với các bạn, từ đó tự điều chỉnh phương 
* ĐT.: 84-90 320 3194 
Email: dinhhongthu73@gmail.com
pháp và mục tiêu học kỹ năng nghe của mình; 
với thày cô, dựa vào điểm số các bài thi, có thể 
hiểu được tình hình học kỹ năng nghe thực tế 
của người học, kiểm nghiệm tính hiệu quả các 
phương pháp dạy-học đã được sử dụng trên lớp, 
xác nhận tính phù hợp, độ tương thích của nội 
dung dạy-học (kịp thời điều chỉnh khi cần)... 
Việc thống kê phân tích điểm bài thi có thể giúp 
chúng ta hiểu rõ hơn kết quả học tập của người 
học, biết được tỷ lệ điểm cao thấp của các bài 
thi, phán đoán, xác nhận được mức độ khó, dễ 
của các nội dung thi có lợi trong việc xác định 
và chỉnh đổi trọng tâm dạy-học trên lớp sao cho 
phù hợp với mục tiêu môn học; bên cạnh đó 
cũng sẽ cung cấp các thông tin phản hồi tích cực 
cho công tác ra đề thi, đề kiểm tra.
Với mục đích tìm hiểu để nâng cao hơn 
nữa chất lượng dạy-học và ra đề thi, chúng tôi 
đã tiến hành thống kê phân tích điểm các bài 
thi để trên cơ sở đó, đưa ra nhận xét về tình 
hình học tập và một số ý kiến trao đổi về việc 
ra đề thi.
14 Đ.T.H. Thu / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
2. Nội dung nghiên cứu và đối tượng khảo sát 
Chúng tôi tập trung thống kê điểm bài thi, 
tính chỉ số độ khó dễ, độ phân loại, xác định 
mức độ khó dễ và tính phân loại của đề thi. 
Trên cơ sở phân tích cấu trúc đề bài thi, các 
hình thức câu hỏi trong bài thi, chủ đề, cấp 
độ từ vựng, mẫu câu xuất hiện trong bài thi, 
chúng tôi đưa ra nhận xét về tính hiệu quả và 
tính khả thi của đề thi. 
Đối tượng khảo sát thống kê của chúng 
tôi là các bài thi kỹ năng Nghe tiếng Trung 
Quốc giai đoạn sơ cấp (Nghe SC1 và Nghe 
SC2) của 02 khóa học tại một trường giảng 
dạy tiếng Trung Quốc.1
Số lượng các bài thi được khảo sát thống 
kê cụ thể như sau: 
Bảng 1. Số lượng bài thi được khảo sát thống kê 
 K1 K2 Tổng số
Nghe SC1 163 115 278
Nghe SC2 171 118 289
Tổng số 334 233 567
3. Công cụ nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê 
SPSS 20.0 và Excel làm công cụ để phân tích 
kết quả của 567 bài thi, các bước cụ thể như sau: 
Bước một: nhập dữ liệu vào phần mềm 
SPSS, bao gồm số điểm đạt được của từng câu 
hỏi trong bài thi, điểm bài thi.
Bước hai: sử dụng phần mềm SPSS và 
Excel để tính toán các chỉ số về độ khó dễ, độ 
phân loại.
Nội dung dưới đây mô tả cụ thể cách tính 
toán các chỉ số độ khó dễ và độ phân loại:
3.1. Tính toán độ khó dễ
Độ phân loại của đề thi và độ khó dễ của 
1 Ban Biên tập và tác giả bài viết thống nhất không nêu 
đích xác đơn vị cung cấp nguồn tư liệu khảo sát.
từng câu hỏi có mối quan hệ chặt chẽ với 
nhau. Độ khó dễ của các câu hỏi trong đề thi 
cũng có tác dụng phân loại trình độ người học, 
bởi điểm số đối với các câu hỏi có độ khó dễ 
khác nhau sẽ không giống nhau, điểm bài thi 
vì thế sẽ được phân bố ở những phân khúc 
điểm giỏi, khá, trung bình, kém
Tuy vậy cũng cần chú ý rằng độ phân loại 
và độ khó dễ không hoàn toàn tương đương 
nhau. Độ khó dễ của từng câu hỏi có thể được 
xác định dựa vào kinh nghiệm của người ra đề 
trong lúc ra đề, còn độ phân loại của đề thi chỉ 
có được trong quá trình thử nghiệm đề thi thử 
hoặc sau khi thi chính thức. 
Chỉ số độ khó dễ được tính toán dựa vào 2 
công thức đơn giản P1 và P2 dưới đây:
(Liu Runqing, 2000)
(Liu Runqing, 2000)
Công thức P1 được áp dụng đối với những 
dạng câu hỏi mang tính khách quan (phần 1, 2 
và 4 của bài Nghe SC1; phần 1, 2 của bài Nghe 
SC2) công thức P2 được áp dụng với những 
dạng câu hỏi mang tính bán khách quan (phần 
3 của cả hai bài Nghe SC1 và Nghe SC2). 
 Các mức độ khác nhau về độ khó dễ được 
đánh giá dựa vào bảng tham chiếu dưới đây:
Bảng 2. Bảng chỉ số độ khó dễ 
(Liu Runqing, 2000)
Chỉ số Mức độ khó dễ
P Rất khó
P Khó
P Trung bình
P Dễ
P Rất dễ
15Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
Khi tính toán độ khó dễ chúng tôi đã sử 
dụng hàm mô tả thống kê trong SPSS để có 
được giá trị trung bình và số thí sinh trả lời 
đúng/sai của mỗi câu hỏi, sau đó tính giá trị độ 
khó của từng câu hỏi bằng Excel. 
3.2. Tính toán chỉ số độ phân loại
Chỉ số độ phân loại được tính dựa vào 
mức chênh lệch tỷ lệ tổng điểm giữa 27% 
người học thuộc nhóm điểm đứng đầu và 27% 
người học ở nhóm điểm đứng cuối để hiểu 
được sự khác biệt của ¼ người học đứng đầu 
và ¼ người học đứng cuối: p= .
Bằng phần mềm SPSS, chúng tôi xác định 
được nhóm các bài thi có điểm cao nhất và 
thấp nhất, sau đó tiến hành tính toán, so sánh 
điểm số đạt được của từng phần cũng như của 
cả bài thi của hai nhóm trên.
Độ phân loại càng cao thể hiện đề thi càng 
có tính phân loại trình độ người học. Ngưỡng của 
chỉ số độ phân loại thường ở mức p 0,2; nếu chỉ 
nằm trong khoảng 0-0,2 thì bài thi không có được 
tính phân loại cần thiết (tài liệu TOCFL, 2016). 
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Cấu trúc các bài thi
Cấu trúc các bài thi Nghe SC1 của lần 
khảo sát này được trình bày tóm tắt trong 
Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Cấu trúc bài thi Nghe SC1 
K1
Nội dung Đặc điểm SL câu hỏi Thời gian thi
Nghe chọn đáp án 
phù hợp
Nghe một câu văn ngắn, trả lời một 
câu hỏi theo hình thức chọn một đáp 
án phù hợp.
05 (bài thi không ghi 
thời gian)
Đĩa nghe được bật 
sau khi thí sinh 
xem đề trước 03 
phút;
Mỗi nội dung đều 
được nghe 02 lần;
CBCT thu bài khi 
tiếng nhạc kết 
thúc.
Nghe hai câu đối thoại đơn giản, trả lời 
một câu hỏi theo hình thức chọn một 
đáp án phù hợp.
05
Nghe phán đoán 
đúng sai
Nghe một đoạn hội thoại, phán đoán 
đúng sai theo hình thức đánh dấu 
(ü;û) 
03
Nghe một đoạn văn, phán đoán đúng 
sai theo hình thức đánh dấu (ü;û)
03
Nghe trả lời 
câu hỏi
Nghe một đoạn hội thoại, trả lời 
câu hỏi
04
Nghe điền chỗ 
trống
Nghe một đoạn văn, điền chỗ trống 08
K2
Nội dung Đặc điểm SL câu hỏi Thời gian thi
Nghe chọn đáp án 
phù hợp
Nghe hai câu đối thoại đơn giản trả lời 
một câu hỏi theo hình thức chọn một 
đáp án phù hợp.
10 20 phút 
Đĩa được bật sau 
khi thí sinh xem đề 
trước 03 phút, mỗi 
nội dung đều được 
nghe 02 lần; CBCT 
thu bài khi tiếng 
nhạc kết thúc.
Nghe phán đoán 
đúng sai
Nghe một đoạn hội thoại, phán đoán 
đúng sai theo hình thức đánh dấu 
(ü;û)
05
Nghe trả lời 
câu hỏi
Nghe một đoạn hội thoại, trả lời 
câu hỏi
04
16 Đ.T.H. Thu / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
Bảng 4. Tổng hợp cấu trúc bài thi Nghe SC1
 Bài thi
 Cấu trúc 
Số câu x điểm
K1 K2
Thời gian N/A1 20 phút
Nội dung lớn 04 03
Câu hỏi nhỏ 28 19
Nội dung
cụ thể
Nghe và chọn đáp án phù hợp 10 x 3 = 30 10 x 4= 40
Nghe và phán đoán đúng sai 6 x 3 = 18 5 x 5 = 25
Nghe và trả lời câu hỏi 5 x 4 = 20 4 352
Nghe và điền chỗ trống 8 x 4 = 32 -
Tổng điểm bài thi 100 100
Dạng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan 24/28 = 85,71% 15/19= 78,84%
 Trắc nghiệm bán khách quan 4 /28 = 14,28% 4/19 = 21,05%
Bảng 5. Cấu trúc bài thi Nghe SC2
K1
Nội dung Đặc điểm SL câu hỏi Thời gian thi
Nghe chọn đáp án 
phù hợp
Nghe hai câu đối thoại đơn giản rồi trả 
lời một câu hỏi theo hình thức chọn một 
đáp án phù hợp.
10 25 phút 
Đĩa được bật sau 
khi thí sinh xem 
đề trước 03 phút, 
mỗi nội dung 
đều được nghe 
02 lần; CBCT 
thu bài khi tiếng 
nhạc kết thúc.
Nghe phán đoán 
đúng sai
Nghe một đoạn hội thoại, phán đoán 
đúng sai theo hình thức đánh dấu (ü;û) 
05
Nghe trả lời câu hỏi Nghe một đoạn hội thoại, trả lời câu hỏi 03
K2
Nội dung Đặc điểm SL câu hỏi Thời gian thi
Nghe chọn đáp án 
phù hợp
Nghe hai câu đối thoại đơn giản, trả lời 
một câu hỏi theo hình thức chọn một 
đáp án phù hợp.
10
30 phút; 
Đĩa nghe được 
bật sau khi thí 
sinh xem đề 
trước 03 phút;
Mỗi nội dung 
đều được nghe 
02 lần;
CBCT thu bài 
khi tiếng nhạc 
kết thúc.
Nghe chọn đáp án 
phù hợp
Nghe hai câu đối thoại đơn giản, trả lời 
một câu hỏi theo hình thức chọn một 
đáp án phù hợp.
06
Nghe điền chỗ 
trống
Nghe một đoạn văn, điền chỗ trống 04
Nghe trả lời 
câu hỏi
Nghe một đoạn văn, trả lời câu hỏi điền 
chỗ trống
03
Bảng 6. Tổng hợp cấu trúc bài thi Nghe SC21
 Bài thi
Cấu trúc 
Số câu x điểm
K1 K2
 Thời gian 25 phút 30 phút
 Nội dung lớn 03 04
 Câu hỏi nhỏ 18 23
1. Trên bài thi không ghi thời gian thi.
2. Nội dung Nghe trả lời câu hỏi của bài thi Nghe CS1 K2 có 04 câu với tổng điểm là 35, câu thứ nhất có hai ý tương 
ứng với 14 điểm. 4 35 ở đây thực tế là: (1x14) + (3x7) = 35. 
17Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
Nội dung
cụ thể
Nghe chọn đáp án phù hợp 10 x 4 = 40 10 x 3= 30
 6 x 4 = 24
Nghe phán đoán đúng sai 5 x 5 = 25 -
Nghe trả lời câu hỏi 3 354 4 x 4 = 16
Nghe điền chỗ trống - 3 x 10= 30
Tổng điểm bài thi 100 100
Dạng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan 15/18 = 83,33% 20/23 = 86,95%
 Trắc nghiệm bán chủ quan 3 /18 = 16,66% 3/23 = 13,04%
Từ Bảng thống kê 4 và 6 có thể thấy cấu 
trúc các bài thi Nghe giai đoạn sơ cấp được 
khảo sát lần này chủ yếu đều gồm các nội dung 
quen thuộc: Nghe và chọn đáp án phù hợp, 
Nghe và phán đoán đúng sai, Nghe và trả lời 
câu hỏi và Nghe điền chỗ trống, trong đó Nghe 
chọn đáp án đúng và Nghe trả lời câu hỏi là hai 
nội dung xuất hiện trong cả 04 bài thi khảo sát 
lần này. Biểu điểm cho mỗi nội dung thi có sự 
thay đổi với mỗi bài thi. Thời gian làm bài (trên 
bài thi) là 20-27 phút15 đối với Nghe SC1 và từ 
25-30 phút với Nghe SC2. Tỷ lệ giữa các câu 
hỏi trắc nghiệm bán chủ quan và trắc nghiệm 
khách quan có sự chênh lệch lớn, khoảng 1/4-
1/6, chúng tôi cho rằng điều này là phù hợp với 
một bài thi nghe giai đoạn sơ cấp với mục đích 
chính là đánh giá năng lực nghe hiểu các câu 
đơn, đoạn hội thoại hoặc đoạn văn; nghe và ghi 
nhớ thông tin chính; phán đoán được chính xác 
hàm ý của những nội dung được nghe. 
Thông qua các câu hỏi trong bài thi chúng 
tôi nhận thấy: Nội dung thi hoàn toàn không 
trùng lặp với giáo trình (không sử dụng những 
bài nghe đã luyện tập trong quá trình dạy-học); 
chủ đề xuất hiện trong các bài thi tương ứng 
với chủ đề dạy-học trên lớp, như sức khỏe, giao 
thông, mua sắm, nghề nghiệp, thời gian, ẩm 
4. Nội dung Nghe trả lời câu hỏi của bài thi Nghe CS2 
K1 có 03 câu với tổng điểm là 35, câu thứ hai có ba ý 
tương ứng với 21 điểm, 3 35 ở đây thực tế là: (1x7) 
+ (1x21) + (1x7) = 35. 
5. Thực tế bài thi Nghe CS1 K1 không ghi thời gian, 
qua tìm hiểu chúng tôi được biết bài thi này có thời 
gian là 27 phút. 
thực; từ điền vào chỗ trống đều là những từ ngữ 
thông dụng (cấp độ A trong Đại cương từ vựng 
tiếng Trung Quốc dành cho người nước ngoài).
Đề bài, yêu cầu/ câu mệnh lệnh của từng 
nội dung thi của bài thi Nghe SC1 đều dùng 
tiếng Việt, Nghe SC2 đều dùng tiếng Trung 
Quốc, chuẩn xác, rõ ràng, ngắn gọn. Trước mỗi 
phần thi không có phần ví dụ minh họa cách 
làm/ cách trả lời. Chúng tôi cho rằng như vậy là 
hợp lý bởi các dạng câu hỏi xuất hiện trong bài 
thi đều là những dạng quen thuộc, được luyện 
tập nhiều trong quá trình dạy-học trên lớp. 
Trên hai bài thi K1 đều không ghi biểu 
điểm cho từng nội dung thi, hai bài thi K2 
có ghi. Điều này chứng tỏ có sự thay đổi tích 
cực, năm sau hoàn thiện hơn năm trước. Theo 
chúng tôi, bài thi nên có điểm số của từng 
phần thi hoặc điểm của từng câu để thể hiện 
trọng tâm hoặc yêu cầu khác nhau với mỗi 
phần, như vậy cũng giúp người học có cơ sở 
dự đoán được kết quả bài làm của mình. 
Đáp án của các bài thi chính xác, chi tiết, cụ 
thể, đặc biệt là với phần trả lời câu hỏi, đáp án 
đưa ra đầy đủ các trường hợp có thể phát sinh 
trong thực tế, ví dụ trả lời câu hỏi bằng cách biểu 
đạt mới (không hoàn toàn sử dụng những từ ngữ, 
câu chữ nghe được trong bài); hay trong phần 
điền chỗ trống có thể dùng chữ phiên âm thay 
cho chữ Hán (nếu dùng đúng được ½ điểm). 
Theo chúng tôi, nhìn trên phương diện nội 
dung thi (có tính phổ quát đối với nội dung đã 
được dạy-học trên lớp), hình thức thi (tổ chức 
thi tập trung trên lớp: giám thị cho thí sinh 
nghe và thực hiện các yêu cầu theo mệnh lệnh 
18 Đ.T.H. Thu / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
của đĩa ghi âm), các dạng câu hỏi được lựa 
chọn trong bài thi của các bài thi được khảo 
sát lần này là khả thi và phù hợp để đánh giá 
sự tiến bộ của người học trong quá trình học 
kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ 
sở sau mỗi kỳ học. 
4.2. Kết quả thống kê độ khó dễ 
Sử dụng phần mềm SPSS và Excel giúp 
chúng tôi có được các các kết quả về chỉ số 
độ khó dễ các bài thi, dưới đây là các bảng 
thống kê: 
Bảng 7. Bảng thống kê chỉ số độ khó dễ bài thi Nghe SC1 K1
Các câu hỏi trong bài thi TS Điểm TB Số hs trả lời đúng Chỉ số độ khó dễ
Nghe chon dap an dung 1 163 0,61 33 0,20
Nghe chon dap an dung 2 163 1,55 84 0,52
Nghe chon dap an dung 3 163 2,28 124 0,76
Nghe chon dap an dung 4 163 2,28 124 0,76
Nghe chon dap an dung 5 163 2,02 110 0,67
Nghe chon dap an dung 6 163 1,77 96 0,59
Nghe chon dap an dung 7 163 0,90 49 0,30
Nghe chon dap an dung 8 163 2,48 135 0,83
Nghe chon dap an dung 9 163 2,28 124 0,76
Nghe chon dap an dung 10 163 1,86 101 0,62
Nghe phan doan dung sai 11 163 1,21 66 0,40
Nghe phan doan dung sai 12 163 2,47 134 0,82
Nghe phan doan dung sai 13 163 1,99 108 0,66
Nghe phan doan dung sai 14 163 1,73 94 0,58
Nghe phan doan dung sai 15 163 1,93 105 0,64
Nghe phan doan dung sai 16 163 1,18 64 0,39
Nghe tra loi cau hoi 17 163 3,65 0,73
Nghe tra loi cau hoi 18 163 4,06 0,81
Nghe tra loi cau hoi 19 163 2,37 0,47
Nghe tra loi cau hoi 20 163 1,62 0,32
Nghe dien trong 226 163 1,33 0,33
Nghe dien trong 23 163 3,00 0,75
Nghe dien trong 24 163 2,96 0,74
Nghe dien trong 25 163 2,07 0,52
Nghe dien trong 26 163 2,91 0,73
Nghe dien trong 27 163 3,58 0,90
Nghe dien trong 28 163 1,66 0,42
Nghe dien trong 29 163 2,21 0,55
Diem TB bai thi 163 60,03
Bảng 7 cho thấy số lượng chỉ số độ khó 
của các câu trong bài thi Nghe SC1 K1 như 
sau: rất khó: 01 câu (3,57%); khó: 05 câu 
(17,87%); độ khó trung bình: 07 câu (25%); 
dễ: 11 câu (39,28%); rất dễ: 04 câu (14,28%), 
điểm trung bình bài thi là 60,03. 1 
6. Trong Bảng 7 không có câu 21 theo thứ tự các câu 
hỏi trong bài thi vì câu 21 dành cho người học lớp 
chất lượng cao.
19Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
Biểu đồ 1: Tỷ lệ độ khó dễ của các câu hỏi trong bài thi
3,57%
25%
14,28%
0%
10,52%
47,36%
17,87%
39,28%
60,03
10,52%
31,57%
70,54
Rất khó Khó TB Dễ Rất dễ Điểm TB bài thi
SC1K1 SC1K2
Bảng 8. Bảng thống kê chỉ số độ khó dễ bài thi Nghe SC1 K2
Các câu hỏi trong bài thi TS Điểm TB Số hs trả lời đúng Chỉ số độ khó dễ
Nghe hoi thoai chon dap an dung 1 115 3,27 94 0,82
Nghe hoi thoai chon dap an dung 2 115 3,83 110 0,96
Nghe hoi thoai chon dap an dung 3 115 3,65 105 0,91
Nghe hoi thoai chon dap an dung 4 115 3,90 112 0,98
Nghe hoi thoai chon dap an dung 5 115 3,10 89 0,78
Nghe hoi thoai chon dap an dung 6 115 3,90 112 0,98
Nghe hoi thoai chon dap an dung 7 115 2,82 81 0,71
Nghe hoi thoai chon dap an dung 8 115 2,99 85 0,75
Nghe hoi thoai chon dap an dung 9 115 3,20 92 0,80
Nghe hoi thoai chon dap an dung 10 115 3,51 102 0,88
Nghe phan doan dung sai 11 115 3,78 87 0,76
Nghe phan doan dung sai 12 115 3,00 69 0,60
Nghe phan doan dung sai 13 115 4,78 110 0,96
Nghe phan doan dung sai 14 115 2,00 46 0,40
Nghe phan doan dung sai 15 115 4,78 110 0,96
Nghe tra loi cau hoi 16 115 3,83 0,27
Nghe tra loi cau hoi 17 115 5,69 0,81
Nghe tra loi cau hoi 18 115 3,43 0,49
Nghe tra loi cau hoi 19 115 5,01 0,72
Diem TB bai thi 115 70,54
Bảng 8 cho thấy các câu hỏi có độ khó 
trong bài thi SC1K2 là 02 (10,52%); độ khó 
trung bình cũng là 02 (10,52%); dễ là 06 
(31,57%); rất dễ là 09 (47,36%), không có câu 
nào có chỉ số dưới 0,2 rất khó, điểm trung bình 
bài thi là 70,54.
Biểu đồ 1 sau đây thể hiện tỷ lệ độ khó dễ của 
các câu hỏi trong bài thi Nghe SC1:
Biểu đồ 1 trên cho thấy tỷ lệ giữa các câu rất khó với rất dễ; khó với dễ trong bài thì Nghe 
SC1 khảo sát lần này là không cân đối, số lượng câu khó và rất khó bằng khoảng 1/3 số lượng 
câu dễ và rất dễ.
Bảng 9. Bảng thống kê chỉ số độ khó dễ bài thi Nghe SC2 K1
Các câu hỏi trong bài thi TS Điểm TB Số hs trả lời đúng Chỉ số độ khó dễ
Nghe chon dap an dung 1 171 2,95 126 0,74
Nghe chon dap an dung 2 171 3,72 159 0,93
Nghe chon dap an dung 3 171 2,48 105 0,62
Nghe chon dap an dung 4 171 3,65 157 0,91
Nghe chon dap an dung 5 171 3,79 162 0,95
Nghe chon dap an dung 6 171 3,63 155 0,91
20 Đ.T.H. Thu / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29
Nghe chon dap an dung 7 171 2,76 118 0,69
Nghe chon dap an dung 8 171 2,13 90 0,53
Nghe chon dap an dung 9 171 3,65 157 0,91
Nghe chon dap an dung 10 171 1,03 45 0,26
Nghe phan doan dung sai 11 171 2,49 85 0,50
Nghe phan doan dung sai 12 171 4,71 161 0,94
Nghe phan doan dung sai 13 171 4,88 167 0,98
Nghe phan doan dung sai 14 171 4,85 166 0,97
Nghe phan doan dung sai 15 171 4,39 150 0,88
Nghe doan van tra loi cau hoi 16 171 4,67 0,67
Nghe doan van tra loi cau hoi 17 171 7,95 0,38
Nghe doan van tra loi cau hoi 18 171 4,63 0,66
Diem TB bai thi 171 68,33
Bảng 9 cho thấy trong bài thi Nghe SC2K1 không có câu nào có chỉ số ở mức độ rất khó, số 
câu hỏi khó là 02 (11,11%); độ khó trung bình cũng là 02 (11,11%); dễ là 05 (27,77%); rất dễ là 
09 (50%), điểm trung bình bài thi là 68,33.
Bảng 10. Bảng thống kê chỉ số độ khó dễ bài thi Nghe SC2 K2
Các câu hỏi trong bài thi TS Điểm TB Số hs trả lời đúng Chỉ số độ khó dễ
Nghe hoi thoai chon dap an dung 1 118 2,72 107 0,91
Nghe hoi thoai chon dap an dung 2 118 2,69 106 0,90
Nghe hoi thoai chon dap an dung 3 118 2,97 117 0,99
Nghe hoi thoai chon dap an dung 4 118 1,88 74 0,63
Nghe hoi thoai chon dap an dung 5 118 2,49 98 0,83
Nghe hoi thoai chon dap an dung 6 118 2,90 114 0,97
Nghe hoi thoai chon dap an dung 7 118 2,47 97 0,82
Nghe hoi thoai chon dap an dung 8 118 0,61 24 0,20
Nghe hoi thoai chon dap an dung 9 118 1,50 59 0,50
Nghe hoi thoai chon dap an dung 10 118 1,81 71 0,60
Nghe

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_ket_qua_bai_thi_nghe_tieng_trung_quoc.pdf
Tài liệu liên quan