Phân biệt động từ năng nguyện “能, 能够, 可能, 会” trong tiếng Hán hiện đại và định hướng giảng dạy

Trong hệ thống từ loại tiếng Hán, động từ năng nguyện có số lượng ít nhưng được dùng rộng rãi.

Trong hệ thống ngữ pháp tiếng Hán, có thể nắm chắc được ngữ nghĩa và ngữ pháp của một số từ

có ngữ nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng khác nhau là điều không dễ với người học tiếng

Hán. “, 能够, 可能, ” là những động từ năng nguyện có ngữ nghĩa gần giống nhau. Bài viết

đã tiến hành phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhóm động từ này; phân tích lỗi sai của

người học khi sử dụng 4 động từ này thông qua phát phiếu khảo sát lỗi sai. Kết quả nghiên cứu có

thể giúp người học phân biệt rõ sự khác nhau về cách dùng của 4 động từ năng nguyện này. Thêm

nữa, từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khi sử dụng sai nhóm từ này của người học, bài báo

đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy và học nhóm động từ này.

Từ khóa: ngữ nghĩa; ngữ pháp; “có thể”; lỗi sai; nguyên nhân

pdf9 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt động từ năng nguyện “能, 能够, 可能, 会” trong tiếng Hán hiện đại và định hướng giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TNU Journal of Science and Technology 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 195 
PHÂN BIỆT ĐỘNG TỪ NĂNG NGUYỆN “能, 能够, 可能, 会” 
TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY 
Ngô Thị Trà 
 Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trong hệ thống từ loại tiếng Hán, động từ năng nguyện có số lượng ít nhưng được dùng rộng rãi. 
Trong hệ thống ngữ pháp tiếng Hán, có thể nắm chắc được ngữ nghĩa và ngữ pháp của một số từ 
có ngữ nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng khác nhau là điều không dễ với người học tiếng 
Hán. “能, 能够, 可能, 会” là những động từ năng nguyện có ngữ nghĩa gần giống nhau. Bài viết 
đã tiến hành phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhóm động từ này; phân tích lỗi sai của 
người học khi sử dụng 4 động từ này thông qua phát phiếu khảo sát lỗi sai. Kết quả nghiên cứu có 
thể giúp người học phân biệt rõ sự khác nhau về cách dùng của 4 động từ năng nguyện này. Thêm 
nữa, từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khi sử dụng sai nhóm từ này của người học, bài báo 
đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy và học nhóm động từ này. 
 Từ khóa: ngữ nghĩa; ngữ pháp; “có thể”; lỗi sai; nguyên nhân 
Ngày nhận bài: 30/8/2020; Ngày hoàn thiện: 26/9/2020; Ngày đăng: 26/9/2020 
DISTINGUISH OF THE MODAL VERB “Neng, Nenggou, Keneng, Hui” 
IN MODERN CHINESE AND TEACHING ORIENTATION 
 Ngo Thi Tra 
 TNU - School of Foreign Languages 
ABSTRACT 
In the Chinese-type verb system, the model verb is small in number but is widely used. When 
studying Chinese language, learners may find it easy to master some aspects; for example 
grammar and semantics of synonyms. However, it is challenging for them to understand the words 
of usuages. Model verbs “Neng, Nenggou, Keneng, Hui” have nearly the same meaning. This 
article has analyzed the semantic and grammatical characteristics of this group of verbs; analyzed 
the students of mistake when using these 4 verbs through a survey. The results obtained can help 
learners distinguish the differences in the usage of these 4 model verbs. In addition, based on the 
analysis of the subjective and objective causes, several recommendations for the process of 
teaching and learning of these model verbs have been made. 
Keywords: semantics; grammar; “can”; errors; causes 
Received: 30/8/2020; Revised: 26/9/2020; Published: 26/9/2020 
Email: ngotra.sfl@tnu.edu.vn 
Ngô Thị Trà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 196 
1. Đặt vấn đề 
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, thuật ngữ 
“động từ năng nguyện” đã được tác giả Lữ 
Thúc Tương (吕叔湘) đề cập đến, ông cho 
rằng: “Trong trợ động từ có một bộ phận biểu 
thị khả năng và sự cần thiết, một bộ phận biểu 
thị ý nghĩa nguyện vọng”, do đó được gọi là 
“động từ năng nguyện” [1]. Vì thế tên gọi này 
hình thành, dần phổ biến rộng rãi và được sử 
dụng cho đến nay. 
Hiện nay trong giới học thuật đa số sử dụng hai 
tên gọi này, thông thường tên gọi là trợ động từ 
(助动词) được dùng trong thời gian đầu nghiên 
cứu sơ lược tiếng Hán, còn thuật ngữ động từ 
năng nguyện (能愿动词 ) được dùng nhiều 
trong quá trình dạy học tiếng Hán [2]. 
Trong quá trình tham gia giảng dạy, chúng tôi 
thấy rằng nhóm động từ năng nguyện “能, 能
够 , 可能 , 会” được sinh viên sử dụng rất 
nhiều và xuất hiện nhiều trong các giáo trình 
giảng dạy nhưng nội dung phân tích vẫn còn 
hạn chế chưa phân biệt rõ ngữ nghĩa và cách 
dùng của các động từ này. Thông qua khảo 
sát 90 sinh viên chuyên ngành tiếng Trung 
Quốc - Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái 
Nguyên về cách sử dụng 4 động từ năng 
nguyện “能, 能够, 可能, 会”, chúng tôi thấy 
rằng sinh viên thường mắc nhiều lỗi sai nhất 
là dùng nhầm giữa các từ này chiếm 82,12%. 
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do 4 
động từ này có thể dịch sang tiếng Việt tương 
đương là “có thể” nhưng cách dùng của 4 
động từ này đều có sự khác nhau; do đó sinh 
viên không nắm rõ sẽ rất dễ mắc phải lỗi sai 
khi sử dụng. 
Xuất phát từ lí do trên, bài viết tiến hành phân 
tích đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của 4 
động từ năng nguyện này đồng thời phân biệt 
sự khác nhau về cách dùng giữa chúng, nhằm 
mục đích giúp người dạy và người học tiếng 
Hán ở Việt Nam có một cái nhìn toàn diện về 
nhóm động từ này đồng thời đưa ra một số 
kiến nghị về giảng dạy liên quan đến 4 động 
từ “能, 能够, 可能, 会”. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên 
cứu phân tích và khảo sát lỗi sai của người 
học khi sử dụng 4 động từ năng nguyện “能, 
能够, 可能, 会”. 
Tác giả Hùng Văn (熊文) cho rằng: “nghiên 
cứu về ngữ nghĩa của động từ năng nguyện, 
ngoài ngữ nghĩa cơ bản và ngữ nghĩa phát sinh 
thì cần khảo sát động từ năng nguyện với các 
thành phần khác trong câu thì mới làm rõ được 
ngữ nghĩa của động từ này trong câu” [3]. Để 
phân biệt sự khác nhau của 4 động từ năng 
nguyện “能, 能够, 可能, 会”, bài viết dựa trên 
phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp để phân 
tích từ đó tìm ra sự khác nhau giữa chúng. 
Ngữ liệu nghiên cứu được sưu tầm chủ yếu từ 
kho ngữ liệu của trường Đại học Ngôn ngữ 
Bắc Kinh và phiếu khảo sát lỗi sai của 90 sinh 
viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc - 
Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa 
3.1.1. Động từ năng nguyện “能” 
Tác giả Đinh Thanh Thụ(丁声树) , Lữ 
Thúc Tương(吕叔湘)đã giải thích nghĩa 
của động từ năng nguyện này như sau [4]: 
- Biểu thị có đủ một năng lực, đạt được một 
hiệu suất hoặc khôi phục một loại công dụng 
nào đó. Ví dụ: 
(1)我能在一分钟把 20个饺子全部吃完。 
(Dịch nghĩa: Tôi có thể ăn hết 20 cái bánh sủi 
cảo trong 1 phút.) 
(2)在医院躺了一个多月,他现在能自己
走路了。 
(Dịch nghĩa: Nằm viện hơn một tháng, giờ 
anh ấy có thể đi lại được.) 
- Biểu thị sự phán đoán đối với hiện tượng tự 
nhiên chưa xảy ra. Ví dụ: 
(3)你看这场雨今天能停下来吗? 
(Dịch nghĩa: Bạn xem trận mưa này hôm nay 
có thể tạnh không?) 
Ngô Thị Trà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 197 
- Biểu thị cho phép dựa trên tình lí. Ví dụ: 
(4)你们都说到这份上了,我能不答应
吗? 
(Dịch nghĩa: Các bạn đều nói đến phần này, 
tôi có thể không đáp lại sao?) 
Tác giả Chu Lệ Vân (朱丽云) [5] đã giải thích 
nghĩa của động từ năng nguyện này như sau: 
- Biểu thị sự cho phép dựa trên hoàn cảnh, 
dùng nhiều ở câu nghi vấn và câu phủ định. 
Ví dụ: 
(5) 请问哪里能停车? 
(Dịch nghĩa: Xin hỏi chỗ nào có thể dừng xe 
được?) 
(6) 对不起先生,您不能在这里抽烟。 
(Dịch nghĩa: Xin lỗi, ngài không được hút 
thuốc ở đây.) 
- Biểu thị một loại công dụng nào đó. Ví dụ: 
(7)这个展品能给你带来舒服感。 
(Dịch nghĩa: Sản phẩm này có thể mang lại 
cho bạn cảm giác thoải mái.) 
- Biểu thị có sở trường làm việc gì. Ví dụ: 
(8)你能吃辣吗? 
(Dịch nghĩa: Bạn có thể ăn cay không ?) 
3.1.2. Động từ năng nguyện “可能” 
- Biểu thị phán đoán hoặc dự tính mang tính 
khả năng [5]. Ví dụ: 
(9) 那天她请假,所以会议上的事情她可能 
不知道吧。 
(Dịch nghĩa: Ngày hôm đó cô ấy xin nghỉ, vì 
thế sự việc trong cuộc họp cô ấy có thể/có lẽ 
không biết rồi.) 
3.1.3. Động từ năng nguyện “能够” 
- Biểu thị có đủ một loại năng lực hoặc đạt 
được một trình độ nào đó, hoặc dẫn đến một 
tác dụng nào đó [5]. Ví dụ: 
(10) 他能够独立工作了。 
(Dịch nghĩa: Anh ấy có thể làm việc độc lập.) 
(11)你的经验能够解决这些问题了。 
(Dịch nghĩa: Kinh nghiệm của bạn có thể giải 
quyết những vấn đề này.) 
 (12) 他终于能够说服父母了。 
(Dịch nghĩa: Anh ấy cuối cùng có thể thuyết 
phục được bố mẹ rồi.) 
3.1.4. Động từ năng nguyện “会” 
- Biểu thị hiểu được làm như nào hoặc có 
năng lực làm (dùng nhiều chỉ sự việc cần thiết 
phải học tập) [4]. Ví dụ: 
(13)我会说汉语。 
(Dịch nghĩa: Tôi biết nói tiếng Hán.) 
(14)他会修自行车,不会修汽车。 
(Dịch nghĩa: Anh ấy biết sửa xe đạp, không 
biết sửa ô tô.) 
- Biểu thị sở trường [4]. Ví dụ: 
(15)你放心,他很会说话。 
(Dịch nghĩa: Bạn yên tâm, Anh ấy rất giỏi ăn nói.) 
- Biểu thị có khả năng thực hiện một việc gì 
đó [4]. Ví dụ: 
(16)有时间的话,我会看你的。 
(Dịch nghĩa: Có thời gian, tôi có thể đến thăm bạn.) 
3.2. Đặc điểm ngữ pháp 
3.2.1. Động từ năng nguyện “能” 
- Dùng trước động từ làm trạng ngữ. 
Thể khẳng định: Chủ ngữ + 能+ động từ 
Ví dụ: 
(17)我能修电脑。 
(Dịch nghĩa: Tôi có thể sửa máy tính.) 
Thể phủ định: dùng “不能” 
(18)你现在不能开车,还是打的吧。 
(Dịch nghĩa: Bây giờ bạn không thể lái xe, 
hay là gọi xe đi.) 
- Dùng biểu thị công dụng: “能” có thể trả lời 
độc lập. Ví dụ: 
(19)问句:这些西药真的能减肥吗? 
 答句:能/不能。 
(Dịch nghĩa: 
Câu hỏi: Những loại thuốc tây này có thật 
giảm cân được không? 
Câu trả lời: Có thể/không thể.) 
Ngô Thị Trà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 198 
- Dùng biểu thị sở trường làm việc gì đó, 
thông thường có thể trả lời độc lập, phủ định 
là “不能”. 
(20)问句:你能吃辣吗? 
 答句:能。 
(Dịch nghĩa: 
 Câu hỏi: Bạn có thể ăn cay không ? 
 Câu trả lời: Có thể.) 
- Động từ năng nguyện “ 能” có thể dùng sau 
“应该”. 
(21)这是专门给外国人写的教材,你应
该能看懂。 
(Dịch nghĩa: Đây là giáo trình viết cho người 
nước ngoài, bạn có thể xem hiểu.) 
- Dùng biểu thị khả năng, thường dùng với trợ 
từ khả năng “得”.Ví dụ: 
(22)只要你有信心,就能做得到。 
(Dịch nghĩa: Chỉ cần bạn có niềm tin, có thể 
làm được.) 
3.2.2. Động từ năng nguyện “可能” 
- Dùng trước động từ làm trạng ngữ. Ví dụ: 
(23)我可能参加不了你的婚礼。 
(Dịch nghĩa: Tôi có thể/có lẽ không tham gia 
được lễ cưới của bạn.) 
- Động từ năng nguyện “可能” có thể dùng 
trước chủ ngữ, hoặc dùng sau chủ ngữ. Ví dụ: 
(24)她可能还不太明白这件事的严重性。 
(Dịch nghĩa: Cô ấy có thể/có lẽ vẫn chưa rõ 
tính nghiêm trọng của sự việc.) 
 (25) 可能她还不太明白这件事的严重性。 
(Dịch nghĩa: Có thể cô ấy vẫn chưa rõ tính 
nghiêm trọng của sự việc.) 
- Trước “可能” có thể dùng phó từ trình độ “
很,不大,完全” tu sức. 
(26) 很可能她完全不理解你的想法。 
(Dịch nghĩa: Rất có thể cô ấy hoàn toàn 
không hiểu cách nghĩ của bạn.) 
3.2.3. Động từ năng nguyện “能够” 
- Dùng trước động từ làm trạng ngữ. Ví dụ: 
(27) 我相信我能够胜任这职位。 
(Dịch nghĩa: Tôi tin tôi có thể đảm nhận tốt 
chức vụ này.) 
- Thường bổ nghĩa cho động từ song âm tiết. 
Ví dụ: 
(28)我保证两个星期之内能够完成任务。 
(Dịch nghĩa: Tôi bảo đảm trong vòng 2 tuần 
có thể hoàn thành nhiệm vụ.) 
3.2.4. Động từ năng nguyện “会” 
- Dùng trước động từ làm trạng ngữ. Ví dụ: 
(29)孩子会走路了。 
(Dịch nghĩa: Đứa bé biết đi rồi.) 
- Dùng biểu thị khả năng có thể trả lời độc 
lập, phủ định dùng “不会”. 
(30)问句: 她明天还会来吗? 
 答句: 会/不会。 
(Dịch nghĩa: 
Câu hỏi: Ngày mai cô ấy vẫn có thể đến 
không? 
Câu trả lời: Có thể / không thể.) 
- Dùng biểu thị có năng lực làm việc gì đó, có 
thể trả lời độc lập, phủ định dùng “不会”. 
(31) 问句: 你会说法语吗? 
 答句: 会/不会。 
(Dịch nghĩa: 
Câu hỏi: Bạn biết nói tiếng Pháp không? 
Câu trả lời: Biết / không biết.) 
- Dùng biểu thị sở trường, phía trước dùng 
phó từ “很、真、最” hạn chế, không thể trả 
lời độc lập, phủ định “不会”. 
(32)她真会讨好别人。 
(Dịch nghĩa: Cô ấy thật biết lấy lòng người khác.) 
3.3. Phân biệt sự khác nhau của động từ 
năng nguyện “能, 能够, 可能, 会” 
Thông qua khảo sát không thấy có lỗi sai khi sử 
dụng với “可能” và “能够”,“可能” và “会”,
Ngô Thị Trà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 199 
“能够” và “会” nên bài viết không tiến hành 
phân biệt sự khác nhau giữa 3 nhóm từ này. 
3.3.1. Phân biệt “能” và “可能” 
- Động từ năng nguyện “能” biểu thị có đủ 
năng lực hoặc đạt hiệu suất ra sao, “可能” 
không có ngữ nghĩa này. Ví dụ: 
(33)我能做饭。 
 Không nói: * 我可能做饭。 
(Dịch nghĩa: Tôi có thể nấu cơm.) 
(34)我一分钟能做 20个饺子。 
Không nói: * 我一分钟可能做 20个饺子。 
(Dịch nghĩa: Một phút tôi có thể làm 20 cái 
sủi cảo.) 
- Động từ năng nguyện “能” biểu thị phán 
đoán đối với hiện tượng tự nhiên chưa xảy ra. 
“可能” dùng biểu thị phán đoán, dự tính 
mang tính khả năng. Ví dụ: 
(35)雨能停下来吗? 
(Dịch nghĩa: Mưa có thể tạnh không?) 
(36)她前几天出差了,可能现在还没回
来。 
(Dịch nghĩa: Mấy ngày trước cô ấy đi công 
tác, có thể/có lẽ vẫn chưa về.) 
- Động từ năng nguyện “可能” có vị trí trong 
câu tương đối linh hoạt, có thể đứng trước 
hoặc đứng sau chủ ngữ. “ 能” chỉ có thể đứng 
sau chủ ngữ. Ví dụ: 
(37)我能考到 HSK 6级 。 
Không nói: * 能我考到 HSK6 级。 
(Dịch nghĩa: Tôi có thể thi đến HSK cấp 6.) 
(38)她可能早就搬走了,只是没告诉你
而已。 
(Dịch nghĩa: Cô ấy có thể/có lẽ dọn đi từ sớm, 
chỉ là không nói cho bạn thôi.) 
 可能她早就搬走了,只是没告诉你而已。 
(Dịch nghĩa: Có thể/có lẽ cô ấy dọn đi từ sớm, 
chỉ là không nói cho bạn thôi.) 
3.3.2. Phân biệt “能” và“ 能够” 
Động từ năng nguyện “能” và “能够” cơ bản 
cách dùng giống nhau, khác nhau ở chỗ: 
- Động từ năng nguyện “能” là từ dùng thông 
dụng, sử dụng rộng rãi, đều dùng trong khẩu 
ngữ và văn viết, “能够” dùng nhiều trong văn 
viết. Ví dụ: 
(39)我想在这里能够把自己展现得更
好。 
(Dịch nghĩa: Tôi nghĩ ở đây có thể thể hiện 
được bản thân càng tốt.) 
- Động từ năng nguyện “能” có thể dùng “能
不能” trùng điệp để hỏi, còn “能够” thường 
không có cách dùng này. Ví dụ: 
(40)你能不能给她让个座。 
(Dịch nghĩa: Bạn có thể nhường chỗ cho cô 
ấy không?) 
(41)*你能够不能够解决这些问题? 
(Không nói: Bạn có thể giải quyết vấn đề này 
không?) 
- Thông thường nhiều trường hợp “能够” có 
thể dùng “能” thay thế nhưng nhiều trường 
hợp “能” không thể dùng “能够”. Ví dụ: 
(42) * 这些题目太难了,我不能够做。 
(Không nói: Cái đề tài này hơi khó, bạn 
không thể làm.) 
(43)*她如果能够换也早就换新的了。 
(Không nói: Nếu cô ấy có thể đổi thì đã đổi 
cái mới rồi.) 
- Biểu thị sự cho phép trên tình lí, thường chỉ 
dùng “能” . Ví dụ: 
(44)* 老王很能够喝。 
( Không nói: Lão Vương rất có thể uống. ) 
(45)*不好意思,这里不能够抽烟。 
(Không nói: Xin lỗi, chỗ này không thể hút 
thuốc.) 
3.3.3. Phân biệt “能” và “会” 
“能” ,“会” đều có cách dùng là trợ động từ, 
chúng khác nhau ở chỗ: 
Ngô Thị Trà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 200 
- Lần đầu học biết một động tác hoặc kĩ thuật 
nào đó, “能,会” đều có thể dùng, nhưng 
“会” dùng nhiều hơn. Ví dụ: 
(46)经过几个月的努力,他现在会/能说
几句汉语了。 
(Dịch nghĩa: Trải qua vài tháng nỗ lực, bây 
giờ anh ấy có thể nói vài câu tiếng Hán.) 
- Biểu thị khi khôi phục một loại năng lực nào 
đó chỉ dùng “能”, không dùng “会”. Ví dụ: 
(47)手术非常成功,他现在能走路了。 
(Dịch nghĩa: Cuộc phẫu thuật thành công, anh 
ấy giờ có thể đi được rồi.) 
- Biểu thị có đủ năng lực làm việc gì đó, có 
thể dùng “能” cũng có thể dùng “会”, nhưng 
biểu thị đạt được hiệu suất hoặc trình độ nào 
đó chỉ dùng “能” không dùng “会”. Ví dụ: 
(48)小王能/会用汉语交流了。 
(Dịch nghĩa: Tiểu Vương có thể dùng tiếng 
Hán giao tiếp.) 
(49)小王一天能背 100个生词。 
(Dịch nghĩa: Tiểu Vương một ngày có thể học 
thuộc 100 từ mới.) 
Không nói: *小王一天会背 100个生词。 
- Tổ hợp phủ định: “不能不” biểu thị bắt 
buộc, “不会不” biểu thị nhất định hoặc nên. 
Ví dụ: 
(50)明天的会议非常重要,他不能不来。 
(Dịch nghĩa: Hội nghị ngày mai rất quan 
trọng, anh không thể không đến.) 
(51)明天的会议非常重要,他不会不来。 
(Dịch nghĩa: Hội nghị ngày mai rất quan 
trọng, anh không thể không đến.) 
- Động từ năng nguyện “能,会” đều biểu thị 
sở trường làm một việc gì, trước “能,会” có 
“很,真,最” tu sức, phân biệt khác nhau ở 
chỗ “会” nghiêng về kĩ xảo, “能” nghiêng về 
năng lực. 
(52)他很能干,什么事情都能办得妥妥
当当。 
(Dịch nghĩa: Anh ấy có thể làm, việc gì đều 
làm thỏa đáng.) 
(53)他很会说甜言密语,所以很受女孩
子的欢迎。 
(Dịch nghĩa: Anh ấy có thể nói điều mật ngọt, 
vì thế, rất nhiều cô gái trẻ thích.) 
3.4. Lỗi sai và nguyên nhân khi sử dụng 
 “能,能够,可能,会” 
Thông qua khảo sát lỗi sai của 90 sinh viên 
chuyên ngành tiếng Trung Quốc - Trường 
Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên khi sử 
dụng 4 động từ năng nguyện “能,能够,可
能,会” chúng tôi đã thu được kết quả như 
bảng 1. 
Bảng 1. Thống kê lỗi sai khi sử dụng “能,能够,
可能,会” 
 Lỗi sai Số câu sai Tỷ lệ (%) 
Thiếu động từ 6 3,97 
Thừa động từ 9 5,86 
Sai trật tự từ 12 7,95 
Dùng nhầm từ 124 82,12 
Tổng 151 100 
Từ kết quả thống kê trên bảng 1, chúng ta 
thấy rằng sinh viên sử dụng nhầm 4 động từ 
năng nguyện này chiếm tỉ lệ lớn với 82,12%. 
Từ đó, chúng tôi đã tiến hành phân tích 
nguyên nhân dẫn đến lỗi sai mà sinh viên 
hay mắc phải như sau: 
3.4.1. Nguyên nhân khách quan 
Thứ nhất, do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Đây 
là nguyên nhân chủ yếu, đặc biệt đối với người 
mới học tiếng Hán trong giai đoạn đầu do thời 
gian học chưa nhiều và không giỏi dùng tiếng 
Hán để biểu đạt, họ có thói quen chủ yếu là 
câu biểu đạt bằng tiếng Việt cần dịch sang 
tiếng Hán sẽ được nghĩ một lượt sau đó dùng 
câu tiếng Hán tương ứng với các thành phần 
như câu trong tiếng Việt dịch sang, phương 
pháp này không những làm cho sinh viên tư 
duy chậm mà còn dẫn đến dùng sai. 
Thứ hai, do cả 4 động từ năng nguyện “能,
能够,可能,会” đều có thể dịch sang tiếng 
Việt là “có thể” nhưng tiếng Hán lại có sự 
Ngô Thị Trà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 201 
khác nhau khi sử dụng 4 từ này nếu sinh 
không phân biệt rõ sẽ dẫn đến dùng sai . 
Thứ ba, do từ điển giải thích chưa đầy đủ. 
Trong “Từ điển Hán Việt” [6] do Trương Văn 
Giới và Lê Khắc Kiều Lục chủ biên đã giải 
thích nghĩa của 4 động từ năng nguyện này 
như bảng 2: 
Bảng 2. Nghĩa tiếng Việt của “能,能够, 
可能,会” 
Động từ 
năng 
nguyện 
 Nghĩa tiếng Việt 
能 Có thể 
可能 Có thể, khả năng, có lẽ là 
能够 Có thể, có điều kiện, có khả năng 
会 
1. Hiểu, lĩnh hội 
2. Biết, thông hiểu 
3. Biết 
4. Giỏi, khéo 
5. Có thể, có khả năng 
Trong từ điển liệt kê ra nghĩa của các từ này 
không đủ, các động từ này về ngữ nghĩa, ngữ 
pháp đều có điểm giống nhau và khác nhau. 
Từ điển chỉ liệt kê ra mà không giới thiệu 
toàn diện cách dùng của các động từ năng 
nguyện này thì người học rất dễ dùng nhầm 
dẫn đến mắc lỗi sai khi sử dụng. 
Thứ tư, giáo trình và hệ thống bài tập chưa 
phong phú. Giáo trình giảng dạy chưa phong 
phú, giới thiệu về cách dùng của cách động từ 
này còn hạn chế và có rất ít hệ thống bài tập 
tổng hợp để sinh viên luyện tập củng cố kiến 
thức nhằm phân biệt rõ cách dùng và ngữ 
nghĩa của 4 động từ năng nguyện này. 
3.4.2. Nguyên nhân chủ quan 
Thứ nhất, do phương pháp học tập và sách 
lược giao tiếp của người học chưa phù hợp. 
Sách lược của người học thường vận dụng 
những kiến thức đã học, đã biết suy diễn ra 
cách dùng hoặc áp dụng cho những kiến thức 
vừa mới thu nhận. 
Ví dụ: Động từ “知道” trong tiếng Hán dịch 
sang tiếng Việt có nghĩa là “biết”. Biểu thị 
sở trường, biết cái gì đó “会” dịch sang tiếng 
Việt là “biết”. Do đó sinh viên đặc biệt là 
sinh viên ở trình độ sơ cấp dùng từ “知道”có 
thể dùng sang từ “会” để thay thế dẫn đến 
dùng sai. 
 (54) 我知道他。 
 *我会他。 
(Dịch nghĩa: Tôi biết anh ấy.) 
Thứ hai, người học thường đơn giản hóa và 
tránh không dùng khi không nắm rõ cách 
dùng. Trong quá trình học để nâng cao hiệu 
quả biểu đạt giảm sai sót, người học thường 
có tiềm thức tránh dùng các từ tương đối khó 
mà bản thân không nắm chắc, dùng cái đơn 
giản hoặc dùng sang cách biểu đạt mà mình 
nắm rõ. Sinh viên không biết dùng động từ 
năng nguyện nào cho đúng vì thế để tránh 
mắc lỗi sai đã không dùng. 
Ví dụ: 
(55) 如果你不让自己开心,你也不让别人开
心。 
 Câu đúng: 
如果你不能让自己开心,你也不能让别人
开心。 
3.5. Đề xuất phương pháp dạy học đối với 4 
động từ năng nguyện “能,能够, 可能,会” 
Thông qua kết quả khảo sát chúng ta thấy 
rằng sinh viên gặp nhiều khó khăn khi sử 
dụng 4 động từ năng nguyện này, để nâng cao 
hiệu quả sử dụng 4 động từ này, bài viết đưa 
ra một số kiến nghị đối với hoạt động giảng 
dạy của giáo viên nhằm giúp sinh viên giảm 
bớt lỗi sai khi sử dụng. 
Thứ nhất, dùng phương pháp dịch nghĩa 
Bốn động từ năng nguyện “能,能够,可能,
会” đều có thể dịch sang tiếng Việt là “có 
thể” nhưng căn cứ vào ngữ cảnh có thể có 
các phương án dịch nghĩa sang tiếng Việt 
khác nhau. 
+ Đối với động từ năng nguyện “能” 
Ngô Thị Trà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 195 - 203 
 Email: jst@tnu.edu.vn 202 
- Biểu thị có đủ năng lực làm gì, đạt được 
hiệu suất nào đó, khôi phục chức năng gì sẽ 
dịch tương đương sang tiếng Việt là “có thể”. 
(56)我能在一分钟把 20 个饺子全部吃
完。 
(Dịch nghĩa: Tôi có thể ăn 20 cái sủi cảo 
trong 1 phút.) 
(57)小王一天能背 100个生词。 
(Dịch nghĩa: Tiểu Vương có thể học thuộc 
100 từ mới một ngày.) 
(58)在医院躺一一个多月,他现在能自
己走路了。 
(Dịch nghĩa: Nằm viện hơn 1 tháng, giờ anh 
ấy có thể đi lại được.) 
- Biểu thị sự cho phép dựa trên tình lí khi dịch 
sang tiếng Việt tương đương là “được”. 
(59) 对不起先生,这里不能抽烟。 
(Dịch nghĩa: Xin lỗi Ngài, chỗ này khô

File đính kèm:

  • pdfphan_biet_dong_tu_nang_nguyen_trong_tieng_han_hien_dai_va_di.pdf