Những câu chuyện thú vị về một số thành ngữ trong tiếng Anh
Trong ngôn ngữ hàng ngày, CHEESE được hiểu nhầm là CHIEF (người lãnh đạo,
vị lãnh đạo). Vì vậy thành ngữ BIG CHEESE dần dần có nghĩa là vị lãnh đạo, ông
chủ, người có quyền thế hay địa vị quan trọng. .Và còn nhiều ý nghĩa thành ngữ
thú vị khác. Chúng ta hãy cùng khám phá những câu chuyện thú vị đằng sau những
thành ngữ thông dụng nhé!
Những câu chuyện thú vị về một số thành ngữ trong tiếng Anh Trong ngôn ngữ hàng ngày, CHEESE được hiểu nhầm là CHIEF (người lãnh đạo, vị lãnh đạo). Vì vậy thành ngữ BIG CHEESE dần dần có nghĩa là vị lãnh đạo, ông chủ, người có quyền thế hay địa vị quan trọng. ...Và còn nhiều ý nghĩa thành ngữ thú vị khác. Chúng ta hãy cùng khám phá những câu chuyện thú vị đằng sau những thành ngữ thông dụng nhé! Các thành ngữ được hình thành nên từ những câu chuyện rất thú vị. Chúng ta hãy cùng khám phá những câu chuyện thú vị đằng sau những thành ngữ thông dụng nhé! 1. BARK UP THE WRONG TREE Thành ngữ này có nguồn gốc từ việc săn gấu trúc ở Mỹ. Gấu trúc là loài vật thông minh có kích thước cỡ một con chó nhỏ. Loài gấu trúc ngủ ngày, hoạt động vào ban đêm. Người thợ săn gấu trúc dùng chó để đánh hơi, rượt đuổi chúng. Loài gấu trúc sử dụng nhiều mẹo để đánh lừa loài chó săn đuổi. Thường thì gấu trúc lặn dưới nước khiến các chú chó không thể đánh mùi được. Gấu trúc cũng có thể ngủ hoặc nghỉ trên cây khiến các chú chó đứng bên dưới gốc cây chỉ còn biết sủa inh ỏi cho hả giận. Những người thợ săn có thể tìm thấy cây có gấu trúc nhờ vào các chú chó sủa bên dưới. Người thợ săn có thể rọi đèn pin nhắm bắn các chú gấu trúc. Tuy nhiên nhiều lúc các chú gấu trúc thông minh ngảy sang cành cây khác trốn thoát, để cho các chú chó sủa vào cây trống. Thành ngữ BARK UP THE WRONG TREE có nghĩa là nhầm lẫn, phạm sai lầm, cũng giống như các chú chó sủa vào cây trống trong khi gấu trúc đã nhảy sang cây khác để chuồn đi từ lúc nào không biết. 2. BEHIND THE EIGHT BALL Đây là thành ngữ được sử dụng để chỉ hoàn cảnh khó khăn mà một người nào đó không thể giải quyết được . Thành ngữ này có nguồn gốc từ môn chơi bida lỗ. Trong môn thể thao này, người chơi sẽ dùng cơ (stick) để đánh trúng 15 quả bóng đã được đánh số. Người chơi phải cố gắng đánh sao cho những quả bóng này rơi vào trong 6 lỗ nằm ở gốc bàn. Một trong những trò chơi bida này là loại bida 8 lỗ. Người chơi cố gắng đưa những quả bóng đã được đánh số rơi vào lỗ sao cho quả rơi cuối cùng vào lỗ là quả số 8. Người chơi sẽ bị thua nếu anh ta đánh quả bóng thứ 8 rơi vào lỗ trước. Người chơi có thể đưa đối phương vào thể kẹt bằng việc đánh sao cho quả bóng chủ đứng phía sau quả mang số 8. Quả số 8 này sẽ cản đường đi của những quả bóng khác. Vì vậy nếu bạn đứng sau quả bóng số 8, có nghĩa là bạn bị rơi vào một bị rơi vào một tình thế xấu, chẳng còn cách nào thoát hiểm được Mọi người có nhớ một câu trong bài hát “Seasons in the sun” không: “Goodbye papa, please pray for me. I was the black sheep of the family.” Tiếp theo sẽ là câu chuyện về từ: 3. BLACK SHEEP Trong tiếng Anh màu trắng biểu hiện cho sự tinh khiết, trong sạch. Còn màu đen thì mang nét nghĩa ngược lại: đen tối, tội lỗi, cám dỗ,... Thành ngữ A BLACK SHEEP được dùng để chỉ người mà hành động của người đó không được mọi người chấp nhận. Hành động đó phá vỡ truyền thống, phong tục, nề nếp đã có từ lâu của một dòng họ, gia đình, hay rộng hơn, một tập thể, quốc gia,... Chẳng hạn một người bị gán là ‘con cừu đen’ khi anh ta mang về gia đình, tập thể không phải danh thơm mà là tiếng xấu. Đối với hạng người đó những dịp gia đình sum họp, đoàn tụ lại, hầu như người thân không thích hay không chấp nhận sự hiện diện của anh ta. Cũng có trường hợp màu đen lại mang nét nghĩa tốt. Nó chỉ ra những điều lành, chẳng hạn như trong thành ngữ IN THE BLACK. Thành ngữ này mang nét nghĩa thuận lợi, hoàn cảnh thuận tiện (cho ai đó) để làm điều gì. Thành ngữ này được sử dụng nhiều trong thương mại, kinh doanh. Đối với một công ty, thành ngữ IN THE BLACK cho chúng ta biết công ty đang ở trong thời kỳ “ăn nên làm ra”, còn một cửa hàng thì “buôn may bán đắt”. Trong thành ngữ này, màu đen tượng trưng cho mực viết. Màu đen là màu mực các công ty thích sử dụng để ghi lợi nhuận của công ty. Ngược lại mực màu đỏ dùng để ghi những lỗ lã, thiệt hại,... Do vậy khi nhìn vào sổ quyết toán người chủ hay sếp của một công ty bao giờ cũng thích nhìn vào các chữ viết, con số viết bằng mực đen cả. 4. BIG CHEESE Thành ngữ này được sử dụng để chỉ các ông chủ hay sếp ở các công ty Mỹ hay Anh. Thành ngữ có cùng nét nghĩa với thành ngữ TOP BRASS hay BRASS HAT. Các thành ngữ trên xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Các nhà ngôn ngữ cho rằng thành ngữ BIG CHEESE có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ba Tư hày U-du được nói ở Pakistan hay Afghanistan. Trong những ngôn ngữ này từ CHEESE có nghĩa là vật hay sự vật. Do đó A BIG CHEESE có nghĩa là một vật to lớn hay to tát. Trong ngôn ngữ hàng ngày, CHEESE được hiểu nhầm là CHIEF (người lãnh đạo, vị lãnh đạo). Vì vậy thành ngữ BIG CHEESE dần dần có nghĩa là vị lãnh đạo, ông chủ, người có quyền thế hay địa vị quan trọng. Tuy nhiên, cũng giống như hai thành ngữ có cùng nghĩa TOP BRASS hay BRASS HAT, thành ngữ BIG CHEESE được sử dụng không mang nghĩa tâng bốc hay coi thường ai cả. Thành ngữ chỉ được sử dụng như ngôn từ dùng cho nghi thức xưng hô. 5. CHECK IS IN THE MAIL Ngày nọ một du khách nước ngoài thăm nước Mỹ tình cơ nghe hai thương gia nói chuyện với nhau. Một thương gia đang nói về số nợ mà thương gia kia thiếu anh ta. Vị du khách nghe được câu chuyện của họ có thành ngữ THE CHECK IS IN THE MAIL. Check là séc, phiếu thanh toán tiền ta trả ai đó qua ngân hàng. Khi nghe một trong hai thương gia sử dụng thành ngữ này, vị du khách nghĩ một trong hai vị thương gia nọ sẽ sung sướng lắm vì “ngân phiếu đang được gửi đến bằng đường bưu điện”. Trái lại vị thương gia này chẳng vui sướng gì, ngược lại còn giận dữ nữa là đằng khác. Vị du khách chẳng hiểu vì sao. Tại sao ông ta lại giận dữ khi ma tiền đang được chuyển đến qua đường bưu điện? Thì ra thành ngữ CHECK IS IN THE MAIL không có nghĩa gì như thế cả. Trái lại nó có nghĩa là “ngân phiếu chưa được gửi đến và có thể sẽ không bao giờ được gửi đến cả”. Các nhà ngôn ngữ cho rằng thành ngữ này mang nghĩa như vậy bởi vì nó thường được sử dụng bởi những người chậm chạp thanh toán nợ nần. Họ hẹn lần, hẹn lữa rồi sau đó xin lỗi: “Ồ, ngân phiếu thanh toán nợ đang được gửi đến bằng đường bưu điện đấy!”, rồi sau đó họ có thể đổ lỗi cho bưu điện đã đánh mất ngân phiếu. Trong tiếng Anh, từ CHECK mang hai ý nghĩa khác nhau. Qua năm tháng ngữ nghĩa của từ này liên kết lại. Nghĩa thứ nhất của CHECK là STOP SOMETHING. Nó mô tả tình huống mà người chơi cờ tiến thoái lưỡng nan. Còn nghĩa thứ hai trở nên phổ biến vào thế kỷ 18: METHOD OF MAKING SURE SOMETHING WAS CORRECT. Dần dần nghĩa của từ CHECK kết hợp lại để cho một nét nghĩa mới: ngân phiếu, phiếu thanh toán tiền qua ngân hàng. 6. CHICKEN-FEED Thành ngữ này được dùng để chỉ việc làm với đồng lương ít ỏi, đồng lương chết đói.Có lẽ khi nhìn những chú gà được cho ăn bằng những hạt thóc người ta liên tưởng đến những đồng tiền lẻ không có nhiều giá trị, như những đồng nickel 5 xu của Mỹ vậy. Còn trong chiến tranh thế giới lần hai, thành ngữ này còn có nghĩa là tin bịa, thông tin giả (false information). Một số tình báo Đức lúc đó đã cộng tác, bắt cá hai tay với Chính phủ Anh, thỉnh thoảng họ gửi về cho Đức Quốc Xã những thông tin bịa, giả vờ như họ vẫn đang hoạt động mật vậy. 7. FINE KETTLE OF FISH Tnh ngữ này cũng cùng nghĩa như thành ngữ BEHIND THE EIGHT BALL hay IN A PICKLE (bị ngâm giấm). Cả ba thành ngữ đều mang ý nghĩa “hoàn cảnh khó khăn mà ai đó gặp phải”. Thành ngữ này đầu tiên được các nhà văn sử dụng cách đây khoảng 200 năm. Tương truyền rằng thành ngữ này xuất phát từ thói quen lâu đời của người Anh sử dụng ấm, hũ đun nước to đùng (kettle) để kho cá. Cá kho được đem ra phục vụ các buổi tiệc tùng dọc bờ sông. Một lần một đầu bếp kho cá trong một hũ đun nước. Chẳng ai dám nếm đến con cá nào cả. Chắc hẳn tên đầu bếp này gặp rắc rối với “hũ cá kho xinh đẹp” của chính mình rồi.
File đính kèm:
- doc66_1299.pdf