Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế đối với các giọng Tiếng Anh

Bài nghiên cứu này trình bày một số dữ liệu thực nghiệm về thái độ và nhận thức của 56 sinh

viên năm 4 của Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế về giọng Anh-Anh, AnhMỹ và giọng tiếng Anh của người Việt. Nghiên cứu cho thấy rằng người tham gia đặc biệt yêu thích

giọng Anh-Mỹ trên các khía cạnh chính như “địa vị” và “sự hấp dẫn” (của ngôn ngữ. Các kết quả này

được thảo luận với dựa trên “lý thuyết sức sống” cũng như “giả thuyết cộng hưởng ngôn ngữ-văn hóa”

và “giả thuyết khác biệt ngôn ngữ-văn hóa”). Vì vậy, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, cần có sự

thay đổi cần thiết trong chương trình giảng dạy cũng như trong bản thân mỗi giảng viên để giúp sinh

viên nhận thức và dần xóa bỏ những định kiến về các giọng không phải là bản ngữ.

pdf16 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế đối với các giọng Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN NĂM 4 
KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, 
ĐẠI HỌC HUẾ ĐỐI VỚI CÁC GIỌNG TIẾNG ANH 
Trương Khánh Mỹ* 
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Nhận bài: 16/01/2020; Hoàn thành phản biện: 26/02/2020; Duyệt đăng: 28/04/2020 
Tóm tắt: Bài nghiên cứu này trình bày một số dữ liệu thực nghiệm về thái độ và nhận thức của 56 sinh 
viên năm 4 của Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế về giọng Anh-Anh, Anh-
Mỹ và giọng tiếng Anh của người Việt. Nghiên cứu cho thấy rằng người tham gia đặc biệt yêu thích 
giọng Anh-Mỹ trên các khía cạnh chính như “địa vị” và “sự hấp dẫn” (của ngôn ngữ. Các kết quả này 
được thảo luận với dựa trên “lý thuyết sức sống” cũng như “giả thuyết cộng hưởng ngôn ngữ-văn hóa” 
và “giả thuyết khác biệt ngôn ngữ-văn hóa”). Vì vậy, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, cần có sự 
thay đổi cần thiết trong chương trình giảng dạy cũng như trong bản thân mỗi giảng viên để giúp sinh 
viên nhận thức và dần xóa bỏ những định kiến về các giọng không phải là bản ngữ. 
Từ khóa: Cộng hưởng ngôn ngữ-văn hóa, khác biệt ngôn ngữ-văn hóa, giọng tiếng Anh, thái độ ngôn 
ngữ 
1. Mở đầu 
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thái độ của học sinh đối với một ngoại ngữ đóng 
vai trò quan trọng trong thành tích học tập của họ. Thái độ tích cực có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho 
quá trình học tập trong khi thái độ tiêu cực có thể cản trở quá trình này. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu 
về thái độ của người học ngoại ngữ đối với ngoại ngữ đó để góp phần nâng cao thành tích học tập của người 
học. Trong dạy và học ngoại ngữ thì phát âm là một vấn đề quan trọng. Ở Việt Nam, trong suy nghĩ của 
nhiều sinh viên thì giọng Anh-Mỹ hoặc Anh-Anh được xem như là chuẩn mực và những giọng này giúp 
sinh viên có được cách nói gần với người bản ngữ nhất có thể cũng như hỗ trợ tốt nhất cho việc học tiếng 
Anh (Nguyễn Quỳnh Trang, 2015). Tuy nhiên, theo McGee (2009) và Fang (2017), trong thời đại mà tiếng 
Anh được xem như là ngôn ngữ cầu nối (lingua franca) thì các giọng tiếng Anh của các quốc gia mà ở đó 
tiếng Anh không được xem như ngôn ngữ mẹ đẻ cũng nhận được sự quan tâm lớn trong thời gian gần đây 
và các phương pháp dạy học đã và đang hướng đến việc cho người học tiếp xúc nhiều với các giọng tiếng 
Anh khác nhau. 
Thông qua nghiên cứu này tác giả mong muốn nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng 
của việc tiếp xúc với nhiều loại giọng khác nhau đối với kết quả học tập của họ (ví dụ trong kĩ năng nghe 
hiểu) cũng như cơ hội nghề nghiệp sau này trong bối cảnh tiếng Anh ngày nay được xem như ngôn ngữ cầu 
nối giữa các quốc gia trên thế giới. Thứ hai, tác giả muốn tìm hiểu xem có mối tương quan nào hay không 
giữa thái độ của người học đối với các nền văn hóa và thái độ đối với giọng tiếng Anh của các nền văn hóa 
đó. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau. 
 1. Sinh viên đánh giá như thế nào về giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ và giọng tiếng Anh ở những vùng mà 
tiếng Anh không được sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ? 
 2. Tại sao một số giọng tiếng Anh lại được đánh giá cao hơn các giọng khác? 
* Email: tkmy@hueuni.edu.vn 
 3. Thái độ của họ đối với văn hóa Anh và văn hóa Mỹ có liên quan gì đến thái độ của họ đối với 
giọng tiếng Anh của những nền văn hóa này hay không? 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Giọng tiếng Anh 
Theo Oxford Advanced Learner’s dictionary (OALD) (2015), giọng được định nghĩa là cách thức 
phát âm của từ ở một ngôn ngữ mà thông qua đó có thể nói lên được đất nước, vùng hoặc địa vị xã hội của 
người sử dụng giọng đó. Xét trên khía cạnh ngôn ngữ xã hội học, Becker (1995) định nghĩa giọng là “một 
phần ngôn ngữ của một người thể hiện bản sắc đất nước/dân tộc hoặc giúp nhận ra nguồn gốc địa lý của 
người nói cho dù người đó có đang dùng ngôn ngữ nào đi nữa” (tr. 37). Nói cách khác, “giọng” là một trong 
các khía cạnh có thể giúp ta nhận biết được cộng đồng ngôn ngữ của người nói. Như đã biết, trong tiếng 
Anh có rất nhiều loại biến thể. Ngoài các biến thể bản ngữ được sử dụng ở các nước Anh, Mỹ, Canada, Úc, 
v.v thì ngôn ngữ này đã phân hóa thành nhiều loại tiếng Anh trên thế giới. “Tiếng Anh thế giới” “là một 
thuật ngữ mà gần đây người ta có khuynh hướng sử dụng để mở rộng khái niệm tiếng Anh không chỉ thuộc 
về những nước nói tiếng Anh bản ngữ mà còn chỉ các loại tiếng Anh được dùng bởi hầu hết những quốc 
gia không nói ngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ” (Ngô Hữu Hoàng, 2013, tr. 62). 
Theo Holmes (1997) thuật ngữ này dùng để chỉ một ngôn ngữ được xem như là phương tiện giao 
tiếp thông thường giữa các nhóm người trong một cộng đồng đa ngôn ngữ. Bất kể nó có tính chuẩn mực 
bản ngữ hay không và bất kể người nói nó là ai thì bất kỳ một biến thể tiếng Anh nào cũng đều có thể được 
gọi là biến thể tiếng Anh (Jenkins, 2015). 
2.2. Tiếng Anh chuẩn và giọng 
Về khái niệm tiếng Anh chuẩn, đây là một khái niệm gây nhiều tranh cãi bởi tiếng Anh ngày nay 
ngày càng bị bản địa hóa bởi những đất nước sử dụng nó như ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ. Một ví dụ đó 
là việc sử dụng câu hỏi đuôi “is it” của người Singapore trong rất nhiều trường hợp bất kể chủ ngữ của câu 
đó là gì. Việc sử dụng này phản ánh cách suy nghĩ và thái độ văn hóa của người Singapore chứ không phải 
được dùng như cách mà các mẫu tiếng Anh chuẩn mực thường quy định (Wong, 2014). Như vậy, có vẻ như 
tiếng Anh đang ngày càng mang dấu ấn ngôn ngữ và văn hóa đậm nét ở những nơi mà chúng được sử dụng, 
vấn đề ở đây là ở mức độ nào mà thôi (Ngô Hữu Hoàng, 2013). Trudgill và Hannah (1994, tr. 1) định nghĩa 
“Tiếng Anh chuẩn” là “một biến thể của ngôn ngữ Anh thường được sử dụng trong viết và thường được 
nói bởi những người có học thức”. Hai biến thể tiếng Anh chuẩn được thảo luận đó là Tiếng Anh Bắc Mỹ 
và tiếng Anh của người Anh (tr. 2-3). Trudgill and Hannah (1994) lưu ý rằng “tiếng Anh chuẩn đề cập đến 
ngữ pháp và từ vựng (phương ngữ) chứ không phải phát âm (giọng)” (tr. 1). Wardhaugh (1998) cũng chỉ 
ra rằng “không thể nói tiếng Anh mà không sử dụng một giọng nào đó”) (tr. 43) và cũng vì vậy không có 
cái gọi là “tiếng Anh không có giọng”. Qua đó có thể hiểu được rằng tiếng Anh chuẩn có thể được nói bằng 
giọng Anh, giọng Mỹ, giọng Hàn Quốc, giọng Pakistan và tiếng Anh không chuẩn cũng có thể được nói 
bởi các giọng này (Sewell, 2005). 
Kachru (1992) thể hiện mối quan hệ giữa tiếng Anh được sử dụng bởi các nước trên thế giới bằng 
mô hình “Ba vòng tròn đồng tâm” Qua mô hình này có thể hiểu cụm từ “World Englishes” gồm “vòng tâm” 
thuộc về các các nước nói Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, “vòng ngoài” thuộc về các nước sử dụng tiếng Anh 
như ngôn ngữ thứ hai. Vòng này bao gồm các nước trước đây là thuộc địa cũ của Anh và Mỹ. “Vòng mở 
rộng” thuộc về các nước nói tiếng Anh như một ngoại ngữ. Có thể thấy được rằng với sự “khuếch tán ngôn 
ngữ” trên khắp thế giới thì mô hình này không còn chính xác bởi ranh giới giữa 3 vòng tròn đang ngày càng 
bị xóa nhòa. Sự khuếch tán này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới các cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa, nơi mà 
tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa (Ngô Hữu Hoàng, 
2013). 
Giọng “chuẩn” (standard) ở Vương quốc Anh được gọi là “RP” (Received Pronunciation) hoặc BBC 
Pronunciation. Đây là giọng được hầu hết các thành viên hoàng gia và phần lớn phát thanh viên BBC sử 
dụng. Ở Mỹ, giọng General American (GA) được xem là giọng chuẩn. Việc lấy dẫn chứng là BBC English 
gợi ý rằng cách gần nhất để có thể tiếp cận giọng Tiếng Anh “chuẩn” là thông qua các phương tiện truyền 
thông đại chúng. Điều này đặc biệt đúng đối với những người học Tiếng Anh như là một ngoại ngữ một 
khi họ có mong muốn tiếp cận với một giọng chuẩn và xem đó là mục tiêu. Trong nghiên cứu này, hai thuật 
ngữ giọng Anh-Anh và Anh-Mỹ được sử dụng để chỉ hai loại giọng tương tự (gần nhất) với giọng RP của 
người Anh và giọng phổ biến của người Mỹ. 
2.3. Thái độ ngôn ngữ 
Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đang ngày càng quan tâm đến bản chất phức tạp của 
“thái độ”, cụ thể là các nhân tố khác nhau cấu thành nên “thái độ”. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, “thái độ” 
thông thường được cho là bao gồm 3 nhân tố cơ bản: nhận thức, cảm xúc và hành vi (Gardner, 2010). Nhân 
tố thứ nhất liên quan đến hệ thống niềm tin, nhận thức, giá trị và định kiến về đối tượng. Nhân tố thứ hai 
nói đến khía cạnh cảm xúc của “thái độ”. Thông thường nhân tố này ăn sâu vào trong chủ thể và khó thay 
đổi nhất. Nhân tố thứ ba đề cập đến xu hướng phản ứng hoặc hành động của chủ thể đối với khách thể bằng 
các cách nhất định nào đó. Mantle-Bromley (1995, tr. 373) cho rằng mối quan hệ qua lại của ba nhân tố 
này “thay đổi chủ yếu khi có sự không thống nhất/bất đồng xảy ra trong nội tại ba nhân tố này”. Tuy nhiên 
Gardner (2010) khẳng định rằng thay vì cách nhìn nhận như trên thì ba nhân tố này có thể được xem xét là 
nguyên nhân của các “thái độ”. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thái độ đã được thừa nhận trong lĩnh 
vực ngôn ngữ. Theo Garrett (2010), nghiên cứu thái độ ngôn ngữ là cực kì quan trọng đối với việc tìm hiểu 
thái độ của công chúng cũng như nâng cao nhận thức của họ về ngôn ngữ khoa học của các nhà ngôn ngữ 
học. 
Một số nghiên cứu về thái độ tập trung vào các đối tượng dựa trên tiêu chí giới tính, vai trò kinh tế 
xã hội, tình trạng xã hội, tôn giáo, kiến thức nền về ngôn ngữ. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể 
tìm hiểu chính xác hơn về “thái độ” của các nhóm đối tượng cụ thể. Một số nhân tố nhất định có thể ảnh 
hưởng đến việc học ngôn ngữ, trong đó tuổi tác được xem là nhân tố quan trọng (Meerleer, 2012). Do tuổi 
tác là nhân tố quan trọng nên nó thường được cân nhắc khi đánh giá về thái độ ngôn ngữ của nhóm đối 
tượng. Trong nghiên cứu này người tham gia thuộc cùng một nhóm tuổi (sinh viên năm 4 Trường Đại học 
Ngoại ngữ, Đại học Huế). Ngoài tuổi tác thì người dạy đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thái độ. 
Nghiên cứu của Mantle-Bromley (1995) cho thấy rằng thái độ của người học một ngôn ngữ trở nên kém 
tích cực hơn nếu thiếu đi nỗ lực đến từ người dạy. 
Nghiên cứu của Ladegaard (1998) cho thấy các giọng tiếng Anh bản ngữ “chuẩn” nhìn chung được 
yêu thích hơn các giọng bản ngữ “không chuẩn” và các giọng không bản ngữ. Theo Ladegaard (1998), các 
biến thể “chuẩn” thường được đánh giá cao về mặt “địa vị”, “năng lực” nhưng lại thường nằm ở vị trí thấp 
trên khía cạnh “thu hút xã hội”. Fuertes và các cộng sự (2002) nhấn mạnh rằng ngay cả những người nói 
tiếng Anh không chuẩn và không phải là người bản ngữ cũng đánh giá cao các giọng tiếng Anh “chuẩn”. 
Tuy nhiên họ lại có xu hướng đánh giá cao các giọng tiếng Anh gần giống họ về khía cạnh “sự gắn kết”. 
Các nghiên cứu về thái độ đối với người nói tiếng Anh bản ngữ cũng cho thấy người nói giọng “chuẩn” có 
xu hướng được đánh giá cao hơn người nói giọng nước ngoài, giọng “không chuẩn” và giọng mang đặc 
trưng vùng. Nghiên cứu trên quy mô lớn của Coupland và Bishop (2007) kết luận rằng các giọng “chuẩn” 
được đánh giá cao hơn về mặt “uy tín” và “thu hút” khi so sánh với các giọng “không chuẩn”. Tuy vậy, các 
tác giả cũng chỉ ra rằng người tham gia trẻ hơn ít có xu hướng đánh giá cao giọng tiếng Anh “chuẩn” về 
khía cạnh “uy tín”). Giới tính cũng đóng vai trò quan trọng đến thái độ của người tham gia. Các kết quả 
cho thấy phụ nữ có xu hướng đưa ra các đánh giá tích cực hơn so với đàn ông. 
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nghiên cứu mà Ladegaard và Sachdev (2008) thực hiện về 
thái độ và nhận thức của người học tiếng Anh như một ngoại ngữ ở Đan Mạch về giọng Anh-Anh và giọng 
Anh-Mỹ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng mặc dù khả năng tồn tại lâu dài của văn hóa Mỹ được người tham gia 
thừa nhận nhưng họ vẫn giành sự yêu thích cho giọng RP trên các khía cạnh quan trọng như “địa vị xã hội” 
và không có ý muốn chuyển sang giọng Anh-Mỹ (tr. 93). Nghiên cứu hai tác giả này dựa trên lý thuyết sức 
sống, giả thuyết cộng hưởng ngôn ngữ - văn hóa và giả thuyết khác biệt ngôn ngữ - văn hóa. 
Dựa trên “lý thuyết sức sống”, tiếng Anh của người Mỹ được xem là có sức sống cao và nó tồn tại 
một cách khách quan do vị thế là siêu cường kinh tế, có địa vị xã hội cao khi so với người nói giọng Anh-
Anh. Điều này dường như khiến cho tiếng Anh của người Mỹ trở nên thu hút hơn đối với các cộng đồng 
nói tiếng Anh mà những người tham gia trong nghiên cứu này của tôi là một ví dụ điển hình. Ladegaard 
and Sachdev (2008, tr. 15) cho rằng ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ một cách tích cực với nhau. Vì 
vậy, nếu người tham gia yêu thích hoặc chọn văn hóa Mỹ thay vì các nền văn hóa khác thì họ có xu hướng 
chọn giọng Anh-Mỹ để làm mục tiêu luyện tập phát âm cho mình. Ngược lại, trong một số trường hợp khác, 
hai nhà nghiên cứu ghi nhận hai nhân tố này không có bất kỳ mối liên hệ nào. Do đó hoàn toàn có thể xảy 
ra trường hợp một người thích một vài khía cạnh nào đó của văn hóa Mỹ nhưng lại không muốn phát âm 
theo giọng Anh. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Khách thể nghiên cứu 
Sinh viên năm 4 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế tham gia vào nghiên cứu này trong 
tổng số 65 sinh viên được phát phiếu điều tra. Các sinh viên năm 4 được lựa chọn bởi họ đã trải qua một 
quá trình học tiếng Anh ít nhất là 7 năm, do vậy có kiến thức cơ bản về các giọng Tiếng Anh. Hơn nữa, 
trong năm 2 và năm 3, họ được học các môn về văn hóa Anh, văn hóa Mỹ, văn học Anh, văn học Mỹ do 
vậy sẽ tạo thuận lợi hơn cho người nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa thái độ đối với văn hóa và thái độ 
đối với các giọng trong tiếng Anh. Vào thời điểm này, sinh viên đã có đủ điều kiện để nộp các học bổng 
trao đổi sang châu Âu vì thế nghiên cứu về các giọng tiếng Anh khác nhau sẽ tạo hứng thú cho họ. Các sinh 
viên được chọn thuộc cũng một nhóm tuổi (22 tuổi) để giảm thiểu các ảnh hưởng do chênh lệch tuổi tác lên 
thái độ của người tham gia. 
3.2. Phương tiện thu thập dữ liệu 
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi điều tra và các bài phỏng vấn để thu thập số liệu, qua đó trả lời các câu 
hỏi nghiên cứu. Bảng câu hỏi này được ứng dụng từ các câu hỏi trong nghiên cứu của Kim (2007) về “Thái 
độ của người trưởng thành tại Hàn Quốc với các giọng tiếng Anh”. Liên quan đến phương tiện để lấy số 
liệu thì phỏng vấn người tham gia một cách trực tiếp thường được xem là phương pháp đơn giản nhất để 
nghiên cứu về thái độ. Tuy nhiên vì người tham gia ý thức được họ đang được hỏi về điều gì nên lúc trả lời 
có thể không nói đúng thái độ của mình hoặc thay thay đổi thái độ (Meerleer, 2012). Các nhà khoa học 
khác như Santello (2010) lại cho rằng các cách thức tiếp cận trực tiếp là công cụ hữu ích hỗ trợ cho các 
phương pháp nghiên cứu khác. Do vậy để tận dụng được ưu điểm của cả hai phương pháp trên thì tác giả 
áp dụng đồng thời cả bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Đối với nghiên cứu này thì hình thức phát bảng 
hỏi được tiến hành trước phần phỏng vấn để tránh ảnh hưởng đến đánh giá của người tham gia. 
Bảng câu hỏi được phát trực tuyến với 3 phần ghi âm của 3 người nói (giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ và 
giọng tiếng Anh của người Việt). Trong nghiên cứu này giọng Anh-Anh là giọng ta thường nghe được trên 
BBC (gần với RP) và giọng Anh-Mỹ là giọng Mỹ phổ thông nhất (GA). Bảng hỏi được chia làm 3 phần. 
Phần 1 của bảng hỏi sử dụng “kỹ thuật lốt ngôn ngữ” và dựa trên các tiêu chí mà Edward (1999) đưa 
ra như: nhận thức về địa vị xã hội và năng lực; sự thông minh; sự tự tin; trình độ học vấn; sự thu hút xã hội; 
sự tin cậy; sự thân thiện; chất lượng ngôn ngữ của người nói; trôi chảy; dễ hiểu; và quen thuộc. Ba phần 
ghi âm này được trình bày bởi ba người khác nhau và được trích từ trang web  Trang 
web này chứa nhiều đoạn ghi âm các giọng khác nhau trong Tiếng Anh bao gồm cả tiểu sử của người nói, 
vì vậy nó cung cấp nguồn tư liệu phong phú cho các nhà nghiên cứu (Weinberger, 2007). Ba người nói là 
nam giới với độ tuổi trung bình là 35. Dưới đây là đoạn văn bản do ba người nói thực hiện. 
 Please call Stella. Ask her to bring these things with her from the store: Six spoons of fresh snow peas, 
five thick slabs of blue cheese, and maybe a snack for her brother Bob. We also need a small plastic snake 
and a big toy frog for the kids. She can scoop these things into three red bags, and we will go meet her 
Wednesday at the train station 
 Sau khi nghe các đoạn ghi âm, người tham gia đánh giá các giọng đó theo thang từ 1-5 (1 là đánh giá 
tích cực nhất). Phần 2 của bảng hỏi nhằm mục đích đánh giá định tính thái độ của sinh viên đối với người 
nói bản xứ và không bản xứ. Có 4 câu trong phần này, mỗi câu được thiết kế theo thang Likert 5 điểm (1 là 
hoàn toàn đồng ý và 5 là hoàn toàn không đồng ý). 
Phần 3 của bảng hỏi được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu sở thích văn hóa của sinh viên. Sau khi 
hoàn tất thí nghiệm ở phần 1 và 4 câu ở phần 2, người tham gia chuyển sang phần 3. Nguồn tư liệu ở phần 
này thu thập những thông tin liên quan đến nhân thân của người nói với tư cách là những đặc điểm xã hội 
có ảnh hưởng đến thái độ của họ như tuổi tác và giới tính. Ngoài ra phần còn lại được thiết kế với mục đích 
tìm hiểu giọng tiếng Anh nào người tham gia hướng đến khi họ nói tiếng Anh (các sự lựa chọn gồm giọng 
Anh-Anh, Anh-Mỹ hoặc những giọng khác và nền văn hóa của đất nước nói tiếng Anh nào mà họ yêu thích 
(nếu có)). “Văn hóa” ở đây đề cập đến các loại văn chương và văn hóa hình ảnh như phim truyền hình và 
phim tài liệu. Các mẫu khảo sát cũng được thí điểm trên 10 sinh viên tự nguyện. Bằng cách làm như vậy, 
cách bố trí của toàn bộ bảng câu hỏi và từ ngữ của một số câu hỏi đã được cải thiện đáng kể để tránh mơ 
hồ có thể có và có thể khiến người tham gia hiểu nhầm. Cuộc khảo sát thí điểm này đã cho thấy sự cần thiết 
phải thiết lập giám sát chặt chẽ và có hiểu biết nhất “quán” về các thuật ngữ để đảm bảo độ tin cậy của dữ 
liệu thu thập được. 
Để giúp cho các phân tích trở nên toàn diện hơn, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một 
số sinh viên. Các sinh viên đồng ý tham gia để lại email sau khi hoàn tất phần bảng hỏi. Có tổng cộng 10 sinh 
viên đồng ý tham gia phỏng vấn và 4 trong số đó đã từng đi học theo diện sinh viên trao đổi tại các nước châu 
Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Rumania theo chương trình học bổng Share và Merging Voices. 
Một sinh viên đi học ở Thái Lan. Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo dạng bán cấu trúc. Phỏng vấn 
bán cấu trúc được sử dụng rộng rãi như một dạng phỏng vấn với một cá nhân hoặc đôi khi ngay cả với một 
nhóm (Corbin, 2008). Các hướng dẫn phỏng vấn gồm mục đích phỏng vấn, thời gian, cách thức phỏng vấn, 
vấn đề bảo mật danh tính được thông báo trước đến người tham gia thông qua email để tối ưu hóa thời gian 
phỏng vấn cũng như giữ cho cuộc phỏng vấn tập trung vào nội dung mong muốn. Trong suốt thời gian phỏng 
vấn, người tham gia có thể dừng và xin rút lui ở bất cứ thời điểm nào mà họ muốn. Mặc dù các sinh viên đều 
là sinh viên năm 4 của Khoa Tiếng Anh, nhưng để tránh các khó khăn liên quan đến việc diễn đạt ngôn ngữ 
thì các câu hỏi đều bằng tiếng Việt. 
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 
Dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này là hai dữ liệu định lượng và định tính. Các mẫu kiểm tra 
t độc lập (independent t-test) giữa các cặp giọng được sử dụng để so sánh sự đánh giá của người tham gia 
với các giọng bản ngữ và không bản ngữ. Đối với các câu hỏi theo thang đo Likert, giá trị trung bình được 
tính toán bằng SPSS. Dữ liệu sau đó được lập biểu đồ để giúp cho quá trình trình bày, phân tích, tổng hợp 
dễ dàng hơn. 
Để phân tích dữ liệu định tính từ các cuộc phỏng vấn thì phương pháp phân tích nội dung được sử 
dụng. Câu trả lời của người tham gia cho các câu hỏi được mã hóa và phân tích theo chủ đề. Bên cạnh đó, 
những câu trả lời này cũng được tóm tắt hoặc trình bày dưới dạng trích dẫn trực tiếp khi cần thiết để cung 
cấp thêm thông tin cho bài nghiên cứu. 
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thai_do_cua_sinh_vien_nam_4_khoa_tieng_anh_truong.pdf
Tài liệu liên quan