Nghiên cứu chiến lược đọc hiểu của sinh viên Tiếng Anh không chuyên tại trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế

Tiếng Anh không chỉ là một phương tiện giao tiếp mà còn là chìa khóa để tiếp cận những thành tựu

mới nhất của khoa học và công nghệ. Vì vậy, số lượng người Việt Nam muốn có trình độ tiếng Anh tốt để

thỏa mãn các nhu cầu trong công việc cũng như cuộc sống ngày càng tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tiếng

Anh được dạy và học trong môi trường không phải tiếng mẹ đẻ nên kỹ năng đọc không những là một

phương tiện quan trọng để có được kiến thức mà còn là một phương tiện được sử dụng cho nhiều mục đích

khác nhau như: học hỏi, tìm hiểu hay giải trí. Bằng cách cải thiện khả năng đọc hiểu, người học cũng sẽ cải

thiện khả năng viết và nói của mình. Theo Carrell (1989), đối với nhiều sinh viên, đọc sách là kỹ năng quan

trọng nhất trong bốn kỹ năng học ngôn ngữ và được xem như là yếu tố cần thiết trong quá trình học tập

suốt đời. Sinh viên ngày nay không những cần lĩnh hội kiến thức và các lý thuyết từ các tài liệu đọc tiếng

Anh, mà còn phải đọc nhiều sách hoặc tạp chí bằng tiếng Anh để tiếp thu những kiến thức và thông tin mới.

Cải thiện năng lực đọc tiếng Anh sẽ rất cần thiết cho sinh viên phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác cũng

như việc lĩnh hội các kiến thức chuyên môn cần thiết.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên như loại văn bản, môi

trường trường đại học và môi trường xã hội, trí thông minh của sinh viên, động cơ học tập, hay các phương

pháp dạy học (Hsu, 2008), và một trong những nhân tố quan trọng là việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu

của sinh viên. DeMoulin và Loye (1999) cho rằng sự phòng ngừa tốt nhất cho các khó khăn về đọc hiểu là sự can thiệp sớm về các chiến lược, bởi vì độc giả của ngoại ngữ hai có thể “bù đắp cho sự thiếu hụt năng lực tiếng Anh bằng cách sử dụng các chiến lược tương tác, các kiến thức có sẵn, và nhận thức về sự lựa chọn các chiến lược của họ.”

Với tầm quan trọng đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá bản chất của việc đọc

cũng như các yếu tố góp phần vào việc đọc hiểu thành công như nghiên cứu của Zhang (2001), Mónos

(2004), và Typamas (2012) về mối liên hệ giữa nhận thức về chiến lược đọc và khả năng đọc. Các nghiên

*Email: htlongha@hueuni.edu.vncứu chỉ ra rằng nhận thức của người đọc về việc sử dụng các chiến lược đọc là một trong những nhân tố được nghiên cứu nhiều trong việc đọc của ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như ngôn ngữ thứ hai. Đọc là một quá trình xây dựng ý nghĩa tương tác tâm lý học, trong đó người đọc sử dụng vô số chiến lược để đạt được sự hiểu biết. Việc áp dụng các chiến lược đọc hiểu đã được chứng minh là mang lại kết quả tích cực trong việc nâng cao kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh.

pdf13 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chiến lược đọc hiểu của sinh viên Tiếng Anh không chuyên tại trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC ĐỌC HIỂU 
CỦA SINH VIÊN TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ 
Huỳnh Thị Long Hà*; Nguyễn Thị Phương Lan; 
Nguyễn Phạm Thanh Vân; Lê Thị Hồng Phương 
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Nhận bài: 18/09/2019; Hoàn thành phản biện: 30/10/2019; Duyệt đăng: 25/12/2019 
Tóm tắt: Đọc hiểu là một trong những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhất cần được phát triển ở người 
học ngôn ngữ, vì “người học có thể sử dụng tài liệu đọc như một nguồn đầu vào dễ hiểu” (Chastain, 
1988, tr. 216). Tuy nhiên, để việc đọc hiểu có hiệu quả, người học cần có những chiến lược đọc khác 
nhau cho những bài đọc khác nhau. Nghiên cứu này điều tra các chiến lược đọc được sử dụng bởi sinh 
viên tiếng Anh không chuyên bậc 2/6 và bậc 3/6 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế thông qua 
bảng khảo sát về các chiến lược đọc (SORS) của Mokhtari và Reichard (2002). Nhìn chung, cả hai nhóm 
đều sử dụng các chiến lược đọc hiểu ở mức độ trung bình. Nghiên cứu này cũng đưa ra một số gợi ý 
cho các giáo viên và sinh viên trong quá trình dạy và học kỹ năng đọc tiếng Anh. 
Từ khóa: Hiệu suất đọc, chiến lược đọc, trình độ tiếng Anh, sinh viên tiếng Anh không chuyên 
1. Mở đầu 
Tiếng Anh không chỉ là một phương tiện giao tiếp mà còn là chìa khóa để tiếp cận những thành tựu 
mới nhất của khoa học và công nghệ. Vì vậy, số lượng người Việt Nam muốn có trình độ tiếng Anh tốt để 
thỏa mãn các nhu cầu trong công việc cũng như cuộc sống ngày càng tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tiếng 
Anh được dạy và học trong môi trường không phải tiếng mẹ đẻ nên kỹ năng đọc không những là một 
phương tiện quan trọng để có được kiến thức mà còn là một phương tiện được sử dụng cho nhiều mục đích 
khác nhau như: học hỏi, tìm hiểu hay giải trí. Bằng cách cải thiện khả năng đọc hiểu, người học cũng sẽ cải 
thiện khả năng viết và nói của mình. Theo Carrell (1989), đối với nhiều sinh viên, đọc sách là kỹ năng quan 
trọng nhất trong bốn kỹ năng học ngôn ngữ và được xem như là yếu tố cần thiết trong quá trình học tập 
suốt đời. Sinh viên ngày nay không những cần lĩnh hội kiến thức và các lý thuyết từ các tài liệu đọc tiếng 
Anh, mà còn phải đọc nhiều sách hoặc tạp chí bằng tiếng Anh để tiếp thu những kiến thức và thông tin mới. 
Cải thiện năng lực đọc tiếng Anh sẽ rất cần thiết cho sinh viên phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác cũng 
như việc lĩnh hội các kiến thức chuyên môn cần thiết. 
 Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên như loại văn bản, môi 
trường trường đại học và môi trường xã hội, trí thông minh của sinh viên, động cơ học tập, hay các phương 
pháp dạy học (Hsu, 2008), và một trong những nhân tố quan trọng là việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu 
của sinh viên. DeMoulin và Loye (1999) cho rằng sự phòng ngừa tốt nhất cho các khó khăn về đọc hiểu là sự 
can thiệp sớm về các chiến lược, bởi vì độc giả của ngoại ngữ hai có thể “bù đắp cho sự thiếu hụt năng lực 
tiếng Anh bằng cách sử dụng các chiến lược tương tác, các kiến thức có sẵn, và nhận thức về sự lựa chọn các 
chiến lược của họ.” 
 Với tầm quan trọng đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá bản chất của việc đọc 
cũng như các yếu tố góp phần vào việc đọc hiểu thành công như nghiên cứu của Zhang (2001), Mónos 
(2004), và Typamas (2012) về mối liên hệ giữa nhận thức về chiến lược đọc và khả năng đọc. Các nghiên 
*Email: htlongha@hueuni.edu.vn 
cứu chỉ ra rằng nhận thức của người đọc về việc sử dụng các chiến lược đọc là một trong những nhân tố 
được nghiên cứu nhiều trong việc đọc của ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như ngôn ngữ thứ hai. Đọc là một quá 
trình xây dựng ý nghĩa tương tác tâm lý học, trong đó người đọc sử dụng vô số chiến lược để đạt được sự 
hiểu biết. Việc áp dụng các chiến lược đọc hiểu đã được chứng minh là mang lại kết quả tích cực trong việc 
nâng cao kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh. 
 Nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau đây: 
1. Những chiến lược đọc hiểu nào được sinh viên tiếng Anh không chuyên tại trường Đại học Ngoại Ngữ, 
Đại học Huế sử dụng trong quá trình đọc của mình và tần suất sử dụng các chiến lược đó như thế nào? 
2. Có sự khác biệt nào trong việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của sinh viên tiếng Anh không chuyên ở 
bậc 2/6 và 3/6? 
 Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu các chiến lược đọc hiểu được sử dụng bởi sinh viên các lớp 
tiếng Anh không chuyên bậc 2/6 và 3/6 tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế, đồng thời tìm hiểu sự 
khác nhau trong việc sử dụng các chiến lược này ở hai nhóm người học. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra 
một số khuyến nghị về cách hướng dẫn các chiến lược đọc. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Khái niệm “đọc” 
Thuật ngữ “đọc” được hiểu theo nhiều cách khác nhau bởi các học giả khác nhau. Anderson (1999) đã 
đưa ra định nghĩa về khái niệm “đọc” rằng “đọc là một quá trình chủ động, thành thạo liên quan đến người 
đọc và tài liệu đọc trong việc xây dựng ý nghĩa”. Đọc hiểu là một quá trình nhận thông tin từ bối cảnh và kết 
hợp các yếu tố khác nhau thành một tổng thể mới. Đó là một quá trình sử dụng kiến thức mà độc giả hiện có 
(schemata) để giải thích văn bản, để xây dựng ý nghĩa, là một quá trình nhận thức của người đọc để tìm ra ý 
nghĩa từ một văn bản. 
Aebersold và Field (1997) cho rằng đọc bao gồm ba yếu tố: người đọc, văn bản và sự tương tác giữa 
người đọc và văn bản. Ông nêu rõ “đọc là những gì sẽ xảy ra khi người đọc nhìn vào một văn bản và gán ý 
nghĩa cho những biểu tượng trong văn bản đó. Các văn bản và người đọc là hai thực thể vật chất cần thiết 
cho quá trình đọc diễn ra. Tuy nhiên, chính sự tương tác giữa văn bản và người đọc mới cấu thành nên ý 
nghĩa thực sự”. 
Tóm lại, đọc là quá trình xây dựng ý nghĩa thông qua sự tương tác giữa người đọc với các kiến thức 
hiện có, thông tin được đề xuất bởi ngôn ngữ viết và bối cảnh của người đọc. Theo Dubin (1982) đọc sách 
dường như là kỹ năng ngôn ngữ dễ đạt được nhất dành cho sinh viên ở những nước không nói tiếng Anh. 
2.2. Các chiến lược đọc 
 Brantmeior (2002, tr. 1) định nghĩa các chiến lược đọc là “các quá trình tri nhận mà người đọc sử 
dụng để hiểu điều họ đọc”. Các quá trình này có thể liên quan đến việc đọc lướt lấy ý chính, đọc lướt tìm ý 
chi tiết, phán đoán, nhận dạng các nhóm từ cùng gốc, dự đoán, vận dụng kiến thức hiểu biết chung, suy 
luận, tham chiếu và phân biệt các ý chính với các ý bổ trợ. Theo định nghĩa của O’Malley và Chamot 
(1990), các chiến lược đọc có thể được hiểu là “những suy nghĩ hoặc hành vi đặc biệt mà các cá nhân sử 
dụng để giúp họ hiểu, học và lưu giữ thông tin mới từ văn bản đọc”. 
 Chiến lược đọc được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Ví dụ, Carrell (1989) phân 36 chiến 
lược thành hai loại: chiến lược đọc cục bộ và chiến lược đọc tổng thể. Trong khi các chiến lược đọc cục bộ, 
còn được gọi là chiến lược từ dưới lên hoặc giải mã, đối phó với việc giải mã ý nghĩa, chiến lược đọc tổng 
thể có liên quan đến các kiểu đọc từ trên xuống, bao gồm cả việc đọc, sử dụng kiến thức nền và nhận thức 
về văn bản. 
 Rubin (1981) đã xác định hai nhóm chiến lược là gián tiếp và trực tiếp. Nhóm chiến lược trực tiếp 
gồm sáu chiến lược là phân loại / xác minh, giám sát, ghi nhớ, phán đoán/suy luận quy nạp, lập luận diễn 
dịch và thực hành. Còn hai chiến lược tạo cơ hội thực hành và thủ thuật trình bày thuộc nhóm chiến lược 
gián tiếp. Tuy nhiên, hạn chế của cách phân loại này không bao gồm các chiến lược xã hội và tình cảm. 
Bảng phân loại được xem là hữu ích nhất và được chấp nhận rộng rãi là bảng phân loại các chiến lược đọc 
của O’Malley và Chamot (1990) trong bảng phân loại của hai tác giả này, các chiến lược đọc có thể được 
phân loại thành 3 nhóm chính, bao gồm: các chiến lược siêu nhận thức, các chiến lược nhận thức và các 
chiến lược tình cảm/xã hội. 
Trong một nghiên cứu rất quan trọng của Anderson (1999), tác giả đã phát triển các chiến lược đọc 
dành cho đọc hiểu để giúp người đọc đọc thành công hơn, ông chia chúng thành hai nhóm, bao gồm chiến 
lược đọc nhận thức (tư duy) và chiến lược đọc siêu nhận thức. Các chiến lược nhận thức đã được coi là các 
quá trình tinh thần liên quan trực tiếp đến việc xử lý thông tin để học hỏi; bao gồm các chiến lược hiểu, 
chiến lược ghi nhớ, chiến lược truy xuất. Các chiến lược có chức năng giám sát hoặc điều chỉnh các chiến 
lược nhận thức được gọi là chiến lược siêu nhận thức. Nói cách khác, các chiến lược siêu nhận thức được 
sử dụng để lập kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh việc đọc khi nó xảy ra. 
Dựa vào các phân loại của Carrell (1989) và Anderson (1999), Mokhtari và Reichard (2002, tr. 4) 
phân loại các chiến lược đọc thành ba nhóm: chiến lược tổng thể, chiến lược giải quyết vấn đề và chiến 
lược hỗ trợ. Các chiến lược tổng thể, còn được gọi là chiến lược siêu nhận thức, được định nghĩa là các kỹ 
thuật được lên kế hoạch cẩn thận, theo kế hoạch cẩn thận, theo đó người học theo dõi hoặc quản lý việc đọc 
của họ. Các chiến lược này nhằm mục đích thiết lập giai đoạn để đọc, ví dụ, có một mục đích trong tâm trí 
để đọc, xem xét các đặc điểm văn bản trước khi đọc. Các chiến lược giải quyết vấn đề, còn được gọi là 
chiến lược nhận thức, được bản địa hóa và sử dụng khi gặp sự cố hay khi văn bản trở nên khó đọc, ví dụ, 
đọc lại và hiển thị thông tin trong văn bản. Chiến lược hỗ trợ là các công cụ hỗ trợ để hỗ trợ sự hiểu biết 
như sử dụng các tài liệu tham khảo bên ngoài và ghi chú. 
Nói tóm lại, các chiến lược đọc có thể được xem là hành động có chủ ý mà người đọc chủ động triển 
khai trong khi đọc để theo dõi quá trình đọc của chính họ và tránh những thất bại trong việc hiểu, và do đó, 
để hoàn thành nhiệm vụ đọc. Các chiến lược đọc đã được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, 
trong nghiên cứu hiện tại, sơ đồ phân loại của Mokhtari và Sheorey (2002) sẽ được sử dụng. 
2.3. Những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của sinh viên trong quá 
trình học ngoại ngữ 
Từ những năm 1970, đã có sự quan tâm ngày càng tăng trong nghiên cứu về kỹ năng đọc nói chung 
và độc giả sử dụng chiến lược nói riêng (Carrell, 1989). Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng hỗ trợ 
về mối tương quan tích cực giữa việc sử dụng chiến lược của người học ngôn ngữ và khả năng đọc của họ. 
Zhang (2001) nhận thấy rằng nhận thức về chiến lược và khả năng đọc có mối tương quan đáng kể. 
Trong nghiên cứu của mình, những người học tiếng Anh được cho là có hiệu quả đọc tốt hơn khi họ sử 
dụng các chiến lược khác nhau trong quá trình đọc của mình. Đặc biệt, những độc giả đã xem xét và sử 
dụng hiệu quả các manh mối theo ngữ cảnh đã đạt được mức độ hiểu cao hơn. Cụ thể, những người ghi 
điểm cao hơn trong nghiên cứu của Zhang (2001) đã chỉ ra nhận thức của họ về sự phù hợp của việc áp 
dụng các chiến lược đọc nhất định để giải quyết các khó khăn về đọc. Ví dụ: dịch sang tiếng mẹ đẻ và sử 
dụng từ điển để hiểu chi tiết về ý nghĩa có xu hướng tránh bởi những sinh viên với khả năng đọc cao hơn 
bởi vì họ biết rằng những kỹ thuật này sẽ có khả năng làm chậm tốc độ hiểu của họ. Các chiến lược như 
đọc lại, đoán ý nghĩa từ ngữ cảnh và hợp tác với văn bản được sử dụng thường xuyên hơn bởi độc giả có 
khả năng đọc tốt hơn. Do đó, Zhang đề nghị rằng đào tạo người đọc ngoại ngữ hai cách gọi các chiến lược 
phù hợp và sử dụng chúng hiệu quả để hoàn thành các nhiệm vụ đọc phải là một trong những vai trò quan 
trọng của giáo viên trong lớp. 
Zhang và Wu (2009) đã thực hiện các nghiên cứu để đưa ra cái nhìn tổng thể về nhận thức của sinh 
viên đại học và học sinh phổ thông tại Trung Quốc về các chiến lược đọc được sử dụng, nhằm đưa ra các 
gợi ý để phát triển các chương trình cải thiện kỹ năng đọc. Kết quả tiết lộ sinh viên nhận thức khá cao về 
tất cả các chiến lược trong khảo sát, với ưu tiên cho các chiến lược giải quyết vấn đề, tiếp theo là các chiến 
lược tổng thể và hỗ trợ. Các kết quả tương tự cũng được công nhận cho những người học tiếng Anh trưởng 
thành ở Thái Lan trong nghiên cứu của Typamas (2012). 
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cung cấp những quan sát có giá trị về sở thích của người học tiếng 
Anh như là ngoại ngữ hai về việc sử dụng các chiến lược đọc cá. Những người học tiếng Ấn Độ thường sử 
dụng các chiến lược liên quan đến trực quan hóa thông tin từ văn bản, đọc lại và điều chỉnh tốc độ đọc của 
họ. Mặt khác, họ hiếm khi nghĩ bằng cả tiếng Anh và thường dịch từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ 
(Madhumathi & Ghosh, 2012). Một cách khác biệt, các sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành (ESP) của 
Iran lại thể hiện sự ưu tiên cao hơn cho các chiến lược hỗ trợ như sử dụng tài liệu tham khảo, suy nghĩ bằng 
cả tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ và dịch thuật. Họ ít ưa thích các chiến lược như điều chỉnh tốc độ đọc, đọc to, 
đánh giá những gì được đọc, sử dụng hình ảnh và phân biệt giữa những gì nên đọc kỹ và những gì nên bỏ 
qua (Jafari & Ketabi, 2012). Sự đa dạng của các ưu tiên cho các loại chiến lược và chiến lược cá nhân cho 
thấy rằng các hành vi chiến lược của những người học tiếng Anh có thể khác nhau dưới ảnh hưởng của 
ngôn ngữ đầu tiên và nền tảng giáo dục và văn hóa của họ. 
Trong bối cảnh Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2007) đã tiến hành một nghiên cứu 
nhằm tìm hiểu các chiến lược nhận thức áp dụng trong đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên không chuyên 
ngữ. Nghiên cứu được thực hiện trên 180 sinh viên năm 1 không chuyên ngữ ở các trường đại học khác 
nhau tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt lớn về số lượng và tần suất sử 
dụng các chiến lược đọc hiểu giữa sinh viên có khả năng đọc hiểu tốt và sinh viên có khả năng đọc hiểu 
kém. Những sinh viên đọc hiểu tốt có xu hướng sử dụng nhiều, đa dạng hơn các chiến lược đọc hiểu so 
với những sinh viên đọc hiểu kém. Đồng thời, họ cũng sử dụng những chiến lược này một cách phù hợp 
và có hiệu quả hơn. Kết quả tương tự cũng đã được tìm ra trong nghiên cứu khác được tác giả thực hiện 
năm 2018. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện rằng cả hai nhóm sinh viên ESL và EFL Việt Nam 
đều sử dụng các chiến lược đọc hiểu giống nhau, nhưng lại có sự khác biệt trong thứ tự và mức độ thường 
xuyên của việc sử dụng các chiến lược đó; nhóm sinh viên ESL nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của 
những chiến lược này và thích sử dụng chúng trong quá trình đọc hiểu của mình. 
Đỗ Minh Hùng và Võ Phan Thu Ngân (2015) cũng phát hiện ra kết quả tương tự khi điều tra những 
chiến lược đọc hiểu được sử dụng bởi các sinh viên tiếng Anh năm 1 và năm 3 tại trường Đại học Đồng Tháp. 
Kết quả cho thấy hai nhóm ít nhiều sử dụng tất cả các chiến lược. Nhóm sinh viên năm 1 thường sử dụng các 
chiến lược đọc lướt lấy ý chính, đọc lướt lấy chi tiết, dịch, làm nổi bật, đặc biệt là hợp tác và tìm kiếm hỗ trợ. 
Trong khi đó, các sinh viên năm 3 không còn thường xuyên sử dụng chiến lược dịch thuật, xoay xở và làm 
nổi bật; thay vào đó họ tăng tần suất sử dụng các chiến lược phân tích, xây dựng, xác định mục đích và các 
chiến lược khác. Điều này nói lên rằng khi năng lực ngôn ngữ của sinh viên cao lên, họ có xu hướng sử dụng 
các chiến lược phức tạp hơn trong quá trình đọc. Nghiên cứu khuyến nghị rằng việc đào tạo chiến lược đọc 
nên được xem xét nhiều hơn bởi cả giáo viên và học sinh EFL để có thể kích hoạt và củng cố các công cụ 
chiến lược đọc này cho việc học trong hiện tại và tương lai của sinh viên. 
Gần đây nhất, vào năm 2018, Trần Thị Thu Hiền và Trần Thanh Phương đã tiến hành nghiên cứu 
việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong môn tiếng Anh cho sinh viên 
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thông qua việc dạy các chiến lược đọc hiểu cho 170 sinh viên năm 
thứ nhất hệ tiên tiến - chất lượng cao khoá 61 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các tác giả đã kết luận 
rằng việc áp dụng các chiến lược đọc góp phần phát triển khả năng đọc hiểu của sinh viên, giúp người đọc 
vượt qua những khó khăn khi tìm hiểu văn bản, do đó nâng cao khả năng hiểu văn bản ngoại ngữ của họ. 
Thông qua đó, giảng viên còn giúp họ trở thành những người học tự chủ, có khả năng giải thích, tích hợp, 
phê phán, suy luận, phân tích, kết nối và đánh giá ý tưởng trong các văn bản, nhờ đó, kĩ năng đọc hiểu của 
họ sẽ ngày càng phát triển. 
Những nghiên cứu trên đây đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các chiến lược đọc có mối tương quan tích 
cực với khả năng đọc hiểu tốt ở những sinh viên học tiếng Anh. Những người đọc giỏi và trưởng thành hơn 
có xu hướng sử dụng nhiều chiến lược hơn và có ý thức lựa chọn những chiến lược này theo loại nhiệm vụ 
đọc và độ khó của văn bản. Hơn nữa, họ giỏi hơn trong việc đánh giá sự thành công của việc sử dụng chiến 
lược của riêng họ. Mặt khác, những người đọc kém sử dụng một loạt các chiến lược nhỏ hơn, chủ yếu dựa 
vào các chiến lược cục bộ và theo cách kém hiệu quả hơn. 
Mặc dù vậy, vẫn còn rất ít nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu nhận thức và mức độ sử dụng các chiến 
lược đọc hiểu của sinh viên tiếng Anh không chuyên trong các lớp học tiếng Anh tại Việt Nam, cũng như 
điều tra sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược này đối với các sinh viên có năng lực tiếng Anh 
khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu những vấn đề nêu trên nhằm có 
những gợi ý giúp cải thiện việc học kỹ năng đọc tiếng Anh nói riêng và việc học tiếng Anh nói chung. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Khách thể nghiên cứu 
Để có được dữ liệu toàn diện và xác thực, hai nhóm lớp học đã được chọn ngẫu nhiên từ Trường Đại 
học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Tổng cộng có 80 sinh viên đã học tiếng Anh trong gần mười năm. Độ tuổi 
của những sinh viên này dao động từ 18 đến 22 tuổi. Những người tham gia được chia thành hai nhóm theo 
học phần họ đang theo học, một nhóm gồm 41 sinh viên đang theo học học phần A2 (tương đương với cấp 
độ 2/6 trong khung NLNN 6 bậc dành cho Việt Nam) và nhóm 39 sinh viên đang theo học học phần B1 
(tương đương với cấp độ 3/6 trong khung NLNN 6 bậc dành cho Việt Nam). Tất cả các sinh viên này đều 
đã học tiếng Anh từ 7 đến 9 năm theo chương trình tiếng Anh phổ thông. 
3.2. Công cụ nghiên cứu 
Để phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này, bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu. 
Bảng câu hỏi được tạo thành từ hai phần: phần đầu yêu cầu sinh viên cung cấp thông tin về tuổi, giới tính, 
chuyên ngành học thuật, v.v... để tìm hiểu về nền tảng của họ; phần thứ hai là bảng khảo sát các chiến lược 
đọc (Survey of Reading Strategies (SORS)) được phát triển bởi Mokhtari và Reichard (2002) để đo lường 
nhận thức và tần suất sử dụng các chiến lược đọc trong khi đọc tài liệu học tập. SORS đã được sử dụng 
rộng rãi ở các nước phương Tây và nó bao gồm nhóm chiến lược: 
Bảng 1. Các mục thuộc từng loại chiến lược đọc trong SORS 
Chiến lược đọc Tổng số câu hỏi Số câu hỏi 
Chiến lược tổng thể 13 S1, S3, S4, S6, S8, S12, S15, S17, S20, S21, S23, 
S24, S27 
Chiến lược giải quyết vấn đề 8 S7, S9, S11, S14, S16, S19, S25, S26 
Chiến lược hỗ trợ 9 S2, S5, S10, S13, S18, S22, S28, S29, S30 
Chiến lược đọc tổng thể (GLOB) bao gồm 13 mục "là những kỹ thuật có chủ đích, được lên kế hoạch 
cẩn thận, theo đó người học theo dõi hoặc quản lý việc đọc của họ", có mục đích trong tâm trí, xem trước 
bài kiểm tra về độ dài và tổ chức của nó. Ví dụ 1 minh họa một mục từ bảng khảo sát về danh mục chiến 
lược đọc tổng thể. 
Ví dụ 1: Tôi có một mục đích trong đầu khi tôi đọc 
Chiến lược giải quyết vấn đề (PROB) bao gồm 8 mục và "kỹ thuật tập trung, tập trung" (Mokhtari & 
Sheorey, 2002, tr. 4) mà người đọc sử dụng để giải quyết các vấn đề hiểu trong khi làm việc trực tiếp với 
văn bản, ví dụ, điều chỉnh tốc độ đọc khi tài liệu trở nên khó khăn hoặc dễ dàng, đoán nghĩa của các từ chưa 
biết và đọc lại văn bản. Ví dụ 2 cho thấy một mục khảo sát một mục từ bảng khảo sát về danh mục chiến 
lược giải quyết vấn đề. 
Ví dụ 2: Tôi cố gắng lấy lại phong độ khi tôi mất tập trung. 
Chiến lược hỗ trợ (SUP) bao gồm 9 mục và được định nghĩa là "các cơ chế hỗ trợ cơ bản nhằm hỗ 
trợ n

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chien_luoc_doc_hieu_cua_sinh_vien_tieng_anh_khong.pdf