Một số thủ thuật dạy ngoại ngữ lớp đông người

Là giáo viên dạy ngoại ngữ- một môn

học với những đặc thù riêng biệt của mình

nhưphải thực hành giao tiếp nhiều với sinh

viên, phải quán xuyến các hoạt động nói năng

(speaking activities) diễn ra giữa các nhóm

người học v.v chúng ta không khỏi không

quan tâm tới một điều tưởng chừng nhưnhỏ

nhặt đối với một số“chuyên gia” dạy lớp

đông các môn học khác trong trường ta như

môn Triết học, Kinh tếchính trị, Tin học, Đại

số, Giải tích, Vật lý đó là việc phải dạy một

lớp ngoại ngữ đông sinh viên. Trong bài báo

này, chúng tôi sẽ đềcập tới một sốthủthuật

dạy lớp học ngoại ngữ đông sinh viên.

pdf4 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thủ thuật dạy ngoại ngữ lớp đông người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học và thực hành các hoạt động giao tiếp vì cơ 
hội rất hạn chế. Do nhiều yếu tố khách quan 
cũng như chủ quan của các trường nên việcc 
chia lớp học ngoại ngữ thành các lớp nhỏ hơn 
 là điều khó có thể thực hiện được (do cơ sở 
vật chất còn hạn hẹp, do lực lượng giáo viên 
chưa đủ v.v…). Trở ngại này đã được hầu hết 
các giáo viên biết đến và bàn luận rất nhiều 
nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu. 
III. MỘT SỐ THỦ THUẬT ÁP DỤNG VỚI 
LỚP HỌC ĐÔNG NGƯỜI 
1. Nhận dạng và thuộc tên học sinh 
trong lớp 
Đối với một lớp học đông người, theo ý 
kiến chủ quan của chúng tôi, việc đầu tiên 
giáo viên phải làm là tìm cách nhớ tên hoặc ít 
nhất là có thể nhận dạng sinh viên một cách 
dễ dàng. Giáo viên có thể sử dụng một danh 
sách sinh viên có dán ảnh hoặc có thể yêu cầu 
sinh viên đặt trước mặt chỗ mình ngồi một 
mảnh bìa có ghi tên mình. Thuộc tên và nhận 
dạng được người học trong lớp giúp cho giáo 
viên điều khiển lớp một cách dễ dàng, đồng 
thời cũng biết được trình độ của từng người để 
có những yêu cầu phù hợp. Ví dụ, câu hỏi khó 
có thể dành cho sinh viên khá hơn, câu hỏi dễ 
dành cho sinh viên học yếu hơn. Khi tổ chức 
cho các sinh viên làm việc theo nhóm, theo 
cặp giáo viên có thể chủ động hơn khi xếp 
sinh viên sinh viên yếu và khá làm việc với 
nhau hoặc xếp các sinh viên có cùng trình độ 
thực hành với nhau. Thuộc tên và nhận dạng 
được học sinh trong lớp còn mang lại hiệu quả 
tích cực đối với tâm lý của người học vì thông 
thường khi được thầy, cô giáo gọi đúng tên 
mình, sinh viên sẽ cảm thấy họ được quan tâm 
hơn và có hứng thú học tập hơn. 
CB_CNT
T 
2. Tạo không khí học tập thoải mái 
thân thiện 
Theo các nhà sư phạm học và các nhà 
tâm lý học, để giúp người học đạt hiệu quả 
học tập cao, giáo viên nên tạo không khí thân 
mật, thoải mái trong giờ học chứ không nên 
gây căng thẳng, ức chế học viên. Luôn động 
viên kịp thời những tiến bộ của người học dù 
là nhỏ nhất, đặc biệt đối với những học sinh 
yếu, lớn tuổi. Tùy theo tiến trình và đặc điểm 
của giờ học mà giáo viên có thể quyết định 
nên sửa lỗi khi sinh viên mắc lỗi trong trong 
khi thực hành nói và nên sửa lỗi ra sao để 
không làm mất hứng thú của sinh viên và 
không tạo tâm lý sợ sai khi họ phát biểu. 
3. Sử dụng đồ dùng dạy học và sách 
giáo khoa 
Đây là cách làm truyền thống mà các 
giáo viên dạy ngoại ngữ thường sử dụng. Để 
có thể bao quát lớp thật tốt, giáo viên có thể 
chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp 
như bảng biểu, danh sách các động từ bất qui 
tắc (nếu bài học có liên quan đến phần này), 
các hình vẽ minh họa cho các hoạt động lời 
nói, cấu trúc câu đặc biệt, tranh ảnh, đồ vật 
được dùng như giáo cụ trực quan. Hơn thế 
nữa, chúng ta có thể chuẩn bị trước các bài 
khóa hoặc bài tập ngữ pháp có liên quan đến 
nội dung bài học hôm đó và cho học sinh làm 
tại lớp. Những biện pháp này đều có tác dụng 
trợ giúp giáo viên trong việc tổ chức tốt các 
hoạt động học tập và điều khiển việc học của 
sinh viên trong lớp vì họ được làm việc nhiều 
hơn nên hứng thú hơn trong việc tiếp thu bài 
giảng. 
4. Sử dụng các sinh viên khá trong lớp 
để trợ giảng 
Thông thường trong một lớp học trình độ 
của sinh viên không đồng đều, một số em học 
yếu hơn hoặc khá hơn các em khác. Giáo viên 
có thể sử dụng các học sinh khá, giỏi để hỗ trợ 
công việc giảng dạy của mình. Greel (1989) 
và Muhidin (1988) cho rằng người học thấy 
thoải mái hơn khi học nhóm cùng với người 
 khác có trình độ khá hơn mình vì không sợ bị 
mất thể diện khi mắc lỗi trong khi làm bài tập 
hoặc đặt câu hỏi. Để đạt được hiệu quả cao, 
thầy, cô giáo phải chuẩn bị và thảo luận trước 
với các sinh viên khá giỏi. Những sinh viên 
này có thể giảng giải lại vấn đề đó cho các 
sinh viên khác trong nhóm mình. 
5. Sử dụng bảng trong lớp học 
Lời khuyên hữu ích của các chuyên gia 
sư phạm đối với các giáo viên khi phải tiếp 
cận một lớp học đông người là cần phải có 
một bảng đen lớn kết hợp với các thủ pháp sử 
dụng bảng một cách có hiệu quả nhất. Cần 
viết bảng rõ ràng, chính xác và không nên xóa 
những điều giáo viên muốn nhấn mạnh và 
muốn học sinh ghi nhớ. Theo kinh nghiệm 
bản thân từ phía người dạy, chúng tôi nhận 
thấy, tốt nhất nên chia bảng thành hai phần: 
một phần dùng để viết những gì có thể xóa đi 
được và phần kia dành để ghi những gì giáo 
viên cần chốt lại cuối mỗi bài học mà sinh 
viên cần ghi nhớ. 
CNTT
_CB 
6. Thiết kế các bài tập tiết kiệm thời 
gian làm việc trên lớp của giáo viên 
Với một lớp đông sinh viên, nhiều giáo 
viên cảm thấy không đủ thời gian và điều kiện 
cần thiết để nắm rõ mọi hoạt động học tập của 
từng sinh viên trong cả lớp, nhất là việc chấm 
bài viết, bài tập của sinh viên. Tuy vậy, giáo 
viên dạy các lớp đông người vẫn có thể tìm 
được các dạng bài tập thích hợp cho sinh viên 
làm mà không đòi hỏi nhiều thời gian chữa và 
chấm bài. Chúng ta có thể thiết kế các tài liệu 
học được “chương trình hóa” như bài tập thay 
thế, chuyển đổi, điền từ vào chỗ trống (câu 
đơn lẻ hoặc một đoạn văn ngắn). Viết chính tả 
là một dạng bài tập khác dễ thực hiện: Giáo 
viên gọi học sinh lên bảng viết chính tả, các 
học sinh khác nghe đọc và viết vào vở của 
mình. Sau đó giáo viên yêu cầu các sinh viên 
khác trong lớp xem xét bài viết trên bảng và 
cùng chữa lỗi với giáo viên, cuối cùng cả lớp 
so sánh bài viết của mình với bài viết đã được 
chữa đúng trên bảng. 
7. Phân chia sinh viên làm việc theo 
nhóm nhỏ 
Trong những năm gần đây, việc chia lớp 
học thành các nhóm nhỏ (group work) hoặc 
thành các cặp (pair work) đã và đang được 
nhiều thầy cô giáo áp dụng khi phải tiếp cận 
một lớp đông sinh viên. Doff (1988) trong 
“Teaching English – a Training Course for 
teachers” đã đề cập tới bốn lợi ích của hoạt 
động theo nhóm, cặp là: Học sinh được thực 
hành nhiều hơn, học sinh bị cuốn hút vào hoạt 
động học nhiều hơn, học sinh cảm thấy an 
toàn hơn, học sinh có thể giúp đỡ nhau trong 
khi học. 
 Để thực hiện được các hoạt động theo 
nhóm, cặp một cách có hiệu quả giáo viên cần 
lưu ý một số điểm sau, nhất là trong môi 
trường không chuyên ngữ như ở trường ta: 
* Cần lưu ý khả năng có thể xảy ra là một 
vài thành viên có thể nói nhiều hơn các thành 
viên khác, khiến cho sinh viên khác không có 
cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập 
(như giải quyết tình huống, điền từ, chia động 
từ…). Để khắc phục tình trạng này, giáo viên 
nên thay đổi các thành viên trong nhóm, cặp 
và cần có hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ cần làm 
cho mỗi thành viên. 
* Một vấn đề khác cũng có thể nảy sinh, 
đó là việc sinh viên có thể mắc lỗi (làm bài 
sai) và giáo viên không kịp thời kiểm soát 
được ngôn ngữ họ sử dụng trong nhóm, cặp 
(Doff, 1988:14). Giáo viên có thể hạn chế việc 
mắc lỗi của sinh viên bằng cách: cho sinh viên 
 thời gian chuẩn bị, giáo viên làm việc với cả 
lớp trước bằng cách hướng dẫn một vài cá 
nhân làm mẫu sau đó cho thực hành lại, cũng 
có thể cho nhóm, cặp làm việc trước sau đó 
chữa mẫu. 
* Chia nhóm, cặp theo nhiều cách: các 
sinh viên thich làm việc với nhau, nhóm cùng 
sở thích, cùng giới hoặc tương đối đồng nhất 
về trình độ. Có thể chia nhóm các sinh viên có 
trình độ không đồng đếu (khá kèm yếu…), 
chia nhóm, cặp một cách ngẫu nhiên (ví du: 
theo từng dãy bàn trong lớp) và thường xuyên 
thay đổi các thành viên trong nhóm để sinh 
viên có cơ hội làm việc với các bạn học khác 
nhau. Mỗi cách chia đều có những ưu điểm, 
nhược điểm nhất định và điều căn bản là phải 
có cách điều khiển các hoạt động này sao cho 
có hiệu quả. 
* Sau khi lớp được chia thành nhóm nhỏ, 
mỗi nhóm nên chọn một thành viên làm 
“người lãnh đạo nhóm”. Sinh viên này có 
trách nhiệm đối với việc truyền đạt các thông 
tin trong nhóm cho giáo viên hoặc cho cả lớp, 
giám sát hoạt động của nhóm như khống chế 
việc sử dụng tiếng mẹ để, khuyến khích các 
thành viên làm việc tích cực vào bài tập đang 
được giao. 
CB_CNT
T 
* Một điểm cần lưu ý trước khi cho sinh 
viên tiến hành làm việc theo nhóm, cặp, giáo 
viên phải có hướng dẫn cụ thể như khi nào bắt 
đầu, cần phải làm gì, khi nào kết thúc. 
Rất nhiều hoạt động học có thể thực hiện 
theo hình thức này để phát triển các kỹ năng 
cũng như khả năng nắm bắt các thành tố ngôn 
ngữ. Giáo viên có thể cho sinh viên luyện các 
mẫu câu, các bài tập thay thế, điền từ, viết lại 
mẫu câu. Sinh viên có thể thực hành các bài 
hội thoại ngắn, đóng vai trong các tình huống. 
Học theo cặp, nhóm có thể giúp phát triển kỹ 
năng đọc của sinh viên. Sinh viên có thể cùng 
nhau nhận dạng các từ khó, cố gắng tìm hiểu, 
đoán nghĩa của chúng hoặc giảng giải cho 
nhau, cùng nhau thảo luận tìm ra câu trả lời 
cho các câu hỏi của bài học. 
III. KẾT LUẬN 
Trên đây chỉ là một số biện pháp mà 
chúng ta - những giáo viên giảng dạy ngoại 
ngữ có thể cân nhắc và đưa vào sử dụng với 
lớp học ngoại ngữ đông sinh viên ở Viêt nam. 
Mặc dù những kỹ xảo này chưa phải là đầy đủ 
và hoàn hảo, phù hợp với mọi tình huống, môi 
trường giảng dạy không chuyên ngữ như 
trường Đại học Giao thông vận tải, song 
chúng tôi thiết nghĩ mỗi thủ thuật dạy học đều 
có những điểm mạnh, điểm yếu và đều có thể 
tùy hoàn cảnh mà sử dụng sao cho có hiệu 
quả. Mặt khác mỗi giáo viên dạy ngoại ngữ 
phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra một thủ pháp 
sư phạm thích hợp với từng đối tượng sinh 
viên mà họ giảng dạy để đạt kết quả cao nhất. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Doff, A. (1988). Teach English - A training 
Course for teachers. Cambridge: Cambridge 
University Press. 
[2]. Long, M.H. & Porter, P. (1985). Group Work 
Interlanguage talk and Second language 
Acquisition, TESOL Quarterly. 
[3]. Muhidin, Drs Tatrang Setia. (1988). Writing 
Paragraph and Essays. Through Models and 
Exerises. 
[4]. Ur, P. (1996). A Course in Language teaching. 
Cambridge: Cambridge University Press. 
[5]. Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Bong (1998). Kỹ 
thuật dạy lớp đông. Đại học ngoại ngữ- Đại học 
Quốc gia Hà nội♦ 

File đính kèm:

  • pdf08_2010_1226_day_nn_dn_6801.pdf
Tài liệu liên quan