Một số lưu ý với kĩ năng viết
Tạo nguồn cảm hứng với môn Viết: trước khi tuân theo cấu trúc phức tạp của một
bài luận mang tính học thuật cao, bạn hãy bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như
viết về những chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày (thói quen, sở thích, các sự
kiện đã qua, ). Hình thức này giống như lưu giữ một cuốn nhật kí. Ban đầu khi
đọc lại bạn sẽ thấy giọng văn của bạn sẽ hơi “ngây ngô” với khá nhiều lỗi về ngữ
pháp cũng như cách dùng từ
Một số lưu ý với kĩ năng viết Tạo nguồn cảm hứng với môn Viết: trước khi tuân theo cấu trúc phức tạp của một bài luận mang tính học thuật cao, bạn hãy bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như viết về những chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày (thói quen, sở thích, các sự kiện đã qua, ). Hình thức này giống như lưu giữ một cuốn nhật kí. Ban đầu khi đọc lại bạn sẽ thấy giọng văn của bạn sẽ hơi “ngây ngô” với khá nhiều lỗi về ngữ pháp cũng như cách dùng từ. Rất nhiều học viên cho rằng viết là kĩ năng khó và mất nhiều thời gian để cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu bạn có các chiến lược và cách tiếp cận đúng hướng thì môn viết thực sự không phải là môn học khó nhằn như bạn nghĩ. Tạo nguồn cảm hứng với môn Viết: trước khi tuân theo cấu trúc phức tạp của một bài luận mang tính học thuật cao, bạn hãy bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như viết về những chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày (thói quen, sở thích, các sự kiện đã qua, ). Hình thức này giống như lưu giữ một cuốn nhật kí. Ban đầu khi đọc lại bạn sẽ thấy giọng văn của bạn sẽ hơi “ngây ngô” với khá nhiều lỗi về ngữ pháp cũng như cách dùng từ. Nhưng cái mà bạn thu được là sự tiến bộ theo thời gian. Ít nhất thì bạn cũng đã quen với thói quen viết về một vấn đề gì đó. Tập phát triển các ý tưởng cho bài viết: đây là một bước quan trọng, đặc biệt là đối với học sinh ở trình độ thấp với vốn từ vựng và ngữ pháp hạn chế, ảnh hưởng đến việc phát triển ý tưởng cho bài viết. Học viên trình độ này thường không có bất cứ ý tưởng nào cho bài viết hoặc có ý tưởng mà không có đủ vốn từ để diễn đạt. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tự chủ động phát triển các ý tưởng khi sử dụng các sơ đồ phát triển ý tưởng, còn gọi là bản đồ tu duy (mindmapping), hoặc đơn giản là làm việc theo cặp hoặc theo nhóm với bạn để cùng phát triển ý tưởng cho một chủ đề bài luận. Tập tư duy bằng tiếng Anh: một trong những lỗi dễ nhận thấy ở bài luận của là word-by-word translation (dịch bám từ). Điều này là do khi viết bằng tiếng Anh, học sinh thường có thói quen nghĩ bằng tiếng Việt trước sau đó mới dịch sang tiếng Anh, trong khi trật tự từ của tiếng Anh và tiếng Việt lại không tương đương, khiến cho câu văn tiếng Anh trở nên vụng về. Chính vì thế bạn nên hình thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh. Cùng một tình huống, thay vì dùng tiếng Việt để giải thích, bạn nên cố gắng biểu hiện ý kiến bằng tiếng Anh. Ban đầu bạn sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt nhưng sẽ tiến bộ nếu luyện tập thường xuyên. Đọc các bài viết tham khảo: một trong những cách cải thiện kĩ năng viết là đọc các bài viết mẫu để tham khảo (sample writing). Các bài mẫu này sẽ giúp cho việc tự định hình cấu trúc của bài viết, cách dùng từ, và các yếu tố cần thiết khác của một bài viết. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài viết trên các trang web luyện thi TOEFL iBT trên mạng. Kiểm tra lại bài viết (revise): khi luyện viết bài luận, bước không thể bỏ qua là kiểm tra lại bài luận để giảm thiểu các lỗi ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc, tổ chức ý tưởng, . Một điều dễ nhận thấy là mỗi học sinh sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại các lỗi sai. Chính vì vậy, bạn cần tự lập ra một danh sách các loại lỗi sai mà mình hay mắc phải (checklist), để có thể áp dụng cho việc chỉnh sửa bài viết của mình một cách hiệu quả. Một điều cần lưu ý là bạn phải biến bước kiểm tra lại bài viết thành một thói quen khi viết bài. Trên đây là một số lời khuyên cho việc học môn viết. Mỗi cách đều có tác dụng ở một khía cạnh nhất định nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là tự tạo cảm hứng cho mình đối với môn học. Vì chỉ khi đó bạn mới thực sự tự tin và tạo ra các bài viết có chất lượng.
File đính kèm:
- doc125_5236.pdf