Một số lỗi thường gặp của học sinh, sinh viên khi học Tiếng Anh

Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa

học, công nghệ và hội nhập toàn cầu trong

thời đại mới, nhu cầu học ngoại ngữ, đặc

biệt là tiếng Anh ở nước ta ngày càng cao.

Tiếng Anh không chỉ là môn học chính thức

mà còn là môn học bắt buộc được quan tâm

hàng đầu đối với học sinh, sinh viên ở các

cấp học. Việc dạy và học tiếng Anh không

những trang bị cho sinh viên những kiến

thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho họ

khả năng nghe nói tốt.

Trong quá trình dạy tiếng Anh, chúng

tôi nhận thấy rằng học sinh, sinh viên đã mắc

phải nhiều lỗi sau đây khi học và sử dụng

Tiếng Anh là do các nguyên nhân sau đây.

- Tiếng Anh khác với tiếng mẹ đẻ

(tiếng Việt).

- Học sinh, sinh viên không hiểu quy

tắc dùng.

- Có những ngoại lệ so với quy tắc.

- Học sinh sinh viên không biết vì thế

tự phỏng đoán

pdf5 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số lỗi thường gặp của học sinh, sinh viên khi học Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 122 
MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN 
KHI HỌC TIẾNG ANH 
 ThS. Nguyễn Thị Kim Cúc 
 Trung tâm Ngoại ngữ tin học, trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả tập trung nghiên cứu về một số lỗi học sinh, sinh viên hay 
mắc khi học tiếng Anh và đồng thời đưa ra một số trường hợp cụ thể mà học sinh, sinh viên hay 
nhầm lẫn về lỗi phát âm, văn phạm khi nói và viết với mục đích giúp học sinh, sinh viên có thể 
tránh được một số lỗi thường gặp này trong quá trình học tiếng Anh, nâng cao hiệu quả dạy và 
học tiếng Anh cho học sinh, sinh viên. 
Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa 
học, công nghệ và hội nhập toàn cầu trong 
thời đại mới, nhu cầu học ngoại ngữ, đặc 
biệt là tiếng Anh ở nước ta ngày càng cao. 
Tiếng Anh không chỉ là môn học chính thức 
mà còn là môn học bắt buộc được quan tâm 
hàng đầu đối với học sinh, sinh viên ở các 
cấp học. Việc dạy và học tiếng Anh không 
những trang bị cho sinh viên những kiến 
thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho họ 
khả năng nghe nói tốt. 
Trong quá trình dạy tiếng Anh, chúng 
tôi nhận thấy rằng học sinh, sinh viên đã mắc 
phải nhiều lỗi sau đây khi học và sử dụng 
Tiếng Anh là do các nguyên nhân sau đây. 
- Tiếng Anh khác với tiếng mẹ đẻ 
(tiếng Việt). 
- Học sinh, sinh viên không hiểu quy 
tắc dùng. 
- Có những ngoại lệ so với quy tắc. 
- Học sinh sinh viên không biết vì thế 
tự phỏng đoán. 
 Các lỗi này không chỉ là các lỗi phát 
âm, dùng từ mà còn là lỗi về văn phạm mắc 
phải khi nói hoặc khi viết Trong phạm vi 
bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những 
lỗi mà sinh viên thường dùng sai hoặc nhầm 
lẫn khi sử dụng một số từ, âm, hoặc cụm từ 
thông dụng. 
1. Khi giao tiếp đa số học sinh, sinh viên 
không chú ý đến cách đọc các âm được viết 
bằng chữ “s” ở cuối các danh từ số nhiều và 
động từ ở thì hiện tại đơn ngôi thứ 3 số ít. 
Học sinh, sinh viên thường “nuốt” âm, 
không đọc hoặc đọc sai. Chẳng hạn chữ “s” 
âm vị phụ âm hữu thanh hoặc nguyên âm, lẽ 
ra phải đọc là /z/ nhưng thường bị đọc sai là 
/s/. (Sau đây, những cách đọc sai được đánh 
dấu *) 
Ví dụ: bars / ba:z -> * / ba:s/ 
 tables / teiblz/ -> * / teibls/ 
 lives /livz/ -> * / livs/ 
2. Một trong những lỗi điển hình nữa đó là 
lỗi cách đọc các động từ có đuôi (vĩ tố) “–
ed” xuất hiện ở các từ biến đổi theo quy tắc 
ở thì quá khứ đơn, phân từ quá khứ các thì 
hoàn thành và cấu trúc câu bị động. Chẳng 
hạn, theo quy tắc đọc của Tiếng Anh thì các 
động từ có tận cùng là âm vị phụ âm /t/, /d/ 
thì “ed” mới đọc là /id/ 
 Ví dụ: united / junaitid/ 
 divided/ divaidid/ 
Do không nắm vững quy tắc 
này nên nhiều học sinh, sinh viên đọc cả 
những động từ khác với đuôi /id/ 
Ví dụ: liked / laikt/ -> */ laikid/ 
 miss / mist/ -> * / misid/ 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 123 
3. Trong tiếng Việt, quan hệ giữa các thành 
tố cấu tạo âm tiết rất chặc chẽ các âm cuối từ 
thường là âm đóng. 
Ví dụ: Người học thường áp đặt cách 
phát âm của tiếng mẹ đẻ vào tiếng Anh và 
thường đọc sai, hoặc khi nói thường nuốt âm 
vị phụ âm cuối. 
Ví dụ: Có các từ khác nhau như sau: 
 five / faiv/ 
 find /faind/ 
 fine/ fain/ 
Học sinh, sinh viên đều đọc là */ fai/ , 
không có phụ âm cuối. 
4. Một số lỗi phổ biến mà học sinh, sinh viên 
hay mắc đó là khi sử dụng danh từ ghép. 
Trong tiếng Anh danh từ có thể có chức 
năng như tính từ khi chúng xuất hiện trước 
một danh từ khác “a wood table (một cái bàn 
gỗ), a gold ring (một chiếc nhẫn vàng), a 
history teacher (một giáo viên lịch sử)” 
Những danh từ này theo quy tắc luôn ở số ít, 
kể cả khi chúng giải thích cho danh từ ở số 
nhiều. 
 Ví dụ: Khi muốn nói “Đây là đôi 
giày có giá 50 đô la.” 
Ta nói: These are fifty dollar shoes. 
 Không nói: These are fifty dollars 
jeans. 
Khi muốn nói “ Hầu hết trẻ con đều 
thích nghe chuyện ma.” 
Ta nói: Most children like listening to 
ghost stories. 
Không nói: 
Most children like listening to ghosts stories. 
Nhưng học sinh, sinh viên thường để 
các danh từ này ở số nhiều. Sở dĩ mắc lỗi 
này là do họ không được biết là có những 
trường hợp ngoại lệ như (sports car) hoặc có 
những danh từ có vĩ tố /-s/ giống như vĩ tố 
của danh từ số nhiều. 
 (economics university, news report) 
hoặc trong tiếng Anh còn có cách sử dụng 
như sau: 
-Cụm danh từ (số ít hoặc số nhiều)+ 
time 
Ví dụ: They are going to have a test in 
a few days’ time (Họ sẽ có bài kiểm tra trong 
một vài ngày tới.) 
-Sở hữu cách của các danh từ số nhiều 
Ví dụ: The girls’ room is over there. 
 (Phòng con gái ở đằng kia.) 
5. Một điều đáng chú ý khi sử dụng mạo từ 
không xác định (indefinite article) đôi khi 
cũng khiến người học nhầm lẫn. Theo quy 
tắc chúng ta dùng mạo từ “a” trước những 
danh từ bắt đầu bằng một âm vị phụ âm và 
dùng “an” trước danh từ bắt đầu bằng một 
âm vị nguyên âm. Có những trường hợp 
người học không xác định danh từ đó bắt 
đầu bằng một bán nguyên âm và dùng nó 
như một nguyên âm. 
Ví dụ: Chúng ta phải nói “a 
university” chứ không nói “ an university” 
 Vì chữ cái đầu “u” của từ 
“university” không biểu thị nguyên âm mà là 
bán nguyên âm /j/ và nó hành chức như một 
phụ âm. Để sử dụng mạo từ này, chúng ta 
phải xét đến cách phát âm của danh từ đi sau 
nó có chữ cái đầu tiên là nguyên âm hay phụ 
âm (hoặc bán nguyên âm, hoặc có thể là phụ 
âm nhưng phụ âm câm (mute), không đọc. 
Ví dụ: a European man, a young 
man, an hour, an honest person 
Các phụ âm /h/ trong các từ “hour”, 
“honest” là các phụ âm “câm” nên các từ 
này được coi là bắt đầu bằng các âm vị 
nguyên âm. 
6. Người học cũng gặp khó khăn trong việc 
sử dụng các giới từ chỉ cách thức hành động. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 124 
Trong tiếng Anh, người ta có thể dùng một 
số giới từ như “by, in, with” để chỉ phương 
tiện, cách thức hành động, trong khi đó trong 
tiếng Việt chúng ta chủ yếu quen dùng từ “ 
bằng” – tương đương với từ “by” trong tiếng 
Anh. Chính vì vậy mà hầu hết các trường 
hợp chuyển dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng 
Anh người học hay thường mắc lỗi (thường 
chỉ dùng từ “by”) 
Ví dụ:-He often contacts her by letter. 
 (Anh ta thường liên lạc với cô ta 
bằng thư.) 
- She earns our living by singing. 
 (Cô ta kiếm sống bằng ca hát.) 
- The letter was written in English. 
 (Bức thư được viết bằng tiếng Anh.) 
- You can pay in cash 
 (Bạn có thể trả bằng tiền mặt.) 
- We can cut the cake with a knife. 
(Chúng ta có thể cắt bánh bằng một 
con dao.) 
- We can see it with a microscope. 
(Chúng ta có thể nhìn thấy nó bằng 
kính hiển vi.) 
 - This table is made of wood. 
(Cái bàn này được làm bằng gỗ.) 
7. Việc sử cụm từ như “made of” và “made 
from”(được làm bằng) cũng khiến cho người 
học gặp nhiều khó khăn trong phân biệt việc 
chọn từ. 
- “made of”: làm bằng (vật liệu dùng 
để làm vật đó không thay đổi nhiều so với 
sản phẩm làm ra, nhìn vào sản phẩm thấy 
luôn được vật liệu làm ra nó.) 
- “made from”: làm bằng (vật liệu 
dùng để làm vật đó đã được chế biến và 
không còn nhìn thấy vật liệu đó nữa) 
Ví dụ: Khi muốn nói: “Cái bàn này 
làm bằng gỗ” 
Ta nói: This hand bag is made of 
wood. 
Nhưng khi muốn nói: “Bánh mì được 
làm bằng lúa mì” 
Ta nói: Bread is made from wheat. 
8. Một điều đáng chú ý nữa là trật tự câu trần 
thuật thông thường trong tiếng Anh là: 
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ/ tân ngữ 
+ trạng ngữ 
Ví dụ: He speaks English well 
Ở đây chúng tôi muốn lưu ý nhất là 
trật tự của động từ và trạng từ: Động từ 
thường đứng trước trạng từ nhất là trạng từ 
chỉ cách thức hành động). Nhưng trong cấu 
trúc bị động thường có trật tự như sau: 
Chủ ngữ + trợ động từ + trạng ngữ + 
động từ (được chia ở quá khứ phân từ) 
Vì trong cấu trúc bị động, điều quan 
tâm chính của người nói là động từ. 
 Ví dụ: - English is widely used. 
 (Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.) 
9. Động từ “hear” và “listen” cùng có nghĩa 
là “nghe” trong tiếng Việt. Khi sử dụng 
người học thường khó phân biệt rõ sự khác 
nhau về ý nghĩa và cách sử dụng riêng của 
mỗi từ nên dễ nhầm lẫn khi sử dụng chúng. 
 Về ý nghĩa 
 “hear”: nghe thoáng qua (“to be 
aware of sounds with ears” – nghe mà chưa 
có sự chuẩn bị và chủ tâm trước khi nghe) 
 Ví dụ: - We can’t hear very well. 
 (Chúng tôi không thể nghe rõ lắm) 
 - We could hear him talking. (Chúng 
tôi có thể nghe thấy anh ta nói chuyện) 
“listen”: nghe chú ý và có chủ tâm, ai 
đó, cái gì vừa mới được nghe thấy (“to pay 
attention to somebody / something that you 
can hear”) 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 125 
 Ví dụ:- We listen to the teacher 
carefully. (Chúng tôi chăm chú lắng nghe 
thầy giáo) 
Về cách dùng 
“hear” không được dùng trong các 
thời tiếp diễn. 
Ví dụ: He has been heard to go aboard 
with his girlfriend. (Nghe đồn cô ta đã nước 
ngoài với cô bạn gái.) 
 “listen” có thể được dùng trong các 
thời tiếp diễn. 
 Ví dụ: We are listening to an English 
song at the moment. ( Bây giờ chúng tôi 
đang nghe một bài hát tiếng Anh) 
 “listen” được dùng để lưu ý mọi 
người một điều gì đó. 
 Ví dụ: Listen! someone is knocking at 
the door.( Nghe này! có ai đó đang gõ cửa.) 
“listen” thường đi với giới từ “to” 
Ví dụ: He often listens to music in his 
free time. (Anh ta thường nghe nhạc trong 
thời gian rảnh) 
10. Đa số người học ít phân biệt việc sử 
dụng “everyday” (hằng ngày) và “every 
day” (mỗi ngày) vì nghĩa của chúng gần như 
tương đương nhau. 
Everyday viết liền một từ, mô tả cuộc 
sống bình thường và những công việc thông 
thường mỗi ngày trong cuộc sống của chúng 
ta. Không có gì đặc biệt thú vị hay bất 
thường. Đây là tính từ dùng trước danh từ. 
Ví dụ: We must return to everyday 
life, forget tragedies and love-affairs. 
(Chúng ta phải trở lại cuộc sống hàng ngày, 
quên đi những bi kịch và những cuộc tình.) 
- Children’s language develops with 
everyday talk. ( Ngôn ngữ của trẻ con phát 
triển qua việc nói chuyện hằng ngày.) 
- Nếu chuyện gì xảy ra mỗi ngày 
(every day) viết rời hai từ tức mỗi tuần nó 
xảy ra bảy ngày. Đây là cụm trạng từ hơn là 
tính từ. 
Ví dụ: Mary and Peter talk on the 
phone every day. (Mary và tôi nói chuyện 
qua điện thoại mỗi ngày.) 
11. Người học cũng thường nhầm lẫn trong 
việc biểu thị sự đồng tình với lời nói khẳng 
định hay phủ định. 
Khi người bạn của bạn nói: “I like 
cats”. Bạn đáp lại: “Me too”. 
Khi người bạn của bạn nói “I don’t 
like cat” Bạn đáp lại “Me neither” (hoặc“I 
don’t, either” hoặc “Neither do I”) 
Khi một người dùng dạng phủ định để 
nói có nghĩa là động từ chính có dùng 
“NOT” và bạn cũng đồng tình với ý kiến đó, 
bạn phải nói “Me neither”. 
Ngược lại lưu ý khi một người bạn 
nói: “I dislike cats” bạn phải đáp lại “Me 
too” (hoặc “I dislike cats, too”) 
Ở đây người học thường tự suy luận 
theo cách của họ rằng “dislike” có nghĩa là 
“don’t like” nên thường đáp lại “Me neither” 
là không đúng. Mặc dù ví dụ này cũng diễn 
tả ý như ví dụ trên nhưng động từ chính của 
câu “I dislike cats” không dùng “NOT”. 
12. Cả hai đều là danh từ nhưng khi nào thì 
dùng “person” khi nào dùng “people”? 
Trước hết là danh từ số ít và số nhiều 
trong tiếng Anh phần lớn các danh từ số ít 
được tạo thành danh từ số nhiều bằng cách 
thêm “-s” vào cuối danh từ. 
Ví dụ: a boy -> 2 boys 
 a student-> many students 
Nhưng một số danh từ có dạng số 
nhiều bất quy tắc 
Ví dụ: a child -> children 
 a person -> 2 people 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 126 
 “person” cũng được dùng trong một 
cụm từ có chức năng như một tính từ bổ 
nghĩa cho danh từ sau nó để tạo thành một 
cụm danh từ. Trường hợp này không được 
thêm “-s” vào “person” hay biến đổi 
“person” thành “people”. 
Ví dụ: a four – person car (một chiếc 
xe ô tô 4 chỗ). 
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta gặp từ 
“persons” 
Ví dụ, trong thang máy người ta viết: 
“five persons only” (chỉ năm người) hay nếu 
ta nghe tin tức thì từ “persons” cũng được 
dùng như: “Four persons were injured in the 
accident”. 
Từ “persons” được dùng trong ngữ 
cảnh trịnh trọng là dạng số nhiều mang sắc 
thái trịnh trọng hơn. 
Cũng có lúc chúng ta gặp từ 
“peoples”. Ngoài nghĩa là người, “people” 
còn được dùng để chỉ một dân tộc 
“nationality” – tất cả người của một quốc gia 
như: “the people of Vietnam”. 
Khi chúng ta nói về nhiều dân tộc 
khác nhau, chúng ta phải dùng từ “peoples”: 
Ví dụ: “the peoples of South 
America” (các dân tộc Nam Mỹ) 
Đây là cách dùng ít thông dụng của từ 
“peoples”. 
Trên đây là một số lỗi hay mắc của 
học sinh, sinh viên mà trong quá trình giảng 
dạy chúng tôi nhận thấy. Chúng tôi hi vọng 
bài viết này phần nào giúp bạn đọc dễ dàng 
hơn khi học và sử dụng tiếng Anh và học 
môn này hiệu quả hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
[1]. Practical English Usage – Oxford University Press. 1994. 
[2]. A university grammar of English -Randolph Quirk. Sidney Greenbaum.1976. 
[3]. Tofel – Michael A. Pyle, MA and Mary Allen Munoz Page, MA. 1994. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_loi_thuong_gap_cua_hoc_sinh_sinh_vien_khi_hoc_tieng_a.pdf
Tài liệu liên quan