Một số giải pháp phát triên kĩ năng viết trong môn tiếng anh THCS

I.ĐẶT VẤN ĐÊ:

 Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một môn học thiết yếu và quan trọng trong trường phổ thông. Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đóng vai trò như một điều kiện tất yếu trong tình hình đất nước ta hiện nayđang từng bước phát triển và hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây việc dạy và học tiếng Anh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nếu nhìn thẳng vào thực tế, chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các trường THCS chưa thực sự được tốt, đặc biệt là ở các trường vùng sâu, vùng xa. Một trong những mặt còn hạn chế trong việc học tiếng Anh của học sinh THCS là ở kĩ năng viết.

doc11 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triên kĩ năng viết trong môn tiếng anh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc học ngoại ngữ của nhà trường còn thiếu thốn: không có máy chiếu, hệ thống điện chưa được tốt, còn thiếu đài để nghe băng , đĩa. Tuy vậy được sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường và tổ chuyên môn, tôi đã cố gắng rất nhiều đẻ nâng cao chất lượng các tiết học, đặc biết là giúp cho học sinh học tốt kĩ năng viết trong môn tiếng Anh.
3.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
 Với cơ sở lí luận đã nêu trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp để nâng cao 
kĩ năng viết tiếng Anh ( English writing skill ) cho học sinh.
a) Rèn luyện cho học sinh phát triển kĩ năng viết ngay từ lớp 6:
 - Chương trình lớp 6 không yêu cầu quá cao về kĩ năng viết. Tuy nhiên cũng như học bất kì một ngoại ngữ nào , người học cần học đồng đều cả 4 kĩ năng: nghe, nói , đọc , viết. Để học sinh phát triển được kĩ năng này ngay từ đầu, giáo viên nên cho rèn học sinh có thói quen viết bằng cách:
 + Yêu cầu học sinh viết từ mới, đặc biệt là đặt câu với từ mới khi ra bài tập về nhà. Và phải kiểm tra thường xuyên. ( Lưu ý rằng không phải tiết nào giáo cũng ra bài tập như vậy, mà nên căn cứ vào tiết học cụ thể)
Ví dụ: Ở Bài 1 ( Unit 1 ) , mục A và B chỉ yêu cầu học sinh viết để ôn lại từ mới.
 Mục C có thể ra bài tập như sau: viết một vài câu giới thiệu về bản thân ( tên , tuổi)
 Hello. My name is... I am... years old.
 + Khi kiểm tra phải chú ý sửa ngay cho học sinh, vì các em rất hay mắc lỗi như: viết sai chính tả, các kí tự rời rạc: 
 Ví dụ: name --> na m e 
 viết sai ngữ pháp, tư duy theo lối tiếng việt.
 Ví dụ : Tên tôi là Nam --> I name is Nam ...
 + Với những bài tập khó hơn một chút giáo viên nên để các em thảo luận theo nhóm hoặc theo cặp, sau đó về nhà viết lại và nộp vào giờ sau. Khi chữa nên khen, chê rõ ràng và động viên học sinh, tạo hứng thú cho các em.
 + Ở phần Warm up có thể áp dụng trò chơi sau: Giáo viên (hoặc học sinh ) đưa ra một từ bất kì, sau đó giáo viên gọi học sinh đặt câu với từ đó, gọi tiếp học sinh khác thêm từ để tạo thành câu mới.
Ví dụ: Giáo viên: school
 Học sinh 1: This is school.
 Học sinh 2: This is my school
 Học sinh 3: This is my big school...
Trò chơi này giúp cho học sinh phát triển được lối tư duy đúng và sử dụng đúng trật tự từ trong câu.
 + Sau mỗi mục A, B hoặc C ở mỗi bài ( Unit ) giáo viên nên ra một bài viết ngắn cho học sinh tùy theo chủ đề. Việc naỳ sẽ giúp cho học sinh ôn tập và nhớ tốt từ vựng theo chủ đề, sử dụng từ linh hoạt.Phần này, giáo viên chỉ nên áp dụng được cho chương trình lớp 6 và lớp 7.
b) Giáo viên nên giải thích rõ về trật tự của từ trong tiếng Anh.
 - Đây là một phần rất quan trọng, vì trong tiếng Anh trật tự của từ không giống với tiếng Việt.
 Ví dụ: Tiếng Việt: ngôi nhà đẹp ( tính từ đứng trước sau)
 Tiếng Anh: beautiful house ( tính từ đứng trước)
 Tiếng Việt: nền công nghiệp sản xuất ôtô
 Tiếng Anh: car - making industry ( thứ tự ngược lại so với tiếng Việt)
Nếu học sinh nắm rõ qui luật này, thì khi viết câu sẽ không bị sai. Khi sửa bài viết cho học sinh, giáo viên phải đặc biệt quan tâm đến những lỗi này.
c) Với những bài viết có hướng dẫn, giáo viên nên có cách làm như sau:
 + Yêu cầu học sinh đọc thật kĩ bài viết mẫu. 
Trong kĩ năng viết, có nhiều kiểu bài viết: viết thư, viết một đoạn văn mô tả, đoạn văn lí luận về một vấn đề, nên việc đọc kĩ bài viết mẫu là rất quan trọng. Vì học sinh phải dựa vào mẫu để viết một bài tương tự. Giáo viên nên giúp học sinh nếu có khó khăn. Từ đó với những bài sau, giáo viên để học sinh tự nghiên cứu, sau đó hỏi lại các em về yêu cầu của bài viết.
 Ví dụ: Mục Write - Unit 1 ( trang 15) - chương trình lớp 8.
Giáo viên để học sinh tự đọc thông tin về Tam, sau đó kiểm tra bằng câu hỏi:
 How old is Tam?
 Where does he live?....
Sau khi học sinh trả lời, yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn bên dưới. Từ đó nêu yêu cầu của bài viết. ( Chuyển sang phần 2).
 + Yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ dàn ý của bài viết.
Đây là phần không thể bỏ qua trong kĩ năng viết. Vì học sinh phải dựa vào đó để xây dựng nội dung của bài viết, viết cái gì và viết như thế nào.
Quay lại Mục Write - Unit 1 ( trang 15) - chương trình lớp 8, giào viên yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi gợi ý, sau đó tự trả lời, hoàn thành bảng thông tin tương tự như ở phần 1, giáo viên kiểm tra bằng cách gọi học sinh viết lên bảng , nhận xét.
 + Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng tối đa từ vựng mà các em đã học. Tuy nhiên nều cần thiết cũng có thể cung cấp cho các em thêm từ liên quan đến bài viết.
d) Những lưu ý khi viết:
 + Với dạng bài viết thư: Sử dụng đúng mẫu của lá thư. Thư trong tiếng Anh luôn có mẫu nhất định, thể hiện ở các phần: 
 Heading: writer’s address ang the date
 Open: Dear..,
 Body of the letter.
 Closing: Love, Regard
 + Sử dụng đúng các thì. Khi viết giáo viên nên dặn học sinh nghĩ xem sự việc diễn ra ở thời điểm nào để dùng thì cho hợp lý. Nếu không câu sẽ bị sai.
 + Chú ý về lỗi chính tả. Học sinh rất hay mắc phải lỗi này, vì từ trong tiếng Anh không ghép vần như tiếng Việt. Có những từ gồm nhiều kí tự, nên học sing khó nhớ.
e) Với những bài viết tự do có hướng dẫn, giáo viên nên làm như sau:
 + Yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài viết.
Nếu học sinh khó hiểu, giáo viên phải giúp các em, giải thích lại cho học sinh hiểu.
 + Giúp học sinh xây dựng dàn ý chi tiết. 
Ở bài viết dạng này, thường không có dàn ý cụ thể mà chỉ có dàn ý chung. Lúc đầu giáo viên nên giúp học sinh xây dựng một dàn ý chi tiết. Có như vậy các ý trong bài viết sẽ chặt chẽ hơn.
 *) Ví dụ: Mục Write - trang 44 - chương trình lớp 9.
Bài viết này chỉ có 3 gợi ý lớn, tuy nhiên giáo viên có thể giúp học sinh xây dựng dàn ý chi tiết như sau:
The Internet as a source of information.
 + People can read news.
 + People can read articles, know the weather forecast, important events
The Internet as a source of entertainment.
 + People can listen to music, or see movies.
 + People can play games
The Internet as a mean of education.
 + People can attend online - schools, or online - lessons.
 + People can self - study, they need n’t to go to any schools.
 +People can look for the knowledges that they need in a very fast way
f) Trong quá trình học sinh viết bài, giáo viên nên quan tâm đến từng em , quan sát và chỉ ra những lỗi ngay trong khi viết. Việc này sẽ dần dần giúp học sinh sửa được những lỗi hay mắc phải.
g) Khi chữa bài viết, giáo viên nên làm như sau:
 + Lấy một vài bài viết bất kỳ, đọc to trước lớp và sửa lỗi. Nhấn mạnh những lỗi mà các em hay mắc phải.
 + Giáo viên nên sử dụng bảng phụ, trên đó đưa ra đáp án mẫu để học sinh tham khảo. Những chỗ quan trọng giáo viên nên viết bằng phấn khác màu để học sinh tiếp thu được tốt hơn.
 + Nhận xét kĩ các bài viết, giáo viên có thể thu bài viết của học sinh để chữa lỗi, nên sử dụng bút đỏ để sửa, động viên những em có bài viết tốt để các em phát huy.
h) Khi ra để kiểm tra 15 phút, hoặc đề kiểm tra 1 tiết, ngay từ lớp 6 giáo viên nên có dạng bài tập liên quan đến kĩ năng viết như:
 a) Write sentences using the words given.
 ( Viết câu dựa vào các từ cho sẵn)
Ví dụ: I / be / grade / 6, class 6A.
 à I am in grade 6, class 6A
 b) Rearrange the words to make meaningful sentences.
 ( Sắp xếp lại các từ để tạo thành câu có nghĩa)
Ví dụ: playing / they / badminton / the / in / are / school yard.
 à They are playing badminton in the school yard. 
 c) Write a short paragraph using information given
 ( Viết một đoạn văn ngắn dựa vào gợi ý)
Lúc đầu giáo viên nên ra những câu đơn giản, sau đó nâng cao dần độ khó để học sinh phát huy.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 Sau khi nghiên cứu và đưa ra những giải pháp trên, tôi đã áp dụng trong việc giảng dạy môn tiếng Anh ở tất cả các khối lớp 6, 7, 8 và 9 trong nhà trường. Tôi đã tổng hợp lại kết quả của năm học trước về kĩ năng viết như sau:
 Khối 6: 25% học sinh có khả năng viết đúng.
 Khối 7: 23%
 Khối 8: 31%
 Khối 9: 20,2%
 Hết học kì I năm học 2012 - 2013, sau khi áp dụng các biện pháp mà tôi đã đưa ra ở trên, kết quả như sau:
 Khối 6: 35,6% học sinh có khả năng viết đúng.
 Khối 7: 37%
 Khối 8: 41%
 Khối 9: 29,5%
 Như vậy, kĩ năng viết môn tiếng Anh của học sinh trong trường đã có chuyển biến, tuy còn chưa được cao.
III. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận:
 Trong việc giảng dạy và học môn ngoại ngữ, kĩ năng viết là không thể thiếu. Hơn thế nữa, để học được tốt kĩ năng này là một việc còn khà là khó khăn. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra : Một số giải pháp phát triển kĩ năng viết trong môn tiếng Anh THCS để góp phần phục vụ cho việc dạy và học môn tiếng Anh trong trường THCS được tốt hơn.
 Nhìn chung, việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vẫn còn những hạn chế cần phải được bổ sung và hoàn chỉnh. Tuy nhiên nếu thực hiện được các biện pháp đã được đưa ra thường xuyên và đều đặn, kết quả thu được sẽ có những thành công nhất định.
 Sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu của sáng kiến kinh nghiệm trong học kì I , năm học 2012 - 2013 , tôi rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau đây:
 Thứ nhất: Phải thường xuyên kiểm tra việc viết của học sinh: viết từ, đặt câu
 Thứ hai: Khi ra bài tập về kĩ năng viết phải chấm và chữa bài thật tỉ mỉ chính , xác cho học sinh.
 Thứ ba: Trong các bài kiểm tra 15 phút hoặc bài kiểm tra 1 tiết, không nên bỏ dạng bài nhằm phát triển kĩ năng viết cho học sinh.
2. Kiến nghị:
 Do điều kiện của nhà trường còn khó khăn, nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học môn ngoại ngữ còn thiếu. Trong việc dạy kĩ năng viết, nếu có được máy chiếu thì hiệu quả sẽ tăng hơn rất nhiều. Do đó tôi mạnh dạn đề xuất với nhà trường và cấp trên tạo điều kiện để nhà trường có được một chiếc máy chiếu phục vụ cho giảng dạy. Ngoài ra nhà trường cần có sự kết nối với các bậc phụ huynh chính quyền địa phương tốt hơn nữa, nhằm nâng cao sự giáo dục học sinh, đẩy mạnh công tác dạy và học.
 Kính mong các đồng chí tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tốt công tác giảng dạy bộ môn có tính đặc thù riêng này.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Tinh Nhuệ ngày.tháng.năm 2012.
 Người thực hiện.
 Hà Trung Dũng

File đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_phat_trien_ki_nang_viet_tieng_anh_cho_hoc_sinh_thcs_5184.doc