Một số giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng viết tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại học viện khoa học quân sự

Viết là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc, có ảnh hưởng

lớn đến việc hình thành năng lực ngôn ngữ, cũng là một trong những kỹ năng phản ánh trình độ,

năng lực ngôn ngữ của người học. Do đó, việc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản

để viết đúng tiếng Trung Quốc, đặt nền móng cơ sở để phát triển các kỹ năng khác, đặc biệt là

trong giai đoạn cơ sở là vô cùng quan trọng. Bằng phương pháp thực chứng và phương pháp lịch

sử, dựa trên cơ sở thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng

viết tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự dưới góc độ người dạy.

pdf12 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng viết tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
quá trình nhận thức tâm lý, quá trình sáng tạo tư 
duy và quá trình tương tác mang tính tuần hoàn, 
thông qua quá trình viết, người học nâng cao khả 
năng nhận thức, khả năng tương tác và kỹ năng 
viết, về cơ bản thông thường bao gồm các bước sau: 
Chuẩn bị viết: Giảng viên có thể tìm chủ đề từ 
bài đọc trong giáo trình để yêu cầu người học viết, 
các chủ đề phải gần gũi với người học, chuẩn bị 
các dữ liệu, kết cấu, từ vựng có liên quan đến chủ 
đề, suy nghĩ về kết cấu của bài viết.
Viết nháp: Đây là giai đoạn sáng tác, khi viết 
phải luôn chú ý đến chủ đề, kết cấu, từ vựng của bài 
viết đã thu thập và suy nghĩ trước đó, tránh lạc đề.
Người học đánh giá lẫn nhau: Đây là khâu quan 
trọng trong quá trình viết, ảnh hưởng trực tiếp đến 
chất lượng bài viết. Việc đánh giá lẫn nhau về bài 
viết sẽ giúp người học sửa cho nhau những lỗi, bổ 
sung những khiếm khuyết, đồng thời, kích thích 
được tính tích cực, chủ động của người học.
Hoàn chỉnh bài viết lần hai: Trên cơ sở những 
đóng góp trên, người học chắt lọc thông tin, lựa 
chọn cách sửa tốt nhất cho bài viết của mình, rồi 
nộp cho giảng viên.
Giảng viên đánh giá bài viết: Đây là lúc giảng 
viên chỉ ra những vấn đề chung về ưu nhược điểm 
trong bài viết của người học, có chú ý đến những 
lỗi sai cá biệt, quá trình này cũng đòi hỏi giảng 
viên phải coi trọng đến những vấn đề mà người 
học không thể sửa cho nhau được, cũng như những 
vấn đề mà người học không thể giải quyết với trình 
độ hiện tại. Việc đánh giá phải có tính chỉ đạo cụ 
thể, thiết thực. Ngoài ra, giảng viên có thể giảng 
giải bổ sung thêm những vốn kiến thức nếu cần 
thiết.
Hoàn thiện bài viết: Người học căn cứ vào ý 
kiến của giảng viên để hoàn thiện bài viết lần cuối 
cùng, đây là giai đoạn đòi hỏi người học phải tổng 
hợp tất cả những thông tin từ những bước trước, kể 
cả những ý kiến của giảng viên đối với những bài 
viết khác nhưng mang tính gợi mở cho bản thân. 
- Phương pháp dạy học theo đường hướng sản phẩm
Đây là phương pháp dựa trên lý luận của chủ 
nghĩa hành vi, cho rằng quá trình dạy học là quá 
trình giảng viên đưa ra sự kích thích, người học 
phản ứng với kích thích đó, sau đó tiếp tục được 
tăng cường ở một cấp độ cao hơn. Phương pháp 
này lấy sản phẩm của người học-kết quả cuối 
cùng của quá trình viết làm định hướng, người học 
thông qua quá trình mô phỏng, sao chép, chuyển 
đổi biến tri thức trong bài mẫu thành kiến thức 
của bản thân, từ đó viết được thành thạo. Người 
dạy chi phối và kiểm soát toàn bộ quá trình, đánh 
giá và sửa lỗi cho người học ở sản phẩm cuối cùng. 
Phương pháp này thông thường gồm 5 bước:
Bước 1: Làm quen với bài mẫu. Giảng viên 
chọn một bài mẫu để giảng giải về đặc điểm ngôn 
ngữ, kết cấu, tu từ
Bước 2: Luyện viết thay thế theo mẫu. Đối 
với những mẫu câu trong bài, giảng viên yêu cầu 
người học làm bài tập thay thế, từ đó phát triển dần 
thành đoạn theo sự hướng dẫn của giảng viên.
Bước 3: Viết theo hướng dẫn. Bước này, người 
học mô phỏng bài mẫu để viết một bài khác tương 
tự, có sử dụng các câu, các đoạn đã luyện thay thế 
trước đó.
Bước 4: Viết tự do. Ở bước này, người học tự 
do viết những sản phẩm hoàn chỉnh trong thực tiễn.
Bước 5: Nộp bài viết cho giảng viên, giảng 
viên nhận xét, đánh giá và chữa lỗi của người học.
3.3. Cải thiện hình thức kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra - đánh giá là một bộ phận cấu thành 
của mọi phương pháp dạy học, trong đó có kỹ năng 
viết tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở. Thông qua 
kiểm tra, đánh giá, rèn luyện các kiến thức và kĩ 
năng mà giảng viên mong muốn sinh viên phải đạt 
được. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ phải được 
tiến hành thường xuyên, liên tục, là khâu quan 
trọng trong quá trình giảng dạy, giúp cho giảng 
viên xác định được chất lượng, hiệu quả học tập của 
sinh viên, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Việc 
43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
kiểm tra, đánh giá của học phần viết tiếng Trung 
Quốc giai đoạn cơ sở thông thường gồm những 
nội dung sau: - Bài tập hàng ngày (Kiểm tra miệng 
và giao bài tập viết); Bài kiểm tra giữa kỳ; Bài tập 
báo cáo theo nhóm; Bài thi kết thúc học phần. Các 
bài kiểm tra và bài tập phải được thiết kế bám sát 
với nội dung giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá 
phải dựa vào chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng (theo 
định hướng tiếp cận năng lực) của môn học, yêu 
cầu cần đạt đến về kiến thức, kỹ năng của chuẩn 
đầu ra kỹ năng viết giai đoạn cơ sở. Phối hợp kiểm 
tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra, đánh giá 
định kỳ, giữa kiểm tra, đánh giá của giảng viên với 
tự kiểm tra, đánh giá của sinh viên, từ đó đánh giá 
tổng hợp kiến thức và các kĩ năng thu được sau 
quá trình học, làm cơ sở cho việc cải tiến, điều 
chỉnh cách dạy và học của giảng viên và sinh viên.
3.4. Đổi mới nội dung chương trình, nâng 
cấp tài liệu giảng dạy
Hiện nay, nội dung, chương trình đào tạo cử 
nhân ngoại ngữ tiếng Trung Quốc cho đối tượng 
sinh viên dân sự về cơ bản đã đáp ứng được mục 
tiêu, yêu cầu đào tạo. Hệ thống giáo trình tài liệu 
tương đối đầy đủ và phù hợp. Tuy nhiên nội dung, 
chương trình này cũng còn tồn tại một số vấn đề, 
trong đó, giai đoạn cơ sở, thời lượng dành cho kỹ 
năng viết tương đối thấp, còn tập trung nhiều cho 
các kỹ năng khác, đặc biệt là năm thứ hai. 
Thực tế cho thấy, khả năng viết của sinh viên 
chưa đạt được như mong muốn, và hơi thấp hơn khi 
so với các kỹ năng khác. Điều này do ảnh hưởng 
của nhiều yếu tố, trong đó thời lượng dành riêng 
cho môn viết tương đối ít. Do đó, đổi mới chương 
trình là tăng thời lượng học Thực hành tiếng, trong 
đó tập trung nhiều thời lượng hơn cho kỹ năng 
viết giai đoạn cơ sở. Có thể tăng thời lượng cho 
kỹ năng viết bằng cách sau: vẫn giữ nguyên thời 
lượng của Thực hành tiếng ở trên lớp là 240 tiết 
cho mỗi học phần từ 1-4, bổ sung thời lượng 30 
tiết cho kỹ năng viết trong mỗi học phần 3, 4. Như 
vậy, mới có thể đáp ứng đòi hỏi thực tiễn.
Về tài liệu giảng dạy, như đã trình bày tại phần 
2.2. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” đã được sử dụng lâu 
năm, còn “Giáo trình viết tiếng Hán 1” do giảng 
viên trong khoa tự biên soạn cũng đã lâu, còn một 
số hạn chế, vì bản thân giảng viên dù là người có 
kinh nghiệm giảng dạy nhưng không phải là người 
bản ngữ, chưa từng qua đào tạo dài hạn tại Trung 
Quốc nên có những thiếu hụt nhất định trong việc 
nắm bắt và cập nhật kiến thức vào quá trình giảng 
dạy. Nhìn chung, trong hệ thống giáo trình, tài liệu 
của Khoa tiếng Trung Quốc, HVKHQS, số lượng 
tài liệu có nội dung liên quan đến kỹ năng viết giai 
đoạn cơ sở còn tương đối nghèo nàn. Do đó, phải 
rà soát lại toàn bộ tài liệu hiện có, phân loại sử 
dụng, chỉnh sửa, nâng cấp, biên soạn mới hoặc 
mua những giáo trình, tài liệu mới xuất bản bởi 
các nhà xuất bản có uy tín của Trung Quốc, được 
sử dụng rộng rãi tại các cơ sở đào tạo ngôn ngữ 
Trung Quốc cho lưu học sinh nước ngoài tại Trung 
Quốc, sau khi thẩm định, nếu có nội dung phù hợp 
với trình độ sinh viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, 
mục tiêu đào tạo, thì có thể đưa vào sử dụng. Có 
như vậy mới nâng cao được chất lượng dạy và học 
kỹ năng viết tiếng Trung Quốc, đặc biệt là đối với 
giai đoạn cơ sở, giai đoạn bắt đầu vô cùng quan 
trọng đối với người học.
4. KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng viết 
tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại HVKHQS có 
tính cấp thiết, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đào 
tạo trong tình hình mới. Do khuôn khổ có hạn của 
bài viết, chúng tôi đưa ra một số cơ sở thực tiễn của 
các giải pháp, đồng thời, những giải pháp đưa ra 
cũng chỉ từ góc độ người dạy, trong những nghiên 
cứu sau, có thể triển khai dưới góc độ người học, 
hoặc bàn sâu hơn về các nguyên nhân ở mặt kiến 
thức, nguyên nhân người dạy và người học ở một 
nội dung viết cụ thể, hoặc bổ sung những giải pháp 
khác dưới góc độ người dạy như: thiết kế tổng thể 
cho môn học trong từng học kỳ, thiết kế giáo án 
cho bài mẫu, Cũng chính vì thế, nghiên cứu này 
sẽ còn nhiều không gian hơn để triển khai trong 
tương lai, giúp hình thành một cái nhìn tổng quan 
hơn về giảng dạy kỹ năng viết tiếng Trung Quốc 
giai đoạn cơ sở. Hy vọng góp một tài liệu tham 
khảo nhất định đối với công tác giảng dạy, nghiên 
cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam nói chung, tại 
HVKHQS nói riêng./.
44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
 Chú thích:
1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ 
Trung Quốc, Khoa tiếng Trung Quốc, HVKHQS.
 Tài liệu tham khảo:
Đinh Thúy Lan (2010), Viết tiếng Hán 1, Học viện Khoa 
học Quân sự, Hà Nội.
包小金 (2008),“过程写作教学中“分组讨论”的
若干问题”,云南师范大学学报,第7期。
戴黎红 (2008),“对外汉语写作教学互动反馈模
式的初步研究”,中国科技创新导刊,第4期。
霍雅洁 (2013),“论初级汉语写作课中的汉字教
学——以陕西师范大学国际汉学院为例”,陕
西师范大学硕士学位论文。
金秀珉 (2012),“对外汉语常用应用文写作词汇
分类及分析”,黑龙江大学硕士学位论文。
李海燕 (2009),“对外汉语写作教学中如何实现
口语词向书面词语的转换”,吉林省教育学院
学报,第4期。
刘珣 (2000),对外汉语教育学引论,北京语言大学出
版社,北京。
刘小敏 (2014),“对外汉语初级读写课中的写作
教学设计”,浙江大学硕士学位论文。
罗青松 (2002),对外汉语写作教学研究,中国社
会科学出版社,北京。
SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF CHINESE WRITING SKILLS
AT THE FOUNDATION PERIOD AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
DO TIEN QUAN
Abstract: Writing is one of four important skills in teaching Chinese language, which greatly 
influences the formation of learners’ language ability. It is also one of the skills reflecting learner’s 
language competence and level. Therefore, providing the learners with the basic knowledge to write 
Chinese correctly, laying the foundations for developing other skills, especially in the foundation 
period, is extremely important. By the positivistic and historical methods, based on the reality, we has 
offered several solutions to improve the quality of Chinese writing skills at the foundation period at 
the Military Science Academy from the perspective of teachers. 
Keywords: base period, solutions, writing skills, Chinese 
Received: 13/9/2018; Revised: 29/10/2018; Accepted: 20/12/2018

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_17_01_2019_33_44_do_tien_quan_6138_2136244.pdf
Tài liệu liên quan