Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho học sinh của các câu lạc bộ tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình

Môi trường ngoại ngữ rất cần thiết cho sự phát triển kĩ năng ngoại ngữ cho học sinh (HS) trong thời đại mới. Quyết định số 2080/QĐ-TTg về việc điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 ban hành ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một trong những nội dung là tạo môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để giáo viên (GV), giảng viên, thành viên gia đình và người học (HS, sinh viên ) cùng học ngoại ngữ. Để đạt được mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, đồng thời khắc phục nhược điểm nêu trên trong công tác dạy học tiếng Anh hiện nay, Đề án đã đề ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, trong đó có việc “xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ Việt Nam”. Lê Văn Canh (2015) cũng nêu một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh là “xây dựng các hoạt động học ngoài lớp học”. Câu lạc bộ tiếng Anh (CLB TA) chính là một trong các hoạt động học ngoài lớp học như thế. CLB TA chính là môi trường hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh rất hiệu quả. Khi tham gia CLB TA, HS không có cảm giác gò bó như đang học mà là đang gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với bạn bè. Việc thực hành kĩ năng nghe, nói trong CLB TA sẽ giúp HS trau dồi năng lực nghe, nói, giúp việc học tiếng Anh hiệu quả hơn. HS ở lứa tuổi từ lớp 6 đến lớp 9 (theo hệ thống giáo dục ở Việt Nam) có những thay đổi về tâm - sinh lí nhất định, đôi khi gây nhiều khó khăn trong các giờ học trên lớp cho GV trong nhà trường. Võ Thị Minh Chí (2015) cho biết: “hứng thú học tập, sự quan tâm đến các vấn đề nhà trường của HS tuổi thiếu niên có phần bị giảm sút” do “quan hệ của trẻ với việc học không diễn ra trực tiếp mà được khúc xạ thông qua các mối quan hệ phức tạp của trẻ với người lớn (trong đó có thầy, cô giáo) và với bạn bè của chúng”. HS có xu hướng giảm việc học trong lớp học mà tiếp thu kiến thức tốt hơn khi được trò chuyện, trao đổi với bạn bè, người lớn. Từ đó, HS có nhu cầu “được tiếp nhận kiến thức ở ngoài nhà trường”. CLB TA sẽ giúp HS thỏa mãn nhu cầu được trao đổi, giao tiếp, nêu ra ý kiến, suy nghĩ của riêng mình, ý kiến của các em được ghi nhận, được coi trọng khi tự mình xây dựng chương trình CLB TA, được chọn Đề tài, hình thức tổ chức, được thể hiện quan điểm qua các bài thuyết trình, vở kịch, được thể hiện khả năng của mình thông qua các hoạt động sáng tác và thể hiện bài hát, bài thơ, trong CLB TA. Như vậy, hoạt động CLB TA rất phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi của HS

pdf6 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho học sinh của các câu lạc bộ tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 195-200 ISSN: 2354-0753 
195 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE, NÓI 
CHO HỌC SINH CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH 
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 
Hà Thu Nguyệt 
Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình 
Email: hathunguyet@gmail.com 
Article History 
Received: 15/3/2020 
Accepted: 29/4/2020 
Published: 08/5/2020 
Keywords 
methods, communicative 
skills, English-speaking club, 
secondary student, Thai Binh 
city. 
ABSTRACT 
English speaking clubs with effective methods will provide more chances for 
the students to practice the language. The research focuses on the 
effectiveness of English speaking clubs with three methods. Most of the 
students (82,5%) and teachers (75%) felt positive about the clubs. The results 
of the tests on communicative skills were convinced. The listening and 
speaking skills marks rose by 9,1% and 10,7% respectively for grade 7 
students, and 8,7% and 10,6% respectively for grade 8 students. Then, 
English speaking clubs with the given methods are obviously proved to have 
positive effects on the secondary students. These activities should be held 
periodically at secondary schools. 
1. Mở đầu 
Môi trường ngoại ngữ rất cần thiết cho sự phát triển kĩ năng ngoại ngữ cho học sinh (HS) trong thời đại mới. 
Quyết định số 2080/QĐ-TTg về việc điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc 
dân giai đoạn 2017-2025 ban hành ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một trong những nội dung là 
tạo môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để giáo viên (GV), giảng viên, thành viên gia đình 
và người học (HS, sinh viên) cùng học ngoại ngữ. 
Để đạt được mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, đồng thời khắc phục nhược điểm nêu trên trong công 
tác dạy học tiếng Anh hiện nay, đề án đã đề ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, trong đó có 
việc “xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ 
Việt Nam”. Lê Văn Canh (2015) cũng nêu một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh là “xây 
dựng các hoạt động học ngoài lớp học”. Câu lạc bộ tiếng Anh (CLB TA) chính là một trong các hoạt động học ngoài 
lớp học như thế. CLB TA chính là môi trường hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh rất hiệu quả. Khi tham gia CLB TA, 
HS không có cảm giác gò bó như đang học mà là đang gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với bạn bè. Việc thực hành kĩ năng 
nghe, nói trong CLB TA sẽ giúp HS trau dồi năng lực nghe, nói, giúp việc học tiếng Anh hiệu quả hơn. 
HS ở lứa tuổi từ lớp 6 đến lớp 9 (theo hệ thống giáo dục ở Việt Nam) có những thay đổi về tâm - sinh lí nhất 
định, đôi khi gây nhiều khó khăn trong các giờ học trên lớp cho GV trong nhà trường. Võ Thị Minh Chí (2015) cho 
biết: “hứng thú học tập, sự quan tâm đến các vấn đề nhà trường của HS tuổi thiếu niên có phần bị giảm sút” do “quan 
hệ của trẻ với việc học không diễn ra trực tiếp mà được khúc xạ thông qua các mối quan hệ phức tạp của trẻ với 
người lớn (trong đó có thầy, cô giáo) và với bạn bè của chúng”. HS có xu hướng giảm việc học trong lớp học mà 
tiếp thu kiến thức tốt hơn khi được trò chuyện, trao đổi với bạn bè, người lớn. Từ đó, HS có nhu cầu “được tiếp nhận 
kiến thức ở ngoài nhà trường”. CLB TA sẽ giúp HS thỏa mãn nhu cầu được trao đổi, giao tiếp, nêu ra ý kiến, suy 
nghĩ của riêng mình, ý kiến của các em được ghi nhận, được coi trọng khi tự mình xây dựng chương trình CLB TA, 
được chọn đề tài, hình thức tổ chức, được thể hiện quan điểm qua các bài thuyết trình, vở kịch, được thể hiện khả 
năng của mình thông qua các hoạt động sáng tác và thể hiện bài hát, bài thơ, trong CLB TA. Như vậy, hoạt động 
CLB TA rất phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi của HS cấp THCS, vì thế sẽ khai thác tối đa thế mạnh của 
lứa tuổi, giúp HS phát triển năng lực nghe, nói tiếng Anh tốt hơn. 
Bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nghe, nói của HS các CLB TA ở các 
trường THCS trên địa bàn TP. Thái Bình. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Tổng quan nghiên cứu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 195-200 ISSN: 2354-0753 
196 
2.1.1. Kĩ năng nghe, nói tiếng Anh 
Kĩ năng giao tiếp bao gồm kĩ năng tiếp nhận và kĩ năng sản sinh. Trong đó, kĩ năng nghe thuộc nhóm các kĩ năng 
tiếp nhận, kĩ năng nói thuộc nhóm các kĩ năng sản sinh thông tin (Harmer, 2007, tr 246). Kĩ năng nghe là kĩ năng 
nghe hiểu ngôn ngữ nói (Segura, 2012, tr 10). Kĩ năng nghe hiểu rất quan trọng vì nó là yếu tố chính để con người 
có thể đạt được mục tiêu giao tiếp. Theo Nunan (2003, tr 23), kĩ năng nghe bao gồm 6 giai đoạn: nghe, chú ý, hiểu, 
nhớ, đánh giá và phản hồi. Sáu giai đoạn này diễn ra nhanh và theo đúng thứ tự trên. Kĩ năng nói là kĩ năng sản sinh 
ngôn ngữ, là kĩ năng diễn đạt những điều người nói muốn truyền đạt bằng ngôn ngữ (Segura, 2012, tr 19). Kĩ năng 
nói đòi hỏi sự kết hợp nhiều yếu tố, nhiều kĩ năng nói phụ vì vậy kĩ năng nói đòi hỏi được trau dồi, luyện tập nhiều 
nhất trong số bốn kĩ năng. Ngoài việc luyện tập cách diễn đạt, trình bày ý, cách sắp xếp ý, như trong kĩ năng viết, 
người học cần phải luyện tập để có thể có phát âm đúng, chuẩn các phụ âm, nguyên âm, trọng âm và ngữ điệu, biết 
giảm âm, nối âm như người bản địa, biết sử dụng thành ngữ, ngôn ngữ nói đúng theo bối cảnh cụ thể. Vì vậy, kĩ năng 
nói là một trong những kĩ năng thực hành ngôn ngữ khó. Nhiều người dành rất nhiều thời gian học tiếng Anh nhưng 
vẫn chưa thể nói tiếng Anh một cách thuần thục (Segura, 2012; Nunan, 2003). 
Kĩ năng giao tiếp rất quan trọng trong việc học tiếng Anh hiện nay. Mục đích của việc học tiếng Anh chính là để 
có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh thông qua hình thức âm thanh hoặc văn bản (Nunan, 2003). Richards (2008) 
khẳng định rằng “việc học tiếng Anh thành công hay không thể hiện qua khả năng nghe, nói của người học”. Theo 
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, việc đánh giá năng lực nghe, nói của HS ở các trường THCS dựa trên Khung năng 
lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Theo đó, HS khi tốt nghiệp trường THCS phải có năng lực tiếng Anh bậc 
2. Cụ thể với kĩ năng nghe, HS phải có khả năng hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu 
hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và làm việc) và hiểu được ý chính trong các giao dịch 
quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng. Với kĩ năng nói, HS phải có khả năng giao tiếp một cách 
đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi; truyền đạt 
quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các 
cuộc hội thoại (Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). 
 Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy học tiếng Anh ở TP. Thái Bình đang phải thực hiện ở “điều kiện khó khăn”. Khái 
niệm “điều kiện khó khăn” trong dạy và học tiếng Anh này được Michael West (1960) đưa ra để miêu tả môi trường 
giáo dục ngoại ngữ có những đặc điểm như sau: “không có mục đích học rõ ràng hoặc thiếu thực tế, thiếu học liệu, 
trình độ của GV chỉ cao hơn trình độ HS một chút, lớp học đông, mỗi tuần có từ hai đến bốn giờ học tiếng Anh được 
sắp xếp tách rời nhau và HS không có cơ hội thực hành tiếng Anh ngoài lớp học”. Đại đa số các lớp học có sĩ số HS 
trên 30, thậm chí ở một số trường ở trung tâm, sĩ số HS có thể đến khoảng 60 em. Như vậy, thời gian học tập trên 
lớp giới hạn với 4 tiết/tuần, số lượng HS của mỗi lớp đông hơn nhiều so với chuẩn lớp học lí tưởng là 15-25 HS 
(Morgan, 2000). Trong điều kiện khó khăn đó, việc dạy học tiếng Anh trên lớp không đủ để giúp người học đạt được 
năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo. Do vậy, việc học ngoài giờ lên lớp là không thể thiếu. Richards (2009) nhận 
xét thêm rằng: “mặc dù chất lượng giảng dạy vẫn luôn luôn giữ vai trò quan trọng nhưng người học hôm nay không 
còn phụ thuộc vào việc học trên lớp nhiều như trước đây nữa”. Lê Văn Canh (2015) cũng nhấn mạnh hiệu quả của 
các hoạt động sinh hoạt tiếng Anh ngoài lớp học khi khẳng định rằng: “chất lượng học ngoại ngữ ở Việt Nam sẽ 
không có những thay đổi đáng kể trừ khi có sự quan tâm nhiều hơn và những biện pháp khoa học thúc đẩy việc tự 
học ngoài giờ lên lớp của HS.” Như vậy, các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp nhằm rèn luyện năng lực tiếng Anh của HS phổ thông. 
2.1.2. Giới thiệu về các câu lạc bộ tiếng Anh 
Hoạt động của CLB TA là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện năng lực tiếng Anh cho 
HS phổ thông. Theo Kathleen (2015), CLB TA bao gồm một nhóm người là thành viên CLB thường xuyên gặp nhau 
để thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nhiều tác giả khẳng định tầm quan trọng của CLB 
TA đối với việc phát triển kĩ năng nghe, nói cho các thành viên. Kathleen (2015) cũng cho rằng, CLB TA giúp các 
thành viên rèn luyện để làm chủ tiếng Anh, một ngôn ngữ mang tính toàn cầu, vì thế sẽ giúp các thành viên thành 
công hơn trong học tập và công việc; giúp họ được trao đổi, giao lưu một cách vui nhộn, lôi cuốn, tạo động lực giao 
tiếp hiệu quả hơn bằng tiếng Anh; giúp các thành viên giải quyết các vấn đề trong cộng đồng trong lúc thực hành 
tiếng Anh. Qua sinh hoạt CLB TA, HS yêu thích tiếng Anh có cơ hội tốt để phát triển năng lực bản thân, sở trường. 
Hiện nay, hoạt động CLB TA thường được tổ chức theo hướng tạo ra các hoạt động nhằm mục đích luyện tập các kĩ 
năng tiếng Anh thường bao gồm các hoạt động vui nhộn, lôi cuốn, có yếu tố kích thích, cạnh tranh thi đấu, là sân 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 195-200 ISSN: 2354-0753 
197 
chơi giúp HS thể hiện khả năng, quan điểm của bản thân về các vấn đề xung quanh trong cuộc sống, phù hợp với 
tâm - sinh lí của HS THCS. 
Để tổ chức hoạt động CLB TA hiệu quả, nhà trường cần chú ý đến hai nhóm biện pháp bao gồm nhóm biện pháp 
hình thức tổ chức và nhóm biện pháp chuyên môn. Nhóm biện pháp chuyên môn là nhóm biện pháp cốt lõi, nhà 
trường cần quan tâm, chú trọng đến biện pháp chuyên môn khi tổ chức CLB TA. “Chương trình hoạt động của CLB 
TA phải vừa sức với khả năng của HS theo từng khối lớp, chủ điểm của các hoạt động lời nói phải gần gũi với đời 
sống xung quanh, phải thực tế và bám sát chương trình học chính khóa” (Đặng Thị Ngọc Huyền, 2016). Ngoài ra, 
các hoạt động của CLB TA phải hấp dẫn, lôi cuốn, kết hợp giữa nội dung kiến thức với âm nhạc, mĩ thuật, trò chơi, 
giúp HS tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng nghe, nói một cách tự nhiên và hiệu quả. 
Nếu được tổ chức phù hợp, CLB TA chính là hoạt động ngoài giờ học có thể sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc 
rèn luyện, nâng cao kĩ năng nghe, nói cho HS ở các trường THCS. Tuy nhiên, đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu 
bàn đến hiệu quả của hoạt động CLB TA trong việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho HS THCS. Vì vậy, hiệu quả của 
hoạt động CLB TA trong việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng nghe, nói cho HS ở các trường THCS trên địa bàn TP. 
Thái Bình cần được nghiên cứu thêm. 
2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho học sinh của các câu lạc bộ tiếng Anh 
ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình 
Để hoạt động CLB TA hiệu quả hơn, giúp đại đa số HS có cơ hội nghe, nói tiếng Anh nhiều hơn, các em có hứng 
thú và tích cực tham gia hoạt động này hơn, các CLB TA cần có những thay đổi cơ bản. Trong bài viết này, chúng 
tôi tập trung vào nhóm biện pháp về chuyên môn. Qua quá trình nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định các biện 
pháp trò chơi ngôn ngữ, biện pháp bài hát tiếng Anh và biện pháp thuyết trình bằng tiếng Anh có hiệu quả cao trong 
việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho HS cấp THCS khi áp dụng trong các buổi sinh hoạt tập thể. 
2.2.1. Biện pháp trò chơi ngôn ngữ 
Trò chơi ngôn ngữ là những trò chơi sử dụng ngôn ngữ làm công cụ để thực hành. Trò chơi ngôn ngữ có những 
lợi ích to lớn trong việc phát triển kiến thức và các kĩ năng thực hành ngôn ngữ cho HS. Theo McCallum (1980), trò 
chơi ngôn ngữ tạo không khí vui chơi thoải mái và kích thích sự hứng thú của HS, giúp HS chủ động tham gia vào 
việc sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra, ông cũng đưa ra một số lí do khác như: các trò chơi giúp tập trung sự chú ý của 
HS vào các cấu trúc ngữ pháp đơn giản, giúp củng cố, ôn tập và làm giàu thêm vốn kiến thứ ngôn ngữ của mình, làm 
tăng sự tham gia bình đẳng cho những HS yếu và giỏi, giúp điều chỉnh để phù hợp với từng độ tuổi và trình độ ngôn 
ngữ của người học, mang đến sự cạnh tranh lành mạnh, cung cấp môi trường thoải mái cho việc sáng tạo ngôn ngữ 
tự nhiên, có thể được sử dụng dễ dàng trong mọi tình huống và cho mọi kĩ năng ngôn ngữ, cung cấp sự phản hồi 
ngay lập tức cho GV và đảm bảo sự tham gia tối đa của HS với sự chuẩn bị tối thiểu của GV. 
Các trò chơi đều cần phải tổ chức trên nguyên tắc sau: 1) Nội dung trò chơi nên nhẹ nhàng, sử dụng ngữ liệu đơn 
giản, phù hợp để đảm bảo tất cả HS đều có thể tham gia; 2) GV chú ý phân đội, nhóm một cách hợp lí, đảm bảo đội, 
nhóm nào cũng có HS khá, giỏi, trung bình; 3) Cho điểm và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân hoặc các 
đội; 4) Hướng dẫn trò chơi cần rõ ràng, cụ thể giúp HS hiểu và bị lôi cuốn tham gia vào trò chơi; 5) Đảm bảo đại đa 
số HS có cơ hội trực tiếp tham gia vào trò chơi; 6) Thời gian chơi phù hợp, đảm bảo duy trì được sự hứng thú của 
HS trong suốt quá trình chơi. 
2.2.2. Biện pháp bài hát tiếng Anh 
Bài hát tiếng Anh là những bài hát được hát bằng tiếng Anh. Giai điệu của bài hát sẽ giúp tạo hứng thú cho HS, 
giúp HS dễ nhớ, dễ thuộc và dễ thực hành việc nghe, nói tiếng Anh thông qua việc hát bài hát tiếng Anh. Cakir (1999) 
cho rằng, tâm lí con người nói chung và HS lứa tuổi vị thành niên nói riêng rất thích ca hát. Đó là lí do khiến các GV 
trên toàn thế giới đều sử dụng bài hát tiếng Anh trong quá trình dạy học. 
Neil (2011) và Ara (2009) đều cho rằng bài hát tiếng Anh chính là giáo cụ của GV dạy tiếng Anh vì các hoạt 
động dạy học kết hợp với bài hát tiếng Anh sẽ giúp HS thực hành các kĩ năng ngôn ngữ, giúp dạy và luyện từ vựng, 
cấu trúc ngữ pháp, phát âm tiếng Anh, giúp HS học về văn hóa các nước nói tiếng Anh và quan trọng là tạo hứng 
thú, giúp HS chủ động, tích cực rèn luyện tiếng Anh khi tham gia các hoạt động này. 
Nguyên tắc chọn bài hát tiếng Anh để thiết kế hoạt động rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho HS là: bài hát tiếng Anh 
cần có chủ đề phù hợp với chủ đề, kiến thức HS học trên lớp, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS; bài hát cần có âm 
thanh rõ ràng, tốc độ phù hợp để HS nghe và hát theo; lời bài hát cần tự nhiên và phù hợp; giai điệu bài hát hấp dẫn, 
lôi cuốn HS; và nếu có thể nên sử dụng các bài hát có thể kết hợp với phương pháp TPR (phương pháp phản hồi 
bằng ngôn ngữ cơ thể). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 195-200 ISSN: 2354-0753 
198 
2.2.3. Biện pháp thuyết trình bằng tiếng Anh 
Thuyết trình bằng tiếng Anh là hoạt động HS trình bày, phân tích, giải thích về một vấn đề bằng tiếng Anh. 
Phương pháp thuyết trình bằng tiếng Anh giúp HS sử dụng kiến thức về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh để 
thực hành kĩ năng nghe, nói thông qua việc trình bày, nghe và trả lời các câu hỏi của khán giả. Đây là phương pháp 
học đòi hỏi HS phải biết sử dụng tổng hợp các kiến thức kĩ năng ngôn ngữ của mình, vì vậy đây là một phương pháp 
tương đối khó với HS. Tuy nhiên, đây là một phương pháp hiệu quả, giúp HS có cơ hội thể hiện năng lực tiếng Anh, 
tự tin thể hiện bản thân mình, tạo động lực cho HS cố gắng hoàn thiện kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ. 
Vì vậy, GV cần phải áp dụng biện pháp này trong hoạt động CLB TA và đồng thời làm giảm độ khó của phương 
pháp này thông qua các nguyên tắc sau: 1) Nội dung thuyết trình có chủ đề và ngôn ngữ phù hợp với trình độ kiến 
thức của đại đa số HS tham gia CLB TA; 2) HS cần sử dụng các công cụ hỗ trợ như sử dụng vật thật, tranh ảnh, máy 
vi tính và máy chiếu, ngôn ngữ cơ thể nhằm giúp bài thuyết trình sinh động và dễ hiểu hơn; 3) HS cần giao lưu với 
các thành viên khác trong quá trình thuyết trình bằng cách đặt câu hỏi giao lưu, đồng thời thiết kế thêm trò chơi liên 
quan đến bài thuyết trình nhằm tạo động lực giúp các thành viên khác chú ý hơn trong quá trình thuyết trình; 4) Thời 
gian thuyết trình nên hạn chế trong khoảng 4-7 phút nhằm giúp HS duy trì hứng thú trong suốt quá trình thuyết trình. 
2.3. Thực nghiệm sư phạm 
2.3.1. Mục tiêu 
Chúng tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp trên cho HS của các CLB TA và điều tra với mục tiêu đánh giá 
hiệu quả của các biện pháp chuyên môn với việc nâng cao hiệu quả việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho HS của các 
CLB TA ở một số trường THCS trên địa bàn TP. Thái Bình. 
2.3.2. Tổ chức thử nghiệm 
Chúng tôi đã chọn Trường THCS Kỳ Bá (TP. Thái Bình) và Trường THCS An Dục (huyện Quỳnh Phụ) là nơi 
để áp dụng thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất với 8 GV, cán bộ quản lí và 120 HS (60 HS lớp 7 ở Trường THCS 
Kỳ Bá và 60 HS lớp 8 ở Trường THCS An Dục). Đối tượng HS được chọn lựa ngẫu nhiên bao gồm các trình độ, 
năng lực kĩ năng nghe, nói tiếng Anh đa dạng. 
Chúng tôi cũng giúp nhà trường tổ chức 3 buổi sinh hoạt CLB TA (mỗi buổi kéo dài 45 phút) có áp dụng thử 
nghiệm 3 biện pháp chuyên môn đã nêu ở trên: trò chơi ngôn ngữ, bài hát tiếng Anh và thuyết trình bằng tiếng Anh. 
Cụ thể, 3 buổi sinh hoạt CLB TA ở Trường THCS Kỳ Bá lần lượt là vào tiết 1 sáng ngày 10/9/2018; tiết 1 sáng ngày 
24/9/2018 và tiết 1 sáng ngày 15/10/2018; 3 buổi sinh hoạt CLB TA của Trường THCS An Dục lần lượt là vào tiết 
1 sáng ngày 11/9/2018; tiết 4 sáng ngày 21/9/2018 và tiết 3 chiều ngày 4/10/2018. Chủ đề của 3 buổi sinh hoạt CLB 
TA là “My friends”, “Personal information” và “My house”. 
Sau mỗi buổi sinh hoạt, chúng tôi đã tiến hành điều tra với các đối tượng GV, cán bộ quản lí và HS với 3 hình 
thức điều tra là: trả lời phiếu điều tra, trả lời câu hỏi phỏng vấn và làm bài kiểm tra kĩ năng nghe, nói. 
Phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn tập trung điều tra vào các biện pháp chuyên môn chính như sau: nội dung 
sinh hoạt; hiệu quả của 3 biện pháp đề xuất; động lực nghe, nói; cơ hội rèn luyện kĩ năng nghe, nói; năng lực nghe, 
nói; khó khăn khi tổ chức, biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt và hiệu quả chung của các CLB TA. 
HS được làm bài kiểm tra kĩ năng nghe, nói trước và sau mỗi lần áp dụng các biện pháp đề xuất. Kết quả của các 
bài kiểm tra này được tổng hợp, phân tích để làm cơ sở đánh giá về khả năng nghe, nói của HS trước và sau khi áp 
dụng thử nghiệm. Bài kiểm tra gồm 2 phần thi: kĩ năng nghe và kĩ năng nói. Bài thi nghe được chia thành 2 phần: 
dành cho HS lớp 7 và HS lớp 8, mỗi phần đều gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm hoặc trả lời ngắn. Bài thi nói gồm 2 phần 
dành cho cả 2 đối tượng thuộc lớp 7 và lớp 8: phần 1 gồm 50 câu hỏi về thông tin cá nhân để giám khảo lựa chọn và 
hỏi thí sinh 5-7 câu hỏi và phần 2 gồm 12 chủ đề để thí sinh bốc một trong các chủ đề và nói trong 3 phút. 
2.3.3. Đánh giá kết quả 
Sau buổi sinh hoạt CLB TA thứ nhất, phần lớn HS (82,5%) và GV, cán bộ quản lí (75%) hài lòng với hoạt động 
CLB TA nói chung. Tuy nhiên, một số HS phàn nàn về việc CLB TA được tổ chức ở sân khấu trước sân trường 
khiến HS có tâm lí è dè, ngại ngùng khi phải tham gia hoạt động trước đám đông, có tâm lí sợ nói sai, làm sai nên 
chưa thực sự nhiệt tình tham gia các hoạt động của CLB TA. 
Sau buổi sinh hoạt CLB TA lần thứ hai, phần lớn GV, cán bộ quản lí và HS cảm thấy hài lòng với hoạt động 
CLB TA. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, có một số HS đề xuất nên để các em trực tiếp lên kế hoạch tổ chức CLB 
TA tiếp theo. Việc HS trực tiếp lên kế hoạch, chỉ đạo và thực hiện sẽ giúp các hoạt động của CLB TA phù hợp với 
sở thích của HS hơn. GV và cán bộ quản lí chỉ nên là người góp ý và duyệt kế hoạch tổ chức CLB TA cho HS. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ren_luyen_ki_nang_nghe_no.pdf
Tài liệu liên quan