Mẹo bỏ dấu trọng âm trong tiếng Anh
Dấu trọng âm trong tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong cách phát âm. Vì thế
bỏ dấu như thế nào và cách bỏ dấu ra sao sẽ góp phần rất lớn trong việc cải thiện
các kĩ năng của bạn. Dưới đây là một số mẹo, giú bạn bỏ dấu trọng âm trong tiếng Anh
Mẹo bỏ dấu trọng âm trong tiếng Anh Dấu trọng âm trong tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong cách phát âm. Vì thế bỏ dấu như thế nào và cách bỏ dấu ra sao sẽ góp phần rất lớn trong việc cải thiện các kĩ năng của bạn. Dưới đây là một số mẹo, giú bạn bỏ dấu trọng âm trong tiếng Anh Bỏ dấu nhấn chỗ nào? Trong tiếng Anh một chữ có từ hai âm tiết trở lên (syllables), thường có một vần đọc mạnh hơn vần còn lại. Thí dụ chữ legend thì phát âm lé-giờn hay legendary phát âm légăndàry trong đó âm "le" là primary stress, âm "gen" là mild stress, và âm "da" là secondary stress. Từ điển chỉ chia primary và secondary stress, biểu diễn bằng dấu phẩy. * Dấu trọng âm bỏ đằng trước âm tiết được nhấn: Tự điển Anh Việt Hiện Ðại (viện Ngôn Ngữ Học) Tự điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary Tự điển Longman Advanced American Dictionary Bảng Phiên Âm quốc tế IPA * Dấu trọng âm bỏ đằng sau vần được nhấn: American Heritage Dictionary of the English Language Tự điển Merriam-Webster * Dấu trọng âm có thể bỏ bên trên nguyên âm trong âm tiết được nhấn. Lối này giản dị hơn vì giống cách bỏ dấu trong tiếng Việt. => Như vậy, việc đầu tiên trước khi dùng một cuốn từ điển là phải đọc trang hướng dẫn về cách phát âm (guide to pronunciation, hay pronunciation keys) để xem từ điển đó bỏ dấu trọng âm lối nào (stress marks). => Tương đương như trong tiếng Việt, vần được nhấn đọc như có dấu sắc, vần khác đọc như có dấu huyền. Chú ý: Mẫu nhấn 1: sắc trước huyền sau: thường dùng cho compound noun stress (danh từ kép) - The Whíte Hòuse: Toà Bạch Ốc (Phân biệt: the whìte hóuse=toà nhà sơn mầu trắng) - Díning ròom: phòng ăn - Hígh schòol: trường trung học từ lớp 9 đến 12. Mẫu nhấn 2: huyền trước sắc sau (modifier + noun sress) - Dàncing téacher: giáo sư đang nhảy - Blàck bírd (con chim đen), khác với bláckbìrd con sáo - Frènch téacher (giáo sư người Pháp), khác với Frénch tèacher (giáo sư môn Pháp văn) Time-stressed (nhịp): Trong một câu tiếng Anh ta nhấn vào những chữ gọi là content words (danh từ, động từ, tính từ) và nhấn nhẹ ở những chữ gọi là function words (những nhiệm vụ từ như articles, conjunctions, prepositions). Có thể ví content words như thịt da, còn function words như bộ xương làm thành khung cơ thể con người. Thí dụ: - Will you sell my car because I’ve gone to France? [4 chữ in đậm là content words; chữ còn lại là function words hay structure words]. Ðể giữ nhịp cân bằng, thời gian giữa sell và car (một chữ) và thời gian giữa car và gone (3 chữ) bằng nhau. Âm schwa: e ngược, đọc như ơ hay â trong tiếng Việt, cho nguyên âm (vowel) nằm trong những âm tiết không nhấn mạnh. Thí dụ chữ pencil đọc như /pén-xờl/ có trọng âm ở âm đầu và âm thứ nhì đọc có âm schwa. Thí dụ PENcil. Tương tự: NEcessary (adj); neCESsity (n); NecesSArily (adv). (Vần được nhấn viết bằng chữ in hoa). Có nhiều chữ có hai vần khi là danh từ nhấn mạnh vần đầu khi là động từ nhấn mạnh vần hai. Thí dụ: Danh từ increase (sự tăng trưởng) nhấn mạnh vần dầu; động từ increase (gia tăng) nhấn vần nhì. Nhưng cũng có một số chữ hai vần (như concern) nhấn vào vần thứ hai dù là danh từ hay động từ.
File đính kèm:
- doc69_184.pdf