Mạo từ trong tiếng Pháp và tiếng Anh - Một số lưu ý trong giảng dạy môn Ngoại ngữ 2 Tiếng Pháp cho học viên, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại học viện khoa học quân sự

Tiếng Anh và tiếng Pháp có chung nguồn gốc là cùng thuộc hệ ngôn ngữ La tinh, hơn nữa, vì lí do

lịch sử nên hai thứ tiếng này có rất nhiều điểm tương đồng về mặt từ vựng và cấu trúc ngữ pháp.

Đây là một lợi thế cho những người học tiếng Anh học thêm một ngoại ngữ nữa là tiếng Pháp vì

khi học hai ngôn ngữ có nhiều điểm giống nhau, người học có nhiều thuận lợi nhờ vào chuyển di

ngôn ngữ tích cực. Thực tế cho thấy, tại Học viện Khoa học Quân sự, những học viên, sinh viên

tiếng Anh tiếp cận môn ngoại ngữ hai tiếng Pháp nhanh và dễ dàng hơn nhiều so với những học

viên, sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc vì tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp là hai ngôn

ngữ hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau thì vẫn tồn tại nhiều điểm

khác biệt giữa hai thứ tiếng nên những học viên, sinh viên tiếng Anh hay mắc phải lỗi sai khi học

tiếng Pháp vì thói quen chuyển di ngôn ngữ tiêu cực. Chính vì vậy, khi dạy tiếng Pháp cho đối

tượng người học đã và đang học tiếng Anh, người dạy cần chú ý để phát huy những chuyển di tích

cực, đồng thời phải dự kiến được chuyển di tiêu cực để phòng tránh và chỉnh sửa lỗi sai cho người

học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đưa vấn đề mạo từ trong hai thứ tiếng làm ví dụ.

pdf10 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mạo từ trong tiếng Pháp và tiếng Anh - Một số lưu ý trong giảng dạy môn Ngoại ngữ 2 Tiếng Pháp cho học viên, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ quan hệ: Elle a acheté une 
voiture. Elle est très chère => La voiture qu’elle 
a achetée est très chère.
Một ví dụ điển hình khác về lợi thế của việc 
chuyển di ngôn ngữ tích cực từ tiếng Anh sang 
tiếng Pháp là trường hợp mạo từ không xác định 
có thể đứng trước một số danh từ không đếm 
được được sử dụng như đếm được: a coffee, 
please!/un café, s’il vous plaît!. Vì đã có kiến 
thức về trường hợp sử dụng đặc biệt này của mạo 
từ không xác định trong tiếng Anh nên người 
học có thể dễ dàng chuyển sang tiếng Pháp khi 
học động từ Vouloir: Je veux un thé pour le petit 
déjeuner với danh từ không đếm được le thé 
được sử dụng ở dạng đếm được giống như tiếng 
Anh: I’d like a tea.
Ngoài những ví dụ kể trên thì còn nhiều trường 
hợp sử dụng giống nhau hoàn toàn hoặc gần như 
hoàn toàn của mạo từ xác định và không xác 
định tiếng trong Anh và tiếng Pháp. Chẳng hạn: 
Mạo từ không xác định mang giá trị khái 
quát: Une araignée a huit pattes // A spider has 
eight legs.
Mạo từ không xác định có giá trị chỉ số là 
một: J’ai un chien // I have a dog.
Mạo từ không xác định có giá trị nhấn mạnh, 
cá biệt hóa: J’ai besoin d’un bon sommeil // I 
need a good sleep. 
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
Mạo từ xác định đứng trước danh từ chỉ 
người hoặc vật được cho là tồn tại duy nhất: le 
Roi/the King, le soleil/the sun.
Mạo từ xác định diễn đạt ý tổng quát chung 
chung: Le téléphone a été inventé en 1876. // 
The telephone was invented in 1876.
Mạo từ xác định đứng trước các từ chỉ cấp độ 
so sánh nhất: le meilleur résultat // the best result. 
Ngay cả trong cách diễn đạt sự giống nhau cũng 
đều sử dụng mạo từ xác định: le même loisir/the 
same hobby.
Mạo từ xác định đứng trước danh từ chỉ họ 
để chỉ cả gia đình: les Smith/the Smiths. Tuy 
nhiên, trong tiếng Anh phải thêm s vào sau danh 
từ chỉ họ, còn trong tiếng Pháp tuy sử dụng mạo 
từ xác định số nhiều les nhưng giữ nguyên danh 
từ chỉ họ.
Mạo từ xác định đứng trước danh từ chỉ quốc 
tịch để chỉ người dân nước đó: les Français/the 
French. Nhưng nếu trong tiếng Anh chỉ sử dụng 
the với một số tính từ chỉ quốc tịch thì trong 
tiếng Pháp mạo từ xác định les được sử dụng với 
tất cả các danh từ chỉ quốc tịch. 
Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều điểm tương 
đồng trong cách sử dụng mạo từ xác định và 
không xác định trong tiếng Anh và tiếng Pháp. 
Vì vậy, dù không được học chuyên sâu về mạo 
từ trong tiếng Pháp, nhưng học viên vẫn dễ dàng 
tiếp cận với các cách sử dụng của hai loại mạo 
từ này trong các bài hội thoại, bài khóa, các tình 
huống giao tiếp bằng việc tư duy từ tiếng Anh 
sang. Tuy nhiên, thói quen chuyển di ngôn ngữ 
này lại khiến người học thường xuyên mắc phải 
lỗi sai trong một số các trường hợp sử dụng khác 
nhau của mạo từ trong hai thứ tiếng. Đây là điểm 
mà người dạy phải lưu ý vì nếu không sửa lỗi kịp 
thời và thường xuyên thì người học sẽ mắc lỗi hệ 
thống. Thực tế cho thấy, khi thực hành kĩ năng 
nói và viết tiếng Pháp, vì áp dụng các quy tắc sử 
dụng mạo từ từ tiếng Anh sang, học viên, sinh 
viên tiếng Anh thường mắc các lỗi sai sau đây:
Sử dụng mạo từ không xác định khi nói về nghề 
nghiệp: *Je suis un étudiant // I’m an student.
Không sử dụng mạo từ trước tên gọi các bữa 
ăn: *Je prends dîner à 19 heures // I have dîner 
at 19 o’clock.
Không sử dụng mạo từ trước các tước hiệu: 
*J’ai rendez-vous avec Docteur Paul // I have 
rendezvous with Doctor Paul.
Không sử dụng mạo từ xác định trước các 
danh từ chỉ bộ phận cơ thể: *il a cheveux courts 
// he has short hair.
Không sử dụng mạo từ trước một số danh từ 
chỉ địa danh: *Vietnam est un pays tropical //
Vietnam is a tropical country.
Không sử dụng mạo từ với tên các thứ tiếng: 
*Je trouve français très difficile // I think French 
is very difficult.
Sử dụng mạo từ không xác định thay vì 
mạo từ không xác định khi nói về giá cả: *Les 
pommes coûtent 4 euros un kilo // Apples cost 
4 euros a kilo.
Đây những cách sử dụng sai mạo từ tiếng 
Pháp do việc áp dụng không thích hợp những 
quy tắc sử dụng mạo từ từ tiếng Anh sang. Vì 
vậy, khi sửa lỗi, giảng viên cần nhấn mạnh vào 
những điểm khác biệt về cách sử dụng mạo từ 
trong hai thứ tiếng để học viên, sinh viên bỏ thói 
quen chuyển di ngôn ngữ tiêu cực này. 
4.2. Về mạo từ chỉ bộ phận
Mạo từ chỉ bộ phận trong tiếng Pháp là khái 
niệm hoàn toàn mới đối với học viên, sinh viên 
tiếng Anh, vì trong tiếng Anh không có mạo từ 
chỉ bộ phận mà chỉ có định từ some và any được 
dùng trước danh từ để nói về con số hay số lượng 
không xác định. Xét trên cách biểu đạt về số 
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
lượng thì some, any và quán từ chỉ bộ phận có ý 
nghĩa giống nhau: some, any được dùng để nói về 
con số hay số lượng mập mờ, có giới hạn nhưng 
không xác định, quán từ chỉ bộ phận để nói về 
một số lượng không xác định, một phần của tổng 
thể mà người ta không đếm được: Je voudrais du 
thé // I would like some tea. Giống như some, any 
trong tiếng Anh, quán từ chỉ bộ phận trong tiếng 
Pháp thường được sử dụng các hoạt động về ăn 
uống, đi chợ, mua bán. Vì vậy, để cho người học 
dễ hiểu, giảng viên nên cụ thể hóa việc sử dụng 
mạo từ chỉ bộ phận với các động từ như vouloir, 
manger, boire, prendre, acheter. Đây là những 
động từ quen thuộc đối với người học ngoại ngữ 
hai tiếng Pháp. Để làm rõ hơn khái niệm một số 
lượng không xác định, một phần của tổng thể 
mà người ta không đếm được, giảng viên có thể 
nhấn mạnh sự khác nhau giữa J’aime le café // Je 
voudrais du café: le café mang tính khái quát là 
một loại đồ uống, du café chỉ số lượng không xác 
định, có hạn, chỉ là một phần của tổng thể. Người 
học có thể dễ dàng phân biệt nhờ liên tưởng đến sự 
đối lập tương tự giữa coffee và some coffee trong 
tiếng Anh: I like coffee // I would like some coffee.
Tuy nhiên, mạo từ chỉ bộ phận có nhiều cách 
sử dụng khác hoàn toàn mới với học viên, sinh 
viên tiếng Anh nên người học lúng túng và mơ hồ 
khi tiếp cận, chẳng hạn như trường hợp sử dụng 
với danh từ trừu tượng, khi nói về thời tiết và 
một số hoạt động. Trong nội dung chương trình 
môn ngoại ngữ hai tiếng Pháp, học viên được 
học rất nhiều cấu trúc chỉ hoạt động với động từ 
faire và mạo từ chỉ bộ phận: faire du sport, faire 
du piano, faire du football. Tuy nhiên, trong 
một vài trường hợp khác, cũng là động từ faire 
nhưng lại là với mạo từ xác định như: faire les 
courses, faire la sieste, faire la vaisselle, faire la 
cuisine nên người học thường hay nhầm lẫn 
mạo từ khi sử dụng các cấu trúc này. Một điểm 
rất khó nữa đối với người học là phân biệt giữa 
mạo từ chỉ bộ phận và mạo từ kết hợp bởi mạo 
từ xác định với giới từ de vì chúng có cùng một 
dạng thức là du, de la, de l’, des: Il a passé des 
vacances en Italie // Il parle des vacances qu’il 
a passé avec son amie cũng như phân biệt des 
là mạo từ không xác định với des là mạo từ chỉ 
bộ phận: Il achète des pommes // Il achète des 
épinards. Đây là những điểm mà giảng viên cần 
đặc biệt lưu ý và nên có những phân tích chính 
xác, rõ ràng để học viên, sinh viên hiểu cách sử 
dụng của loại mạo từ vẫn được người học cho là 
khó này.
5. KẾT LUẬN
Chuyển di ngôn ngữ do ảnh hưởng của một 
ngoại ngữ đã học trước đến việc tiếp nhận một 
ngoại ngữ khác là hiện tượng không thể tránh 
khỏi ở những người cùng một lúc học hai ngoại 
ngữ. Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ này, một 
mặt giúp học viên, sinh viên tiếng Anh nắm bắt 
các cách sử dụng mạo từ tiếng Pháp nhanh hơn, 
nhưng mặt khác, cũng khiến họ hay mắc phải 
những lỗi sai, vì bên cạnh những điểm giống 
nhau thì vẫn tồn tại những khác biệt về mạo từ 
giữa hai thứ tiếng. Vì vậy, trong quá trình giảng 
dạy, giảng viên cần có những lưu ý để phát huy 
chuyển di ngôn ngữ tích cực, đồng thời hạn chế 
chuyển di ngôn ngữ tiêu cực để học viên, sinh 
viên tiếng Anh học môn tiếng Pháp nắm chắc 
các cách sử dụng mạo từ trong tiếng Pháp và 
không bị nhầm lẫn khi áp dụng trong kĩ năng nói 
và viết. 
Tài liệu tham khảo :
1. Y. Delatour et les autres (1991), Grammaire 
du Français, Hachette F.L.E., Paris.
2. Maïe Grégoire, Odile Thiévenaz (1995), 
Grammaire progressive du Français, Clé 
International, Paris.
3. Michael Swan (2005), Practical English Usage 
- Third edition, Oxford: Oxford University Press.
4. Raymond Murphy (2004), English 
Grammar in Use - Third edition, Cambridge: 
Cambridge University Press.
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
ARTICLES IN FRENCH AND ENGLISH: SEVERAL CONCERNS WHEN 
TEACHING FRENCH AS A SECOND FOREIGN LANGUAGE TO ENGLISH-
MAFOR STUDENT AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THI DUONG NGA
Abstract: Due to historical reasons and the fact that English and French share the 
common features originating from the Latin language, there exist a lot of grammatical 
and lexical similarities between these two languages. This is an advantage for learners of 
English who also learn French as a second foreign language. In fact, at the Military Science 
Academy, students of English learn French much more easily than students of Chinese 
because the Chinese and French languages are totally different. Howerver, language 
transfer due to the influence of the previously learned language on the acquisition of 
another foreign language is an inevitable phenomenon when learners learn two foreign 
languages at the same time. Such language transfer, on the one hand, helps students of 
English learn French faster and more easily but makes them commit mistakes on the other 
hand because beside similarities, there are also differences between the two languages. 
Therefore, in the course of teaching French to learners of English, teachers need to 
ensure positive transfer, but also find out negative transfer with a view to preventing and 
correcting errors made by these learners.
Keywords: articles in English, articles in French. 

File đính kèm:

  • pdf64_4826_2137249.pdf
Tài liệu liên quan