Làm sao để học nghe tiếng Anh hiệu quả?

Đối với hầu hết những người học ngoại ngữ, kỹ năng nghe được coi là kỹ năng khó

nhất, nhưng lại là kỹ năng vô cùng quan trọng. Có nghe được người học mới hiểu

được cách dùng ngôn ngữ của người bản địa và xa hơn là có thể phản ứng lại với

những gì người khác vừa nói. Vậy làm sao để học nghe hiệu quả?

pdf6 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm sao để học nghe tiếng Anh hiệu quả?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm sao để học nghe tiếng Anh hiệu quả? 
Đối với hầu hết những người học ngoại ngữ, kỹ năng nghe được coi là kỹ năng khó 
nhất, nhưng lại là kỹ năng vô cùng quan trọng. Có nghe được người học mới hiểu 
được cách dùng ngôn ngữ của người bản địa và xa hơn là có thể phản ứng lại với 
những gì người khác vừa nói. Vậy làm sao để học nghe hiệu quả? 
 Học nghe ngay từ đầu 
Khi học một ngoại ngữ, bạn nên bắt đầu nghe ngay khi có thể. Bằng cách này, bạn sẽ làm 
quen dần với các âm của ngôn ngữ đó. Vì thế mà việc học phát âm sẽ trở nên dễ dàng 
hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn hãy tìm mua các băng thu có cả phiên bản 
đi kèm. Bất cứ lúc nào không hiểu một từ trên băng, bạn hãy nhìn vào phiên bản và tra từ 
đó trong từ điển. 
Nghe đi nghe lại một nội dung 
Nghe đi nghe lại cùng một nội dung là một ý kiến rất hay. Hãy chọn một đoạn băng thú 
vị và nghe nhiều lần. Phải chắc chắn là bạn có thể nghe được từng từ trong đó. Trong lúc 
nghe, cố gắng nhớ những câu hữu ích, thậm chí cả đoạn. Sau đó nhớ lại và tập nói lại các 
câu đó, cố gắng bắt chước cách phát âm của người nói. Một lúc sau bạn sẽ nhận thấy các 
từ và cụm từ trên băng đã trở thành một phần của chính bạn. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng 
chúng trong các câu của riêng mình. Khả năng phát âm và nghe hiểu của bạn chắc chắn 
cũng sẽ khá lên. 
Nghe hàng ngày 
Cố gắng luyện nghe chút ít mỗi ngày. Lựa chọn tốt nhất là luôn mang theo một cái máy 
nghe MP3. Như thế bạn có thể nghe khi bạn ngồi trên xe buýt đến trường hay cơ quan, 
hoặc nghe lúc đi dạo. Hãy thu vào đĩa CD những đoạn băng tiếng Anh yêu thích rồi cài 
sẵn vào máy CD MP3 của bạn bất cứ khi nào bạn đi đâu. 
 Nghe cái gì? 
Tìm những bài nghe vừa dễ hiểu lại vừa có ý nghĩa với bạn. Lựa chọn tài liệu về những 
chủ đề bạn thích. Phải đảm bảo là giọng người nói nghe dễ chịu. Bằng cách này bạn sẽ 
thích được nghe và mong đợi được nghe mỗi ngày. 
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn để luyện nghe trên mạng. Bạn cũng có thể chỉnh 
sóng đài hay mở tivi chương trình BBC World Service hoặc kênh CNN. 
Bạn có thể nghe tin tức trên thế giới bằng tiếng Anh. Đây là một cách rất hữu hiệu để 
luyện tập nghe thực tế (Authentic listening). Các bạn có thể nghe trên đài, trên truyền 
hình, thậm chí qua mạng Internet, có một số điều nhỏ các bạn cần nhớ: 
Hãy chắcrằng bạn đã nghe tin đó bằng tiếng Việt trước khi bạn bắt đầu luyện tập. Các 
kênh truyền thanh/ truyền hình/ báo chí của Việt Nam luôn cập nhật những tin tức thời sự 
nóng hổi trên thế giới rất mau chóng. Vì thế, hãy dành ra khoảng 10 phút vào buổi sáng 
cho mục thời sự thế gioi trên báo/ đài Việt Nam. Đây là một bước không nên bỏ qua vì 
việc nghe và hiểu bằng tiếng mẹ đẻ sẽ giúp các bạn tránh được sự chán nản, mất kiên 
nhẫn khi nghe tin tức tiếng Anh như “vịt nghe sấm”. Nếu có thể, hãy ghi ra vài ý chính 
của tin tức đó, bao gồm cả tên riêng của người và địa điểm. 
Đừng lo lắng về việc bạn có thể hiểu được bao nhiêu phần trăm tin tức ấy. Trước 
tiên,nghe lướt qua một vài lần, giống như thể bạn đang xem thời sự trên VTV1 vậy đó ha. 
Dừng và nghe lại càng nhiều lần càng tốt (nếu như bạn đang nghe trên Internet, hoặc nếu 
bạn có điều kiện để ghi lại tin đó vào một cuốn băng/ đĩa). 
Ghi tóm tắt (một hoặc hai câu) về tin tức đó. Ví dụ: Thị trường chứng khoán thế giới 
đang bất ổn- The world stock market is unstable. Nhớ rằng chỉ một hay hai câu nhưng 
bao hàm được nội dung của cả tin đó. 
Tự đặt ra một vài câu hỏi liên quan đến tin tức ấy. Sau đó nghe lại để tìm câu trả lời. 
Hãy ghi ra những từ mới mà bạn cho là hữu ích, tìm nghĩa tương ứng và ghi nhớ những 
từ mới đó. 
Cùng nghe với một người bạn cũng là một cách làm hay. Các bạn có thể giúp nhau bằng 
cách trao đổi với nhau những gì đã nghe và hiểu được (tất nhiên là bằng tiếng Anh. 
Khi bạn đã cảm thấy tự tin, cố gắng nghe tin tức tiếng Anh đó trong những giọng khác 
nhau- different accents. (Các bạn có thể nghe cùng một tin ở CNN, hay BBC, hoặc 
VOA). 
Bạn cũng có thể 
Nghe các bài hát hoặc cái câu chuyện cổ tích bằng tiếng Anh cũng là một cách thư giãn, 
học tập hiệu quả. Bạn có thể nghe một câu chuyện đã biết như Cô bé lọ lem, Công chúa 
ngủ trong rừng bằng một thứ ngôn ngữ khác, và bạn sẽ thấy rất thú vị và mới lạ vì các 
cách diễn đạt, cách dùng từ cực kì chau chuốt và bóng bẩy của người Anh qua những câu 
chuyện đó. 
Hãy nghe những gì mình thích, mình cần, sẽ làm bạn có hứng hơn trong việc luyện nghe 
tiếng Anh. 
Nghe bao nhiêu thì đủ? 
Mọi người thường nói chỉ cần nghe 15 phút mỗi ngày và bạn sẽ thấy sự khác biệt. Nhưng 
sự thực là bạn cần nghe càng nhiều càng tốt. 
“Tắm ngôn ngữ”: Bạn hãy nghe mà không cần hiểu bất cứ khi nào có thể. Khi bạn ở nhà 
một mình, khi tắm, nấu ăn hãy bật một vài bài nghe tiếng Anh lên và cứ để cho nó chạy 
mà không cần chú ý đến nó. Tai bạn vẫn nghe thấy âm thanh, và chúng tiếp nhận nhưng 
bạn không nhận thấy điều đó bởi vì bạn không hiểu nội dung bài nghe. Đừng quan tâm 
bởi vì nghe vô thức với một thời gian dài như vậy làm cho tai của bạn quen với các âm 
của tiếng Anh. Ngay cả khi ngủ, tai và não của bạn vẫn tiếp nhận âm thanh, nên cứ nghe 
bất cứ khi nào có thể nhé. 
Nghe hiểu: Tất nhiên ngoài “tắm ngôn ngữ” thì mỗi ngày, bạn vẫn cần một khoảng thời 
gian tập trung để “nghe có ý thức” xem nội dung của bài nghe là gì. Mỗi ngày nên dành 
ra tối thiểu 30 phút đến 1 tiếng để nghe hiểu những bài mà mình đã từng nghe trong quá 
trình “tắm ngôn ngữ” và đối chiếu nó với script. 
Nghe và ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng 
Phát âm của bạn ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nghe của bạn. Người Anh thường nói 
rất nhanh, và có nhấn mạnh rất tự nhiên vào một từ trong một câu, và một âm tiết trong 
một từ. Việc nghe được trọng âm của câu và từ, giúp bạn nhận ra được từ nào là quan 
trọng, và từ đó chính xác là gì. Đặc biệt, cần chú ý đến cácending sounds trong tiếng 
Anh, người Anh phát âm các ending sounds khá rõ, các âm này giúp bạn phân biệt những 
từ có phát âm gần giống nhau, hoặc xác định chính xác thì của động từ trong câu, cũng 
như số ít hay số nhiều qua /t/,/s/,/k/,/d/,/z/ 
Cần phải nhớ rằng, trong tiếng Anh không có một âm tiếng Việt nào tương đương để bạn 
làm phép quy đổi. Việc quy đổi sẽ làm bạn phát âm sai, dẫn đến nghe sai, hoặc không 
nghe được một từ rất quen thuộc. Ví dụ từ go không thể tương đương với gâu trong tiếng 
Việt, nó phát âm khác, cũng như bạn không thể tìm được một từ nào trong tiếng Anh có 
phát âm giống từ hương trong tiếng Việt. Vì vậy, hãy học một từ mới và phát âm chính 
xác từ đấy theo cách của người Anh. 
Đừng để văn phạm ảnh hưởng quá nhiều tới việc nghe của bạn. Đôi khi, thông minh và 
có nhiều kinh nghiệm quá cũng không tốt. Ví dụ: Một câu đúng văn phạm phải là I am 
going to go hoặc chí ít là I have got to go. Và như thế, dù có nói tốc độ, cũng phải 
nói I’m gona go; hoặc I’ve gotta go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I 
gotta go! 
Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi 
luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống 
dựa trên luật văn phạm. Vì vậy, bạn phải luôn nhớ rằng Hãy nghe điều người ta nói, chứ 
đừng nghe điều mình muốn nghe. 
Nhiều người nói phải xây dựng vốn từ vựng rồi mới luyện nghe, đây là quan niệm hoàn 
toàn sai lầm. Bạn hãy tập nghe ngay từ bây giờ, và vốn từ vựng sẽ dần dần được bồi đắp 
qua quá trình nghe và các kĩ năng khác. Vừa nghe vừa học từ vựng cũng giúp bạn có 
phát âm chuẩn và cách dùng từ chính xác trong văn cảnh. 
Nghe như thế nào? 
Bạn nên nghe một đoạn dài khoảng từ 1-5 phút, nghe cả đoạn một vài lần để nắm 
bắt đại ý của cả đoạn. Sau đó nghe từng câu, nhiều lần, chép lại ra giấy chính xác từng 
từ nghe được. Nghe đến khi nào bạn cảm thấy là không thể hiểu được hơn nữa (tất nhiên 
là vẫn có những từ, câu không nghe được), thì tìm script của đoạn đó và đối chiếu với 
bản vừa chép và nghe lại đoạn đó. 
Khi nghe, hãy tập trung vào keywords, những từ mình biết, chứ đừng để những từ mình 
nghe không được làm cho luẩn quẩn và mất tập trung cả đoạn nghe. Có gắng xây dựng 
thói quen tập trung để nghe hiệu quả nhất. Đừng bao giờ nghe – dịch – viết – hiểu, đừng 
dịch sang tiếng mẹ đẻ, hãy nghe tiếng Anh bằng ngôn ngữ của người Anh, bằng cách 
tưởng tượng, hình dung ra những hình ảnh, không gian, tình huống, sự vật liên quan. 
Cũng có thể nghe bằng hình ảnh động như những bộ phim, bản tin truyền hìnhbạn có 
thể một chút “vốn” khi nghe. 
Đừng bao giờ nghe bằng tai nghe, bởi vì sẽ chẳng ai ghé sát vào tai bạn mà nói đâu. Hơn 
nữa, nghe tai nghe trong thời gian dài sẽ làm tai bạn kém đi nhiều đấy. 
Hãy chấp nhận việc bạn không hiểu mọi thứ (có thể là trong một thời gian dài) nhưng 
chỉ hãy kiên trì luyện tập, bạn sẽ thành công trong việc hiểu một ngôn ngữ khác. 

File đính kèm:

  • pdf1_3523.pdf
Tài liệu liên quan