Kỹ năng Take-Note - viết và nhớ

Take – note là quan trọng và cần thiết với cả bốn kỹ năng – nghe, nói, đọc, viết.

Bài viết này chỉ đề cập đến việc take-note trong nghe thuyết trình.

Note-taking là việc viết tắt và ghi chép lại những gì mà thầy cô và các bạn của

mình trình bày trên lớp. Những bản note ấy không chỉ dừng lại ở việc ghi chép đủ

các ý mà các ý đó phải được ghi chép có chọn lọc, súc tích, ngắn gọn, và được

trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống.

pdf15 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng Take-Note - viết và nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng Take-Note - viết và nhớ 
 Take – note là quan trọng và cần thiết với cả bốn kỹ năng – nghe, nói, đọc, viết. 
Bài viết này chỉ đề cập đến việc take-note trong nghe thuyết trình. 
Note-taking là việc viết tắt và ghi chép lại những gì mà thầy cô và các bạn của 
mình trình bày trên lớp. Những bản note ấy không chỉ dừng lại ở việc ghi chép đủ 
các ý mà các ý đó phải được ghi chép có chọn lọc, súc tích, ngắn gọn, và được 
trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống. 
Bản note chính là bức tranh thu nhỏ của những ngôn từ, lời nói, thông tin được 
trình bày ở trên lớp. Nó phản ánh sự tập trung cũng như sự hiểu bài, sự cẩn thận 
của người take-note. Như vậy, có thể nói note-taking là một trong những kỹ năng 
quan trọng mà sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh cần được 
học và hướng dẫn cẩn thận. 
 * Lợi ích của Note-taking 
- Tăng cường khả năng tập trung 
- Note-taking hình thành cho bạn một thói quen ghi nhanh và có hệ thống. 
- Một lần ghi là một lần nhớ 
- Giá trị của các bản note 
- Note-taking giúp phát triển các kỹ năng của bạn 
- Bạn sẽ đỡ phải ghi chép hơn 
* Những khó khăn thường gặp trong Note – taking 
- Note – taking là một kỹ năng khó với sinh viên trong trường đại học khi vẫn chịu 
ảnh hưởng nặng nền từ việc ghi chép thụ động ở trường THPT. Việc ghi chép gặp 
khó khăn khi tốc độ nói nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ viết của một người. Hơn 
nữa khi take-note, bạn phải sử dụng chính ngôn từ của bản thân để diễn đạt ý của 
người nói. 
Đặc biệt, đối với sinh viên ngoại ngữ trong các giờ học nói, việc take – note những 
gì mà các bạn mình trình bày trở nên hiếm hoi, khó khăn. Vì thế không ít bạn 
không hiểu, hay hiểu sai ý của bạn trình bày nên nhiều lúc đã dẫn đến những câu 
hỏi, những phản hồi không bám sát chủ đề. Khoa học chứng minh rằng người học 
ngoại ngữ thường gặp nhiều khó khăn đối với bộ môn nghe, hơn thế nữa, việc tổng 
hợp những gì đã nghe được là rất khó. Lý do của tình trạng trên không chỉ do 
người nói quá nhanh mà còn do người nghe không có kỹ năng take-note. 
* Các thủ thuật hiệu quả trong Note-taking 
- Trước giờ học 
 + Tiếp cận đề tài 
 + Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết 
- Trong giờ học 
 + Hãy tự tạo cho mình cảm hứng 
 + Chọn nơi ngồi học 
 + Hãy luôn tỉnh táo, tránh ngủ gật trên lớp 
 + Học từ lỗi của người trình bày 
 + Hãy take – note bằng chính từ của bạn 
 + Hãy để các khoảng trống cho các bản note của bạn 
 + Đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi cho người trình bày 
 + Sử dụng các kiểu chữ linh hoạt 
 + Sử dụng bút màu 
 + Viết lùi và đánh số 
 + Không nên quá chú ý đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp 
 + Hãy quan tâm đến chữ viết của bạn 
 + Sử dụng hệ thống viết tắt, và các biểu tượng 
 + Ghi âm lại 
- Sau giờ học 
 + Chia sẻ với các bạn 
 + Xem và tổng kết lại 
* Hai phương pháp Note – taking phổ biến 
- Phương pháp Cornell: 
 Waterbank (1989) đã tìm ra một phương pháp nhằm để giúp sinh viên trường 
Cornell University hình thành thói quen take note. Phương pháp này mang tên 
“Cornell Note taking Technique” đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên 
toàn nước Mỹ. Theo Cornel, ta chia vở làm ba phần như hình vẽ: 
Cue Column: Cột ghi từ gợi ý 
Note – taking area: phần ghi chép 
Summary: tóm tắt 
Phần bên trái: 5/2 Inches dùng để ghi các từ quan trọng, các từ khóa, các sự kiện 
(có thể kèm theo thời gian) và thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? 
Phần bên phải: 6 inches Phần phát triển ý chi tiết từ các từ khóa, diễn giải mở rộng 
ý chính, thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Làm sao? 
Phần phía dưới là nơi cho bạn tóm tắt 
=> Trong phương pháp Cornel bạn cần phải nhớ 6R (Record – ghi lại, reduce – 
tóm lược lại ý, recite – nói lại được, reflect – đặt câu hỏi cho người trình bày, nêu ý 
kiến của bản thân, review – xem lại, recapitulate – tổng kết và tóm tắt lại). 
Thuận lợi: Bài ghi chép có hệ thống, có trật tự. Phương pháp này dễ làm, đơn giản 
mà hiệu quả và tiết kiệm thời gian. 
Bất lợi: Không có. 
Sử dụng: với mọi bài giảng. 
- Phương pháp outline (dàn ý) 
 + Phương pháp: Dàn ý được chia làm các ý chính, ý phụ (các luận điểm, luận cứ, 
luận chứng). Mối quan hệ giữa chúng được thể hiện qua khoảng cách từ đầu dòng 
của một ý đến lề (Indention). Khoảng cách này càng lớn thì mức độ khái quát của ý 
càng giảm. Ví dụ minh họa về một đoạn ghi chép trong vở: 
- LUẬN ĐIỂM 1 
– Luận cứ 1.1 
– Luận cứ 1.1.1 
– Luận cứ 1.1.2 
– Luận cứ 1.2 
– Luận chứng 1.2.1 
– Luận chứng 1.2.2 
- LUẬN ĐIỂM 2 
– Luận cứ 2.1 
– Luận cứ 2.1.1 
– Luận cứ 2.1.2 
– Luận cứ 2.2 
– Luận chứng 2.2.1 
– Luận chứng 2.2.2 
Thuận lợi: Nếu trình bày được đúng theo yêu cầu thì bản note của bạn sẽ rất mạch 
lạc, sáng sủa. Các ý được trình bày một cách khoa học, nội dung chặt chẽ và liên 
kết. 
Bất lợi: Cách ghi chép này đòi hỏi ở bạn một sự tập trung cao độ. Sẽ khó thực hiện 
nếu bài thuyết trình hay bài nói quá nhanh. 
Sử dụng: Đây là phương pháp dành cho những bạn đã có một kỹ năng và một kinh 
nghiệm take-note nhất định. Thuận lợi khi bài nói được trình bày với một đề cương 
rõ ràng. Có thể được sử dụng khi người take – note có thời gian để sắp xếp bố cục 
các ý. 
Sau đây là một vài lời khuyên kết hợp nhằm giúp bạn ghi notes một cách hiệu quả: 
Trước hết bạn phải nắm được nội dung và mục đích của bài học cũng như những 
thông tin mà giảng viên muốn cung cấp trong buổi học. 
Bạn nên đi học đầy đủ và ngồi ở những bàn đầu, như thế bạn có thể nghe rõ giảng 
viên nói. 
Viết rõ tiêu đề bài học, ngày tháng và số trang của tờ notes. Như thế sẽ rất tiện lợi 
cho bạn khi xem lại hoặc tìm lại chúng. 
Dành một vài phút để đọc và suy nghĩ về tài liệu hoăc chủ đề mà bạn sẽ nghe trước 
khi ghi notes. Đừng để ghi notes chỉ là công việc chép bài bình thường trên lớp mà 
thôi mà hãy biến những bản ghi thành những tài liệu thật sự có ích cho bạn trong 
quá trình ôn thi hoặc khi bạn xem lại vào những ngày sau đó. 
Lắng nghe thật kỹ và ghi lại những thông tin cần thiết. Ghi lại đầy đủ những gì 
giáo viên ghi trên bảng hoặc trên slide, những danh sách mà giáo viên đọc, những 
thuật ngữ, định nghĩa, ví dụ, từ mới hoặc ý mới 
Chú ý đến những từ chỉ số lượng như: sometimes (thỉnh thoảng), rarely (hiếm 
khi),những từ nối thể hiện sự thay đổi của ý được nói kể tiếp như: but (nhưng), 
however (tuy nhiên), on the other hand (mặt khác) 
Làm cho bài ghi notes của bạn thật ngắn gọn, chỉ ghi lại những từ khóa hoặc cụm 
từ hoặc những câu ngắn mà thôi vì khi giáo viên nói về những vấn đề ngoài lề thì 
bạn có thể quay lại và thêm những thông tin cần thiết. Những từ khóa đó thường là 
danh từ, động từ, tính từ, những từ chỉ số luợng. 
Đừng bao giờ ghi lại tất cả những gì bạn nghe thấy hoặc đọc được. Bạn phải biết 
lựa chọn thông tin, chỉ ghi lại những thông tin chính còn phần “râu ria” thì hãy bỏ 
qua. 
Sử dụng chính ngôn ngữ của bạn để viết notes, tuy nhiên ghi notes một cách chính 
xác là điều cũng rất quan trọng. Tất nhiên là bạn nên thường xuyên sử dụng ngôn 
ngữ của chính bạn để ghi notes nhưng đừng làm thay đổi nghĩa của thông tin.Đối 
với những công thức, định nghĩa, những số liệu cụ thể, lời dẫn của một tác giả và 
danh sách thì phải ghi chính xác. 
Bạn nên tạo cho mình một hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu mà bạn thường 
xuyên sử dụng.( Ví dụ như: def có nghĩa là definition (định nghĩa), wth có nghĩa là 
with (với), “&” hoặc “+” có nghĩa là and (và), “=” có nghĩa là equal (bằng, tương 
đương), “Fe” là iron (sắt).v.v. 
Nên viết notes theo dạng dàn ý, phân ra ý lớn ý nhỏ bằng cách sử dụng các ký hiệu, 
các chữ số, các chữ số La Mã. 
Đừng nên tiết kiệm giấy bằng cách sử dụng tối đa khoảng trống của tờ giấy làm gì, 
hãy để lề thật rộng, viết dãn dòng và để một vài khoảng trống trên tờ giấy. Lý do vì 
sao ư? Vì sau khi nghe giảng xong, xem lại bài notes, bạn có thể nhớ ra và muốn 
ghi một vài từ quan trọng hoặc bạn có thể ghi tóm tắt các ý mình vừa nghe ra lề. 
Như thế thì khi ôn bài, bạn sẽ học dễ dàng hơn rất nhiều. 
Bỏ qua những phần miêu tả hoặc lời giải thích đầy đủ. Hãy viết notes thật ngắn 
gọn và đầy đủ ý chính là được. Viết cô đọng để bạn có thể nắm bắt ý một cách 
nhanh nhất. 
Đừng lo lắng về việc bạn bị bỏ mất một ý vì không nghe kịp. Những lúc ấy bạn 
hãy cố ghi lại một danh từ hoặc tính từ nào đó mà bạn vừa kịp nghe để khi nào có 
thời gian bạn sẽ quay lại và dùng tư duy của mình để đoán ý đó hoặc hỏi người 
ngồi cạnh bạn. 
Ngay sau tiết học, hãy xem lại bài notes, bổ sung những phần chưa rõ ý và viết nốt 
những phần mà bạn còn thiếu. Đánh dấu những ý quan trọng bằng ký hiệu “*”, vẽ 
một vòng tròn quanh đó hoặc đóng khung nó lại. Đánh dấu những ý quan trọng, 
những thuật ngữ hay những định nghĩa bằng bút màu khác, tô đậm hoặc gạch chân. 
Bạn cũng có thể ghi lại nhận xét của mình với ý kiến của giáo viên ra ngoài lề 
(đồng ý hay phản đối). 
KẾT LUẬN 
Note – taking là một trong những kỹ năng khó không chỉ đối với tiêng Anh mà 
ngay cả với tiếng bản xứ. Để có được một bản note thực sự hiệu quả thì không phải 
là một công việc đơn giản. Vì thế, chúng tôi hy vọng bản nghiên cứu này đã cung 
cấp cho bạn đọc những điều bổ ích xung quanh kỹ năng Note – taking. 
Bản nghiên cứu này cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của Note – taking, một kỹ 
năng luôn có mối quan hệ mật thiết đối với các kỹ năng khác. Mong rằng sau khi 
đọc bản nghiên cứu này các bạn sẽ có một cái nhìn mới về Note – taking. 
Chúc các bạn thành công ! 

File đính kèm:

  • pdfdoc40_2577.pdf
Tài liệu liên quan