Kỹ năng đọc siêu tốc
Tại sao việc đọc lại quan trọng đến như vậy? Và cách mà
chúng ta vẫn đọc có mang lại lợi ích tối đa, kiến thức tối đa cho
chúng ta? Rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu về tư duy đã có
những bài nghiên cứu đúc rút lại thành những kinh nghiệm
đọc sách hiểu quả. Dưới đây là tổng kết lại những ý chính khi
học cách đọc siêu tốc của tác giả Tony Buzan.
Kỹ Năng Đọc Siêu Tốc Tại sao việc đọc lại quan trọng đến như vậy? Và cách mà chúng ta vẫn đọc có mang lại lợi ích tối đa, kiến thức tối đa cho chúng ta? Rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu về tư duy đã có những bài nghiên cứu đúc rút lại thành những kinh nghiệm đọc sách hiểu quả. Dưới đây là tổng kết lại những ý chính khi học cách đọc siêu tốc của tác giả Tony Buzan. Để học tập và đặc biệt để đọc siêu tốc một cách hiệu quả, bạn cần phải có một số tiền đề như sau: 1. Phá vỡ thói quen và hãy cố gắng làm mọi việc nhanh hơn. Bạn cần xem xét trước thông tin của đối tượng bạn đang tiếp cận, có sự xác định những bước đi thật rõ ràng, cụ thể. Đối với việc đọc sách, có 5 bước rất quan trọng như sau: Chuẩn bị Xem trước Đọc siêu tốc Kích hoạt Đọc nhanh Phá vỡ các thói quen cũ của bạn: hãy luôn luôn sẵn sàng cho mọi sự thay đổi. Ngay từ bây giờ, mọi thay đổi sẽ diễn ra khi bạn đọc và thành thạo việc đọc siêu tốc. Những thói quen xấu: - Tự ti, chần chừ, hoài nghi, cầu toàn… - Sự hoàn hảo của công việc -> hướng đến sự hoàn hảo tức là hướng đến thất bại. - Thói quen nghi ngờ bộ óc của mình và khả năng của bản thân – thiếu tự tin. - Hãy bỏ đi cái nhu cầu muốn biết tất cả… đó là thói quen tham lam. - Sự lo lắng và sợ hãi, đặc biệt là sự sợ hãi thua cuộc. - Tính nóng vội, kể cả việc tập luyện kỹ năng đọc này, bạn cũng không được nóng vội. 2. Để đọc siêu tốc và hiệu quả, yếu tố đầu tiên cần thiết và quan trọng đó là phải chủ động đọc. Đọc có mục đích, đưa ra những câu hỏi và quan tâm đến tài liệu mình đang đọc. Hãy nhớ rằng “đọc tức là không đọc, đó là đọc, nhưng không phải là để trong đầu mình phát âm từng tiếng và hình dung từng nghĩa”. Đọc siêu tốc là quá trình truy tìm cái mình muốn trong cuốn sách. Đọc có nghĩa là truy tìm. Đọc không mục đích tức là không đọc, đọc mà bị động (trách nhiệm do cá nhân tự đặt ra) tức là mệt mỏi và áp đặt. Thậm chí đọc mà ko tập trung sẽ dẫn đến hiểu sai lệch ý đồ tác giả. Nó còn nguy hiểm hơn nhiều so với việc đọc một cuốn sách không chất lượng (theo cả nghĩa đen và các nghĩa bóng). 3. Sau đây sẽ là cụ thể 5 bước để đọc hiệu quả: Chuẩn bị: Mục đích đọc là gì? Sẵn sàng để thực hiện mục đích, đừng lo lắng về kết quả, hãy thật thoải mái và thư giãn. Kiểm tra trước: Đi từ toàn bộ cuốn sách cho đến từng bộ phận, hãy hiểu ý tác giả. Lập một khung nội dung theo ý của bạn. Đọc siêu tốc: Thật thoải mái tinh thần, minh mẫn, sẵn sàng cho việc lướt qua từng chữ từng trang của cuốn sách. Hãy tưởng tượng bạn là một chiếc máy ảnh siêu tốc, mỗi trang mở ra trước mắt bạn đều được chụp lại toàn bộ và lưu và chí óc của bạn. Bạn rất giỏi và việc này sẽ dần trở lên cực kỳ đơn giản. Kích hoạt: Hãy đặt những câu hỏi và tìm trong cuốn sách những câu trả lời. Hãy lướt qua những phần quan trọng nhất của cuốn sách. Đọc nhanh: Hãy thực hiện lại việc lướt qua cuốn sách sau đó một thời gian, kiểm tra lại hệ thống câu hỏi của mình và trở lại những phần quan trọng của cuốn sách. Lập một khung mới đầy đủ hơn và rõ ràng hơn. Chỉ cần nhìn vào khung đó, bạn có thể trả lời những câu hỏi toàn diện nhất về cuốn sách. Luôn luôn nhớ rằng, mỗi cuốn sách chúng ta chỉ nên nhớ 30- 70% nội dung là đã thành công rồi. Kỹ thuật kích hoạt: Hãy thực hiện việc trả lời những câu hỏi một cách nhịp nhàng, hoặc châm biếm, hoặc so sánh với những gì gần gũi… Hãy tưởng tượng bạn đang đứng đằng sau chính bạn, ngoài con người đang đọc và giở từng trang sách kia, con người phía sau bạn sẽ lưu lại toàn bộ những trang sách đó lại. Hoặc đơn giản hơn, bạn hãy tưởng tượng để đạt được sự tập trung cao nhất trước khi đọc, bạn có một quả quýt ngay đằng sau gáy bạn, nó lơ lửng và giữ cho trí tuệ của bạn luôn minh mẫn, luôn tập trung nhưng cũng rất thư giãn. Để hỗ trợ cho việc kích hoạt lại những gì đã “chụp” được trong đầu bạn, hãy rèn luyện ý thức ngoại biên như sau: • Tập luyện lúc lái xe: Vẫn nhìn thẳng vào con đường mình đang đi, hãy đọc và cố nhớ những gì mình nhìn thấy 2 bên đường mà không cần phải nhìn chúng hoặc chỉ cần lướt qua chúng. • Khi đi bộ: Hãy cảm nhận thế giới xung quanh bạn mà chỉ cần nhìn một điểm trên đường đi. • Khi nói chuyện: Hãy chú ý tới những điểm đặc biệt xung quanh khuôn mặt của người đối diện, chỉ nhìn một điểm và hãy nhớ đặc điểm của những vật dụng khác như: dây chuyền, khuyên tai, màu sắc quần áo, điểm nổi bật trên khuôn mặt, mi mắt, tóc, mũi, và môi… • Khi đọc sách: Hãy thử để ý những khu vực rìa cuốn sách, những khoảng trắng giữa các dòng, những chữ cái đặc biệt và phát hiện ra những cái khác trong cuốn sách. • Khi học võ thuật hoặc thể thao: Hãy học cách mà một học viên môn thái cực quyền và Aikido rèn luyện, bạn sẽ biết được họ vì sao mạnh mẽ ? • Học thiền: Những môn thiền sẽ giúp bạn thư thái và rèn luyện ý thức ngoại biên rất tốt. Cố một số môn là thiễn tĩnh như: Thiền phương đông, zen,… nhưng cũng có thể luyện tập những dạng thiền động như: Yoga, Thái cực quyền,
File đính kèm:
- ky_nang_doc_sieu_toc_2522.pdf