Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh
Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì
thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là
nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó!
Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng gặp những trường hợp
tương tự! ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn
ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ.
Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh
nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói
và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống.
Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng gặp những trường hợp tương tự! ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống. Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, những rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, mà “khôn” hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không “thông minh” bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thể nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả. Đi vào cụ thể từ vựng tiếng Anh. Tiếng Anh là tiếng phụ âm. Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã “bị điều kiện hoá” để nghe âm tiếng Việt. tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi mơ’ không thể hoán chuyển âm cho nhau, vì 3 từ có 3 nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người Việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’ nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘fat’ tiếng Anh được đọc là f(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng. Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với 2 phụ âm đi kế tiếp (ngoại trừ ‘ch’ và ‘tr’ – nhưng thực ra, ‘ch’ và ‘tr’ cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam = chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ – không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt Nam nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len, Mat-xơ-cơ-va. Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình nhìn thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ 4 âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ học đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) – nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) – còn những âm khác thì phải đọc hết phụ âm, còn nguyên âm thì sao cũng được (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe:_me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ- k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ 4 âm là ơ-me-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!
File đính kèm:
- kinh_nghiem_luyen_nghe_tieng_anh_7722.pdf