Kinh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh

Bài viết sau đây của TS. Vũ Thị Phương Anh (Giám đốc Trung tâm Khảo thí và

Đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP.HCM) sẽ giúp các bạn học sinh làm bài

thi môn Tiếng Anh một cách thuận lợi hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm làm bài thi môn 
Tiếng Anh 
 Bài viết sau đây của TS. Vũ Thị Phương Anh (Giám đốc Trung tâm Khảo thí và 
Đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP.HCM) sẽ giúp các bạn học sinh làm bài 
thi môn Tiếng Anh một cách thuận lợi hơn. 
1. Cách ôn tập 
- Phần ngữ âm: Tìm trọng âm là một trong những nội dung thi mà thí sinh thường 
phạm lỗi. Để ôn tập tốt cho phần này, ngoài việc chú trọng phát âm đúng tất cả các 
từ mới ngay từ đầu bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần theo mẫu, thí sinh cần chú ý 
đến hệ thống dấu nhấn của các từ có từ hai âm tiết trở lên. 
Các từ trong tiếng Anh có thể chia làm hai loại, một loại có dấu nhấn không có 
quy luật, cần phải thuộc lòng. Tuy nhiên, rất may mắn là trong tiếng Anh có một 
số quy luật nhấn phổ biến liên quan đến các suffix (phần gắn thêm ở cuối từ để tạo 
ra từ mới). Vì vậy, cách ôn tập tốt nhất cho phần này là kết hợp với việc ôn tập từ 
vựng. 
- Phần từ vựng, ngữ pháp và cách dùng phù hợp (usage): Đa số thí sinh có 
trình độ trung bình trở lên đều thực hiện được tương đối thoải mái, do đề thi bám 
khá sát nội dung và yêu cầu về trình độ của chương trình học. Thí sinh nên chú 
trọng ôn tập thường xuyên các nội dung đã học trong nhà trường. 
- Hai phần đọc hiểu và viết: Những phần này không dễ cho thí sinh có trình độ 
trung bình. Bài đọc trong phần đọc hiểu môn Anh văn trong kỳ thi ĐH thường có 
độ dài 200-250 từ, xoay quanh các đề tài thông thường liên quan đến khoa học kỹ 
thuật, y học, sức khỏe, môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế, 
đôi khi có cả các vấn đề thời sự và chính trị. 
Để làm tốt phần đọc hiểu, thí sinh không chỉ cần nắm vững kiến thức ngôn ngữ 
(ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) mà còn cần có kiến thức xã hội tổng quát. Một kinh 
nghiệm tốt khi ôn thi là chú trọng đọc về những sự kiện đang diễn ra xung quanh 
và chuẩn bị đọc về những đề tài tương tự. Chẳng hạn, nhân dịp kỷ niệm 1 năm 
ngày Việt Nam gia nhập WTO, các bài đọc trong kỳ thi có thể sẽ liên quan đến 
vấn đề hội nhập kinh tế hoặc toàn cầu hóa. 
Do mục đích của kỳ thi tuyển sinh ĐH là tạo sự phân hóa đối với thí sinh để từ đó 
phát hiện những thí sinh có trình độ tốt nhất, nên khi ôn tập ngoài việc dựa vào 
sách giáo khoa, các thí sinh cần đọc thêm từ các nguồn tài liệu tham khảo bên 
ngoài. Có thể sử dụng các tài liệu luyện thi đọc hiểu cho trình độ B có bán sẵn trên 
thị trường, hoặc nếu có điều kiện thì nên đọc thêm các bài đọc về khoa học kỹ 
thuật, y học và đời sống, giáo dục, văn hóa, xã hội... trên internet. Trong trang web 
của wikipedia (www.wikipedia.org) có những bài đọc được viết bằng tiếng Anh 
đơn giản hóa rất phù hợp trình độ của thí sinh, nếu sử dụng để mở rộng kiến thức 
thì rất tốt. 
2. Lưu ý khi làm bài thi: 
- Phân bố thời gian hợp lý: Hiện nay, thời gian dành cho bài thi tiếng Anh cả ở 
kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là khoảng hơn 1 phút cho một câu. Đây 
là thời gian tương đối dư dả cho thí sinh nếu nắm vững bài học và hiểu rõ yêu cầu 
của câu hỏi, nhưng sẽ không có thời gian để suy nghĩ từ đầu nếu thí sinh chưa hiểu 
rõ yêu cầu của bài thi. 
Vì vậy, "mẹo vặt" đầu tiên là cần đọc lướt toàn bài để xác định xem phần nào 
mình nắm thật vững để làm nhanh trước; sau đó thực hiện những phần khó và đòi 
hỏi thời gian nhiều hơn nhưng vẫn còn nằm trong khả năng của thí sinh, còn 
những phần quá khó thì để lại sau cùng và chỉ thực hiện khi còn thời gian. Nếu chỉ 
làm tuần tự từ trên xuống dưới thì có thể rơi vào tình trạng mất quá nhiều thời gian 
vào câu khó và làm sai, không có thời gian để làm câu dễ mà lẽ ra mình đã có thể 
làm đúng. 
- Không bao giờ bỏ trống bất cứ phần nào: Sau khi đã thực hiện lời khuyên trên 
và đến gần hết giờ thi vẫn còn một số câu mà thí sinh không thực sự hiểu rõ, thì 
hãy áp dụng khả năng suy đoán của mình để trả lời, dù có thể không chắc là mình 
làm đúng. Do cách chấm điểm hiện nay không trừ điểm khi thí sinh trả lời sai, nên 
nếu quá thận trọng và để trống không trả lời khi mình chưa biết rõ, thì thí sinh đã 
tự làm hại mình. 

File đính kèm:

  • pdfdoc54_3306.pdf
Tài liệu liên quan