Kinh nghiệm làm bài thi IELTS

Trong bài thi sẽ có nhiều kiểu giọng Anh của các nơi (Anh, Mỹ, Úc ) để tránh sự

phân biệt ngôn ngữ. TS có thể lựa chọn 2 dạng bài thi: học thuật (dành cho những

ai muốn học ở bậc ĐH hoặc các học viện, các hình thức đào tạo sau ĐH) và dạng

đào tạo chung (dành cho những ai muốn tham gia những khóa học nghề, muốn tìm

việc làm, hoặc vì mục đích di cư đến Úc và Canada)

pdf7 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm làm bài thi IELTS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm làm bài thi IELTS 
 Trong bài thi sẽ có nhiều kiểu giọng Anh của các nơi (Anh, Mỹ, Úc) để tránh sự 
phân biệt ngôn ngữ. TS có thể lựa chọn 2 dạng bài thi: học thuật (dành cho những 
ai muốn học ở bậc ĐH hoặc các học viện, các hình thức đào tạo sau ĐH) và dạng 
đào tạo chung (dành cho những ai muốn tham gia những khóa học nghề, muốn tìm 
việc làm, hoặc vì mục đích di cư đến Úc và Canada). 
IELTS (International English Language Testing System) là chứng chỉ cần thiết 
cho những thí sinh (TS) muốn du học, định cư hay làm việc tại những nước sử 
dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Kinh nghiệm làm bài là yếu tố quyết định 
trong việc giúp TS hoàn thành tốt bài thi IELTS. 
Đoàn An Thanh và Kiều Mạnh Kha, 2 cựu sinh viên Khoa Ngoại thương 
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cùng đạt 7,5 IELTS, chia sẻ những kinh nghiệm 
của bản thân. 
Tập nghe nhạc, xem phim, chương trình yêu thích 
An Thanh cho biết phần thi nghe (gồm 40 câu với độ dài 40 phút) có 4 phần nhỏ: 
các tình huống đời thường (đăng ký hoạt động, thuê nhà, nhập học...); tình huống 
hướng dẫn và giới thiệu về một chủ đề quen thuộc (trường học, khu du lịch, 
chương trình ca nhạc, triển lãm...); tình huống đối thoại mang tính chất học thuật; 
trình bày về chủ đề học tập. TS chỉ được nghe một lần với yêu cầu là hiểu được ý 
chính của đoạn đối thoại. 
Thanh chia sẻ yếu tố quyết định để làm tốt phần này là lắng nghe phần hướng dẫn 
trước mỗi bài nghe. Ngoài ra, TS cần rèn cách tự đoán xem người nói sẽ nói gì, 
phải có khả năng nghe cụm từ và các mệnh đề. TS không nên hoảng hốt khi bài 
nghe quá khó hoặc quá nhanh. TS có thể luyện tập bằng những cách rất đơn giản 
như nghe nhạc, xem phim và những chương trình yêu thích (kênh Discovery hay 
National Geographic) từ mức độ trung bình (phụ đề tiếng Anh) đến mức cao hơn 
(không phụ đề). Tuyệt đối không bỏ trống bất cứ câu hỏi nào. 
Các câu trả lời đều trong bài đọc 
Khi thi phần đọc (gồm 3 đoạn văn với 40 câu hỏi, TS đọc và trả lời trong 60 phút), 
TS nên xem cách các đoạn văn được tổ chức như thế nào, thử đoán trước nội dung 
của đoạn văn ngay từ câu mở bài. Cẩn thận với danh từ số ít, số nhiều vì đây chính 
là “bẫy” của phần thi này. TS có thể bỏ qua nếu không trả lời được và làm vào cuối 
giờ chứ không nên mất quá nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi. Đừng hoảng sợ 
nếu không biết gì về đoạn văn đang đọc bởi tất cả các câu trả lời đều nằm trong 
bài. Trước kỳ thi, TS nên đọc càng nhiều càng tốt, dành một khoảng thời gian nhất 
định hằng ngày để đọc báo, tạp chí, tập san 
Không học thuộc lòng các bài văn mẫu 
Theo Mạnh Kha, viết là phần thi khó nhất trong bài thi IELTS bởi yêu cầu về sự 
chuẩn mực, tính chính xác của cấu trúc câu cũng như sự trau chuốt về nghĩa và văn 
phong của bài viết. Trong thời gian 60 phút, TS dự thi trải qua 2 phần: viết báo cáo 
về một biểu đồ (dạng cột, tròn, thanh...) để phản ánh tình hình dân số, dân trí... 
hoặc miêu tả quy trình của một sự việc (xử lý chất thải, quy trình làm bánh...); viết 
về một chủ đề khoảng dưới 300 từ trong thời gian 40 phút. 
Mạnh Kha chia sẻ kinh nghiệm: “Đối với phần đầu tiên, TS cần bám sát những yếu 
tố đề bài cho để viết tránh lạc yêu cầu. Trước khi thi, cần luyện viết nhiều để tập 
thói quen viết nhanh. Phần thứ hai đòi hỏi phải có ý kiến cá nhân”. Theo Kha, TS 
cần tính toán thời gian làm bài hợp lý, đánh dấu hoặc khoanh tròn các từ khóa, chia 
các đoạn văn cẩn thận. Trong bài viết nên sử dụng kết hợp giữa câu đơn, câu phức, 
câu ghép và luôn dùng những từ nối chuyển ý để bài viết mạch lạc, lưu ý tránh việc 
sử dụng ngôn ngữ không trang trọng. TS nên biết cách nhận biết độ dài của bài văn 
300 từ bởi không có đủ thời gian để đếm từng từ. Tuyệt đối không học thuộc lòng 
các bài văn mẫu trong các cuốn sách ôn luyện bởi không phù hợp với đề thi và có 
thể khiến TS chủ quan dẫn đến nhiều lỗi bất cẩn. 
Đánh giá trên thang điểm 9 
Trong bài thi sẽ có nhiều kiểu giọng Anh của các nơi (Anh, Mỹ, Úc) để tránh sự 
phân biệt ngôn ngữ. TS có thể lựa chọn 2 dạng bài thi: học thuật (dành cho những 
ai muốn học ở bậc ĐH hoặc các học viện, các hình thức đào tạo sau ĐH) và dạng 
đào tạo chung (dành cho những ai muốn tham gia những khóa học nghề, muốn tìm 
việc làm, hoặc vì mục đích di cư đến Úc và Canada). Điểm sẽ được chấm cho từng 
kỹ năng nhỏ (nghe, đọc, viết, nói). IELTS được đánh giá trên một thang điểm 9 
cấp. Mỗi một mức điểm ứng với từng trình độ khác nhau (9: thông thạo; 8: rất tốt; 
7: tốt). 
Cần chủ động nói nhiều hơn giám thị 
Phần thi nói được giám thị tiến hành phỏng vấn trực tiếp trong 15 phút. TS trải qua 
3 yêu cầu: trả lời các câu hỏi về các chủ đề: gia đình, sở thích, quê hương...; mô tả 
một sự việc hiện tượng có liên quan đến TS, yêu cầu sẽ có 4 gợi ý để TS có thể dễ 
dàng phát triển ý (mỗi TS có một phút suy nghĩ và nhiều nhất là 2 phút để trả lời); 
trả lời các câu hỏi về chủ đề liên quan tới hiện tượng đã trình bày ở trên. Các câu 
hỏi ở phần này thường là bàn luận, so sánh, dự đoán, phân tích, giải thích Mạnh 
Kha cho rằng đây là phần thi không chỉ kiểm tra độ chính xác về ngữ pháp mà cả 
khả năng giao tiếp của TS. Vì thế không nên học thuộc lòng các câu trả lời có sẵn 
bởi giám thị dễ dàng phát hiện ra điều này và sẽ đổi câu hỏi. Nên phát triển câu trả 
lời càng nhiều càng tốt, phát huy tối đa thời gian bạn có. TS cần chủ động nói 
nhiều hơn giám thị, mạnh dạn hỏi lại giám thị khi chưa hiểu. TS cần luyện tập 
trước ở nhà bằng các tình huống giả định và ghi lại các ý tưởng của mình. 
Ngoài những kinh nghiệm làm bài như trên, An Thanh cũng khuyên TS hãy ôn thi 
thật nghiêm túc, mỗi ngày nên dành ít nhất một tiếng để làm các bài kiểm tra. Khi 
làm, cần phải canh thời gian cho sát với thời gian bài thi yêu cầu, như vậy mới tạo 
được áp lực và quen với thời gian khi đi thi thật. Còn Mạnh Kha cho biết, các phần 
thi diễn ra liên tục, không có thời gian nghỉ nên TS dễ đuối sức, mệt mỏi. Vì vậy 
cần phải giữ gìn sức khỏe thật tốt để đầu óc tỉnh táo trước ngày thi. 

File đính kèm:

  • pdfdoc93_8289.pdf
Tài liệu liên quan