Kinh nghiệm học Tiếng Anh

• Bước 1: Ở lượt nghe đầu tiên, bạn hãy nhắm mắt lại, tập trung hết sức vào bản tin đó. Hãy nghe xem bản tin đó nói về vấn đề gì. Đừng lo nếu bạn không nghe thấy hết. Nhớ là ở lượt nghe này, chúng ta đang xem “vấn đề gì đang được đề cập tới”. Bạn sẽ chỉ cần nghe vài từ là có thể biết được nó đang đề cập đến kinh tế, chính trị, hay văn hoá, và cụ thể đó là vấn đề gì. Hãy thử xem, đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều.

 

Bước 2: Hãy chuẩn bị cho mình một tờ giấy trắng và một chiếc bút. Ở lượt nghe thứ hai, chúng ta sẽ vừa nghe vừa take note (ghi tóm tắt). Bạn ghi ra tất cả những từ mà bạn nghe được trong bản tin đó, càng nhiều càng tốt, hãy yên tâm là không ai kiểm tra hay đánh giá chữ viết của bạn, quan trọng là hãy ghi thật nhiều. Ở bước này, chúng ta gần như đã bắt được những ý chính (main points) của bản tin ấy (các ý chính thường được đề cập đến trong câu chủ đề ở đầu, hoặc cuối mỗi đoạn).

 

doc9 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều bằng tiếng Anh. Đây gọi là phương pháp học lĩnh hội.
Giờ thì bạn đã thấy tại sao cần đọc các câu ví dụ khi bạn tra một từ trong từ điển. Với mỗi câu bạn đọc, bạn sẽ có cơ hội tái hiện lại câu đó trong đầu khi cần và bạn có thể sử dụng lại câu (hay một phần của câu) đó để tạo ra những câu đúng của riêng bạn. 
Giả sử chúng ta tra từ shroud (giấu, che đậy) trong từ điển và tìm thấy định nghĩa sau: "Shroud (v) [+in, usually pass.] to cover (che phủ) and hide (giấu)".
Bây giờ chúng ta đã biết động từ shroud nghĩa là “to cover and hide”, thường dùng ở dạng bị động và đi với giới giới từ in. Nhưng chúng ta có thể thực sự sử dụng được từ này trong câu của mình hay không? Chẳng hạn, bạn có thể nói: "I was hidden in the corner" (Tôi được giấu vào trong góc), nhưng liệu có đúng khi nói: "I was shrouded in the corner"? Hoặc là, bạn có thể nói "The street was covered in darkness" (Con phố bị bóng tối che phủ) nhưng liệu bạn có thể nói: "The street was shrouded in darkness" hay không?
Chúng ta chưa thể biết được điều đó. Như vậy, sau khi xem định nghĩa, chúng ta biết từ shroud đồng nghĩa với từ cover và hide nhưng không biết rằng từ shroud không được dùng theo cùng một cách giống như hai từ này. Bây giờ chúng ta hãy đọc thêm phần ví dụ trong từ điển:
1) The hill is shrouded in mist (Ngọn đồi bị sương mù bao phủ).
2) The whole affair was shrouded in mystery. (Toàn bộ vấn đề bị giấu trong bí mật).
Những ví dụ này nói với chúng ta rất nhiều điều:
Chúng ta thường nói something is shrouded in something (Một thứ bị một thứ khác che phủ) chứ không phải là “something shrouds something”. 
Cả những thứ cụ thể như hill (ngọn đồi) và những thứ trừu tượng như affair (vấn đề) đều có thể be shrouded in something. 
Mọi vật/chuyện có thể bị shrouded in mist (phủ trong sương mù) hay shrouded in mystery (giấu trong bí mật); còn “shrouded in the corner” có thể nghe rất lạ tai đối với người bản xứ. 
Tóm lại, hãy đảm bảo từ điển học tiếng Anh của bạn có rất nhiều câu ví dụ, và tốt nhất là sử dụng hai cuốn hoặc nhiều hơn. Mỗi khi tra một từ trong từ điển và nếu bạn muốn sử dụng từ đó trong câu của riêng mình, hãy tập trung vào phần ví dụ. Bạn sẽ không chỉ học được những thông tin bổ ích về từ đó, mà còn lập trình để não bạn tạo ra được những câu tương tự. Nếu bạn “bồi bổ” cho não đủ “tiếng Anh dinh dưỡng” cần thiết, bạn sẽ phải ngạc nhiên về mức độ hoạt động hiệu quả của nó đấy.
Ghi nhớ - một chiến lược học tiếng Anh hiệu quả 
Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc lòng trong quá trình học ngoại ngữ là xấu hay tốt. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của rất nhiều giáo viên và học viên học tiếng Anh, ghi nhớ là một trong những phương pháp học tập rất có hiệu quả, giúp cho sinh viên có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác. Sự ghi nhớ được vận dụng một cách hợp lý có thể giúp sinh viên hệ thống hóa những gì mà họ đã được học để áp dụng vào việc giao tiếp thực sự. 
Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào. Rất nhiều các bài nghiên cứu cũng như từ điển đưa ra định nghĩa về “sự ghi nhớ” nhưng nhìn chung ghi nhớ là một quá trình thiết lập hệ thống thông tin trong trí nhớ. Nhớ là cố ý lưu giữ lại một điều gì đó trong não để khi cần thiết có thể phục hồi lại từ ngữ, ý nghĩa, hình ảnh hoặc âm thanh....
Người học tiếng Anh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Almad, một sinh viên Ả Rập, đã sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới. Anh tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng tiếng Ả Rập vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là anh đã học được rất nhiều từ. 
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như chúng tôi đã nói - học như vẹt. Người học có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, nó được rất nhiều sinh viên vận dụng như một chiến lược học tập của mình.
Phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Người học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp. Ví dụ khi đọc một bài báo, dịch hoặc nghe một bài khóa thì người sinh viên giỏi sẽ biết chọn lựa và ghi chú các từ mới, cấu trúc mới sau đó sẽ lưu giữ chúng trong đầu cho các lần vận dụng sau. Hầu hết sinh viên đều công nhận rằng để ghi nhớ hiệu quả thì người học nhất thiết không được học thuộc lòng mà không hiểu gì. Đó phải là một quá trình chọn lọc một cách linh động, sáng tạo có sự kết hợp và tương tác giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Người học không được máy móc lệ thuộc y nguyên vào những gì đã được ghi nhớ mà phải linh hoạt ứng dụng chúng vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi đọc báo ta thấy một câu có chứa thành ngữ rất hay “We just pulled your legs” (Chúng tôi chỉ trêu anh thôi mà). Những gì mà ta cần nhớ ở đây là “pull sb’s legs” sau đó tùy từng trường hợp mà áp dụng. Ví dụ: “Don’t worry, I am just pulling their legs” (Đừng lo lắng, tớ chỉ trêu họ một chút thôi mà).
Sau đây là một số lợi ích mà cách nhớ này mang lại cho người học tiếng Anh:
·         Áp dụng được các từ, cụm từ, thành ngữ mới vào trong nói và viết.
·         Sử dụng tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả.
·         Có được sự phát âm chuẩn trong những cuộc đàm thoại hàng ngày.
·         Có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống quen thuộc.
·         Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi trảy, không bị ấp úng hay ngắt quãng giữa chừng
·         Tự tin, tự nhiên, thu hút được sự chú ý của người nghe.
·         Bài nói được chuẩn bị một cách kĩ càng do đó ngôn ngữ phát ra sẽ logic, chặt chẽ và hợp lý.
Có thể nói ghi nhớ là một phương pháp học hiệu quả nếu biết áp dụng đúng cách.Chúc bạn nhanh chóng làm chủ một vốn tiếng Anh phong phú, linh hoạt và đa dạng!
Bạn đã nghe tốt chưa? 
Bạn thử xem tình huống này có giống mình không nhé? Tiếng Anh của bạn đang tiến bộ rất nhanh, ngữ pháp đã thuần thục, đọc hiểu thì không vấn đề gì, nói thì trôi chảy thế nhưng kĩ năng nghe lại là một vấn đề! 
Trước tiên bạn nên nhớ rằng không chỉ có mình bạn là như vậy. Nghe có lẽ là kĩ năng khó nhất đối với hầu hết người học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Điều quan trọng nhất giúp bạn cải thiện kĩ năng nghe là phải nghe thường xuyên. Nếu nghe mà vẫn không hiểu gì thì cũng đừng vội nản chí hay thất vọng. Bạn hãy:
Chấp nhận sự thật rằng bạn không hiểu gì cả. 
Giữ bình tĩnh khi bạn thấy mình không hiểu gì - thậm chí có thể tiếp tục không hiểu trong một khoảng thời gian dài. 
Đừng cố gắng dịch chúng sang tiếng Việt. 
Hãy chú tâm vào ý chính của những gì bạn đang nghe. Đừng tập trung vào chi tiết cho tới khi bạn đã hiểu ý chính của bài. 
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của kĩ năng nghe đó là không được chú tâm vào nghe từng từ hay cố gắng dịch nghĩa của chúng sang tiếng Việt. Việc làm như vậy sẽ khiến bạn bỏ lỡ những ý chính quan trọng, quá trình dịch còn tạo nên một rào cản giữa người nghe và người nói. Sau đây là một số phương pháp cơ bản mà người học nghe cần nắm vững:
Nghe những gì mà bạn thấy thú vị
Có lẽ lợi ích lớn nhất của việc sử dụng Internet là cải thiện kĩ năng nghe. Bạn có thể chọn những gì bạn thích và nghe bao nhiêu lần tùy ý. Bằng cách nghe những gì mà bạn thấy thú vị bạn sẽ có động lực, không thấy nhàm chán và vốn từ vựng sẽ trở nên phong phú. Đây chính là bước khởi đầu nếu bạn muốn nghe giỏi.
Nghe từ chủ điểm
Từ hoặc cụm từ chủ điểm có thể giúp bạn hiểu ý chính của bài nghe. Nếu bạn hiểu nghĩa của các từ “New York”, “business trip”, “last year” bạn có thể đoán ra người đó đang nói về chuyến công tác New York năm ngoái. Nên nhớ rằng hiểu ý chính sẽ giúp bạn hiểu các chi tiết mà người nói sẽ phát triển.
Nghe dựa vào ngữ cảnh
Hãy tưởng tượng một bạn người Anh nói với bạn câu sau “[...] I bought this great tuner at JR’s. It was really cheap and now I can finally listen to National Public Radio broadcasts.” Bạn không hiểu tuner có nghĩa là gì. Nếu bạn cứ tập trung vào từ tuner có lẽ bạn sẽ vô cùng bối rối. Tuy nhiên nếu bạn đặt nó vào tình huống câu sẽ dễ dàng hiểu đó là cái gì. Ví dụ, bought là quá khứ của buy, listen và radio nghĩa đều quen thuộc. Bây giờ bạn chỉ cần ghép chúng vào trong câu: “Tôi đã mua một cái gọi là tuner ở cửa hàng JR. Nó rất rẻ và giờ đây cuối cùng tôi đã có thể nghe Đài tiếng nói rồi”. Cái vật tunner đó dùng để nghe đài vậy chắc chắn tuner là một loại đài rồi. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản nhưng nó minh họa cho những gì mà bạn cần phải chú tâm: không phải tập trung vào từ bạn không biết nghĩa mà vào những từ bạn đã biết nghĩa rồi.
Nghe hiểu không có nghĩa là bạn phải hiểu tất cả các từ ngữ mà người nói phát ra. Tất nhiên, hiểu được toàn bộ nội dung của bài nói là mục tiêu mà chúng ta cần đạt tới nhưng hiện tại không cần thiết phải như vậy. Nghe là kĩ năng khó nhất trong bốn kĩ năng tiếng Anh. Để nghe giỏi chúng ta phải luyện tập rất nhiều, không những thế phải có lòng kiên nhẫn cao độ. Khi nghe mà không hiểu thì cũng đừng lo lắng hay nóng ruột. Thư giãn, để cho tâm trí được thoải mái bạn sẽ thấy bất ngờ vì sự tiến bộ nhanh chóng của mình.
Như một câu thành ngữ Anh đã nói: “Practice makes perfect” (Sự luyện tập làm nên điều hoàn thiện), nghe thường xuyên là cách hữu hiệu nhất cải thiện kĩ năng nghe đó các bạn.

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_hoc_ta_5028_9997.doc
Tài liệu liên quan