Kinh nghiệm chuẩn bị kì thi IELTS hiệu quả
1. Nghe
· Hình thành kỹ năng phán đoán
Phán đoán và tưởng tượng về chủ đề bạn chuẩn bị nghe càng nhiều càng tốt.
Hãy tự mình đặt và trả lời câu hỏi về nhân vật sẽ xuất hiện, nội dung bạn sắp
nghe là gì? Điều này ắt hẳn sẽ tạo cho bạn sự tò mò, hứng khởi khi nghe.
· Chuẩn bị
Hãy đọc câu hỏi cẩn thận trước khi nghe và dự đoán câu trả lời nếu có thể.
Kinh nghiệm chuẩn bị kì thi IELTS hiệu quả 1. Nghe · Hình thành kỹ năng phán đoán Phán đoán và tưởng tượng về chủ đề bạn chuẩn bị nghe càng nhiều càng tốt. Hãy tự mình đặt và trả lời câu hỏi về nhân vật sẽ xuất hiện, nội dung bạn sắp nghe là gì? Điều này ắt hẳn sẽ tạo cho bạn sự tò mò, hứng khởi khi nghe. · Chuẩn bị Hãy đọc câu hỏi cẩn thận trước khi nghe và dự đoán câu trả lời nếu có thể. · Khi nghe Lần đầu tiên nghe bạn hãy ghi bất kì thông tin gì nghe được, nếu tốc độ của băng quá nhanh, hãy viết tắt những thông tin đó. Trước khi nghe lần hai hãy đọc lại câu hỏi để xác định một lần nữa thông tin bạn cần phải nghe. Điểm quan trọng nữa khi nghe đó là nghe không đơn thuần nghe thông tin mà hãy nghe cả ngữ điệu, sắc thái biểu cảm: giọng điệu tức tối, hay ôn hòa, chân thật hay mỉa mai, giọng nói già hay trẻ. Điều này chắc chắn sẽ giúp phần nào trong việc quyết định câu trả lời của bạn. · Nghe thường xuyên “Practice makes perfect” đặc biệt đúng với kĩ năng nghe. Nếu nghe thường xuyên, bạn sẽ thấy quen với cách phát âm và cách diễn đạt của người Anh và điều này sẽ giúp bạn đỡ “choáng” khi nghe trong phòng thi. 2. Đọc · Đừng vội nản khi gặp nhiều từ mới, hãy cứ đọc và cố gắng hiểu càng nhiều càng tốt. Thường thì câu mở đầu sẽ giúp bạn hiểu ý chung khái quát của đoạn văn. · Sau lần đọc đầu tiên bạn hãy định hướng cách đọc ở lần thứ hai. Bạn sẽ đọc để lấy thông tin hay hiểu ý chính của bài? Chắc hẳn bạn đã quen với hai khái niệm scan và skim mà rất nhiều các giảng viên ở đây đề cập đến. · Đừng ngại đọc đến lần thứ ba hay thứ tư để tìm được thông tin bạn cần. Chậm một chút nhưng vẫn tốt hơn là bạn tự “phát minh” ra câu trả lời. · Một nguyên tắc bạn cần nhớ khi đọc: đọc nhanh và lặp lại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với bạn đọc chậm và cẩn thận. 3. Viết Đừng cầm bút lên và bắt đầu viết luôn một mạch. Hãy định hướng bạn cần viết những gì. Sau đây là các kỹ xảo giúp bạn viết tốt hơn: · Thu thập các ý tưởng bổ trợ cho bài viết, và mục đích giao tiếp của văn bản bạn đang viết. · Tổ chức văn bản theo cấu trúc logic, định hướng phong cách viết văn bản. · Viết bản thử nghiệm, để tiện cho việc sửa và thêm ý hãy để cách ra 1 dòng khi bạn viết. · Hãy tưởng tượng bạn là người đọc văn bản này. Hãy tự mình rà soát các lỗi sai và sửa nếu cần thiết. · Tập hợp những lỗi sai bạn hay mắc phải, và hãy cố gắng tránh lặp lại. · Học từ lỗi sai của bạn học là hình thức học rất nhanh và hiệu quả . Thông qua việc chữa lỗi cho bạn của mình,bạn có thể rút cho mình rất nhiều kinh nghiệm hữu ích khi viết. 4. Nói · Hãy định hình ý tưởng sẵn trước khi nói, đặc biệt nhẩm sẵn những câu mang ý nghĩa then chốt trước khi bắt đầu nói. · Hãy học cách sử dụng những âm như: er, ah, oh để “ câu giờ” nếu ý tưởng chưa kịp đến với bạn. · Trong giao tiếp bằng cách thể hiện thái độ quan điểm của mình với người nói như: Yes, I think I agree with you but " "Yes, that’s a good question. " Bạn có thể có thời gian đầu tư vào câu trả lời của mình. · Im lặng là điều tối kị khi nói tiếng Anh, hãy yêu cầu nhắc lại hoặc giải thích nếu bạn cảm thấy cần thiết. “I didn’t quite get that, could you say it again?" · Hãy quan sát và học cách nói của những người xung quanh nếu bạn cảm thấy đáng học. Học từ bạn bè bao giờ cũng dễ hơn học từ sách vở. Trên đây là một số kinh nghiệm hy vọng có thể là gợi ý nhỏ giúp các bạn dành kết quả như mong muốn trong kì thi IELTS.
File đính kèm:
- kinh_nghiem_chuan_bi_ki_thi_ielts_hieu_qua_3284.pdf