Hướng dẫn học tiếng anh cho người mới bắt đầu
Bạn đang có trong tay chương trình học ngoại ngữ được biên soạn có hiệu quả nhất
từ trước đến nay. Chắc bạn cũng biết, học một thứ tiếng mới có thể gây cho bạn
những thất vọng. Có lẽ bạn đã đến với ngoại ngữ lần đầu tiên ở trường trung học.
Nếu bạn thấy các lớp ngoại ngữ ấy quá khó, hay điểm ngoại ngữ của bạn thấp,
chắc bạn cho rằng bạn không có khả năng học ngoại ngữ.
ia ở Los Angeles. Sau đó ông trở thành giáo sư các ngôn ngữ thuộc nhóm La-tinh và giáo học pháp ngoại ngữ kiêm giám đốc Trung tâm Nghe tại Đại học Bang Ohio; giáo sư về sư phạm và các ngôn ngữ thuộc nhóm La-tinh tại Đại học Bang New York ở Albany; giảng viên theo chế độ Fulbright tại Đại học Heidelberg. Tiến sĩ Pimsleur là hội viên Hội giáo viên tiếng Pháp ở Mỹ (AATF), Hội nghiên cứu sư phạm Mỹ (AERA), Hội ngôn ngữ hiện đại (MLA), và là một hội viên sáng lập ra Hội đồng giảng dạy ngoại ngữ Mỹ (ATCFL). Nhiều cuốn sách và bài viết của ông đã gây ra một cuộc cách mạng trong lý thuyết học và dạy ngoại ngữ. Qua nhiều năm thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, tiến sĩ Pimsleur đã đề xuất một phương pháp mới dựa trên hai nguyên tắc then chốt: nguyên tắc đoán trước và nguyên tắc ghi nhớ khoa học mà ông gọi là sự nhớ lại có ngắt quãng theo từng bước. Chương trình ngày kết hợp cả hai nguyên tắc ấy nhằm cung cấp cho bạn phương pháp học ngoại ngữ đơn giản và có hiệu quả nhất có thể có được. SỰ NHỚ LẠI CÓ NGẮT QUÃNG THEO TỪNG BƯỚC Sự nhớ lại có ngắt quãng theo từng bước là một thuật ngữ phức tạp để gọi tên một lý thuyết rất đơn giản về trí nhớ. Trong việc học ngoại ngữ, không có khía cạnh nào quan trọng bằng trí nhớ, song trước tiến sĩ Pimsleur, chưa có ai nghiên cứu tìm tòi ra phương pháp nào tạo nên trí nhớ ngoại ngữ có hiệu quả hơn. Trong khi nghiên cứu, tiến sĩ Pimsleur đã phát hiện ra khoảng thời gian người học ghi nhớ thông tin mới và cần những khoảng thời gian ngắt quãng bao lâu để được nhắc lại thông tin ấy. Nếu được nhắc lại quá sớm hay quá muộn, người đọc sẽ không duy trì được thông tin. Phát kiến này giúp ông tạo nên một sơ đồ thông tin cần được lặp lại chính xác vào khi nào và bằng cách nào. Hãy hình dung là bạn học được một từ mới. Bạn tự nhủ là phải nhớ từ ấy. Tuy nhiên, năm phút sau bạn không tài nào nhớ lại được từ đó. Nếu như bạn được nhắc lại từ ấy năm giây sau khi bạn học nó, chắc bạn có thể nhớ được nó trong một phú, và đến thời điểm này bạn lại cần phải được nhắc từ ấy một lần nữa. Cứ mỗi lần bạn được nhắc lại, bạn lại ghi nhớ từ ấy lâu hơn lần trước. Các khoảng thời gian giữa những lần nhắc lại mỗi lúc một dài hơn, cho đến khi nào bạn ghi nhớ được từ ấy mà không cần phải nhắc lại lần nào nữa. Chương trình này được biên soạn kỹ lưỡng để nhắc cho bạn nhớ thông in mới đúng vào khoảng thời gian mà quá trình duy trì thông tin tối đa diễn ra. Cứ mỗi lần trí nhớ của bạn bắt đầu mờ nhạt thì bạn được yêu cầu nhắc lại từ ấy. NGUYÊN TẮC ĐOÁN TRƯỚC Nguyên tắc đoán trước yêu cầu bạn đoán trước một câu trả lời đúng. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là bạn phải rút ra được câu trả lời từ những gì bạn đã học trong các bài trước. Nguyên tắc này hoạt động như sau: Bài học đưa ra một thử thác – và vì thế cung cấp cho bạn những điều mới mẻ làm tăng tốc độ quá trình học, chẳng hạn như hỏi bạn bằng thứ tiếng bạn đang học: Người đọc bài học gợi ý: “Hôm nay bạn có đi xem phim không?” (KHOẢNG DỪNG) Dựa vào thông tin đã được cung cấp trước đó, bạn đáp: “Không, tôi đi xem phim hôm qua.” Giáo viên xác nhận câu trả lời: “Không, tôi đi xem phim hôm qua.” Sau đó người dẫn dắt bài học gợi ý: “Năm nay chị bạn có đi châu Âu không?” (KHOẢNG DỪNG) Đáp: “Không, chị tôi đi năm ngoái.” Trước khi tiến sĩ Pimsleur đề xuất phương pháp giảng dạy của ông, các khoá học ngoại ngữ dựa trên nguyên tắc: “lặp lại vô ý thức”. Giáo viên liên tục nhồi nhét từ vào đầu người học, dường như đầu người học là một cái đĩa hát mà sự lặp đi lặp lại có thể làm cho các đường rãnh trên đó hằng sâu hơn. Tuy nhiên, các nhà sinh lý học thần kinh cho chúng ta biết rằng ngược lại, sự lặp lại đơn điệu và quá dễ dàng có tác dụng thôi miên, thậm chí làm đầu óc mê muội trong quá trình học. Kết quả là các từ được nhắc đi nhắc lại sẽ mất đi ý nhĩa của chúng. Tiến sĩ Pimsleur phát hiện ra rằng quá trình học tăng tốc khi có một hệ thống “đầu vào/đầu ra” của hoạt động qua lại mà qua đó người học thua nhận được thông tin rồi được yêu cầu lấy thông tin đó ra để sử dụng. VỐN TỪ VỰNG CƠ BẢN Hai nguyên tắc then chốt nói trên là nên tảng của Phương pháp Pimsleur, song còn có những khá cạnh khác đóng góp và làm cho phương pháp trở nên độc đáo. Một trong những khía cạnh ấy có liên quan đến từ vựng. Tất cả chúng ta thường cảm thấy choáng ngợp khi tiếp cận một ngoại ngữ bởi khối lượng từ mới khổng lồ mà chúng ta phải học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sâu rộng chỉ ra rằng thực ra chúng ta chỉ cần một khối lượng từ tương đối hạn chế là đã có thể giao tiếp có hiệu quả bằng bất cứ thứ tiếng nào. Ngôn ngữ có thể được chia ra thành hai phạm trù khác biệt: các cấu trúc ngữ pháp (các từ chức năng) và vốn từ vựng cụ thể (các từ nội dung). Bằng cách tập trung vào phạm trù đầu và giúp người học nắm được và sử dụng một cách nhanh chóng hơn. Chỉ có rất ít từ nội dung cần phải học và sử dụng hàng ngày. Cái “cốt lõi” cơ bản của một ngôn ngữ bao gồm các từ chức năng có xu hướng liên quan đến hoạt động của con người. Loạt bài học này được biên soạn nhằm hướng dẫn cho bạn hiểu và nói được trong một khoảng thời gian tương đối ngắn những yêu tố cơ bản của ngoại ngữ mới mà bạn học. Trong mỗi bài học kéo dài nửa giờ, bạn sẽ đối thoại thực sự với hai người bảng ngữ sử dụng ngôn ngữ của những người có trình độ văn hoá cao dùng trong công việc và hoạt động xã hội hàng ngày của họ. Phương pháp độc đáo của chương trình này giới thiệu đối thoại trong tình huống cụ thể sẽ giải quyết cho bạn vấn đề thường gặp nhất trong quá trình học là vấn đề ý nghĩa. QUÁ TRÌNH HỌC HỮU CƠ Phương pháp Pimsleur chú trọng vào việc giảng dạy trong một thời gian ngắn nhất có thể có được giúp người học rèn luyện về mặt chức năng để hiểu và nói một thứ tiếng. Bạn sẽ luyện từ vựng, ngữ pháp và phát âm cùng một lúc, đồng thời bạn cũng học được các câu có tác dụng thực tiễn trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Trên thế giới có vài nghìn ngôn ngữ. Vì trong số đó chỉ có chưa đến năm tram thứ tiếng tạo ra được hệ thông chữ viết chính thức, các chuyên gia về ngôn ngữ học chấp nhận rằng ngôn ngữ trước hết là lời nói. Do nguyên nhân này, người ta cũng chấp nhận rằng bộ não của con người học một thứ tiếng như là lời nói. Vì thế, khi tiến sĩ Pimsleur biên saonj các chương trình dạy tiếng của ông, ông bắt đầu dùng những tài liệ được gihi âm lại để giảng dạy. Những tài liệu này giúp người học nắm được các âm, tiết tấu và ngữ điệu của thứ tiếng họ học. Người học nắm được những điều này nhanh chóng hơn, chính xác hơn và đầy phấn khởi vì họ nhận thấy họ có thể bắt đầu sử dụng các kỹ năng giao tiếp gần như ngay lập tức. Tiến sĩ Pimsleur gọi đó là “quá trình học hữu cơ” vì nó kết hợp quá trình học trên nhiều phương diện cùng một lúc. Hệ thống phương pháp của ông giúp người học nắm được quy tắc sử dụng ngữ pháp, từ vựng và “các âm” của một ngoại ngữ một cách tổng thể và cuốn hút. Nói tóm lại, người học nắm được ngoại ngữ như một hình thức sống động, biểu cảm của văn hoá nhân loại. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH Khi bạn đã nắm vững được một Chương trình Ngoại ngữ Pimsleur, bạn sẽ có một vốn từ mang tính thực tiễn cao để sử dụng được chúng. Những từ, cụm từ và câu cơ bản này được lựa chọn công phu để có thể dùng một cách hiệu quả nhất trong các tình huống giao tiếp hàng ngày khi bạn đến thăm một nước khác. Bạn sẽ có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng những va chạm thường ngày có thể xảy ra, hội thoại với người bản ngữ trong các tình huống khác nhau khi du lịch, sử dụng các phương tiện giao thông và điện thoại một cách tự tin. Bạn sẽ có thể hỏi đường và có thể tự đi lại ở các thành phố lớn cũng như ở thôn quê. Các kỹ năng mà bạn học được sẽ giúp bạn tham gia vào những câu chuyện thường ngày, diễn đạt các sự kiện, đưa ra các chỉ dẫn và miêu ta các hoạt động diễn ra trong hiện tại, quá khứ và tương lai. Bạn sẽ có khả năng đối phó với những vấn đề thường gặp nhất và đáp ứng các yêu cầu xã giao trong cuộc sống thường ngày. Người bản ngữ – kể cả những người không quen tiếp xúc với người nước ngoài – cũng có thể hiểu được bạn nói gì. Một điều khác cũng không kém quan trong là bạn sẽ biết cách hỏi những câu giúp bạn tiếp tục mở rộng kiến thức về ngoại ngữ bạn học cũng như khả năng sử dụng nó dễ dàng hơn, vì bạn đã được huấn luyện kỹ năng đặt câu hỏi không hạn chế theo phương pháp Pimsleur. Phương pháp Pimsleur trở thành một điểm xuất phát để tiếp tục học tập và phát triển – mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một hệ thông sư phạm nào. Nguyện vọng học tập này sẽ trở thành hiển nhiên đối với những người mà bạn tiếp xúc. Nó thể hiện một thái độ quan tâm chân thành và lòng trân trọng thực sự đối với nền văn hoá của họ. NHẬN XÉT VỀ SỰ KHÁC BIỆT NGÔN NGỮ GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở bất kỳ một nước lớn nào, và ngay cả ở nhiều nước nhỏ, sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các địa phương là điều phổ biến. Chẳng hạn như ở Mỹ, một người ở Maine có thể phát âm rất khác một người ở Texas. Cách phát âm (giọng địa phương) khác nhau, và đồng thời có những khác biệt nhỏ về mặt từ vựng. Ví dụ, cái mà ở New York hay Arizona người ta gọi là drinking fountian (vòi nước uống) thì ở Wisconsin người ta gọi là Bubbler, còn soft drink (nước uống có ga) của một số vùng ở Mỹ thì một số vùng khác gọi là soda. Sự khác biệt trong tiếng Anh còn rõ nét hơn nữa giữa người dân ở Bắc Mỹ và người Anh, hay giữa người Anh và người Úc. Song họ đều là người bản ngữ tiếng Anh; họ đều có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh hội thoại, cùng đọc những tờ báo như nhau và xem những chương trình truyền hình như nhau mà không gặp phải trở ngại nào đáng kể. Người bản ngữ một thứ tiếng thường có thể biết một người là người vùng nào khi nghe người ấy nói. Ngoài sự khác biệt về mặt địa phương ra còn có sự khác biệt về mặt xã hội. Các chương trình Ngoại ngữ Pimsleur sử dụng ngôn ngữ “văn hoá” chuẩn mực để có thể đưa bạn đi qua mọi vùng của đát nước bạn học tiếng mà không gặp phải trở ngại.
File đính kèm:
- huong_dan_hoc_tieng_anh_cho_nguoi_moi_bat_dau_0385.pdf