Học TOEIC thế nào cho hiệu quả

Do TOEIC do viện khảo thí và giáo dục Hoa Kỳ (ETS) soạn ra, thế nên, bước đầu tiên

muốn học, là phải chuẩn hóa lại phát âm của mình theo âm Mỹ. Người Việt Nam thường

có xu hướng nói từng từ một (word unit) nhưng người Mỹ lại phát âm theo từng khối âm

thanh (sound unit). Ví dụ:

pdf4 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học TOEIC thế nào cho hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học TOEIC thế nào cho hiệu quả 
Do TOEIC do viện khảo thí và giáo dục Hoa Kỳ (ETS) soạn ra, thế nên, bước đầu tiên 
muốn học, là phải chuẩn hóa lại phát âm của mình theo âm Mỹ. Người Việt Nam thường 
có xu hướng nói từng từ một (word unit) nhưng người Mỹ lại phát âm theo từng khối âm 
thanh (sound unit). Ví dụ: 
She laf de di zai dia 
Tức là: 
She laughed at his idea. 
Trong câu trên, d đã nối với at, chữ h câm (silent), nên t sau at đọc là d nối luôn với is tạo 
thành di zai 
Do đó, đầu tiên, cần phải học American Accent Training, giáo trình này có thể mua ở 
bất cứ hiệu sách nào. Nhưng nó có tân 4 đến 5CD và dày cỡ gần 300 trang. Khi học cần 
phải chọn phần phù hợp trong giáo trình mà học, chứ nếu học tuần tự thì sẽ tốn rất nhiều 
thời gian, và phần lớn sẽ bỏ cuộc. Cách học là học thuộc các luật, và các cách phát âm 
những từ thường gặp, cách nối âm, cách phát âm chữ T, chữ R đặc biệt là cần lưu ý và 
áp dụng nối âm. 
Song song với việc học American Accent Training, cần phải học về Business English – 
tức là tiếng Anh trong môi trường làm việc. Cần lưu ý rằng chúng ta ko chỉ học Tiếng 
Anh mà còn học các kiến thức chung về môi trường làm việc, chẳng hạn như về tổ chức 
của công ty: ví dụ có hai board riêng là Board of Directors và Board of Executive, rồi cấp 
bậc của CEO, COO, CFO, MD, President, Vice-President, ko hoàn toàn như chúng ta 
thường nghĩ, rồi các kiến thức về tài chính, về đầu tư, về chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, 
quảng cáo, PR luôn phải sẵn sàng bổ trợ các kiến thức đó. Việc học Business English 
sẽ giúp người học hình thành một hệ thống từ vựng Business, đi kèm đó là các ngữ pháp 
thường dùng và văn phong trong các tài liệu viết. Khi học về Business English nên – phải 
học thuộc các bài và kết hợp áp dụng phần nối âm cũng như các quy tắc American 
Accent. 
Sau khi đã qua hai bước trên, tức là khi đã có một vốn từ và background cơ bản về 
business, đồng thời nắm được quy tắc phát âm American English, khi đó, bắt đầu bước 
vào quá trình ôn luyện. 
Sau khi đã nắm được cơ bản các nguyên tắc phát âm âm Mỹ, có được một khối lượng 
từ vựng tương đối phong phú về Business English, đồng thời cũng đã nói trôi chảy và lưu 
loát, có nối âm khi nói (điều này nói đơn giản vậy, nhưng với ai đã từng học lớp TOEIC 
của mình thì chắc chắn đã hiểu rằng để đạt được yêu cầu thì không hề đơn giản), thì 
chúng ta bước sang phần luyện thi TOEIC. 
Về giáo trình: mình recommend TOEIC Mastery – đây là phần mềm, có thể mua ở 
hàng đĩa, vừa rẻ vừa hữu hiệu. 
Về phương pháp: nên luyện song song cả phần listening và reading, tới phần này, nếu ai 
học TOEIC sẽ hiểu ngay tại sao phải học American Accent Training rất đơn giản, vì có 
những phần cho dù có xem scripts cũng không thể nói giống đĩa được, mà nói không 
chuẩn thì nghe cũng sẽ không chuẩn. (Tất-nhiên-ở-đây-chỉ-nói-tới-tiếng-Anh-Mỹ nhé, 
mình ko nói tiếng Anh quốc tế, mấy hôm sang Sing toàn làm việc với mấy ông Ấn Độ, 
mãi mới quen với khẩu âm Ấn Độ, mình lại ở cùng apartment với hai tên Tàu, lại nói 
ngọng, Chai nờ nó nói thành Chai lờ :D) 
Về phần nghe: ở đây ko bàn tới Section 1 vì nó đơn giản và lại tương đối đa dạng, chỉ 
bàn tới Section 2, 3, 4. Nên ôn theo trình tự hết Section 2 rồi đến Section 3 rồi đến 
Section 4. Thực ra, trong môi trường giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong môi trường 
giao tiếp công ty, chúng ta sẽ gặp hai tình huống chính là: hội thoại (Section 2, 3) và một 
người nói cho nhiều người nghe (Section 4). Trong bài thi TOEIC, các tình huống này là 
cố định – tức là chỉ có khoảng 90 tình huống cho mỗi Section 2, 3. Chúng ta nghe nếu 
chưa hiểu thì nghe lại, vẫn chưa hiểu thì nghe lại lần nữa, vẫn chưa clear được thì thôi 
xem script rồi tập nói giống hệt đĩa về cả ngữ điệu, nối âm, và tốc độ. Đó là định hướng 
chung cho cả phần nghe, chỉ có học như vậy thì chúng ta mới có thể cải thiện khả năng 
nói của mình 
Về tip cho từng phần, tất nhiên muốn tăng điểm ngoài thực lực, cũng phải có tip. 
Trước tiên, điều quan trọng nhất là khi học ngoài ngôn ngữ ra, cần phải học theo tình 
huống, với những người đã đi làm, đặc biệt là đã làm công ty nước ngoài thì sẽ thấy các 
tình huống trong bài thi TOEIC rất gần gũi, với những bạn còn là sinh viên, thì hay năng 
động một chút, đi làm thêm, dự hội thảo (bằng Tiếng Anh) thường xuyên, hoặc tham gia 
câu lạc bộ tiếng Anh thường xuyên đi đón khách nước ngoài chẳng hạn, hoặc đi phỏng 
vấn thật nhiều Khi học đến phần nghe mình phải để tâm tới các tình huống, và thử nghĩ 
xem có mấy trường hợp có thể xảy ra, chỉ như vậy thì mình mới học một mà biết mười. 
Khi chúng ta đã chuẩn bị trước các tình huống đó thì đi thi, khi nghe đến câu hỏi chưa 
nghe đã có câu trả lời trong đầu. 
Đây chính là tip cho section 2, questions and responses, chúng ta sẽ được nghe 1 câu hỏi, 
theo sau đó là 3 câu trả lời, đặc điểm là người ta nói rất nhanh, và câu trả lời cũng rất 
nhanh, tuy nhiên, cũng có những quy luật và bẫy rất cổ điển. Thông thường, chúng ta nếu 
không nghe hiểu, thì sẽ chỉ bắt được vài từ mà vẫn chưa hiểu, chính vì thế mà câu trả lời 
mà có một từ ở phần câu hỏi thì chắc chắn sai (họ bẫy mà) bằng cách này, có thể loại trừ 
được ít nhất là 1 phương án, thế là chỉ chọn 50/50 sẽ dễ hơn nhiều. 
Khi học thì nhớ group các tình huống lại, ví dụ: 
Các tình huống sau cùng nhóm: 
1 Q: Who’s responsible for keeping these shelves stocked? 
A: That’s Mr. Harmin’s job. 
2 Q: Who’s in charge of ordering office supplies? 
A: I can do that for you. 
3 Q: Whom should I see about repairing this condenser? 
A: Talk to someone at the customer service desk. 
Sau khi luyện thuộc lòng 90 tình huống (trong giáo trình TOEIC Mastery, với các giáo 
trình khác, các tình huống cũng tương tự, chỉ thay đổi một chút về câu chữ) thì chúng ta 
sẽ cảm thấy phần này ko khó chút nào. 
Section 3: có khó khăn ở chỗ người nói nói rất nhanh, và câu hỏi đòi hỏi phải phân tích. 
Tuy nhiên, với bài thi TOEIC hiện nay thì ứng với mỗi hội thoại chỉ có một câu hỏi, và 
chúng ta có thể đọc trước được. Do đó, quá trình chuẩn bị pre-listening question 
analyzing là rất quan trọng, vì, khi đọc câu hỏi, chúng ta đã nắm được thông tin cần phải 
nghe, đồng thời cũng có được một số từ chốt nhất định, thậm chí, nếu đã luyện xong 
chúng ta đã có thể trả lời trước khi nghe hội thoại. Do đó, khi học luôn phải học kỹ các 
tình huống, các cách xử lý trong thực tế như thế nào Đây chính là phần mà nhiều người 
mất điểm nhất kể cả những người trên 900. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ bớt khó khăn hơn 
sau khi chúng ta đã học thuộc 90 tình huống, hiểu, nói trôi chảy đúng tốc độ, ngữ điệu, 
nối âm 
Chúc các bạn thành công! 

File đính kèm:

  • pdf8_5753.pdf
Tài liệu liên quan