Học ngoại ngữ - Ngữ pháp
Lâu nay học sinh không nhấn mạnh việc học ngữ pháp
lắm, lý do chính là SV VN thường nghĩ mình giỏi văn
phạm. Tuy nhiên gần đây suy nghĩ lại, có lẽ cũng phải
đề cập đến việc này một cách nghiêm túc. Sau đây là
một số những điểm hay sai:
Học ngoại ngữ - ngữ pháp Lâu nay học sinh không nhấn mạnh việc học ngữ pháp lắm, lý do chính là SV VN thường nghĩ mình giỏi văn phạm. Tuy nhiên gần đây suy nghĩ lại, có lẽ cũng phải đề cập đến việc này một cách nghiêm túc. Sau đây là một số những điểm hay sai: 1. Thì của động từ: Các bạn mới học AV sẽ thấy rằng ngữ pháp tiếng Anh khác ngữ pháp tiếng Việt rất nhiều. Động từ thì có bao nhiêu là thì (hiện tại, quá khứ, tương lai,) trong khi tiếng Việt mình thì có thì thiếc gì đâu! Đây là một trong những trở ngại lớn của SV VN tụi mình. Gần đây mình để ý có nhiều bạn học tiếng Anh lâu ngày nhưng mà động từ chia vẫn sai . Các bạn biết không, tiếng Anh thế là dễ rồi đấy, chỉ có khoảng một nửa số thì mà động từ tiếng Pháp có . Thôi thì chúng ta phải học luật chia động từ và làm bài tập thường xuyên thôi. Sau thời gian ban đầu khó chịu các bạn sẽ dần quen với nó, khi ấy sẽ lại thấy thoải mái. 2. Giới từ: In, on, at, khi nào dùng từ nào??? Cái này thì cũng có một số luật, nhưng tình hình chung là chúng ta phải học thuộc và nhớ thôi. Để học tốt ngữ pháp thì không có cách nào khác ngoài học thuộc các luật và các trường hợp ngoại lệ (tiếng Anh hơi bị nhiều trường hợp ngoại lệ đấy nhé và luyện tập thường xuyên, giống như thành ngữ “trăm hay không bằng tay quen”. “Gần nghĩa” với thành ngữ này là idiom “Practice makes perfect” của tiếng Anh. Riêng với mình thì mình thích cách nói tiếng Anh/Mỹ hơn, nó khuyến khích mình luyện tập, đúng không các bạn? Đọc sách báo nước ngoài, hoặc các bài do người nước ngoài viết cũng là một cách hiệu quả để học ngữ pháp. Mỗi lần đọc các bạn chỉ cần để ý thêm một chút về cách người ta dùng ngữ pháp và các giới từ thì các bạn sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế lắm đấy
File đính kèm:
- hoc_ngoai_ngu_0453.pdf