Hiệu quả của làm việc nhóm trong dạy và học kỹ năng nói Tiếng Anh cho học viên tại học viện hành chính quốc gia
Những tiến bộ trong giảng dạy ngôn ngữ đã
khẳng định rằng người học phải đóng một vai
trò tích cực trong quá trình học tập của mình
thông qua việc nắm bắt kiến thức và phát
triển năng lực ngôn ngữ nhờ các hoạt động
nói. Thực tiễn tại các trường học đã chứng
minh việc tiếp thu ngôn ngữ không thể thành
công chỉ bằng cách học thuộc lòng hoặc lặp đi
lặp lại. Xu thế lấy người học là trung tâm xem
giáo viên là nguồn cung cấp thông tin và
hướng dẫn người học tìm kiếm, tiếp nhận
thông tin từ các nguồn đa dạng. Một trong
những cách tiếp cận đã mang lại thành công
cho việc tiếp thu ngôn ngữ là làm việc nhóm.
Việc đánh giá hiệu quả của làm việc nhóm
trong thực tiễn dạy và học ngoại ngữ rất quan
trọng nhằm cải thiện chất lượng dạy và học.
Các nhà nghiên cứu như Martine (2003) [1]
hay Chen (2004) [2] đã bước đầu có những
đánh giá về hiệu quả của hoạt động nhóm
trong dạy và học kỹ năng nói; tuy nhiên, các
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tham gia,
cụ thể là mức độ tham gia vào hoạt động
nhóm đo bằng số lượt và thời gian nói chuyện
mà đề cập đến rất ít các yếu tố ảnh hưởng.
Hàng năm, Học viện Hành chính Quốc gia
(HVHCQG) tổ chức khoảng 3 đến 5 đợt ôn
thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (Tiếng Anh)
bậc 3/6 cho đối tượng học viên cao học và
sinh viên trong Học viện (200 đến 250 lượt
thí sinh). Thời lượng ôn luyện các kỹ năng
giao tiếp là 50 giờ học mà trong đó kỹ năng
nói là kỹ năng học viên tại các lớp ôn này khá
quan tâm và chú trọng ôn luyện (48,95% số
ứng viên được hỏi cho là kỹ năng nói là khó
nhất trong 4 kỹ năng giao tiếp). Nghiên cứu
này được thực hiện để đánh giá mức độ tham
gia, một số yếu tố ảnh hưởng và các chiến
lược tăng cường hiệu quả hoạt động nhóm
trong thực hành nói với đối tượng học viên
tham dự đánh giá năng lực ngoại ngữ bậc 3/6
tại HVHCQG nhằm cải thiện việc dạy và học
ngoại ngữ tại Học viện.
2. Khái quát về hoạt động nhóm trong thực
hành kỹ năng nói
Brown (2001) [3] đã định nghĩa làm việc
nhóm là một quá trình trong đó hai hoặc
nhiều người làm việc cùng nhau để thực hiện
một nhiệm vụ. Yếu tố quan trọng nhất trong
hoạt động nhóm là sự tham gia của người học,
nếu không có sự tham gia tích cực của người
học, việc áp dụng các hoạt động nhóm sẽ trở
nên lãng phí thời gian, công sức mà không
đem lại hiệu quả.
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 305 - 312 Email: jst@tnu.edu.vn 305 HIỆU QUẢ CỦA LÀM VIỆC NHÓM TRONG DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC VIÊN TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Lâm Thị Thuân Học viện Hành chính Quốc gia TÓM TẮT Làm việc nhóm là một phương pháp sư phạm khá phổ biến trong dạy và học các kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, trong đó có kỹ năng nói. Đánh giá hiệu quả của làm việc nhóm trong thực tiễn dạy và học kỹ năng nói ngoại ngữ có đóng góp quan trọng nhằm cải thiện việc dạy và học, song việc này chưa được quan tâm nghiên cứu kỹ càng trong bối cảnh dạy và học ngoại ngữ tại Học viện Hành chính Quốc gia. Qua việc phỏng vấn các giáo viên tại Học viện, một bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng và phát cho học viên các lớp ôn thi năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 của Học viện. Dữ liệu được thu thập và phân tích dưới dạng định lượng và thống kê mô tả cho thấy làm việc nhóm trong dạy và học kỹ năng nói ngoại ngữ là phương pháp được sử dụng khá thường xuyên tại các lớp này song hiệu quả chưa cao do một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người học và việc áp dụng các chiến lược tăng cường hiệu quả làm việc nhóm trong dạy kỹ năng nói từ các giáo viên chưa đáp ứng kỳ vọng của người học. Một số kiến nghị được nêu bật nhằm góp phần cải thiện việc dạy và học kỹ năng này tại các lớp ôn luyện tiếp theo của Học viện. Từ khoá: Ngoại ngữ; phương pháp; dạy kỹ năng nói; làm việc nhóm; hiệu quả dạy học. Ngày nhận bài: 08/5/2020; Ngày hoàn thiện: 21/5/2020; Ngày đăng: 01/06/2020 EFFECTIVENESS OF GROUP WORK IN TEACHING AND LEARNING ENGLISH SPEAKING SKILLS FOR LEARNERS AT NATIONAL ACADEMY OF PUBLIC ADMINISTRATION Lam Thi Thuan National Academy of Public Administration ABSTRACT Group work is a fairly common teaching methodology in teaching and learning communicative foreign language skills including speaking skills. Evaluating the effectiveness of group work in teaching and learning foreign language speaking skills is one of the important contributing factors to the improvement of methodology; however, it has not been thoroughly studied at National Academy of Public Administration (NAPA). An interview with teachers at NAPA contributes to design a questionnaire to learners preparing for the Test of English Proficiency, level 3/6. The data from questionnaire are quantified and analyzed in the form of descriptive statistics revealing that group work is used quite often but ineffectively at NAPA due to some influencing factors to learners’ oral participation, and teachers’ inefficient strategies to enhance the learners’ participation in group work. The recommendations of this study contribute to improving the teaching and learning of foreign language speaking skill in the following classes of NAPA. Keywords: Foreign language; methodology; teaching speaking skill; group work; teaching and learning effectiveness. Received: 08/5/2020; Revised: 21/5/2020; Published: 01/06/2020 Email: lamthuan83@gmail.com Lâm Thị Thuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 305 - 312 Email: jst@tnu.edu.vn 306 1. Đặt vấn đề Những tiến bộ trong giảng dạy ngôn ngữ đã khẳng định rằng người học phải đóng một vai trò tích cực trong quá trình học tập của mình thông qua việc nắm bắt kiến thức và phát triển năng lực ngôn ngữ nhờ các hoạt động nói. Thực tiễn tại các trường học đã chứng minh việc tiếp thu ngôn ngữ không thể thành công chỉ bằng cách học thuộc lòng hoặc lặp đi lặp lại. Xu thế lấy người học là trung tâm xem giáo viên là nguồn cung cấp thông tin và hướng dẫn người học tìm kiếm, tiếp nhận thông tin từ các nguồn đa dạng. Một trong những cách tiếp cận đã mang lại thành công cho việc tiếp thu ngôn ngữ là làm việc nhóm. Việc đánh giá hiệu quả của làm việc nhóm trong thực tiễn dạy và học ngoại ngữ rất quan trọng nhằm cải thiện chất lượng dạy và học. Các nhà nghiên cứu như Martine (2003) [1] hay Chen (2004) [2] đã bước đầu có những đánh giá về hiệu quả của hoạt động nhóm trong dạy và học kỹ năng nói; tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tham gia, cụ thể là mức độ tham gia vào hoạt động nhóm đo bằng số lượt và thời gian nói chuyện mà đề cập đến rất ít các yếu tố ảnh hưởng. Hàng năm, Học viện Hành chính Quốc gia (HVHCQG) tổ chức khoảng 3 đến 5 đợt ôn thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (Tiếng Anh) bậc 3/6 cho đối tượng học viên cao học và sinh viên trong Học viện (200 đến 250 lượt thí sinh). Thời lượng ôn luyện các kỹ năng giao tiếp là 50 giờ học mà trong đó kỹ năng nói là kỹ năng học viên tại các lớp ôn này khá quan tâm và chú trọng ôn luyện (48,95% số ứng viên được hỏi cho là kỹ năng nói là khó nhất trong 4 kỹ năng giao tiếp). Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ tham gia, một số yếu tố ảnh hưởng và các chiến lược tăng cường hiệu quả hoạt động nhóm trong thực hành nói với đối tượng học viên tham dự đánh giá năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 tại HVHCQG nhằm cải thiện việc dạy và học ngoại ngữ tại Học viện. 2. Khái quát về hoạt động nhóm trong thực hành kỹ năng nói Brown (2001) [3] đã định nghĩa làm việc nhóm là một quá trình trong đó hai hoặc nhiều người làm việc cùng nhau để thực hiện một nhiệm vụ. Yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động nhóm là sự tham gia của người học, nếu không có sự tham gia tích cực của người học, việc áp dụng các hoạt động nhóm sẽ trở nên lãng phí thời gian, công sức mà không đem lại hiệu quả. Hiệu quả hoạt động nhóm đem lại trong thực hành kỹ năng nói ngoại ngữ trước tiên là nâng cao kỹ năng xã hội cho người học thông qua hợp tác làm việc: kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định Làm việc nhóm thúc đẩy quá trình tương tác ngang hàng để phát triển ngôn ngữ và lĩnh hội kiến thức, đồng thời cải thiện mối liên hệ giữa người học. Hoạt động này còn giúp tăng cường sự tham gia của người học, tỷ lệ thời gian nói gia tăng, nhiều người học được nói cùng lúc, góp phần tạo động cơ và thái độ tích cực đối với việc học. Ngoài ra, làm việc nhóm còn giúp giảm cảm giác lo âu, sợ hãi hay e ngại trước đám đông. Đặc biệt khi một học viên là đại diện cho nhóm và báo cáo trước lớp, học viên ấy sẽ luôn cảm thấy tự tin hơn vì câu trả lời không chỉ từ một người mà là của cả nhóm. Các yếu tố khuyến khích hoặc kìm hãm việc tham gia của người học vào hoạt động nhóm trong giờ thực hành nói ngoại ngữ được nhóm thành ba nhóm. Thứ nhất là nhóm các yếu tố liên quan đến người học như năng lực ngôn ngữ, kiến thức nền hay sự quen thuộc của chủ đề, khó khăn về một số khía cạnh của diễn ngôn, sự hài hòa giữa các thành viên trong nhóm hay cá tính riêng từng thành viên. Nhóm thứ hai là các yếu tố liên quan đến môi trường và chương trình học như mức độ khó của nhiệm vụ, mức độ phổ cập của các chủ đề nói và vai trò của giáo viên trong tổ chức làm việc nhóm, hướng dẫn và đánh giá người học trong quá trình tương tác nhóm (Vo, 2004) [4]. Nhóm còn lại là các yếu tố liên quan văn hóa như tâm lý e ngại, xấu hổ, sợ nói sai hay ngại tranh luận trực tiếp (Martine, 2003) [1]. 3. Hoạt động nhóm trong giờ học kỹ năng nói đối với học viên HVHCQG 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nhằm trả lời hai câu hỏi: (1) Mức Lâm Thị Thuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 305 - 312 Email: jst@tnu.edu.vn 307 độ và chất lượng làm việc nhóm trong giờ học nói của học viên tại các lớp ôn thi năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 tại HVHCQG như thế nào? (2) Yếu tố nào ảnh hưởng tới mức độ và chất lượng làm việc nhóm và các chiến lược tăng cường sự tham gia làm việc nhóm trong giờ học nói của học viên tại các lớp ôn thi năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 tại HVHCQG? 3.2. Phương pháp nghiên cứu Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 5 câu hỏi được đưa ra thảo luận với 03 giảng viên phụ trách giảng dạy 03 lớp ôn thi đánh giá năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 đợt 2 năm 2019 tại HVHCQG. Từ đó, tác giả xây dựng Bảng hỏi gồm 10 câu hỏi phát cho 96 học viên tại 03 lớp này. Nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn là hai cách tiếp cận khá phổ biến. Các câu hỏi được thiết kế súc tích, đa dạng kiểu câu hỏi và dễ cung cấp cũng như tổng hợp dữ diệu (Jo và Steven, 1997) [5]. Thông tin thu thập được được phân tích dưới dạng định lượng và thống kê mô tả; sau đó được minh họa bằng bảng biểu và nhóm theo bốn nhóm chính: nhận thức của học viên về làm việc nhóm, mức độ tham gia và chất lượng làm việc nhóm, các yếu tố ảnh hưởng việc tham gia làm việc nhóm và chiến lược tăng cường sự tham gia làm việc nhóm của người học trong giờ học nói. 3.3. Nhận thức của học viên về hoạt động làm việc nhóm Các học viên tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra bao gồm 52 nam và 44 nữ có độ tuổi khá đa dạng (từ 22 đến 41) và đều có số năm học ngoại ngữ trên 10 năm với 34,4% có năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 2/6 và phần lớn còn lại (63,5%) có năng lực tương đương bậc 3/6. Đa phần đánh giá cao những lợi ích mà họ có thể đạt được như cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, thúc đẩy sự tự tin thông qua tương tác hay cơ hội chia sẻ, mở rộng kiến thức về các chủ đề nhất định hay cơ hội thể hiện các quan điểm cá nhân nhiều hơn với nhiều chủ đề cụ thể hơn khi làm việc nhóm (bảng 1). Bảng 1. Nhận thức của học viên về hoạt động làm việc nhóm (Đơn vị: người (%), tổng số: 96 học viên) STT Nội dung Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý 1 Làm việc nhóm tăng cường sự tương tác giữa các người học giúp phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tương tác và nhận thức. 0 (0) 2 (2,08) 8 (8,33) 74 (77,08) 12 (12,5) 2 Làm việc nhóm tạo môi trường thoải mái cho người học tự tin chia sẻ ý kiến. 0 (0) 0 (0) 5 (5,21) 22 (22,92) 69 (71,88) 3 Học viên có cơ hội thực hành ngôn ngữ nhiều hơn khi làm việc nhóm. 0 (0) 9 (9,57) 21 (22,34) 45 (47,87) 19 (20,21) 4 Làm việc nhóm làm lớp học ồn ào, chưa cân đối được sự tham gia của từng người học. 9 (9,38) 12 (12,5) 42 (43,75) 33 (34,38) 0 (0) 5 Học viên thường lạm dụng tiếng Việt hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng Anh chưa chuẩn từ học viên khác khi hoạt động nhóm. 0 (0) 0 (0) 47 (48,96) 46 (47,92) 3 (3,13) Từ bảng 1 chúng ta thấy những phản ánh về bất lợi của làm việc nhóm cũng được thể hiện với các mức độ đồng ý khác nhau. Gần một nửa (43,75%) trong số học viên được hỏi giữ ý kiến trung lập trong khi 34,38% đồng ý và số còn lại (21,88%) không đồng ý rằng làm việc nhóm khiến lớp học ồn ào, chưa cân đối được sự tham gia của các học viên, có người tích cực và cũng có người ít tham gia. Thêm vào đó, không một học viên nào tham gia trả lời bảng hỏi phủ nhận việc lạm dụng tiếng mẹ đẻ trong học ngoại ngữ. Việc sử dụng tiếng Việt hoặc bị ảnh hưởng bởi tiếng Anh chưa chuẩn từ các học viên khác khi hoạt động nhóm khiến hoạt động nhóm mất thời gian và kém hiệu quả. Lâm Thị Thuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 305 - 312 Email: jst@tnu.edu.vn 308 Những kết quả trên cho thấy các đối tượng tham gia nghiên cứu khá quen thuộc với hoạt động nhóm và nhận thức được lợi ích từ hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về các vấn đề còn tồn tại của hoạt động nhóm trong học kỹ năng nói. Điều này có thể là do việc vận dụng hoạt động này trong các bối cảnh khác nhau với các tác nhân ảnh hưởng khác nhau (Chen 2004) [2]. 3.4. Mức độ tham gia và chất lượng làm việc nhóm của học viên Khi được đề nghị tự đánh giá về mức độ tham gia hoạt động nhóm trong giờ học kỹ năng nói của các đối tượng tham gia nghiên cứu, đa số học viên (59,38%) đánh giá thường xuyên tham gia, 28,13% nâng cao mức độ hơn và số còn lại là 12,5% lại chỉ thỉnh thoảng tham gia trong khi đó không ai khẳng định chưa từng bỏ qua hoạt động này. Các con số này thể hiện cái nhìn khá tích cực về hiệu quả của hoạt động nhóm đối với việc học kỹ năng nói của học viên. Vậy chất lượng làm việc nhóm liệu có đáp ứng mục tiêu kỳ vọng của người học, các tình huống trong giờ học nói được khảo sát và phân tích số liệu (Bảng 2). Khi được giao chủ đề thảo luận nhóm, hơn một nửa số học viên được hỏi cảm thấy đôi khi khó để bắt đầu các nhiệm vụ một cách suôn sẻ với thông tin cần thiết để thảo luận: vốn từ, cấu trúc cần dùng và cách thức diễn đạt. Số còn lại gồm 26,04% thường xuyên và 13,54% luôn luôn gặp khó khăn trong tình huống này trong khi chỉ rất ít (3,13%) không bao giờ đối mặt với khó khăn này. Điều này thể hiện năng lực của phần đông người học còn chưa đồng đều và họ còn thụ động dù làm việc nhóm khá quen thuộc với họ. Với khó khăn về kiến thức nền, phần đông số học viên này sẽ thể hiện rất ít các ý tưởng cá nhân. Như Bảng 2 cho thấy 42,71% số học viên thường xuyên có xu hướng chỉ nghe các học viên khác chia sẻ, 32,29% thường xuyên chỉ quan sát và tán đồng mà không đóng góp thêm ý kiến. Rất ít trong số học viên được hỏi luôn tích cực suy nghĩ và đóng góp quan điểm một cách chọn lọc (9,38%). Số lượng tích cực chia sẻ và chia sẻ bất cứ ý kiến nào mình có cũng chiếm một số lượng không nhiều (21,88%). Những con số này cho thấy chất lượng của các ý tưởng đóng góp chưa cao, hoạt động nhóm chưa thực sôi nổi và sự thiếu cân bằng về mức độ tham gia giữa các thành viên. Điều này thể hiện khá rõ ở kết quả trả lời câu hỏi về sự cân bằng trong mức độ tham gia giữa các thành viên khi làm việc nhóm, 86,46% học viên thừa nhận khi làm việc nhóm, có học viên tham gia tích cực và cũng có người ít tham gia. Bảng 2. Mức độ gặp phải các tình huống khi làm việc nhóm trong giờ học nói (Đơn vị: người (%), tổng số: 96 học viên) STT Tình huống Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn 1 Khó xác định nói gì, nói khi nào và nói như thế nào. 3 (3,13) 55 (57,29) 25 (26,04) 13 (13,54) 2 Chỉ nghe các học viên khác nói, ghi chép và ít khi nói. 5 (5,21) 39 (40,63) 41 (42,71) 11 (11,46) 3 Lặng lẽ quan sát, tỏ thái độ đồng tình mà không tranh luận thêm. 6 (6,25) 45 (46,88) 31 (32,29) 14 (14,58) 4 Tích cực suy nghĩ và đóng góp quan điểm đã chọn lọc. 2 (2,08) 47 (48,96) 38 (39,58) 9 (9,38) 5 Chia sẻ tất cả các quan điểm mình có. 9 (9,38) 34 (35,42) 32 (33,33) 21 (21,88) 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động nhóm của học viên Từ phía người học, các yếu tố nổi bật như thiếu từ vựng và ngữ pháp, thiếu kiến thức nền tảng, thiếu kinh nghiệm làm việc nhóm hay chưa có cái nhìn tích cực về làm việc nhóm và các yếu tố liên quan đến đặc trưng văn hóa người học như thiếu tự tin, tâm lý e ngại, xấu hổ thể hiện bản thân là những yếu tố không thể phủ nhận. Cả nhóm giảng viên lẫn học viên đều thừa nhận sự tồn tại của những yếu tố này với các mức độ khá cao trong lớp học của họ. Có tới hơn hai phần ba số học viên thường xuyên thậm chí luôn thấy các yếu về kiến thức ngôn ngữ, kiến thức nền hay sự Lâm Thị Thuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 305 - 312 Email: jst@tnu.edu.vn 309 chênh lệch trình độ giữa người học là vấn đề trở ngại và số học viên thường thấy do thiếu tự tin cũng gần xấp xỉ (Bảng 3). Trong các yếu tố xuất phát từ phía người học, chỉ có yếu tố thiếu trải nghiệm và quan điểm tích cực về làm việc nhóm thường xuyên là trở ngại của khoảng một phần ba số ứng viên (32,29%); trong khi số còn lại chỉ thỉnh thoảng thấy đây là khó khăn với mình. Với những số liệu này, chúng ta thấy những rào cản về trình độ người học và tâm lý người học vẫn là một vấn đề khá lớn. Bảng 3. Một yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động làm việc nhóm, (Đơn vị: người (%), tổng số: 96 học viên) STT Yếu tố ảnh hưởng Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn 1 Thiếu vốn từ và cấu trúc ngữ pháp 0 (0) 18 (18,75) 63 (65,63) 15 (15,63) 2 Thiếu kiến thức nền về chủ đề 0 (0) 26 (27,08) 62 (64,58) 8 (8,33) 3 Sự chênh lệch giữa trình độ người học 0 (0) 22 (22,92) 69 (71,88) 5 (5,21) 4 Thiếu trải nghiệm và quan điểm tích cực về làm việc nhóm 2 (2,08) 57 (59,38) 31 (32,29) 6 (6,25) 5 Thiếu tự tin, xấu hổ, e ngại 3 (3,13) 32 (33,33) 59 (61,46) 2 (2,08) 6 Nội dung hoạt động khó, nhàm chán 2 (2,08) 41 (42,71) 48 (50) 5 (5,21) 7 Thiếu chỉ dẫn rõ ràng hoặc sự hỗ trợ từ giáo viên 0 (0) 52 (54,17) 42 (43,75) 2 (2,08) 8 Mức độ tham gia giữa các thành viên nhóm 0 (0) 14 14,58 43 (44,79) 39 (40,63) 9 Tâm lý quen với việc lắng nghe trong lớp học 2 (2,08) 32 (33,33) 53 (55,21) 9 (9,38) 10 Tâm lý ngại nói hay tranh luận 5 (5,21) 31 (32,29) 52 (54,17) 8 (8,33) Đối với các yếu tố liên quan đến môi trường sư phạm, bảng 3 cho thấy các học viên tham gia nghiên cứu có thể được nhóm thành hai nhóm với tỉ lệ xấp xỉ nhau, một nửa thường thấy nội dung bài học/ các chủ đề thực hành nói là vấn đề trở ngại và nửa còn lại ít thấy nội dung học khó hay nhàm chán. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi sự thiếu kiến thức nền và chênh lệch trình độ tại các lớp học. Học viên có xu hướng mong nhận được trợ giúp từ người dạy nhưng theo thống kê có tới gần một nửa số ứng viên (43,75% thường xuyên và 2,08% luôn luôn) phản ánh về sự chỉ dẫn hay hỗ trợ của giảng viên chưa tương thích. Họ cần trợ giúp từ vựng, cấu trúc và ý tưởng nhiều hơn nữa. Từ phương diện các yếu tố văn hóa, bảng 3 cho thấy tâm lý ngại tranh luận vẫn khá phổ biến tại các lớp học khi có tới 54,17% thường xuyên, 8,33% luôn luôn ngại tranh luận dẫn đến 44,79% thường xuyên và 40,63% luôn luôn nhận thấy sự thiếu cân bằng giữa các thành viên trong làm việc nhóm. Tâm lý quen với việc lắng nghe trong lớp học còn khá phổ biến ở học viên khi có tới 55,21% thường xuyên và 9,38% luôn luôn gặp khó khăn trong làm việc nhóm với tâm lý này. Khi được yêu cầu liệt kê các yếu tố ảnh hưởng khác, chỉ có 13 người đưa câu trả lời và phần lớn đề cập đến yếu tố tuổi tác, sức khỏe và thiếu thời gian luyện tập thêm ngoài giờ học. Một số yếu tố khác như thời gian học (ngoài giờ hành chính), sự thiếu tập trung, thiếu sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, tinh thần trách nhiệm với môn học hay thái độ của thành viên trong nhóm cũng được số ít (1-2 học viên) bổ sung thêm. Lâm Thị Thuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 305 - 312 Email: jst@tnu.edu.vn 310 3.6. Chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả làm việc nhóm Các giáo viên tại các lớp được nghiên cứu đã áp dụng hầu hết các chiến lược được liệt kê (Bảng 4) với tần suất cao và luôn cố gắng tối đa việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ khi cần thiết, di chuyển xung quanh lớp để quan sát, nhắc nhở các nhóm cũng như khuyến khích các thành viên còn rụt rè trong nhóm. Bảng 4 thể hiện kết quả tổng hợp những đánh giá của học viên về các chiến lược này. Bảng 4. Đánh giá các chiến lược làm việc nhóm (Đơn vị: người (%), tổng số: 96 học viên) STT Chiến lược Không thích Bình thường Thích Rất thích 1 Chỉ quan sát các nhóm tự làm việc với nhau 76 (79,16) 16 (16,67) 3 (3,13) 1 (1,04) 2 Di chuyển quanh lớp và quan sát các nhóm làm việc 11 (11,46) 16 (16,67) 67 (69,79) 2 (2,08) 3 Di chuyển quanh lớp và nhắc nhở các nhóm làm việc/ nhắc nhở các thành viên trong nhóm khi chưa tích cực 7 (7,29) 16 (16,67) 69 (71,88) 4 (4,17) 4 Di chuyển quanh lớp và hỗ trợ các nhóm làm việc/ hỗ trợ các thành viên kém, chưa tự tin trong nhóm. 1 (1,04) 9 (9,38) 64 (66,67) 22 (22,92) 5 Hỗ trợ các nhóm/ thành viên về từ vựng, cấu trúc, ý tưởng bất cứ khi nào cần 8 (8,33) 23 (23,96) 62 (64,58) 3 (3,13) 6 Giao th
File đính kèm:
- hieu_qua_cua_lam_viec_nhom_trong_day_va_hoc_ky_nang_noi_tien.pdf