Giao tiếp tiếng Anh: nghệ thuật+kĩ năng
Giao tiếp phi ngôn từ là một hệ thống gồm nhiều yếu tố được kết hợp với nhau để
tăng hiệu quả giao tiếp của lời nói. Việc kết hợp này thường diễn ra một cách tự
nhiên khi người nói là dân bản xứ, tự nhiên đến mức chính người nói cũng không
hề nhận ra là họ đang làm như vậy.
Giao tiếp tiếng Anh: nghệ thuật+kĩ năng Giao tiếp phi ngôn từ là một hệ thống gồm nhiều yếu tố được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả giao tiếp của lời nói. Việc kết hợp này thường diễn ra một cách tự nhiên khi người nói là dân bản xứ, tự nhiên đến mức chính người nói cũng không hề nhận ra là họ đang làm như vậy. Trong thực tế, chỉ có 10% thông điệp giao tiếp được diễn tả thành lời. 90% còn lại có được là nhờ giao tiếp phi ngôn từ của người nói. Hơn nữa, nét mặt, động tác, tư thế khi giao tiếp là một thành tố vô cùng quan trọng của một nền văn hoá cũng như ngôn ngữ của nền văn hoá đó. Bởi vậy, việc nâng cao nhận thức của học viên về giao tiếp phi ngôn từ là một việc nên làm vì đây sẽ là chìa khoá giúp họ sử dụng tiếng Anh theo cách của người bản xứ, thêm tự tin vào bản thân và tránh được những hiểu lầm do sốc văn hoá gây nên. Giao tiếp phi ngôn từ là một hệ thống gồm nhiều yếu tố được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả giao tiếp của lời nói. Việc kết hợp này thường diễn ra một cách tự nhiên khi người nói là dân bản xứ, tự nhiên đến mức chính người nói cũng không hề nhận ra là họ đang làm như vậy. Trong các yếu tố cấu thành giao tiếp phi ngôn từ, nét mặt, động tác, ánh mắt, khoảng cách và tư thế là yếu tố mà học viên cần hiểu rõ vì chúng sẽ giúp họ hiểu đúng nội dung thông điệp giao tiếp, tránh những hiểu lầm và hoà nhập vào nền văn hoá mới. Về phương diện phát triển kỹ năng, việc giải mã được những tín hiệu cử chỉ sẽ giúp người học phát triển kỹ năng nghe và nói. Tương tự như cấu trúc ngữ pháp, giao tiếp phi ngôn từ cũng có dạng thức, chức năng và ý nghĩa. Những đặc trưng này thay đổi tuỳ theo ngôn ngữ của từng nền văn hoá. Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng việc học giao tiếp phi ngôn từ chỉ có thể hữu ích khi giáo viên đưa ra những hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học viên cụ thể. Ví dụ: + Thảo luận ý nghĩa của cử chỉ và lời nói (thể hiện bởi giáo viên, tranh ảnh, đoạn phim .v.v) + Diễn tả những tính từ bằng cử chỉ, thái độ. + Xem một đoạn phim không lời, thảo luận những cử chỉ, quan hệ, thái độ, cảm giác của nhân vật sau đó viết lời thoại theo học viên là thích hợp cho đoạn phim trên. + Diễn một đoạn thoại theo hình thức kịch câm, chỉ sử dụng cử chỉ, động tác và thái độ. + Viết lời thoại cho một đoạn kịch câm. + Học viên hoạt động theo cặp, thay nhau lắng nghe bạn của mình trong vòng 30 giây và chỉ đưa ra những phản hồi bằng động tác, cử chỉ. Để có một cái nhìn khái quát hơn về việc dạy ngôn ngữ cử chỉ như thế nào, mời bạn tham khảo tiết học sau. Đây là một tiết học kéo dài 60 phút, được tiến hành nhằm nâng cao nhận thức của người học về giao tiếp phi ngôn từ, đưa ra một loạt những tín hiệu không lời, tạo cơ hội cho người học luyện tập và thử tạo ra những tín hiệu không lời đó khi giao tiếp cũng như phát triển 4 kỹ năng cơ bản cho học viên. Học viên là người lớn, ở trình độ trung cấp (intermediate). Bài học gồm 6 bước: + Cung cấp cho học viên một đoạn văn ngắn về giao tiếp phi ngôn từ, không sử dụng lời nói mà dùng cử chỉ và động tác để hướng dẫn cho học viên về phương thức tiếp cận và xử lý thông tin trong đoạn văn. + Dành một khoảng thời gian ngắn để dạy và gợi ý cho học viên ý nghĩa của những từ khoá cơ bản trong đoạn văn. + Tập trung vào những cử chỉ, động tác trong những bức tranh hoạt hình mô tả những động tác bằng tay/ nét mặt khác nhau. Yêu cầu học viên thảo luận ý nghĩa của những động tác đó trong văn hoá nước họ. Sau đó, chỉ ra ý nghĩa của những động tác đó trong các nền văn hoá khác, khuyến khích học viên đưa ra những ví dụ tương tự. + Tiến hành luyện tập sử dụng một đoạn hội thoại. Từng cặp học viên được luyện tập phần thoại của mình sau đó họ thử làm diễn viên diễn lại đoạn thoại đó. + Học viên viết lời thoại cho một đoạn phim ngắn không lời. + Học viên kết hợp giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ để diễn một trích đoạn kịch ngắn. Nhìn chung, đây là một tiết học mà giáo viên đặt ra mục tiêu khá lớn - giới thiệu một khái niệm hoàn toàn mới mẻ cho học viên và yêu cầu người học có thể áp dụng ngay lập tức những gì đã học trong ngữ cảnh giao tiếp thực tế. Vì vậy, mặc dù học viên cảm thấy rất thích thú và hào hứng trong 3 bước đầu tiên nhưng họ thấy những bước sau của tiết học khá khó khăn. Nguyên nhân của vấn đề một phần cũng là do việc lựa chọn tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên, việc để học viên “tự bơi” như vậy lại là cách duy nhất để họ được tiếp xúc một cách toàn diện và đầy đủ với một lĩnh vực mới mẻ, và lạ lẫm. Từ tiết học này, chúng ta có thể rút ra rất nhiều kinh nghiệm bổ ích: + Việc đưa giao tiếp phi ngôn từ vào bài học cần được chia thành những chặng nhỏ, thông qua những tình huống thích hợp có ngữ cảnh cụ thể. + Khi dạy giao tiếp phi ngôn từ, giáo viên cần dành thời gian để phát triển sự tự tin, khả năng sáng tạo của học viên. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tạo ra những tình huống giao tiếp thực tế để giúp học viên sử dụng tiếng Anh tự nhiên hơn bằng cách kết hợp lời nói và cử chỉ để nhấn mạnh ý nghĩa thông điệp giao tiếp. + Cũng giống như ngữ âm, giao tiếp phi ngôn từ cần được giới thiệu trong chương trình ngay từ khi học viên mới bất đầu làm quen với tiếng Anh vì những khoá học “chớp nhoáng” không mấy hiệu quả. Phương pháp tiếp cận thích hợp nhất là giới thiệu nhằm nâng cao nhận thức của người học. + Những tín hiệu phi ngôn từ thường mang theo ảnh hưởng của văn hoá vào thông điệp bằng ngôn từ, khiến nó có thêm chiều sâu ý nghĩa. Việc nhận thức được sự có mặt của những tín hiệu này cũng giúp học viên tránh được những hiểu lầm cản trở quá trình giải mã những thông điệp giao tiếp họ nhận được khi tiếp xúc với người bản xứ.
File đính kèm:
- doc46_8182.pdf